Phân tích và đánh giá quá trình sản xuất gốm sứ tại công ty TNHH Minh Long I

20 3.4K 37
Phân tích và đánh giá quá trình sản xuất gốm sứ tại công ty TNHH Minh Long I

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Học phần Quản trị sản xuất MỤC LỤC MỞ ĐẦU 2 KẾT LUẬN 20 Nhóm 10 – Lớp HP 1454CEMG2911 1 Học phần Quản trị sản xuất MỞ ĐẦU Trong cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, mọi doanh nghiệp phải hoàn toàn tự chủ trong sản xuất kinh doanh, tự quyết định và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì không còn cách nào khác phải biết đổi mới cho phù hợp từ việc nghiên cứu xem sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào đến việc tổ chức điều hành sản xuất ra sao để với chi phí thấp nhất sản xuất ra những sản phẩm đạt chất lượng đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Đứng trước thực tế như vậy Công ty TNHH Minh Long 1 đã mạnh dạn đầu tư máy móc, dây chuyền sản xuất theo công nghệ hiện đại chủ yếu của Đức, Nhật và các nước tiên tiến khác để tạo ra những sản phẩm chén dĩa, bộ đồ ăn bằng sứ chất lượng cao theo tiêu chuẩn của Đức. Chính vì vậy mà các sản phẩm của Minh Long đã được tiêu thụ mạnh và xuất khẩu sang các nước Châu Âu như Đức, Pháp, Nhật, Hà Lan, Tiệp Khắc… và Mỹ. Từ thực tế trên, nhóm 10 chúng tôi chọn quy trình sản xuất gốm sứ của Công ty TNHH Minh Long I để phân tích và đánh giá nội dung của quá trình sản xuất đó theo những kiến thức đã học. Nhóm 10 – Lớp HP 1454CEMG2911 2 Học phần Quản trị sản xuất NỘI DUNG I. Lý thuyết chung I.1. Dự báo nhu cầu sản phẩm Dự báo nhu cầu sản phẩm, dịch vụ là dự đoán số lượng sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp phải chuẩn bị để đáp ứng nhu cầu trong tương lai, là dự đoán khả năng tiêu thụ sản phẩm và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp trong tương lai. Có thể dự báo nhu cầu sản phẩm thông qua phương pháp dự báo định tính và phương pháp dự báo định lượng. Các phương pháp dự báo định tính như lấy ý kiến của Ban điều hành (Ban quản lý) doanh nghiệp, lấy ý kiến của lực lượng bán hàng, lấy ý kiến của khách hàng (điều tra khách hàng) và phương pháp Delphi (phương pháp chuyên gia)thường mang tính chủ quan nhiều, phụ thuộc vào trình độ, kinh nghiệm và trách nhiệm của cá nhân người làm dự báo, do đó có nhiều hạn chế khi vận dụng vào công tác dự báo nhu cầu sản phẩm của doanh nghiệp. Phương pháp dự báo định lượng là phương pháp được xây dựng trên các dữ liệu thống kê trong quá khứ, kết hợp các biến số biến động của môi trường và sử dụng mô hình toán để dự báo nhu cầu sản phẩm trong tương lai. Bao gồm các phương pháp như chuỗi thời gian, bình quân đơn giản, bình quân di động đơn giản, bình quân di động có trọng số, san bằng hàm số mũ, xác định đường xu hướng (hoạch định xu hướng), dự báo cầu sản phẩm theo quan hệ nhân quả (dự báo nhân quả)… 1.2. Hoạch định sản xuất •Hoạch định công nghệ Hoạch định công nghệ thực chất là việc lựa chọn công nghệ phù hợp, xây dựng các kế hoạch công nghệ chi tiết và lựa chọn quy trình sản xuất phù hợp với công nghệ đã được xác định để sản xuất sản phẩm, dịch vụ đã được thiết kế. Vì vậy, việc hoạch định công nghệ sẽ bao gồm 3 nội dung cơ bản: lựa chọn công nghệ sản xuất, chế tạo sản phẩm; xác định kế hoạch công nghệ chi tiết; lựa chọn quá trình sản xuất. •Lựa chọn thiết bị Sau khi đã lựa chọn công nghệ và quy trình sản xuất, cần tiến hành lựa chọn thiết bị phù hợp. Việc lựa chọn thiết bị vần bắt đầu bằng việc trả lời câu hỏi: khi nào mua thiết bị? mua những loại thiết bị gì? Những yêu cầu đặt ra khi mua thiết bị là gì? •Hoạch định công suất Nhóm 10 – Lớp HP 1454CEMG2911 3 Học phần Quản trị sản xuất Công suất là khả năng sản xuất của máy móc, thiệt bị, lao động và các bộ phận của doanh nghiệp trong một đơn vị thời gian nhất định. Có bốn loại công suất là công suất lý thuyết, công suất thiết kế, công suất hiệu quả và công suất thực tế. Hoạch định công suất được hiểu là việc các nhà quản trị sản xuất căn cứ vào các yếu tố cần thiết để đưa ra kế hoạch đối với sản lượng của quá trình sản xuất. Hoạch định công suất bao gồm ba phương pháp đó là sử dụng lý thuyết ra quyết định lựa chọn công suất, phân tích điểm hòa vốn trong lựa chọn công suất và vận dụng lý thuyết đường cong kinh nghiệm. •Lựa chọn địa điểm sản xuất Địa điểm sản xuất là còn được gọi là vị trí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là nơi mà doanh nghiệp đặt cơ sở sản xuất kinh doanh của mình để tiến hành hoạt động. “Nơi” ở đây được hiểu là vùng và địa điểm đặt cơ sở, bộ phận của doanh nghiệp nhằm đảm bảo thực hiện các mục tiêu chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp đã xác định. “Vùng” ở đây được hiểu là một châu lục, một quốc gia, một tỉnh, một vùng kinh tế. “Địa điểm” được hiểu là một nơi cụ thể nào đó nằm trong “vùng”. Để xác định địa điểm sản xuất của doanh nghiệp có thể áp dụng các phương pháp như: đánh giá theo các nhân tố, phân tích điểm hòa vốn chi phí theo vùng, tọa độ trung tâm… 1.3. Tổ chức sản xuất Tổ chức sản xuất là việc tổ chức sắp xếp định dạng các máy móc, thiết bị, các công việc, vị trí làm việc của người lao động… theo một dòng liên tục để sản xuất một sản phẩm hoàn chỉnh hay để hoàn thành một nhiệm vụ cụ thể. Kiểu bố trí mặt bằng này còn được gọi là bố trí theo dây chuyền hoàn thiện. Các kiểu bố trí mặt bằng sản xuất bao gồm: bố trí mặt bằng sản xuất theo định hướng sản phẩm, bố trí mặt bằng sản xuất theo định hướng công nghệ, bố trí mặt bằng sản xuất theo vị trí cố định và bố trí mặt bằng sản xuất theo kiểu hỗn hợp. •Lập lịch trình sản xuất (MPS) Lịch trình sản suất hay còn được gọi là chương trình sản xuất ngắn hạn là sự sắp xếp công việc theo thứ tự tối ưu trong sản xuất nhằm đảm bảo hoàn thành kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp. Xây dựng lịch trình sản xuất là quá trình xác định số lượng và thời gian mà từng chi tiết, bộ phận hoặc sản phẩm phải hoàn thành. Nhóm 10 – Lớp HP 1454CEMG2911 4 Học phần Quản trị sản xuất Sắp xếp thứ tự ưu tiên trong sản xuất theo các nguyên tắc sau: đến trước làm trước, bố trí theo thời hạn hoàn thành sớm nhất, bố trí theo thời gian dư thừa nhỏ nhất, bố trí theo thời gian thực hiện dài nhất, ưu tiên theo lệnh ưu tiên và ưu tiên khách hàng quan trọng nhất. •Phương pháp quản lý công việc theo biểu đồ Gantt Biểu đồ Gantt là phương pháp quản lý công việc hay tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp dựa vào việc biểu diễn các công việc và thời gian thực hiện trên đồ thị. Các bước tiến hành: + Bước 1: Xác định các công việc cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ sản xuất theo mục tiêu đã xác định. + Bước 2: Sắp xếp trình tự công việc trên cơ sở làm rõ mối quan hệ giữa các công việc. + Bước 3: Xác định thời gian thực hiện công việc dựa vào định mức thời gian và khối lượng hoạt động để làm rõ khoảng thời gian cần thiết nhằm hoàn thành công việc trong điều kiện nguồn lực cho phép. + Bước 4: Xác định tiến độ thực hiện công việc: căn cứ vào thời gian thực hiện, thứ tự thực hiện công việc để quyết định thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc từng công việc. + Bước 5: Vẽ biểu đồ Gantt: Biểu đồ Gantt có cấu trúc đồ thị, trục tung thể hiện công việc và trình tự thực hiện công việc, trục hoành thể hiện thời gian sản xuất và thời gian thực hiện từng công việc. •Phương pháp quản lý công việc theo sơ đồ PERT/CPM Đây là phương pháp dựa trên cơ sở xây dựng mạng công việc, trên đó biểu diễn các công việc, trình tự và thời gian thực hiện chúng, qua đó giúp các nhà quản trị sản xuất quản lý được tiến trình sản xuất của doanh nghiệp. Phương pháp biểu diễn mạng công việc: + Phương pháp “Đặt công việc lên mũi tên” là phương pháp thể hiện công việc bằng mũi tên, được vẽ theo chiều từ trái sang phải, phản ánh mối quan hệ lô gic trước sau giữa các công việc. + Phương pháp “Đặt công việc trong các nút” là phương pháp biểu diễn công việc trong các nút, thể hiện các thông tin về công việc như tên công việc, thời gian, ngày bắt đầu, ngày kết thúc. Nhóm 10 – Lớp HP 1454CEMG2911 5 Học phần Quản trị sản xuất 1.4. Quản trị cung ứng nguyên vật liệu Quản trị cung ứng nguyên vật liệu là quá trình xác định nhu cầu nguyên vật liệu, tổ chức mua nguyên vật liệu và dự trữ nguyên vật liệu để đáp ứng yêu cầu sản xuất với chi phí thấp nhất. Các nội dung chủ yếu của quản trị cung ứng nguyên vật liệu trong quản trị sản xuất của doanh nghiệp bao gồm hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu (MRP), xác định kích thước lô hàng nguyên vật liệu và các mô hình quản trị dự trữ nguyên vật liệu. MRP là hệ thống hoạch định va xây dựng lịch trình về nhu cầu nguyên vật liệu, chi tiết sản phẩm và linh kiện cho sản xuất trong từng giai đoạn. Xác định kích thước lô hàng nguyên vật liệu: Có 3 phương pháp đó là phương pháp mua theo nhu cầu, phương pháp mua hàng kinh tế và phương pháp đặt hàng cố định theo một số giai đoạn. Quản trị dự trữ nguyên vật liệu là quá trình xác lập nhu cầu dự trữ tổ chức dự trữ và kiểm soát dự trữ nguyên vật liệu để đáp ứng nhu cầu sản xuất và tối thiểu hóa các chi phí có liên quan đến dự trữ nguyên vật liệu của doanh nghiệp. Các mô hình quản trị dự trữ nguyên vật liệu: bao gồm kỹ thuật phân loại ABC (nguyên lý Pareto); Mô hình J.I.T (Just – In – Time); Mô hình EOQ; Mô hình POQ. 1.5. Kiểm soát và đánh giá chất lượng Theo quan điểm của người sản xuất thì chất lượng sản phẩm là sự đạt được và tuân thủ đúng những tiêu chuẩn, những yêu cầu về kinh tế và kỹ thuật đã được đặt ra từ trước trong khâu thiết kế sản phẩm. Các khía cạnh của chất lượng sản phẩm bao gồm tính năng, đặc tính, độ tin cậy, sự thích hợp, tính thẩm mỹ, khả năng sử dụng, mức độ nhận biết và khả năng dịch vụ. Tổng chi phí cho chất lượng dịch vụ gồm chi phí kiểm soát (phòng ngừa, đánh giá) và chi phí hỏng sai (bên trong, bên ngoài). Hệ thống quản lý chất lượng của một doanh nghiệp xác định doanh nghiệp sẽ thành công ở mức nào trong việc đạt được chất lượng yêu cầu của sản phẩm và dịch vụ. Nhóm 10 – Lớp HP 1454CEMG2911 6 Học phần Quản trị sản xuất II. Liên hệ thực tiễn Công ty TNHH Minh Long I II.1. Giới thiệu về Công ty TNHH Minh Long I Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH Minh Long I Địa chỉ: 333, Hưng Lộc, Hưng Định, Thuận An, Bình Dương, Việt Nam. Điện thoại: +84 650 3668899 Website: www.minhlong.com Email: sales@minhlong.com Công ty Minh Long được thành lập từ năm 1970 nhưng thực ra nó được thừa kế 3 đời ở Việt Nam của một gia tộc họ Lý có truyền thống về nghề gốm bắt đầu từ thời ông nội của ông Lý Ngọc Minh (nhà sáng lập) tính đến nay đã hơn 100 năm trong dòng chảy thời gian đó, bây giờ lại nối tiếp thế hệ thứ tư. Trước năm 1970 gia tộc họ Lý chỉ chuyên sản xuất đồ dùng bằng gốm với thương hiệu Thái Bình. Năm 1970, công ty mới được thành lập với thương hiệu là Minh Long, công ty bắt đầu sản xuất đồ gốm mỹ nghệ xuất khẩu đi các nước, đứng đầu là Pháp , đến năm 1995 bắt đầu đầu tư sản xuất bộ đồ ăn bằng sứ cao cấp. Công ty đã mạnh dạn đầu tư máy móc, dây chuyền sản xuất theo công nghệ hiện đại chủ yếu của Đức và Nhật và các nước tiên tiến khác để tạo ra những sản phẩm chén dĩa, bộ đồ ăn bằng sứ chất lượng cao, được nung nhiệt độ 1380 độ C theo tiêu chuẩn của Đức. Sản phẩm Minh Long đã được tiêu thụ mạnh và xuất khẩu đi sang các nước Châu Âu như Đức, Pháp, Nhật, Hà Lan, Tiệp Khắc… và Mỹ. Ngoài tiêu chuẩn đầu tiên về chất lượng cao cấp của sản phẩm, Minh Long còn đầu tư nghiên cứu cả về phần nghệ thuật thể hiện trên sản phẩm thông qua từng kiểu dáng, họa tiết hoa văn. Những nét đẹp văn hóa, những hình ảnh quê hương mang đậm bản sắc truyền thống văn hóa của Việt Nam cũng như các nền văn hóa của các nước trên thế giới được công ty khắc họa, lồng ghép vào từng sản phẩm sao cho những thiết kế vẫn giữ được nét đặc trưng của nền văn hóa đó nhưng có phong cách hiện đại mang tầm quốc tế. Ngoài ra các sản phẩm sứ nghệ thuật cao cấp của Minh Long cũng được chọn làm quốc phẩm trong những chuyến thăm viếng các nước ở cấp lãnh đạo nhà nước là nguyên thủ quốc gia và đã được trao tặng cho hơn 40 lãnh đạo các nước trên thế giới, trong đó có cả Đức Giáo Hoàng, Tổng thống Mỹ, Tổng bí thư Trung Quốc và Nhật Hoàng. Sỡ dĩ được như vậy là vì không những Công ty Minh Long có trang thiết bị Nhóm 10 – Lớp HP 1454CEMG2911 7 Học phần Quản trị sản xuất hiện đại – công nghệ tiên tiến, mà Minh Long còn có một đội ngũ kỹ thuật lâu năm nhiều kinh nghiệm và những nghệ nhân có tay nghề khéo léo ở đất Bình Dương vốn nổi tiếng lâu đời về truyền thống làm gốm sứ mỹ nghệ. Công ty hiện nay có trên 2000 công nhân trực tiếp sản xuất, phần lớn là hàng mỹ nghệ cao cấp chủ yếu xuất cho Pháp, Nhật và Đức là những thị trường vốn am hiểu chất lượng, kỹ thuật và đòi hỏi về mỹ thuật và chất lượng cao. Những tác phẩm gốm sứ mỹ nghệ độc đáo của Minh Long như: bình vẽ tay hay những chén ngọc, những chiếc cúp đạt kỷ lục Quốc gia, kỷ lục thế giới, đều được thực hiện rất công phu qua nhiều giai đoạn. Từ khâu chọn lọc kỹ lưỡng các nguyên liệu đến công nghệ tạo hình, vẽ màu một cách điêu luyện, có hồn của những nghệ nhân giỏi cho đến giai đoạn quan trọng là đốt sản phẩm vì cũng đòi hỏi những người lâu năm có kinh nghiệm. Phải mất từ vài ba tháng cho một quy trình để cho ra đời một tác phẩm mỹ thuật hoàn hảo. Sự đột phá với kỹ thuật mới vẽ màu và nung ở nhiệt độ rất cao đã đem đến cho tác phẩm vẻ đẹp chân thật, tự nhiên vì những hình ảnh sau khi hoàn tất được chìm sâu dưới lớp men tạo sự trong suốt, lấp lánh từ nhiều góc độ và có chiều sâu đã làm nên vẻ đẹp quyến rũ. Bên cạnh đó, việc bắt chỉ bằng vàng 24k hoặc bạch kim của Đức - những nguyên liệu được tuyển chọn từ các nước nổi tiếng trên thế giới đã làm cho tác phẩm thêm phần sang trọng và có giá trị. Công ty gốm sứ Minh Long luôn xem sản phẩm mình tạo thành là những đứa con do chính mình sinh ra nên tất cả đều phải được chăm sóc, học hành, thi cử. Tiêu chí của sản phẩm Minh Long đó là 4 không và 4 có: Không thời gian, không biên giới, không giới tính, không tuổi tác Có văn hóa, có nghệ thuật, có phong cách và có hồn Để làm được điều này từng công đoạn từ thiết kế đến sản xuất phải trải qua nhiều lần đánh giá, kiểm tra rất kỹ lưỡng và nghiêm ngặt. Chính vì triết lí sâu sắc ấy mà sản phẩm Minh Long làm ra ngày càng được khách hàng trong và ngoài nước yêu thích và lựa chọn. “Tinh hoa từ đất tinh xảo từ người”, tài năng và sự thăng hoa của người thợ gốm đã và đang tiếp tục chinh phục người tiêu dùng bằng tất cả lòng đam mê gốm sứ một cách tha thiết. Nhóm 10 – Lớp HP 1454CEMG2911 8 Học phần Quản trị sản xuất II.2. Phân tích và đánh giá quá trình sản xuất gốm sứ tại Công ty TNHH Minh Long I II.2.1. Dự báo nhu cầu sản phẩm •Vì sao dự báo nhu cầu sản xuất quan trọng đến vậy? Để giữ vị thế trên thương trường, nhà sản xuất phải nhanh chóng thích ứng với thị trường biến động cũng như liên tục đem đến những sản phẩm chất lượng và dịch vụ đột phá đến khách hàng. Vì vậy, Công ty TNHH Minh Long I cần phải xác định sản lượng để đưa sản phẩm ra ngoài ra thị trường. Dự đoán nhu cầu sản xuất là công cụ chính cho các nhà sản xuất xác định chính xác tỷ lệ cung ứng hàng hóa tối ưu nhất là bao nhiêu, từ đó xây dựng ra kế hoạch mua vật liệu tương ứng để giữ mức sản xuất ở mức vừa đủ, cắt giảm chi phí. Hơn nữa, dự báo nhu cầu cũng góp phần tăng cường sự hợp tác giữa các bộ phận nội và ngoại trong suốt quá trình sản xuất, chẳng hạn như bộ phận Bán hàng và Sản xuất. Chính vì vậy, dự báo nhu cầu sản phẩm là khâu quan trọng trong sản xuất của Minh Long. Ví dụ, trong việc đưa các sản phẩm của mình ra thị trường nước ngoài, Minh Long phải xem xét đến sản lượng đã bán ra, lượng tồn kho (do đặc điểm đồ gốm sứ thì lượng tồn kho là khá lớn), các bạn hàng •Dự báo nhu cầu sản xuất của Minh Long I được dựa trên: Xu hướng mua hàng trong quá khứ: Dữ liệu từ 2-5 năm trước thường sẽ được sử dụng để phân tích hoạt động bán hàng. Trong đó, dự báo sản phẩm từng tháng dựa vào 6 tháng gần nhất. Dự báo từ nhà cung cấp: hiểu rõ được xu hướng từ các nhà cung cấp để thích ứng với mọi hoàn cảnh một cách linh hoạt. Thay đổi theo mùa: lượng hàng bán ra sẽ nhiều hơn vào một vài thời điểm nhất định trong năm (như Tết Nguyên Đán), vì vậy công ty cần những thông tin này để đưa ra kế hoạch sản xuất thích hợp. Hơn nữa, những yếu tố khác như vòng đời vật liệu thô (đất sét ) cũng nên được bao gồm khi phân tích. Hạn chế hoặc quy tắc của doanh nghiệp: Tái kiểm tra và tái xác định những hạn chế của chu trình sản xuất, chẳng hạn như giới hạn dung lượng kho bãi, thiết bị máy móc, nhân lực để cân nhắc xem số lượng sản xuất bao nhiêu là thích hợp nhất. Độ chính xác của dự báo sẽ tùy thuộc hầu hết vào độ chính xác của những thành phần trên. Mặc dù nhà sản xuất có thể sử dụng nhiều phương pháp dự báo khác nhau Nhóm 10 – Lớp HP 1454CEMG2911 9 Học phần Quản trị sản xuất tùy theo góc độ chủ quan hay khách quan, nhưng giữa số liệu dự báo và số liệu thực luôn tồn tại khoảng cách. Khoảng cách càng cao, thì độ chính xác của dự báo càng thấp. •Phương pháp dự báo Công ty TNHH Minh Long I đã kết hợp phương pháp dự báo định tính và định lượng cụ thể là Minh Long đã lấy ý kiến từ ban điều hành, từ lực lượng bán hàng và dự báo theo chuỗi thời gian để dự báo nhu cầu sản phẩm trong một giai đoạn nhất định. - Lấy ý kiến từ ban điều hành Việc lấy ý kiến này được tham khảo theo ý kiến của ban giám đốc, các trưởng phòng chức năng như tài chính, marketting, A&D, kế toán - Lấy ý kiến từ lực lượng bán hàng Việc lấy ý kiến từ lực lượng này sẽ dựa vào dự đoán lượng hàng bán ra theo quý, hơn nữa lực lượng này nắm rõ được đặc tính tiêu dùng của dân cư tại địa điểm đó hay xu hướng tiêu dùng của khách hàng truyền thống. Từ đó, doanh nghiệp sẽ thống kê được các sản phẩm, chủng loại riêng, để từ đó biết được dòng bình dân và dòng cao cấp sẽ có nhu cầu là bao nhiêu. - Dự báo theo chuỗi thời gian Ở phương pháp này, Minh Long dựa vào số lượng sản phầm tiêu thụ trong 6 tháng gần nhất để dự báo sản phẩm cho tháng tiếp theo: Tháng 1: 220.000 sản phẩm Tháng 2: 250.000 sản phẩm Tháng 3: 200.000 sản phẩm Tháng 4: 180.000 sản phẩm Tháng 5: 200.000 sản phẩm Tháng 6: 210.000 sản phẩm Dự báo tháng 7 =  Dự báo tháng 7 là 210.000 sản phẩm Tuy nhiên, công ty áp dụng sai số là 5% bởi có thể nói đến tính chất mùa vụ. Bởi trong dịp Tết Nguyên Đán thì nhu cầu trong nước về sản phẩm đồ gốm sẽ tăng, tuy nhiên vào những tháng khác trong năm thì lượng tiêu thụ sẽ giảm. Nhóm 10 – Lớp HP 1454CEMG2911 10 [...]... mạnh Minh Long I rất coi trọng khâu sản xuất Công ty áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 phiên bản 2000 và sản xuất, được cấp chứng chỉ ISO 9001 : 2000 vào năm 2002 và trở thành công ty chuyên Sản xuất kinh doanh gốm sứ mỹ nghệ xuất khẩu và gia dụng cao cấp đầu tiên ở Việt Nam có chứng chỉ này - Công ty TNHH Minh Long 1 nằm trong khu công nghiệp Bình Dương, nhà máy Minh Long I. .. men, rô-bốt sản xuất sản phẩm… Việc chuyển đ i từ lò nung bằng c i sang lò nung bằng gas giúp Minh Long I sản xuất ra những mặt hàng có chất lượng ổn định, đồng bộ và giá trị cao hơn, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, l i góp phần giảm thiểu ô nhiễm m i trường Đ i v i quy trình sản xuất, Minh Long I đã đầu tư đ i m i công nghệ sản xuất, trang bị hệ thống máy móc, thiết bị hiện đ i như: máy áp lực,... liệu, chi tiết, bộ phận sản phẩm cần thiết để phục vụ cho sản xuất ở các giai đoạn Công ty sẽ xác định số lượng mua vào hoặc đặt hàng bên ngo i từ các đ i tác và nhà cung ứng hoặc tự sản xuất sản phẩm theo nhu cầu đặt hàng và đáp ứng lượng sản xuất ra của công ty Việc chuyển đ i từ lò nung bằng c i sang lò nung bằng gas giúp Minh Long I sản xuất ra những mặt hàng có chất lượng ổn định, đồng bộ và giá. .. trình sản xuất, m i ngày, nhà máy sản xuất được 40.000 chiếc ph i gốm sứ Đồng th i, Minh Long đã tìm ra các gi i pháp m i trong sản xuất, giúp tiết giảm năng lượng, vật tư nguyên liệu… thậm chí tận dụng được cả nguồn phế liệu Chẳng hạn, trước đây, Minh Long ph i bỏ i 5% phế liệu thì giờ chỉ bỏ 2%, nhưng 2% này cũng được tận dụng vào việc khác Hoặc lúc trước, để sản xuất một sản phẩm, Minh Long mất từ 5... như xuất khẩu ra nước ngo i thông qua đường biển hoặc hàng không - Bình Dương là một địa phương có nguồn khoáng sản đất sét, caolin rất phong phú cho nghề gốm sứ, giúp Minh Long 1 thuận l i trong việc chọn mua nguyên vật liệu đầu vào II.2.3 Tổ chức sản xuất • Bố trí mặt bằng sản xuất Công ty TNHH Minh Long 1 bố trí mặt bằng sản xuất theo định hướng công nghệ tức là theo quá trình sản xuất Trong phân. .. vẹn 4 ngày, th i gian nung cũng giảm từ 3 đến 4 tiếng Trong năm 2012 sản lượng sản xuất của công ty tăng khoảng 25-30% so v i 2011 và sản xuất được 20 triệu sản phẩm Tổng số cán bộ công nhân viên toàn công ty hơn 2.700 ngư i, riêng công nhân sản xuất đã hơn 2.500 ngư i, do vậy mà sản lượng sản xuất ngày càng tăng trong khi chất lượng sản phẩm ngày càng được c i thiện Tuy nhiên, v i dòng sản phẩm cao... nghiệm Ph i mất từ v i ba tháng cho một quy trình để cho ra đ i một tác phẩm mỹ thuật hoàn hảo • Lựa chọn địa i m sản xuất Nằm trong khu công nghiệp Bình Dương (gần Thành phố Hồ Chí Minh) , nhà máy Minh Long I hiện nay có tổng diện tích hoạt động trên 120.000 m2 Việc lựa chọn địa i m sản xuất phù hợp v i vốn đầu tư cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Minh Long I, tạo i u kiện cho hoạt... đảm bảo không có sản phẩm bị l i, vi phạm tiêu chuẩn về chất lượng Nhóm 10 – Lớp HP 1454CEMG2911 18 Học phần Quản trị sản xuất Có thể n i, Minh Long thực hiện rất tốt công tác kiểm soát chất lượng sản phẩm V i chi phí bỏ ra cho việc sản xuất, và nguồn lực được đào tạo b i bản, công tác kiểm soát chặt chẽ, t i Minh Long không có sản phẩm nào không đạt tiêu chuẩn V i Minh Long chất lượng sản phẩm luôn được... luôn được đặt lên hàng đầu Minh Long luôn coi trọng quá trình kiểm soát chất lượng sản phẩm 1 cách kỹ càng Chính vì lí do này Minh Long đạt gi i thưởng Chất lượng quốc gia và lien tục nhận được gi i thưởng đó trong nhiều năm lien tiếp Hơn hết, Minh Long còn được đánh giá cao về chất lượng sản phẩm ở thị trường quốc tế Minh Long đạt được gi i thưởng chất lượng quốc tế Châu Á – Th i Bình Dương Nhóm 10 –... Công ty Minh Long I chủ yếu sử dụng quy trình sản xuất theo lô v i sản phẩm là đồ gốm sứ đa dạng về chủng lo i, số lượng ít nhưng tập trung cho chất lượng cao • Lựa chọn thiết bị Để liên tục c i tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm đồ gố sứ, công ty Minh Long đã đầu tư hàng triệu USD cho việc mua sắm, c i tiến trang thiết bị Các thiết bị bao gồm có: máy nghiền, máy lọc và khử từ, hệ thống bơm và ép lọc . 1454CEMG2911 6 Học phần Quản trị sản xuất II. Liên hệ thực tiễn Công ty TNHH Minh Long I II.1. Gi i thiệu về Công ty TNHH Minh Long I Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH Minh Long I Địa chỉ: 333, Hưng Lộc,. Quản trị sản xuất II.2. Phân tích và đánh giá quá trình sản xuất gốm sứ t i Công ty TNHH Minh Long I II.2.1. Dự báo nhu cầu sản phẩm •Vì sao dự báo nhu cầu sản xuất quan trọng đến vậy? Để giữ vị. Lan, Tiệp Khắc… và Mỹ. Từ thực tế trên, nhóm 10 chúng t i chọn quy trình sản xuất gốm sứ của Công ty TNHH Minh Long I để phân tích và đánh giá n i dung của quá trình sản xuất đó theo những kiến

Ngày đăng: 25/12/2014, 14:17

Mục lục

  • MỞ ĐẦU

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan