vai trò của các chủ thể trong quan hệ lao động và liên hệ thực tế ở việt nam

22 6.2K 41
vai trò của các chủ thể trong quan hệ lao động và liên hệ thực tế ở việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Giảng viên: Cô Vũ Thị Minh Xuân Bộ môn: Quản trị nhân lực Nhóm thực hiện: 5 Đề tài: Vai trò của các chủ thể trong quan hệ lao động và liên hệ thực tế ở Việt Nam Lời mở đầu Có 3 nhóm chủ thể cấu thành quan hệ lao động bao gồm: Người lao động và tổ chức đại diện cho quyền lợi của họ, người sử dụng lao động và tổ chức đại diện cho quyền lợi của họ, nhà nước. Trong mối quan hệ này, người lao động và người sử dụng lao động thương lượng với nhau để đạt tới mục tiêu của mỗi bên, Nhà nước thiết lập hệ thống luật pháp và áp dụng các biện pháp để luật pháp có hiệu lực, có nghĩa là để hai chủ thể người lao động và người sử dụng lao động phải tôn trọng luật. Trong quá trình thực hiện các quy định luật pháp của Nhà nước, người lao động và người sử dụng lao động có thể phát hiện những điểm bất hợp lý hoặc không còn phù hợp, phản hồi lại để Nhà nước xem xét và điều chỉnh. Ở Việt Nam, Bộ luật Lao động được ban hành và có hiệu lực thi hành từ 01/01/1995 đã đặt nền tảng pháp lý cho việc hình thành và phát triển quan hệ lao động. Sau 15 năm thực hiện, quan hệ lao động ở Việt Nam đã có những bước tiến nhất định từ việc nhận thức đến tổ chức thực hiện phù hợp với sự hội nhập quốc tế, phát triển kinh tế thị trường và thị trường lao động. Các chủ thể được hình thành, các thiết chế bảo đảm, hỗ trợ quan hệ lao động được ban hành và bước đầu hoạt động có hiệu quả. Việc ban hành Nghị định số 145/2004/NĐ-CP ngày 14/7/2006 của Chính phủ, trong đó quy định về cơ chế tham vấn các bên và Uỷ ban Quan hệ lao động, Trung tâm Hỗ trợ Phát triển quan hệ lao động được thành lập, quan hệ của các bên được bảo đảm thông qua đối thoại, thương lượng tăng dần. Tổ chức đại diện cho người lao động, người sử dụng lao động ngày càng có vai to lớn và quan trọng trong việc tham gia cùng Nhà nước hoạch định các chính sách, pháp luật lao động cũng như tổ chức thực hiện trong thực tiễn. Công tác quản lý nhà nước về lao động được chú trọng, nhất là khâu tuyên truyền, kiểm tra, thanh tra việc thực thi chính sách,pháp luật lao động: Hệ thống trọng tài lao động, Toà án Lao động từng bước được củng cố để thực hiện thiết chế xét xử khi tranh chấp lao động xảy ra. Tuy nhiên, nhìn về tổng thể quan hệ lao động ở nước ta mới ở giai đoạn đầu phát triển, còn nhiều bất cập, trong điều kiện nền kinh tế tiếp tục hội nhập sâu, rộng hơn với khu vực và toàn cầu, số doanh nghiệp tăng, số lao động tham gia thị trường lao động tăng thì cũng là những thách thức không nhỏ trong giai đoạn tới. Nội dung bài thảo luận: 1.1. Người lao động và tổ chức đại diện cho quyền lợi của họ 1.1.1. Người lao động 1.1.1.1. Khái niệm và vai trò Khái niệm: - Từ góc độ kinh tế học, NLĐ là những người trực tiếp cung cấp sức lao động-một yếu tố sản xuất mang tính người và cũng là một dạng dịch vụ/hàng hóa cơ bản của nền kinh tế. Những người đang lao động là những người có cam kết lao động, có sản phẩm lao động đối với tổ chức, người khác. - Theo Bộ Luật Lao động nước ta, người lao động là người đến tuổi lao động, có khả năng lao động, đang có giao kết và thực hiện hợp đồng lao động với chủ sử dụng lao động. Luật Lao động cũng quy định rõ ràng, cụ thể về các quyền và nghĩa vụ của người lao động khi tham gia lao động, quy định về hợp đồng lao động, xử lý tranh chấp hợp đồng lao động, các chế độ chính sách đãi ngộ, phúc lợi xã hội bắt buộc. Vai trò: NLĐ là một chủ thể trong QHLĐ, là người trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất, là yếu tố giữ vai trò quết định trong quá trình tạo ra của cải vật chất. Chính con người với sức lực và trí tuệ của mình là nhân tố quyết định hiệu quả của việc khai thác, sử dụng nguồn lực tự nhiên và các nguồn lực khác, con người hay NLĐ không chỉ quyết định hiệu quả của việc khai thác, sử dụng nguồn lực tự nhiên và các nguồn lực khác hiện có, mà còn tạo ra những gía trị, của cải xã hội góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững trong tương lai. 1.1.1.2. Thực trạng ở Việt Nam Lợi ích người lao động song hành cùng lợi ích công ty: Tại nhà máy sản xuất quần jean Levi’s Việt Nam tại Khu công nghiệp Khánh Phú (Yên Khánh) là một khu nhà xưởng rộng rãi, bề thế với những trang thiết bị hiện đại, chuyện nghiệp, nơi đây cho ra những chiếc quần jean Levi’s đạt tiêu chuẩn quốc tế xuất đi khắp thế giới. Để đạt được nhiều thành công như hiện nay, ban giám đốc cán bộ quản lý công ty đã có nhiều chính sách phát triển và đặc biệt là rất coi trọng nguồn lực hay người lao động của công ty. NLĐ chính là nguồn lực chủ yếu tạo ra sản phẩm cho công ty, là động lực thúc đẩy sự phát triển của kinh tế doanh nghiệp, là những người đóng góp rất lớn trong việc sáng tạo đưa ra ý kiến hay giúp doanh nghiệp đổi mới. Theo Chị Nguyễn Thu Hoà, xã Khánh Phú (Yên Khánh) cho biết: Ở tại công ty NLĐ luôn được đánh giá cao, NLĐ được coi là lực lượng quan trọng trong doanh nghiệp, mọi người hăng say làm việc tạo ra những sản phẩm đạt yêu cầu và đúng tiến độ, được tự do đưa ra chính kiến của mình trong sự phát triển của doanh nghiệp. NLĐ là lực lượng chính trong việc tao ra của cải sản phẩm cho doanh nghiệp là 1 động lực đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển cho doanh nghiệp. Bên cạnh các doanh nghiệp đã đẩy mạnh việc thực hiện trách nhiệm xã hội với người lao động thì vẫn tồn tại một thực tế là người lao động bị “lép vế” so với người sử dụng lao động lao động trong quan hệ lao động do người sử dụng lao động có tư liệu sản xuất. người lao động và cũng do người lao động không có đủ các kiến thức và trình độ cũng như kỹ năng: Người lao động thiếu hiểu biết về pháp luật gây ra những thiệt thòi cho những lợi ích của bản than và của cả doanh nghiệp :“Quá ít người lao động hiểu Luật lao động” - ông Nguyễn Đức Sơn, phó chủ tịch UBND Q. Gò Vấp (TP.HCM), nhận xét như vậy tại buổi đối thoại trực tiếp giữa lãnh đạo Quận ủy, UBND quận với công nhân lao động trên địa bàn. Trong buổi đối thoại, hầu hết công nhân đều thắc mắc xung quanh chế độ lương, thưởng, nghỉ lễ, bảo hiểm xã hội Đây là những vấn đề đã được qui định rõ trong Luật lao động. Ông Sơn đề nghị: để bảo vệ quyền lợi cho chính mình, người lao động phải trang bị thêm kiến thức về luật. Song song đó, doanh nghiệp phải trang bị, kiểm tra kiến thức cơ bản về luật cho người lao động. 1.1.2. Tổ chức đại diện cho người lao động 1.1.2.1. Khái niệm Vì không sở hữu tư liệu sản xuất cùng với sức ép về việc làm,NLĐ thường có vị thế yếu hơn so với người SDLĐ. Do vậy, nếu chỉ dựa vào cá nhân người lao động khó có thể bảo vệ quyền và lợi ích cảu mình. Đoàn kết, tập hợp nhau lại, tạo sức mạnh đấu tranh với NSDLĐ để bảo vệ quyền và lợi ích của mình là một sự lựa chọn mang tính lịch sử gắn liền với sự ra đời của tổ chức đại diẹn cho NLĐ là tổ chức công đoàn, nghiệp đoàn(gọi chung là công đoàn) Công đoàn là tổ chức chính trị- xã hội của NLĐ, do NLĐ tự nguyện thành lập và bầu ra ban lãnh đạo bằng cách bỏ phiếu trực tiếp và dân chủ. Công đoàn là tổ chức đại diện cho NLĐ tham gia các quan hệ phát sinh trong lao động với tư cách bảo vệ quyền lợi cho NLĐ, đảm bảo cho QHLĐ được công bằng, hài hòa. 1.1.2.2. Vai trò Trong kinh tế thị trường, hai bên QHLĐ là hai chủ thể có lợi ích độc lập với nhau, sự mâu thuẫn về lợi ích giữa họ được bộc lộ khá rõ nét. Do vậy, vai trò chủ yếu của công đoàn là:  Bảo vệ lợi ích của các đoàn viên công đoàn- đây là vai trò quan trọng nhất. Vai trò này xuất phát từ nguồn gốc ra đời của công đoàn  Góp phần lành mạnh hóa QHLĐ. Tại doanh nghiệp, công đoàn đấu tranh thương lượng với NSDLĐ trong việc đảm bảo quyền và lợi ích của người lao động, chia sẻ lợi ích và trách nhiệm, giải quyết tranh chấp… qua đó thúc đẩy sự hợp tác và điều chỉnh hành vi của các bên nhằm đạt được mục tiêu chung, giảm thiều, ngăn ngừa TCLĐ  Thực hiện vai trò hỗ trợ các dịch vụ kỹ thuật cho các công đoàn viên và các tổ chức thành viên của công đoàn. Công đoàn có thể tổ chức các hoạt động nhằm đào tạo nghề, rèn luyện kỹ năng cho các công đoàn viên; hỗ trợ, tư vấn thông tin, dịch vụ việc làm Vị trí của công đoàn đang ngày càng được nâng cao bởi công đoàn tham gia vào các cuộc thương lượng hai bên, giải quyết các TCLĐ với vai trò đại diện NLĐ. Ngoài chức năng đại diện cho người lao động, công đoàn còn là tổ chức trực tiếp tham gia giải quyết những tranh chấp khi lợi ích giữa NLĐ và NSDLĐ nảy sinh. 1.1.2.3. Chức năng Thực hiện các hoạt động bảo vệ lợi ích của người lao động Giáo dục, vận động, tuyên truyền: Công đoàn tuyên truyền chính sách,pháp luật, thông tin cho người lao đọng về những quyền, lợi ích chính đáng của họ để phòng ngừa và đấu tranh chống lại các vi phạm về quyền và lợi ích từ phía NSDLĐ. Ngoài ra, để bảo vệ lợi ích cho NLĐ, công đoàn tập hợp, vận động và giáo dục họ tiến hành các cuộc đấu tranh đòi quyền lợi và bảo vệ những quyền lợi bị xâm phạm Chức năng đại diện: Trong cuộc đáu tranh, thương lượng, công đoàn đại diện cho người lao động thể hiện ý chí, nguyện vọng, quan điểm của họ, nhằm đạt được những thỏa thuận hay quy định có lợi nhất từ phía NSDLĐ cho NLĐ Chức năng điều tiết: Trong chừng mực và các trường hợp nhất định, công đoàn có vai trò điều tiết thị truờng lao động. 1.1.2.4. Thực tế ở Việt Nam a. Tổng liên đoàn lao động Việt Nam * Vai trò của Công đoàn Việt Nam. Khi chưa giành được chính quyền,công đoàn có vai trò là trường học đấu tranh giai cấp, Công đoàn vận động, tổ chức công nhân, lao động đấu tranh chống lại giai cấp tư sản, bảo vệ quyền, lợi của công nhân, lao động. Cuộc đấu tranh của Công đoàn ngày càng phát triển, từ đấu tranh kinh tế sang đấu tranh chính trị với mục đích lật đổ giai cấp thống trị xoá bỏ chế độ người bóc lột người, giành chính quyền về tay giai cấp công nhân. Ngày nay, trong điều kiện nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xă hội chủ nghĩa, vai trò của Công đoàn Việt nam ngày càng khẳng định. Hiến pháp nước Công hoà xă hội chủ nghĩa Việt Nam (1992) chương I. Điều 10 đă ghi rõ: “Công đoàn là tổ chức chính trị - xă hội của giai cấp công nhân và của người lao động. Cùng với cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xă hội chăm lo bảo vệ quyền lợi của cán bộ, công nhân, viên chức và người lao động khác, tham gia quản lý Nhà nước và xă hội, tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, giáo dục công nhân, viên chức và những người lao động khác xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Luật Công đoàn đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua (tại kỳ họp thứ 7 khoá VIII ngày 30/6/1990) đã khẳng định: “Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và người lao động Việt Nam tự nguyện lập ra dưới sự lănh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, là thành viên trong hệ thống chính trị của xă hội Việt Nam, là trường học chủ nghĩa xã hội của người lao động”. Vai trò của Công đoàn Việt Nam ngày nay càng được mở rộng trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.Sự mở rộng vai trò Công đoàn là phù hợp với tính tất yếu, khách quan, tính qui luật vận động và phát triển của tổ chức Công đoàn, nó phù hợp với qui luật chung của quá tŕnh xây dựng chủ nghĩa xã hội.Thực tế, trong chặng đường lịch sử của đất nước những năm qua, Công đoàn Việt Nam đã trưởng thành nhanh chóng, thể hiện rõ vai trò của ḿnh đối với xã hội, Công đoàn đã thu hút, vận động giáo dục, tổ chức công nhân, viên chức và lao động tham gia tích cực vào công cuộc cách mạng. Trong các lĩnh vực của đời sống xă hội (kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá và tư tưởng), Công đoàn đã tỏ rõ sự tham gia tích cực, tác động mạnh mẽ của mình thông qua hệ thống tổ chức từ trung ương đến địa phương, ngành, cơ sở, thông qua lực lượng công đoàn viên, công nhân, viên chức và lao động đã đạt được những thành tựu to lớn góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng của Đảng. Vai trò của Công đoàn Việt Nam thể hiện trong các lĩnh vực: * Trong lĩnh vực chính trị: Công đoàn có vai trò to lớn trong việc góp phần xây dựng và nâng cao hiệu quả của hệ thống chính trị - xă hội xã hội chủ nghĩa. Tăng cường mối liên hệ mật thiết giữa Đảng và nhân dân, bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động, từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm thực thi pháp luật và để Nhà nước thực sự là Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Để đảm bảo sự ổn định về chính trị. * Trong lĩnh vực kinh tế: Công đoàn tham gia xây dựng hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế nhằm xoá bỏ quan liêu, bao cấp, củng cố nguyên tắc tập trung trên cơ sở mở rộng dân chủ. Góp phần củng cố những thành tựu kinh tế văn hoá và khoa học kỹ thuật đã đạt được trong những năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng. Tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả hoạt động của các thành phần kinh tế trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, liên kết và hỗ trợ các thành phần kinh tế khác phát triển có lợi cho quốc kế dân sinh. Đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, từng bước đưa kinh tế tri thức vào Việt Nam, góp phần nhanh chóng hội nhập với khu vực và thế giới. Đặc biệt, trong điều kiện nền kinh tế thị trường theo định hướng xă hội chủ nghĩa, việc đẩy mạnh hoạt động của các thành phần kinh tế vẫn đảm bảo cho kinh tế quốc doanh giữ vị trí then chốt, đóng vai trò chủ đạo. * Trong lĩnh vực văn hoá - tư tưởng: Trong nền kinh tế nhiều thành phần Công đoàn phát huy vai trò của mình trong việc giáo dục công nhân, viên chức và lao động nâng cao lập trường giai cấp, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hoạt động, phát huy những giá trị cao đẹp, truyền thống văn hoá dân tộc và tiếp thu những thành tựu tiên tiến của văn minh nhân loại góp phần xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam. * Trong lĩnh vực xã hội: Công đoàn có vai trò trong tham gia xây dựng giai cấp công nhân vững mạnh cả về số lượng và chất lượng, không ngừng nâng cao tŕnh độ giác ngộ chính trị, tính tổ chức kỷ luật, trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật, thực sự là lực lượng nòng cốt của khối liên minh công - nông - trí thức, làm nền tảng của khối đại đoàn kết toàn dân, là cơ sở vững chắc đảm bảo vai trò lănh đạo của Đảng và tăng cường sức mạnh của Nhà nước. * Chức năng nhiệm vụ của Công đoàn Việt Nam Công đoàn Việt Nam có tính chất quần chúng và tính chất giai cấp của giai cấp công nhân và có 3 chức năng sau: – Chức năng thứ nhất, đại diện và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của CNVC-LĐ.Một trong những chức năng của Công đoàn Việt Nam hiện nay là bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, viên chức và lao động. Công đoàn Việt Nam phải thực hiện chức năng bảo vệ quyền, lợi ích công nhân lao động vì : trình độ và kinh nghiệm quản lý của chính quyền các cấp còn non kém, bộ máy Nhà nước còn quan liêu, hành chính dẫn đến một số người, một số bộ phận thờ ơ trước quyền lợi của công nhân, viên chức và lao động, tình trạng tham ô, lãng phí, móc ngoặc, hối lộ, tham nhũng, vi phạm đến lợi ích, đời sống người lao động vẫn còn tồn tại không thể ngay một lúc xoá bỏ hết được. Vì vậy, Công đoàn phải là người bảo vệ lợi ích công nhân, viên chức và lao động chống lại tệ nạn quan liêu, chống lại các biểu hiện tiêu cực. Đó là sự bảo vệ đặc biệt khác hẳn với sự bảo vệ trong chủ nghĩa tư bản. Công đoàn Việt Nam thực hiện chức năng bảo vệ quyền, lợi ích người lao động không bằng cách đấu tranh chống lại Nhà nước làm suy yếu Nhà nước, không mang tính đối kháng giai cấp, không phải là đấu tranh giai cấp. Ngược lại Công đoàn còn vận động, tổ chức cho công nhân viên chức lao động tham gia xây dựng Nhà nước trong sạch vững mạnh. Đồng thời Công đoàn cũng bảo vệ chính lợi ích của Nhà nước - Nhà nước của dân, do dân, vì dân. Đấu tranh chống lại các thói hư tật xấu của một số người, nhóm người lạc hậu bị tha hoá, đấu tranh chống lại những hành vi vi phạm pháp luật Nhà nước, bảo vệ chính quyền Nhà nước. Thực tế hiện nay của nước ta, trong điều kiện hàng hoá nhiều thành phần, các xí nghiệp tư nhân, liên doanh, xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, công nhân, lao động làm việc trong sự quản lý của chủ xí nghiệp (không phải xí nghiệp quốc doanh), đã xuất hiện quan hệ chủ thợ, tình trạng vi phạm dến quyền, lợi ích công nhân lao động có xu hướng phát triển. Vì vậy, chức năng bảo vệ lợi ích công nhân, viên chức và lao động của Công đoàn có ý nghĩa hết sức quan trọng. - Chức năng thứ hai, tham gia quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế - xă hội, tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế. Trong điều kiện giai cấp công nhân giành được chính quyền người lao động trở thành người chủ, họ có quyền và có trách nhiệm tham gia quản lý kinh tế, xã hội. Vì vậy, vấn đề tham gia quản lý đã trở thành chức năng của Công đoàn. Tuy nhiên cần nhận thức rằng, Công đoàn tham gia quản lý chứ không làm thay, không cản trở, không can thiệp thô bạo vào công việc quản lý của Nhà nước. Công đoàn tham gia quản lý thực chất là để thực hiện quyền của Công đoàn, quyền của công nhân, viên chức, lao động, và để bảo vệ đầy đủ các quyền lợi ích của người lao động. Ngày nay, trong điều kiện nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, khi thực hiện chức năng tham gia quản lý Công đoàn Việt Nam quan tâm đến việc phát triển tiềm năng lao động, phát huy sáng kiến, cùng giám đốc, thủ trưởng đơn vị tìm nguồn vốn, thị trường để mở rộng sản xuất - kinh doanh, giải quyết việc làm cho người lao động. Kiểm tra, giám sát hoạt động của chính quyền, chống quan liêu tham nhũng. Những nội dung Công đoàn Việt Nam tham gia quản lý: * Tổ chức phong trào thi đua lao động giỏi trong công nhân, viên chức và lao động là biện pháp tổng hợp để họ trực tiếp tham gia quản lư. * Tham gia xây dựng chiến lược tạo việc làm và điều kiện làm việc cho công nhân lao động. * Tham gia xây dựng, hoàn thiện các chế độ, chính sách liên quan trực tiếp đến người lao động như; tiền lương, tiền thưởng, nhà ở… * Tham gia giải quyết khiếu nại tố cáo của công nhân, viên chức và LĐ. * Tham gia xây dựng, hoàn thiện các chính sách xă hội: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chính sách dân số kế hoạch hoá gia đình, phong trào đền ơn đáp nghĩa, cứu trợ xã hội. * Vận động và tổ chức tốt Đại hội công nhân viên chức, Hội nghị cán bộ công chức (đơn vị hành chính sự nghiệp) ở đơn vị. * Công đoàn tham gia vào việc hoạch định chiến lược sản xuất, kinh doanh và đầu tư, đồng thời kiểm tra, giám sát các công việc đã được hoạch định. * Tham gia xây dựng và thực hiện các chính sách liên quan đến quyền, lợi và nghĩa vụ của người lao động. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách của đơn vị. Chức năng thứ ba, giáo dục, động viên CNVCLĐ phát huy quyền làm chủ đất nước, thực hiện nghĩa vụ công dân, xây dựng và bảo vệ tổ quốc.Chức năng giáo dục của Công đoàn Việt Nam ngày càng mở rộng và phát triển thông qua hoạt động thực tiễn trong lao động sản xuất và tham gia các phong trào thi đua…góp phần cho công nhân, viên chức và lao động nhận thức và hiểu được lợi ích của họ gắn với lợi ích tập thể, lợi ích của xã hội. Muốn có lợi ích và muốn lợi ích của mình được bảo vệ trước hết, phải thực hiện tốt nghĩa vụ lao động, nghĩa vụ của người công dân đối với cơ quan, xí nghiệp và xã hội. Trên cơ sở đó xây dựng ý thức lao động mới, lao động có kỷ luật và có tác phong công nghiệp. Nâng cao tinh thần tự giác học tập văn hoá, chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, rèn luyện tay nghề để đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. + Công đoàn tuyên truyền, giáo dục cho công nhân, viên chức và lao động vững tin vào đường lối xây dựng chủ nghĩa xă hội, phát triển kinh tế - xă hội mà Đảng ta đã lựa chọn. Giáo dục truyền thống cách mạng của dân tộc, của địa phương (nhất là đối với công nhân lao động trẻ). + Tuyên truyền chính sách, pháp luật của Nhà nước. Giáo dục nâng cao đạo đức nghề nghiệp, kỷ luật lao động, tác phong công nghiệp, xây dựng lối sống văn hoá lành mạnh, sống và làm việc theo pháp luật góp phần xây dựng giai cấp công nhân vững mạnh. Với tinh thần thường xuyên cảnh giác và đấu tranh chống lại những âm mưu thù địch. Chức năng của Công đoàn là một chính thể, một hệ thống đồng bộ, trong đó chức năng bảo vệ lợi ích hết sức được coi trọng, mang ý nghĩa trung tâm, là mục tiêu hoạt động của Công đoàn Việt Nam; chức năng tham gia quản lý mang ý nghĩa phương tiện; chức năng giáo dục mang ý nghĩa tạo động lực tinh thần để đạt được mục tiêu. Do vậy, Công đoàn Việt Nam đồng thời quan tâm tới cả 3 chức năng không coi nhẹ chức năng này, xem nặng chức năng kia. b. Vai trò của công đoàn trong tập đoàn dầu khí Việt Nam *Công đoàn trong việc phát triển, bảo vệ quyền và lợi ích cho lao động nữ Ngày 14/9, Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ (VSTBPN) phối hợp với Ban Nữ công Công đoàn Dầu khí đã tổ chức Hội nghị triển khai chương trình hành động Vì sự tiến bộ phụ nữ giai đoạn 2012-2015 và tập huấn nữ công Công đoàn 2012. Tham dự hội nghị có bà Nguyễn Thị Thu Hồng – Phó chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Chủ tịch Công đoàn viên chức Việt Nam. Về phía Tập đoàn Dầu khí, có ông Lê Minh Hồng – Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN); ông Hà Duy Dĩnh – Chủ tịch Công đoàn Dầu khí; bà Nghiêm Thùy Lan – Phó chủ tịch Công đoàn Dầu khí, phụ trách Ban Nữ công… cùng các đồng chí trong ban VSTBPN Tập đoàn, trưởng phó các ban VSTBPN các đơn vị trong Tập đoàn. Phát biểu tại Hội nghị, Phó Tổng giám đốc PVN, Trưởng ban VSTBPN Lê Minh Hồng cho biết Tập đoàn đã hoàn thành chương trình hành động VSTBPN giai đoạn 2012- 2015 với mục tiêu tổng quát: Phấn đấu bảo đảm bình đẳng thực chất giữa nam và nữ công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) về cơ hội, nghĩa vụ và quyền lợi khi tham gia các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội, nâng cao hơn nữa vị thế, vai trò và đời sống vật chất, tinh thần của đội ngũ nữ CNVC, đáp ứng được yêu cầu của chiến lược tăng tốc phát triển của Tập đoàn, góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trên cơ sở đó, Tập đoàn sẽ có các kế hoạch nhằm thực hiên các mục tiêu cụ thể: Một là: tăng cường sự tham gia của nữ CNVCLĐ vào các vị trí quản lý, lãnh đạo, nhằm từng bước giảm khoảng cách giới trong lĩnh vực chính trị; Hai là: nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nữ, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ và kỹ năng nghề nghiệp cho nữ CNVCLĐ; Ba là: đảm bảo bình bẳng giới trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và tuyên truyền, giáo dục; Bốn là: nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của các Ban vì sự tiến bộ phụ nữ. Trả lời những ý kiến đề xuất của các đại biểu đại diện cho các đơn vị tham dự Hội nghị, Trưởng ban VSTBPN Lê Minh Hồng cho biết hàng năm sẽ triển khai kiểm tra chương trình hoạt động; quan tâm đúng đối tượng cần quan tâm, tạo điều kiện tốt nhất cho chị em có điều kiện đến những trung tâm khám chữa bệnh ở cơ sở Trưởng ban [...]... thiết của nhà nước trong quan hệ lao động Nhà nước có vai trò hết sức quan trọng trong việc xây dựng, ban hành chính sách, pháp luật lao động, tổ chức triển khai và giám sát, kiểm tra, thanh tra việc thực thi pháp luật; tổ chức các thiết chế để bảo đảm và hỗ trợ quan hệ lao động, điều hoà lợi ích của các bên trong quan hệ lao động Vai trò của Nhà nước trong quan hệ lao động : Trong quan hệ lao động, ... năng quản lý Nhà nước về quan hệ lao động thuộc Bộ Lao động Trong Bộ Lao động thành lập Vụ hay Cục quan hệ lao động, đồng thời có các Vụ chức năng có liên quan đến các nội dung chủ yếu của quan hệ lao động (như việc làm, tiền lương, bảo hiểm xã hội, an toàn vệ sinh lao động, tiêu chuẩn lao động, Thanh tra lao động, Trọng tài lao động, Toà Lao động, …) 1.3.1 Chức năng và nhiệm vụ của nhà nước -Đại diện... toàn vệ sinh lao động, dạy nghề ,lao động ở nước ngoài… Chính phủ có những vai trò chủ yếu sau : 1 Hướng dẫn thi hành pháp luật lao động và quan hệ lao động, cụ thể: Ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành pháp luật lao động và các văn bản pháp luật khác liên quan đến lao động và quan hệ lao động như: Luật Công đoàn; các luật khác có liên quan (Bộ luật Dân sự, Luật Tố tụng Dân sự để giải quyết các vụ án... chấp lao động; Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã…); Tổ chức triển khai thực hiện các công ước của Tổ chức Lao động Quốc tế; Quyết định các chính sách liên quan đến lao động và quan hệ lao động, như chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội, an toàn vệ sinh lao động, cơ chế phối hợp 3 bên trong quan hệ lao động 2 Tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động, luật về quan hệ lao động, các luật khác có liên quan. .. cần thiết và hợp pháp để bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của các thành viên của mình và bảo vệ tính nghiêm minh của pháp luật lao động + Là nhân tố thúc đẩy cạnh tranh và hợp tác trong lao động và trong quá trình sản xuất xã hội cũng như quá trình hợp tác quc tế về lao động 1.2.2.3 Thực tế ở Việt Nam Thực trạng: Ở Việt Nam, hiện chỉ có Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cùng Liên minh... dụng lao động và vai trò của nó trong lĩnh vực lao động và trong đời sống xã hội Như đã trình bày, từ trước đến nay, quan niệm về người sử dụng lao động và tổ chức của họ còn có những biểu hiện coi nhẹ, thậm chí có tư tưởng bài xích, phân biệt vì quan niệm coi người sử dụng lao động là những người bóc lột lao động Ngày nay, cùng với quan niệm hiện đại về vai trò của hai bên trong quan hệ lao động, ... dụng lao động 1.2.1.1 Khái niệm Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan tổ chức hoặc cá nhân ( ít nhất phải đủ 18 tuổi ) có thuê mướn, sử dụng và trả công lao động ( Theo Điều 6 –Bộ luật Lao động năm 1994 ) 1.2.1.2 Vai trò của người sử dụng lao động trong quan hệ lao động Người sử dụng lao động là 1 chủ thể quan trọng trong QHLĐ, là người gián tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất nhưng lại là chủ. .. dụng lao động những quyền năng to lớn nhằm thống nhất quan điểm đối với vấn đề sử dụng lao động +Tổ chức đại diện người sử dụng lao động là “cầu nối” giữa người lao động và người sử dụng lao động trong các quan hệ cụ thể và trong cơ chế hai bên, cơ chế ba bên nhằm hướng tới việc tăng cường đối thoại xã hội và cùng quyết định các vấn đề của lao động +Là chủ thể trực tiếp hoặc gián tiếp thực hiện các. .. tư cách, vị trí, vai trò của các bên trong tổng thể các vấn đề lao động - Ba là: bản thân tổ chức đại diện người sử dụng lao động cần tự đổi mới về phương thức tổ chức, hoạt động Cần có sự chủ động trong các hoạt động thay vì trông chờ vào sự “hướng dẫn” hoặc “chỉ định” của nhà nước, đặc biệt lệ thuộc vào Chính phủ ở nước ta, đôi khi người ta hình dung Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Liên. .. của tổ chức đại diện người sử dụng lao động: Bảo vệ các thành viên là những người sử dụng lao động là một trong những yêu cầu quan trọng hàng đầu của tổ chức đại diện người sử dụng lao động Vai trò bảo vệ của tổ chức đại diện người sử dụng lao động được thể hiện trong các quy định của luật lao động được thể hiện ở hai phương diện cơ bản: - Một là: thực hiện các hoạt động bảo vệ thông qua việc tham gia . lực Nhóm thực hiện: 5 Đề tài: Vai trò của các chủ thể trong quan hệ lao động và liên hệ thực tế ở Việt Nam Lời mở đầu Có 3 nhóm chủ thể cấu thành quan hệ lao động bao gồm: Người lao động và tổ. việc thực thi pháp luật; tổ chức các thiết chế để bảo đảm và hỗ trợ quan hệ lao động, điều hoà lợi ích của các bên trong quan hệ lao động. Vai trò của Nhà nước trong quan hệ lao động : . Trong. sử dụng và trả công lao động ( Theo Điều 6 –Bộ luật Lao động năm 1994 ) 1.2.1.2. Vai trò của người sử dụng lao động trong quan hệ lao động Người sử dụng lao động là 1 chủ thể quan trọng trong QHLĐ,

Ngày đăng: 25/12/2014, 13:57

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan