Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo Trường Cao đẳng nghề Tp Hồ Chí Minh

77 2.9K 32
Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo Trường Cao đẳng nghề Tp Hồ Chí Minh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

+ Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề.+ Kiểm định, đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó đến chất lượng đào tạo nghề.+ Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề.Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Kết quả nghiên cứu góp phần giúp nhà trường có sự nhìn nhận tổng quan về chất lượng đào tạo thông qua sự đánh giá từ phía người học; đồng thời giúp nhà trường trong việc định hướng một số nhân tố quan trọng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng đào tạo nghề. Các trường, các cơ sở trong cùng lĩnh vực đào tạo nghề có thể tham khảo kết quả nghiên cứu trong quá trình nghiên cứu chất lượng đào tạo.

GIỚI THIỆU 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam đang thực hiện công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Đó là con đường tất yếu để đưa đất nước thoát khỏi đói nghèo, phụ thuộc vào nông nghiệp và trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020, hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới. Để đáp ứng yêu cầu của công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa, một trong những nhiệm vụ đang được đặt ra là việc đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực kỹ thuật cho các khu công nghiệp, khu chế xuất. Đặc biệt là đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật cao đang là một đòi hỏi cấp bách trong công cuộc Công nghiệp hóa hiện đại hóa ở nước ta hiện nay. Nhưng nước ta đang đứng trước một thực trạng là nguồn lao động dồi dào nhưng thiếu lao động kỹ thuật và lao động quản lý. Trước thực trạng đó, Chính phủ Việt Nam đã chỉ đạo Bộ lao động thương binh xã hội Việt Nam nhanh chóng phát triển các Trường dạy nghề, các trung tâm dạy nghề để nhanh chóng đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật cho đất nước. Mặc dù một thực tế không thể phủ nhận ở nước ta hiện nay đã có hàng trăm các trường Đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp ra đời và đã đào tạo hàng vạn lao động cho đất nước. Nhưng số lao động được đào tạo ở những trường kể trên ra lại không đáp ứng được đòi hỏi của các doanh nghiệp hiện nay vì các trường này đào tạo chủ yếu mang tính lý thuyết, thiết bị đào tạo quá cũ kỹ lạc hậu, nên hầu hết những học sinh sinh viên ra trường có kỹ năng nghề nghiệp rất kém. Trong khi đó, các trường Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề lại chú trọng đào tạo kỹ năng, gần 80% thời lượng đào tạo là dành cho học thực hành và thực hành nghề, nên hầu hết học sinh sinh viên ra trường đáp ứng được đòi hỏi của các công ty trong và ngoài nước. Mặt khác, vừa qua Bộ Giáo dục và Bộ lao động thương binh xã hội đã ban hành thông tư liên tịch chính thức cho đào tạo liên thông lên đại học cho sinh viên các trường Cao đẳng nghề, như mở ra một con đường vào đại học thứ 2 cho học sinh sinh viên các trường nghề. Chính vì thế mà số lượng học sinh sinh viên theo học tại các trường Cao đẳng nghề ngày càng tăng. Một thực tế cũng đang diễn ra là trong mấy năm gần đây số lượng các trường Cao đẳng nghề công lập và ngoài công lập ở 1 thành phố Hồ Chí Minh đang mọc lên rất nhiều, một số trường đại học cũng xin mở thêm hệ đào tạo nghề, nên vấn đề cạnh tranh của các trường Cao đẳng nghề hiện nay cũng đang rất gay gắt. Một số trường cao đẳng nghề hiện nay đã không tuyển được sinh viên do cơ sở vật chất, chất lượng đào tạo, sự cạnh tranh của các trường lớn. Trường Cao đẳng nghề thành phố Hồ Chí Minh sau hơn 10 năm hình thành và phát triển đã đạt được những thành tựu to lớn như “ Huân chương lao động hạng III” do chủ tịch nước phong tặng, một số giảng viên Nhà trường đã đạt danh hiệu nhà giáo ưu tú, đào tạo và cung cấp hàng vạn lao động cho các khu công nghiệp, khu chế xuất của thành phố và vùng lân cận. Đặc biệt, trường được Tổng cục dạy nghề chọn làm trường trọng điểm phía Nam để thực hiện các dự án dạy nghề, xây các mô hình dạy nghề Quốc gia. Ngoài ra trường còn được UBND thành phố Hồ Chí Minh giao cho trọng trách đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật đáp ứng nhu cầu lao động cho các khu công nghiệp, khu chế suất của thành phố và vùng lân cận; đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn, phát triển nghề cho thanh niên nông thôn, nhất là thanh niên nông thôn những vùng bị thu hồi đất để phát triển các dự án của Thành phố, như Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ, Củ Chi – Một trong những vấn đề nhức nhối của Thành phố hiện nay. Để thực hiện sự chỉ đạo của tổng cục dạy nghề Bộ lao động thương binh xã hội và của UBND thành phố, Trường Cao đẳng nghề thành phố Hồ Chí Minh không ngừng phải xây dựng các khung chương trình, nội dung đào tạo cho phù hợp với yêu cầu và đòi hỏi của các doanh nghiệp hiện nay. Bên cạnh đó Nhà trường cũng phải nghiên cứu xem xét đánh giá những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào của Nhà trường, để Trường Cao đẳng nghề thành phố Hồ Chí Minh thực sự là trường đi đầu trong cả nước trong lĩnh vực đào tạo nghề và sớm trở thành một trường xứng tầm trong khu vực. Mặt khác, các nghiên cứu trong nước đề cập đến chất lượng đào tạo đó là : Biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên Trường Cao đẳng giao thông vận tải 3 của Phạm Kiều Mai (2003) với việc đề xuất cách thức quản lý đội ngũ giáo viên về 2 nhiều mặt như thời gian làm việc, chính sách, chế độ đãi ngộ, … Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại trường Cao đẳng công nghiệp thực phẩm của Nguyễn Thị Thu Hà (2008) trong đó chỉ ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo với nhà trường, người học và người sử dụng lao động. Biện pháp nhằm quản lý tăng cường hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo của các trường nghề ở Nam Định của Lã Duy Tuấn (2009) đã chỉ ra: tăng cường hợp tác giữa Nhà trường và doanh nghiệp là cách hữu hiệu nhất để nâng cao chất lượng đào tạo cho các cơ sở dạy nghề. Nguyễn Thị Đang (2011), Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo trường Cao đẳng nghề miền đông nam bộ. Như vậy, qua các bài viết trên có thể thấy: các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo và đào tạo nghề được xác định dưới sự đánh giá của nhiều thành phần khác nhau: chịu sự tác động từ gia đình, nhà trường đến cộng đồng mà trong đó các yếu tố bên trong lẫn bên ngoài đều được đề cập trên phạm vi rộng lớn. Mặt khác, hầu hết các nghiên đều tập trung chủ yếu vào việc đề ra các giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo nghề còn quá ít nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề dưới sự đánh giá của người học, đặc biệt là với trường hợp Trường Cao đẳng nghề Tp HCM. Xuất phát từ những lý do nêu trên, đề tài “Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo Trường Cao đẳng nghề Tp Hồ Chí Minh” qua sự nhìn nhận, đánh giá của người học là để xác định với sự tác động đó Nhà trường đã đáp ứng những tiêu chuẩn nào, những tiêu chuẩn nào chưa thể đáp ứng, để từ đó có được hướng đi đúng đắn cho sự phát triển lâu dài bền vững. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo Trường Cao đẳng nghề Tp Hồ Chí Minh - Mục tiêu cụ thể: + Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề. + Kiểm định, đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó đến chất lượng đào tạo nghề. 3 + Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề. 3. Câu hỏi nghiên cứu - Những nhân tố nào ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề? - Các nhân tố đó có ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng đào tạo nghề? - Giải pháp nào để nâng cao chất lượng đào tạo nghề? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Học sinh sinh viên đang theo học tại trường Cao đẳng nghề thành phố Hồ Chí Minh. - Phạm vi nghiên cứu : + Phạm vi về nội dung: Đề tài này nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo Trường Cao đẳng nghề Tp Hồ Chí Minh + Phạm vi về không gian : Trường Cao đẳng nghề thành phố Hồ Chí Minh. + Phạm vi về thời gian: Đề tài nghiên cứu dựa vào số liệu thứ cấp và sơ cấp thu thập trong khoảng thời gian 2009 đến 2011, tập trung chủ yếu vào các nhân tố liên quan đến chất lượng đào tạo nghề thông qua sự đánh giá của người học. 5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Kết quả nghiên cứu góp phần giúp nhà trường có sự nhìn nhận tổng quan về chất lượng đào tạo thông qua sự đánh giá từ phía người học; đồng thời giúp nhà trường trong việc định hướng một số nhân tố quan trọng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng đào tạo nghề. Các trường, các cơ sở trong cùng lĩnh vực đào tạo nghề có thể tham khảo kết quả nghiên cứu trong quá trình nghiên cứu chất lượng đào tạo. 6. Kết cấu đề tài Chương 1: Cơ sở lý thuyết và thực tiễn nghiên cứu: Trong chương này tác giả sẽ đề cập đến các khái niệm, quan điểm, cơ sở lý thuyết và một số mô hình về chất lượng đào tạo cũng như đào tạo nghề để từ đó có thể đưa ra mô hình nghiên cứu nhằm xác định nội dung chương trình và hướng nghiên cứu của đề tài. Chương 2. Giới thiệu tổng quan về trường Cao đẳng nghề Tp Hồ Chí Minh và phương pháp nghiên cứu: Chương này bao gồm hai phần: Phần thứ nhất là giới 4 thiệu tổng quan về trường Cao đẳng nghề Tp Hồ Chí Minh như: Quá trình hình thành và phát triển; Cơ cấu tổ chức nhà trường; Thực trạng về đào tạo tại Nhà trường. Phần thứ hai là phương pháp nghiên cứu mà đề tài sử dụng để giải quyết những mục tiêu nghiên cứu mà đề tài đặt ra. Chương 3. Kết quả nghiên cứu và một số giải pháp kiến nghị: Mục đích của chương này là trình bày kết quả nghiên cứu thu được thông qua phân tích và kiểm định mô hình nghiên cứu; nội dung của chương này bao gồm : (1) Mô tả mẫu nghiên cứu, (2) Phân tích đánh giá công cụ đo lường và (3) Kiểm định giả thuyết kết quả nghiên cứu. 5 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU Trong chương này tác giả sẽ đề cập đến các khái niệm, quan điểm, cơ sở lý thuyết và một số mô hình về chất lượng đào tạo cũng như đào tạo nghề để từ đó có thể đưa ra mô hình nghiên cứu nhằm xác định nội dung chương trình và hướng nghiên cứu của đề tài. 1.1. Khái niệm và các hình thức đào tạo nghề 1.1.1. Một số khái niệm Khái niệm về nghề, đào tạo nghề Mai Quốc Chánh (1998), Nghề là một dạng xác định của hoạt động trong hệ thống phân công lao động của xã hội, là toàn bộ kiến thức và kỹ năng mà một người lao động cần có để thực hiện các hoạt động xã hội nhất định trong một lĩnh vực lao động nhất định. Luật dạy nghề (2006) quy định: Dạy nghề (đào tạo nghề) là hoạt động dạy và trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học nghề để có thể tìm kiếm việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khóa học. Khái niệm về dịch vụ: Dịch vụ là một khái niệm phổ biến nên có rất nhiều cách định nghĩa. Theo Đỗ Ngọc Sơn, 2011 (dẫn theo Zeithaml & Bitner, 2000), “Dịch vụ là những hành vi, quá trình, cách thức thực hiện một công việc nào đó nhằm tạo giá trị sử dụng cho khách hàng làm thỏa mãn nhu cầu và mong đợi của khách hàng”. Theo Kotler & Armstrong (2004), “Dịch vụ là những hoạt động hay lợi ích mà doanh nghiệp có thể cống hiến cho khách hàng nhằm thiết lập, củng cố và mở rộng những quan hệ và hợp tác lâu dài với khách hàng” (được Đỗ Ngọc Sơn, 2011 trích dẫn khi đánh giá các nhân tố về chất lượng đào tạo có tác động đến sự hài lòng của học viên tại trung tâm đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ, trường ĐH Mở Tp HCM). 6 Theo từ điển Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, dịch vụ trong kinh tế học được hiểu là những thứ tương tự như hàng hóa nhưng là phi vật chất. Tuy nhiên có thể phân biệt giữa hàng hoá và dịch vụ căn cứ vào bốn điểm khách biệt sau: Mức độ vô hình – hữu hình (tangibility- intangbility): Hàng hóa là những mặt hàng có thể đụng chạm còn được gọi là sản phẩm vật chất, sản phẩm hữu hình. Dịch vụ là một hoạt động, một việc thực hiện bởi bên này cho bên kia. Dịch vụ không phải là vật chất nên vô hình và rất khó xác định chính xác. Theo quan điểm của kinh tế học, dịch vụ là một chức năng và bao gồm các mối quan hệ tương tác giữa khách hàng và bất kỳ người nào trong doanh nghiệp. Tính sản xuất đồng thời (simultaneous production): Khác với hàng hóa thông thường được sản xuất ở nhà máy, sau đó dự trữ ở kho hoặc bán ở cửa hàng, chờ đợi khách hàng trước khi được bán. Dịch vụ thường được bán trước và sản xuất sau. Hơn nữa dịch vụ còn được sản xuất và tiêu thụ cùng một lúc. Người sản xuất hàng hóa ở xa người tiêu dùng, nhưng người tạo ra dịch vụ thường có mặt cùng khách hàng. Tính chất không tồn kho (Perishability): Dịch vụ không thể tồn kho được nên khó có thể cân đối giữa cung và cầu dịch vụ. Tính chất thay đổi ( variability): chất lượng và kết quả của dịch vụ khác nhau thùy thời điểm nơi, chỗ, người tạo ra dịch vụ. (Vì vậy, người cung ứng dịch vụ giáo dục phải chú ý, luôn luôn chăm chút, giữ chất lượng dịch vụ phát triển bền vững). 1.1.2. Các hình thức đào tạo nghề Luật dạy nghề (2006) quy định: Đào tạo nghề chính quy: Được thực hiện với các chương trình sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề. Đào tạo nghề thường xuyên: Được thực hiện với các chương trình dạy nghề thường xuyên như bồi dưỡng, nâng cao, cập nhật kiến thức và kỹ năng nghề; chương trình dạy nghề kèm theo hình thức kèm cặp nghề, truyền nghề. 7 1.2. Chất lượng dịch vụ và chất lượng đào tạo nghề 1.2.1. Chất lượng dịch vụ Đối với hàng hóa tiêu dùng thông thường thì việc đáng giá và đo lường chất lượng của sản phẩm rất dễ dàng vì căn cứ vào hình dáng, chất liệu, tính năng,… Nhưng đối với dịch vụ thì việc đánh giá chất lượng của nó khó khăn hơn nhiều. Khái niệm chất lượng dịch vụ ngày nay thường phụ thuộc vào đối tượng sử dụng. Chất lượng có thể xem như là một mục tiêu động, biến thái linh hoạt theo hoàn cảnh và thể hiện ý nghĩa theo mục tiêu của chủ thể. Chất lượng sản phẩm phản ánh mức độ đáp ứng và yêu cầu do khách hàng đặt ra và được khách hàng chấp nhận. Theo tiêu chuẩn ISO 9000 thì “chất lượng lượng là toàn bộ những đặc tính của một thực thể, tạo cho thực thể ấy khă năng thỏa mãn các nhu cầu đã được công bố hay tiềm ẩn” (Được trích bởi Đỗ Ngọc Sơn, 2011). Như vậy, có thể nói chất lượng là tập hợp những thuộc tính bên trong sự vật hiện tượng, tạo cho nó đặc tính riêng biệt làm thỏa mãn yêu cầu mong muốn. Vì vậy, việc đo lường và đánh giá chất lượng dịch vụ được thực hiện theo phạm vi và góc độ tiếp cận khác với sản phẩm vật chất. Ngày nay, chất lượng dịch vụ đã trở thành một nhân tố quan trọng trong cạnh tranh thương mại. Người ta định nghĩa chất lượng dịch vụ là những gì mà khách hàng cảm nhận được. Mỗi khách hàng thường cảm nhận khác nhau về chất lượng, do đó việc tham gia của khách hàng trong việc phát triển và đánh giá chất lượng dịch vụ là rất quan trọng. Trong lĩnh vực dịch vụ, chất lượng là một hàm nhận thức của khách hàng. Nói cách khác, chất lượng của dịch vụ được xác định dựa vào nhận thức, hay cảm nhận của khách hàng liên quan đến nhu cầu cá nhân của họ. Theo ISO-8402 “Chất lượng dịch vụ là tập hợp các đặc tính của một đối tượng, tạo cho đối tượng đó khả năng thõa mãn những yêu cầu đã nêu ra hoặc tiềm ẩn” (Được trích bởi Đỗ Ngọc Sơn, 2011). Đánh giá chất lượng dịch vụ không dễ dàng, cho đến nay còn rất nhiều tranh cãi giữa các nhà lý thuyết cũng như các nhà nghiên cứu trong việc định nghĩa, đánh giá chất lượng dịch vụ. Zeithaml (1987) (Được trích bởi Đỗ Ngọc Sơn, 2011)giải thích: Chất lượng dịch vụ là sự đánh giá của khách hàng về tính siêu việt và sự tuyệt vời 8 nói chung của một thực thể. Nó là một dạng của thái độ và các hệ quả từ một sự so sánh giữa những gì được mong đợi và nhận thức những thứ ta nhận được. Lewis và Booms phát biểu: Dịch vụ là sự đo lường mức độ dịch vụ được đưa đến khách hàng tương xứng với mong đợi của khách hàng tốt đến đâu. Việc tạo ra một dịch vụ chất lượng nghĩa là đáp ứng mong đợi của khách hàng một cách đồng nhất. Tác giả Nguyễn Đình Thọ (dẫn theo Parasuraman và ctg, 2003) đã định nghĩa: Chất lượng dịch vụ là khoảng cách mong đợi về sản phẩm dịch vụ của khách hàng và nhân thức, cảm nhận của họ khi sử dụng sản phẩm dịch vụ đó. Parasuraman (1991) giải thích rằng để biết được sự dự đoán của khách hàng thì tốt nhất là nhận dạng và thấu hiểu những mong đợi của họ. Việc phát triển một hệ thống xác định những mong đợi của khách hàng là cần thiết. Và ngay sau đó ta mới có một chiến lược chất lượng dịch vụ có hiệu quả. Đây có thể xem là một khái niệm bao quát nhất, bao hàm đầy đủ ý nghĩa của dịch vụ đồng thời cũng chính xấc nhất khi xem xét chất lượng dịch vụ đứng trên quan điểm khách hàng, xem khách hàng là trung tâm. Một số lý thuyết khác như Lehinen (1982) (Được trích bởi Đỗ Ngọc Sơn, 2011) cho là chất lượng dịch vụ phải được đánh giá trên hai khía cạnh: (1) Quá trình cung cấp dịch vụ; (2) kết quả dịch vụ. Gronroos (1984) (Được trích bởi Đỗ Ngọc Sơn, 2011) cũng đề nghị hai lĩnh vực của chất lượng dịch vụ, đó là: (1) Chất lượng kỹ thuật và (2) chất lượng chức năng. Chất lượng kỹ thuật liên quan đến những gì phục vụ và chất lượng chức năng nói lên chúng được phục vụ như thế nào (dẫn theo Nguyễn Đình Thọ & ctg.,2003). Tuy nhiên mô hình này mang tính khái niệm nhiều hơn và các giả thuyết trong mô hình cần hàng loạt các nghiên cứu kiểm định. Ngày nay, có hai mô hình thông dụng dùng để đánh giá chất lượng dịch vụ là: Mô hình Gronroos (1984) cho rằng chất lượng dịch vụ được đánh giá trên hai khía cạnh: (1) Chất lượng kỹ thuật và (2) chất lượng chức năng, và mô hình Parasuraman et, al. (1985) (Được trích bởi Đỗ Ngọc Sơn, 2011) chất lượng dịch vụ được đánh giá dựa vào năm khác biệt. Có lẽ mô hình Parasuraman được sử dụng phổ biến hơn cả, bởi tính cụ thể, chi tiết và công sụ đánh giá luôn được các tác giả và đồng nghiệp kiểm định, cập nhật. Mô hình năm khác biệt là mô hình tổng quát, mang tính lý thuyết về 9 chất lượng dịch vụ gồm năm thành phần mà có thể ứng dụng trong đánh giá chất lượng dịch vụ ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Khoảng cách thứ nhất : xuất hiện khi kỳ vọng của khách hàng về chất lượng dịch vụ có sự khác biệt với cảm nhận của nhà quản trị chất lượng dịch vụ cảm nhận về kỳ vọng này của khách hàng. Sự khác biệt này được hình thành do công ty dịch vụ chưa tìm hiểu hết những đặc điểm nào tạo nên chất lượng dịch vụ, và có những nhận định về kỳ vọng của khách hàng chưa đúng thực tế (xem hình 1.1). Khoảng cách thứ hai: Xuất hiện khi công ty dịch vụ gặp khó khăn trong việc xây dựng những tiêu chí chất lượng dịch vụ sao cho phù hợp với những nhận định về kỳ vọng của khách hàng. Sự cách biệt về tiêu chí này là do khả năng chuyên môn của đội ngũ nhân viên nghiệp vụ cũng như yêu cầu về dịch vụ tăng cao trong mùa cao điểm làm cho các công ty dịch vụ không đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng (xem hình 1.1). Hình 1.1 Mô hình năm khác biệt dùng để đánh giá chất lượng dịch vụ Nguồn: Parasuraman & ctg (1995) 10 Khoảng cách 4 Khoảng cách 1 KHÁCH HÀNG TỔ CHỨC DỊCH VỤ Dịch vụ kỳ vọng Dịch vụ cảm nhận Dịch vụ chuyển giao Chuyển đổi cảm nhận của công ty thành tiêu chuẩn chất lượng Nhận thức của công ty về kỳ vọng của khách hàng Thông tin đến khách hàng Khoảng cách 5 Khoảng cách 3 Khoảng cách 2 [...]... trình đào tạo sẽ có ảnh hưởng tích cực đến chất lượng đào tạo N2: Cơ sở vật chất đào tạo sẽ có ảnh hưởng tích cực đến chất lượng đào tạo N3: Đội ngũ giảng viên sẽ có ảnh hưởng tích cực đến chất lượng đào tạo N4: Môi trường học tập sẽ có ảnh hưởng tích cực đến chất lượng đào tạo N5: Chất lượng dịch vụ hỗ trợ sẽ có ảnh hưởng tích cực đến chất lượng đào tạo N6: Người học nghề sẽ có ảnh hưởng tích cực đến chất. .. về chất lượng đào tạo - Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học nghề ở Đức và Thụy Điển – Lundahh & Sander (1998) 19 Hoạt động dạy nghề tại Đức và Thụy Điển dựa trên những nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo Sự thành công quả quá trình đào tạo chịu sự ảnh hưởng của các nhân tố như: Cơ sở vật chất, chương trình giáo dục dạy nghề, đội ngũ giáo viên, người học Ở đây yếu tố nhân. .. Mô hình nghiên cứu Chương trình đào tạo Cơ sở vật chất Đội ngũ giảng viên Chất lượng đào tạo nghề Môi trường học tập Dịch vụ hỗ trợ Người học nghề Hình 1.4 Mô hình đề xuất các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề 3/ Đội ngũ giáo viên: - Giáo viên có sự chuẩn bị bài tốt - Kiến thức của giáo viên vững vàng về nghề được phân công giảng dạy - Thường... Phương pháp và phương tiện đào tạo Nội dung đào tạo Cơ sở vật chất, tài chính Hình 1.3: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo Trong đó : Q : Chất lượng đào tạo, chịu sự ảnh hưởng của các nhân tố : 21 Mục tiêu đào tạo: Là kiến thức, kỹ năng mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp, ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu quả đào tạo Mục tiêu đào tạo giúp cho giáo viên xác định nội dung giảng dạy, mức độ... lượng đào tạo nghề tại trường Cao đẳng nghề Tp Hồ Chí Minh thông qua sự đánh giá của người học là : Chương trình đào tạo; Cơ sở vật chất; Đội ngũ giảng viên; môi trường học tập; Dịch vụ hỗ trợ; Người học nghề Nhưng để biết chính xác trong những nhân tố nêu trên, những nhân tố ảnh hưởng chính thức và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố tới chất lượng đào tạo nghề tại Nhà trường thì ta cần phải lập mô hình... cơ sở vật chất, quy mô đào tạo, ngành nghề đào tạo và chất lượng đào tạo Những năm đầu chỉ đào tạo có 4 nghề, cơ sở vật chất còn thiếu, đội ngũ giáo viên và cán bộ, công nhân viên chỉ hơn 40 người, trình độ đào tạo chủ yếu là công nhân kỹ thuật 3/7 Đến nay cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy nghề đảm bảo đủ cho 15 nghề mà trường đang đào tạo, trình độ đào tạo từ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng nghề, mở... thiếu trong đào tạo Tài chính cho đào tạo nghề cũng là một trong những yếu tố cơ bản đảm bảo chất lượng đào tạo, tác động gián tiếp tới chất lượng đào tạo nghề thông qua khả năng trang bị về cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị giảng dạy, khả năng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên Tài chính đầu tư cho đào tạo nghề càng dồi dào thì càng có điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo nghề Đội ngũ... được sau quá trình đào tạo Mô hình chất lượng đào tạo nghề của Đặng Quốc Bảo với kết luận: chất lượng đào tạo là kết quả cuối cùng đạt được bởi sự tác động tích cực của các yếu tố cấu thành quá trình đào tạo đó là mục tiêu đào tạo, cơ sở vật chất tài chính phục vụ đào tạo, đội ngũ giảng viên, người học Qua đó, tác giả nhìn nhận vai trò của các nhân tố khi tác động đến chất lượng đào tạo Từ lý thuyết cũng... đội ngũ giáo viên cao, nhưng khả năng, ý thức, thái độ người học nghề không cao thì nó cũng ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề Môi trường học tập: là nhân tố ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng dạy và học, tác động trực tiếp tới tinh thần, tâm lý người học Khi môi trường học tập tốt, thân thiện, cởi mở, nơi đào tạo thể hiện đúng trách nhiệm, người học có ý thức thì chất lượng đào tạo đạt hiệu quả... vật chất, thiết bị, đồ dùng dạy học 14 điểm 8) Quản lý tài chính 10 điểm 9) Các dịch vụ cho người học nghề 6 điểm Tổng số điểm đánh giá tối đa cho tất cả các tiêu chí là 100 Từ các mô hình nghiên cứu trên đây, các tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo nghề của Bộ lao động thương binh xã hội và cơ sở lý thuyết nêu trên, ta có thể thấy những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề tại trường Cao đẳng . diễn như sau: QC = F(G5)= f (G.1, G.2, G .3, G.4, G.5) Trong đó : - QC là chất lượng dịch vụ - G.1, G.2, G .3, G.4, G.5 là khoảng cách chất lượng 1,2 ,3, 4,5) 11 Như đã trình bày ở trên, nói đến. mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó đến chất lượng đào tạo nghề. 3 + Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề. 3. Câu hỏi nghiên cứu - Những nhân tố nào ảnh hưởng đến chất lượng. tạo đó là : Biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên Trường Cao đẳng giao thông vận tải 3 của Phạm Kiều Mai (20 03) với việc đề xuất cách thức quản lý đội ngũ giáo viên về 2 nhiều mặt như thời gian

Ngày đăng: 24/12/2014, 00:32

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • GIỚI THIỆU

    • 1. Lý do chọn đề tài

    • 2. Mục tiêu nghiên cứu

    • 3. Câu hỏi nghiên cứu

    • 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

    • 5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

    • 6. Kết cấu đề tài

    • CHƯƠNG 1

    • CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU

      • 1.1. Khái niệm và các hình thức đào tạo nghề

        • 1.1.1. Một số khái niệm

        • 1.2. Chất lượng dịch vụ và chất lượng đào tạo nghề

          • 1.2.1. Chất lượng dịch vụ

          • 1.2.2. Một số quan điểm về chất lượng đào tạo và đào tạo nghề:

          • 1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề:

          • 1.3. Một số mô hình về chất lượng đào tạo

          • Tóm tắt chương 1

          • CHƯƠNG 2

          • GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ

          • TP HỒ CHÍ MINH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

            • 2.1. Giới thiệu khái quát về trường CĐN TP.HCM.

            • 2.2. Thực trạng về đào tạo tại trường Cao đẳng nghề Tp Hồ Chí Minh

              • 2.2.1. Các nghề đào tạo

              • 2.2.2 Đầu vào – đầu ra tuyển sinh các năm

              • 2.2.3. Giáo trình, tài liệu giảng dạy

              • 2.2.4. Cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật cho công tác dạy học

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan