Một số giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận các nguồn vốn vay để phát triển SXKD của các DN nhỏ và vừa trên địa bàn Quận Bình Thạnh Tp.Hồ Chí Minh

81 410 1
Một số giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận các nguồn vốn vay để phát triển SXKD của các DN nhỏ và vừa trên địa bàn Quận Bình Thạnh  Tp.Hồ Chí Minh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Hệ thống cơ sở lý thuyết về DNNVV, cơ sở lý thuyết và vai trò của nguồn vốn vay đối với phát triển SXKD của các DNNVV. Đánh giá thực trạng hoạt động SXKD của DN và khả năng tiếp cận nguồn vốn vay từ các TCTD của các DNNVV. Xác định các yếu tố tác động của nguồn vốn vay và khả năng tiếp cận nguồn vốn vay đến việc phát triển SXKD của DNNVV. Trên cơ sở phân tích các yếu tố ảnh hưởng của vốn vay đối với việc phát triển SXKD của DNNVV tác giả đề tài đưa ra một số gợi ý về giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận các nguồn vốn vay để phát triển SXKD của DNNVV trên địa bàn Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh.

1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI - Vốn đối với một Doanh nghiệp (DN) là quyết định sự thành bại và phát triển của DN đó. Các Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) rất khó tiếp cận những nguồn vốn vay, nhất là từ các tổ chức tín dụng (TCTD). DNNVV muốn phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) thì không thể tự mình đáp ứng được tất cả nhu cầu về vốn kinh doanh mà cần phải có nguồn vốn bổ sung từ bên ngoài DN, do đó DNNVV rất cần hỗ trợ nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng. - Theo hiệp hội DNNVV, cùng nghiên cứu của phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thì “Chỉ có khoảng 30% DNNVV tiếp cận được vốn vay từ ngân hàng”. Số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố gần đây cũng khẳng định: “chỉ có khoảng một phần ba DNNVV có khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng, số còn lại khó tiếp cận hoặc không tiếp cận được. Không ít DN cho rằng, thủ tục các ngân hàng đặt ra quá sức với họ, thậm chí ngay cả khi có chính sách ưu đãi của Chính phủ cũng chỉ có rất ít số DNNVV vay được”. - Để nền kinh tế đứng vững và phát triển trong giai đoạn đất nước đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa thì DNNVV là thành phần không thể thiếu trong quá trình xây dựng và phát triển bền vững. - Để tìm ra một mô hình và đề xuất một số giải pháp bổ sung nguồn vốn vay dùng cho SXKD của DNNVV nên Tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Một số giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận các nguồn vốn vay để phát triển SXKD của các DN nhỏ và vừa trên địa bàn Quận Bình Thạnh - Tp.Hồ Chí Minh, để thực hiện làm đề tài luận văn tốt nghiệp cao học kinh tế của mình. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu tổng quát Tìm hiểu về nguồn vốn SXKD và nhu cầu vốn cho sự phát triển SXKD của các DNNVV tại Quận Bình Thạnh, Tp.Hồ Chí Minh. Từ đó tìm ra những yếu tố tác động đến khả năng tiếp cận được các nguồn vốn vay từ các TCTD và gợi ý một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận các nguồn vốn 2 vay để phát triển SXKD cho các DNNVV tại Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống cơ sở lý thuyết về DNNVV, cơ sở lý thuyết và vai trò của nguồn vốn vay đối với phát triển SXKD của các DNNVV. - Đánh giá thực trạng hoạt động SXKD của DN và khả năng tiếp cận nguồn vốn vay từ các TCTD của các DNNVV. - Xác định các yếu tố tác động của nguồn vốn vay và khả năng tiếp cận nguồn vốn vay đến việc phát triển SXKD của DNNVV. - Trên cơ sở phân tích các yếu tố ảnh hưởng của vốn vay đối với việc phát triển SXKD của DNNVV tác giả đề tài đưa ra một số gợi ý về giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận các nguồn vốn vay để phát triển SXKD của DNNVV trên địa bàn Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu về ảnh hưởng của nguồn vốn vay với phát triển SXKD của các DNNVV. 3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài 3.2.1. Phạm vi về nội dung - Lý luận chung về DNNVV, vai trò của nguồn vốn vay đối với sự phát triển SXKD của DNNVV. - Đánh giá thực trạng hoạt động SXKD của các DNNVV và khả năng tiếp cận nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng (TCTD) trên địa bàn quận Bình Thạnh, để tìm ra những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển hoạt động SXKD của các DNNVV. - Đưa ra một số gợi ý về giải pháp giúp cho DNNVV dễ dàng tiếp cận nguồn vốn vay từ các TCTD và các TCTD cũng hiểu rõ hơn những khó khăn của DNNVV 3 trong việc tiếp cận nguồn vốn cho vay từ các TCTD để phát triển SXKD của các DNNVV. 3.2.2. Phạm vi về không gian - Địa bàn nghiên cứu là một số DNNVV kinh doanh các ngành nghề trên địa bàn Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh. Đề tài nghiên cứu một số DNNVV hoạt động các lĩnh vực theo phương pháp xác suất ngẫu nhiên tại một số DNVVV trên địa bàn Quận để thực hiện việc khảo sát nghiên cứu. 3.2.3. Phạm vi về thời gian - Số liệu thứ cấp sẽ được thu thập từ năm 2011 trở về trước để làm cơ sở lý luận và thực tiễn. Số liệu thứ cấp qua các năm đã được công bố trên các phương tiện truyền thông, báo cáo tổng kết từ UBND Quận Bình Thạnh, từ Tổng cục Thống kê, Từ Phòng Kinh tế, Chi cục Thuế Quận Bình Thạnh, … - Số liệu sơ cấp sử dụng trong việc thực hiện nghiên cứu đề tài được tiến hành khảo sát thực tế tại các DN trên địa bàn quận Bình Thạnh. Khảo sát DNNVV về việc khả năng tiếp cận nguồn vốn vay trong năm 2011 và nhu cầu vay vốn để phát triển SXKD của DNNVV trong năm 2012 và các năm tiếp theo. 4. NÔI DUNG NGHIÊN CỨU 4.1 Cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lý luận chung về DNNVV, vai trò của nguồn vốn vay phát triển SXKD của các DNNVV của những nước phát triển, cùng với các chủ trương chính sách nhằm hỗ trợ vốn vay để phát triển SXKD của các DNNVV tại Việt Nam. Trên cơ sở nghiên cứu nguồn vốn SXKD của các DNNVV trên địa bàn Quận Bình Thạnh để từ đó đưa ra những gợi ý về giải pháp nhằm giúp cho DNNVV dễ dàng tiếp cận các nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng. 4.2 Thực trạng vấn đề nghiên cứu - Đánh giá thực trạng hoạt động SXKD của các DNNVV và khả năng tiếp cận các nguồn vốn vay của các DNNVV từ các TCTD để phát triển SXKD trên địa bàn quận Bình Thạnh. 4 - Tìm ra những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn vay từ các TCTD ảnh hưởng như thế nào đến việc phát triển SXKD của DNNVV. 4.3 Giải pháp đề xuất - Từ khảo sát về nhu cầu nguồn vốn vay sử dụng để phát triển SXKD của các DNNVV trên địa bàn Quận Bình Thạnh và tình hình vay vốn từ các TCTD của các DNNVV. - Từ những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn vay từ các TCTD của các DNNVV. Đề tài đề xuất Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận các nguồn vốn vay để phát triển SXKD của các DNNVV trên địa bàn Quận Bình Thạnh, Tp.HCM. 5 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA (DNNVV) 1.1.1. Khái niệm về DNNVV và Nguồn vốn vay với phát triển SXKD của DNNVV. 1.1.1.1. Khái niệm về DNNVV DNNVV là một khái niệm mà các quốc gia trên thế giới có những tiêu chí đánh giá khác nhau, tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế cụ thể của mỗi nước. Tuỳ vào giai đoạn phát triển kinh tế (PTKT) xã hội của từng thời kỳ, từng giai đoạn mà các nước có những tiêu chí khác nhau về khái niệm DNNVV. Ngân hàng thế giới ( WB) đánh giá những DN có quy mô nhỏ về nguồn vốn, về lao động và về doanh thu đó là những DNNVV. Như vậy so sánh về quy mô thì DNVVV được chia ra thành ba loại, đó là: DN siêu nhỏ, DN nhỏ, DN vừa. Về lao động làm việc trong DN thì những DN có số lao động làm việc từ 10 lao động trở xuống là DN siêu nhỏ, DN có số lao động từ trên 10 người đến 50 người là DN nhỏ, DN có số lao động trên 50 đến 300 lao động là DN vừa. Đầu của thế kỹ 21 Khối liên minh Châu Âu ( EU) đã xem những DN có trên 10 đến 250 lao động là DNNVV. Ngày nay Khối liên minh Châu Âu phân loại DNVVV theo các tiêu chí sau đây: Bảng 1.1: Phân loại các DDNVV của khối EU Loại DN Số lao động ( Người) Doanh số (Triệu EURO) Tổng số tài sản ( Triệu EURO) DN vừa Từ 51 đến 250 lao động 50 43 DN nhỏ Từ 1 đến 50 lao động 10 10 DN siêu nhỏ Từ 1 đến 9 lao động 2 2 “Nguồn : European Recommendation 0f 06 may, 2003” Theo như Bộ Kinh tế, Tài chính và Công nghiệp Cộng Hoà Pháp (MEF) thì “Không tồn tại một định nghĩa thống nhất về DNNVV. Các tiêu chí được áp dụng 6 khác nhau tuỳ thuộc vào các văn bản pháp quy liên quan đến chính sách hỗ trợ DNNVV của các nước”. Luật cơ bản về DNNVV của Nhật Bản ban hành ngày 03/12/1999 thì tiêu chí để xác định DNNVV là: Bảng 1.2. Tiêu chuẩn DNNVV của Nhật bản Lĩnh vực Số lao động tối đa ( người) Số vốn tối đa ( triệu Yên) Sản xuất 300 300 Bán buôn 100 100 Bán lẻ 50 50 Dịch vụ 100 50 “ Nguồn: Chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV Nhật bản, JICA,MIP,1999” Trong Nghị định 90/2001 NĐ-CP ban hành ngày 23/11/2001 của Chính phủ Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam về trợ giúp phát triển DNNVV thì “DNNVV là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người.” và các địa phương phải “Căn cứ vào tình hình kinh tế - xã hội cụ thể của ngành, địa phương, trong quá trình thực hiện các biện pháp, chương trình trợ giúp có thể linh hoạt áp dụng đồng thời cả hai chỉ tiêu vốn và lao động hoặc một trong hai chỉ tiêu nói trên.” Năm 2009 qua hơn 20 năm đất nước đổi mới, phát triển và Khái niệm về DNNVV đã trở nên không phù hợp với hiện tại nên Chính phủ đã ra Nghị định số 56/2009/NĐ-CP vào ngày 30 tháng 6 năm 2009 về trợ giúp phát triển DNNVV thay thế cho Nghị định 90/2001/NĐ-CP ban hành ngày 23/11/2001. Theo Nghị định 56/2009/NĐ-CP thì “DN nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của DN) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên), cụ thể như sau: Bảng 1.3: Phân loại các DDNVV theo Nghị định 56/2009/NĐ-CP Quy mô DN siêu nhỏ DN nhỏ DN vừa 7 Số lao động Tổng nguồn vốn Số lao động Tổng nguồn vốn Số lao động I. Nông, lâm nghiệp và thủy sản 10 người trở xuống 20 tỷ đồng trở xuống từ trên 10 người đến 200 người từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng từ trên 200 người đến 300 người II. Công nghiệp và xây dựng 10 người trở xuống 20 tỷ đồng trở xuống từ trên 10 người đến 200 người từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng từ trên 200 người đến 300 người III. Thương mại và dịch vụ 10 người trở xuống 10 tỷ đồng trở xuống từ trên 10 người đến 50 người từ trên 10 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng từ trên 50 người đến 100 người “Nguồn: Nghị định 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009” 1.1.1.2 Khái niệm về nguồn vốn vay với phát triển SXKD của DNNVV DN SXKD đòi hỏi phải có một nguồn vốn lưu động để quay vòng trong hoạt động SXKD của mình, nhưng hầu hết các DNNVV là những DN nhận được hỗ trợ từ những nguồn vốn hỗ trợ kém nhất trong những DN đang hoạt động hiện nay. Tuy nhiên những DN tạm thời có nguồn tiền nhàn rỗi sẽ không thể, hoặc không biết những DN nào thiếu tiền mà cho vay, ngược lại những DN đang thiếu vốn không thể và cũng không thể vay từ những DN đang tạm thời có vốn nhàn rỗi nên phải thông qua tổ chức trung gian đó là những tổ chức tín dụng, những quỹ đầu tư. Trong đó ngành Ngân hàng là trung tâm của việc huy động vốn và cho vay vốn nhằm đáp ứng được nhu cầu của hai đối tượng là bên dư vốn và bên thiếu vốn. Như vậy Ngân hàng là tổ chức trung gian trong việc điều phối nguồn vốn cho nền kinh tế từ nơi tạm thời đang thừa vốn và một bên trong thời gian tạm thời đang thiếu vốn. Ngân hàng vừa là tổ chức phải vay vốn từ những người dân, tổ chức, DN đang có vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế nhưng lại là tổ chức cho vay vốn với những người dân, tổ chức, DN đang thiếu vốn để SXKD, tiêu dùng. Hoạt động của tổ chức Ngân hàng làm cho dòng vốn trong nến kinh tế phát huy hiệu quả nhất và đảm bảo cho nền kinh tế luôn luôn vận hành trong điều kiện tốt nhất. Vậy vốn vay từ các TCTD sẽ bổ sung vào nguồn vốn SXKD của DN đang thiếu vốn, và DN phải trả một khoản lãi suất vay vốn gọi là chi phí sử dụng vốn vay. Nhờ có nguồn vốn vay từ các TCTD nên DN không phải gặp khó khăn lớn trong giai đoạn thiếu vốn để tránh việc phải dừng SXKD hoặc phá sản. 8 1.1.1.3 Khái niệm về tín dụng: Tín dụng là một phạm trù kinh tế và nó cũng là sản phẩm của nền kinh tế hàng hóa. Tín dụng ra đời, tồn tại qua nhiều hình thái kinh tế - xã hội. Quan hệ tín dụng được phát sinh ngay từ thời kỳ chế độ công xã nguyên thủy bắt đầu tan rã. Khi chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất xuất hiện, cũng là đồng thời xuất hiện quan hệ trao đổi hàng hóa. Thời kỳ này, tín dụng được thực hiện dưới hình thức vay mượn bằng hiện vật - hàng hóa. Về sau, tín dụng đã chuyển sang hình thức vay mượn bằng tiền tệ. Cho vay, còn gọi là tín dụng, là việc một bên (bên cho vay) cung cấp nguồn tài chính cho đối tượng khác (bên đi vay) trong đó bên đi vay sẽ hoàn trả tài chính cho bên cho vay trong một thời hạn thỏa thuận và thường kèm theo lãi suất. Do hoạt động này làm phát sinh một khoản nợ nên bên cho vay còn gọi là chủ nợ, bên đi vay gọi là con nợ. Do đó, Tín dụng phản ánh mối quan hệ giữa hai bên - Một bên là người cho vay, và một bên là người đi vay. Quan hệ giữa hai bên ràng buộc bởi cơ chế tín dụng, thỏa thuận thời gian cho vay, lãi suất phải trả, Thực chất, tín dụng là biểu hiện mối quan hệ kinh tế gắn liền với quá trình tạo lập và sử dụng quỹ tín dụng nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu vốn tạm thời cho quá trình tái sản xuất và đời sống, theo nguyên tắc hoàn trả. 1.1.1.4 Đặc điểm, vai trò của tín dụng a. Đặc điểm của tín dụng: Phân phối của tín dụng mang tính hoàn trả, Hoạt động của tín dụng có sự vận động đặc biệt của giá cả. b. Vai trò của tín dụng: Tín dụng là công cụ thúc đẩy quá trình tái sản xuất mở rộng và góp phần điều tiết vĩ mô nền kinh tế, Tín dụng góp phần thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung vốn, Tín dụng góp phần tiết kiệm chi phí lưu thông xã hội, Tín dụng góp phần thực hiện chính sách xã hội. c. Các loại tín dụng: - Tín dụng thương mại: là quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp dưới hình thức mua bán chịu hàng hóa. Đây là quan hệ tín dụng giữa các nhà sản xuất - kinh doanh được thực hiện dưới hình thức mua bán, bán chịu hàng hóa. Hành vi mua bán chịu hàng hóa được xem là hình thức tín dụng - người bán chuyển giao 9 cho người mua quyền sử dụng vốn tạm thời trong một thời gian nhất định, và khi đến thời hạn đã được thỏa thuận, người mua phải hoàn lại vốn cho người bán dưới hình thức tiền tệ và cả phần lãi cho người bán chịu. 10 - Tín dụng ngân hàng: Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng phát sinh giữa các ngân hàng, các tổ chức tín dụng với các đối tác kinh tế - tài chính của toàn xã hội, bao gồm doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức xã hội, cơ quan nhà nước. Huy động vốn và cho vay vốn đều thực hiện dưới hình thức tiền tệ, Ngân hàng đóng vai trò trung gian trong quá trình huy động vốn và cho vay, Quá trình vận động và phát triển của tín dụng ngân hàng không hoàn toàn phù hợp với quy mô phát triển sản xuất và lưu thông hàng hóa, Tín dụng ngân hàng thúc đẩy quá trình tập trung và điều hòa vốn giữa các chủ thể trong nền kinh tế. - Tín dụng nhà nước: Tín dụng nhà nước là quan hệ tín dụng giữa nhà nước với doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế - xã hội và các cá nhân. Tín dụng nhà nước xuất hiện nhằm thỏa mãn những nhu cầu chi tiêu của ngân sách nhà nước trong điều kiện nguồn thu không đủ để đáp ứng; nó còn là công cụ để nhà nước hỗ trợ cho các ngành kinh tế yếu kém, ngành mũi nhọn và khu vực kinh tế kém phát triển, và là công cụ quan trọng để nhà nước quản lý, điều hành vĩ mô. Tín dụng nhà nước có Chủ thể là nhà nước, các pháp nhân và thể nhân, Tín dụng nhà nước chủ yếu là loại hình trực tiếp, không thông qua tổ chức trung gian. - Tín dụng tiêu dùng: Tín dụng tiêu dùng là quan hệ tín dụng giữa dân cư với doanh nghiệp, ngân hàng và các công ty cho thuê tài chính. tín dụng tiêu dùng ứng nhu cầu tiêu dùng cho dân cư, hình thức là hàng hóa hoặc tiền tệ, Dân cư là người vay; ngân hàng, công ty cho thuê tài chính, doanh nghiệp là người cho vay. - Tín dụng thuê mua: Tín dụng thuê mua là quan hệ phát sinh giữa các công ty cho thuê tài chính với doanh nghiệp, tổ chức kinh tế và cá nhân dưới hình thức cho thuê tài chính. Đối tượng là tài sản, Chủ thể là công ty cho thuê tài chính (người cho thuê), và doanh nghiệp, tổ chức kinh tế và cá nhân (người đi thuê). - Tín dụng quốc tế: Tín dụng quốc tế là mối quan hệ giữa các nhà nước, giữa các cơ quan nhà nước với nhau, hoặc với ngân hàng quốc tế và các tổ chức quốc tế, các cá nhân người nước ngoài và giữa các doanh nghiệp của các nước với nhau. 1.1.2. Đặc điểm và Vai trò của DNNVV trong nền kinh tế quốc dân [...]... lược Nâng cấp năng lực kỹ thuật và quản lý của các DNNVV; Phát triển Doanh nhân và nguồn lực con người của các DNNVV; Nâng cao khả năng tiếp cận thị trường của các DNNVV; Tăng cường hệ thống trợ giúp của các DNNVV; Cung cấp môi trường KD thuận lợi hơn; Phát triển các DN siêu nhỏ và các DN cộng đồng; Phát triển các mạng lưới và các cụm DNNVV - Xác định các nhóm ngành cần phải nhanh chóng phát triển. .. việc ổn định và phát triển của DNNVV, góp phần vào tăng trưởng, phát triển kinh tế của đất nước Nhờ nguồn vốn vay từ các TCTD, nên các DNVVV sẽ nâng cao hiệu quả SXKD, mở rộng SX, đối mới công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh Nguồn: http://www.federalreserve.gov/pubs/feds/2003/200347/200347pap.pdf” 1.1.2.4 Thực trạng vay vốn SXKD của các DNNVV trên địa bàn Quận Bình Thạnh, Tp Hồ Chí Minh trong năm... suất cao này Hơn nữa, các điều kiện cho vay của các ngân hàng cũng rất khó khăn để tiếp cận nguồn vốn, dù lãi suất cao Theo điều tra của Bộ Kế hoạch đầu tư (KHĐT), có tới 1/3 DN vừa và nhỏ không thể tiếp cận nguồn vốn vay, nên dầu tư và kinh doanh cầm chừng và 1/3 tuy có tiếp cận được nhưng gặp khó khăn Do đó, với các nguồn vốn vay lãi suất cao hiện trên 20%, các DN cần lựa chọn phương án đầu tư và kinh... một ví trí thuận lợi nằm ở phía đông bắc Thành phố Hồ Chí Minh, Quận Bình Thạnh có 2 cửa ngõ dẫn vào trung tâm TP qua ngõ Cầu Bình triệu và cầu Sài gòn, điều đó góp phần tăng mạnh các hoạt động SXKD của các DN hoạt động trên địa bàn 2.1.1.2 Nguồn vốn SXKD Do là DNNVV nên nguồn vốn tự có của DN sẽ không đủ để cung ứng, trang trải cho toàn bộ các hoạt động SXKD của DN, do đó DNNVV phải có nguồn vốn vay. .. đồng Điều đó nói lên rằng DNNVV tại địa bàn Quận Bình Thạnh đã được chính quyền Tp Hồ Chí Minh và Chính quyền Quận Bình Thạnh quan tâm hỗ trợ để phát triển mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng 33 CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 2.1.1 Giới thiệu chung về Quận Bình Thạnh, Tp.Hồ Chí Minh 2.1.1.1 Quy mô của DN Từ khi đất nước chuyển... … làm chủ DN; ưu tiên phát triển một số lĩnh vực có khả năng cạnh tranh cao (4) Hoạt động trợ giúp của Nhà nước chuyển dần từ hỗ trợ trực tiếp sang hỗ trợ gián tiếp để nâng cao năng lực cho các DN nhỏ và vừa (5) Gắn hoạt động SXKD với bảo vệ môi trường, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội (6) Tăng cường nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền về vị trí, vai trò của DN nhỏ và vừa trong phát triển kinh... tế thì trên địa bàn Quận Bình Thạnh có ít DN được thành lập và chủ yếu là các cơ sở SXKD nhỏ, lẽ, số lượng DN không nhiều, năm 1999 khi luật Doanh nghiệp ban hành, thì ở địa bàn Quận Bình Thạnh cũng như Tp Hồ Chí Minh đã được khơi thông dòng chảy, số lượng DNNVV được thành lập mới năm sau cao hơn năm trước và đến nay thì số lượng DNNVV đang hoạt động trên địa bàn là rất lớn Bảng 2.1 Số lượng DNNVV thành... an toàn xã hội; phát triển DN nhỏ và vừa gắn với các mục tiêu quốc gia, các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với điều kiện của từng vùng, từng địa phương, khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn, làng nghề truyền thống; chú trọng phát triển DN nhỏ và vừa ở các vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn; ưu tiên phát triển và hỗ trợ các DN nhỏ và vừa do đồng bào... trợ DNNVV đều nhằm vào việc phát triển SXKD, khắc phục những điểm yếu, thiếu ở các DNNVV để tạo điều kiện cho loại hình DN này phát triển bền vững Hỗ trợ DNNVV phải có hiệu quả, giúp DN nâng cao sức cạnh tranh trên thương trường, Nhà nước, Địa phương chỉ giữ vai trò hỗ trợ, giúp đỡ về các thủ tục hành chính, thuế, cung cấp các thông tin thị trường cho DNNVV để DN nắm bắt và định hướng phát triển của DN. .. quả cao nhất để có thể sử dụng các nguồn vốn này, hoặc tạm thời chỉ sử dụng một số vốn vay lãi suất cao để mua các trang thiết bị cần thiết nhất, tránh đầu tư tràn lan Với đa số các DN đang gặp khó khăn về huy động nguồn vốn cho SXKD đang sử dụng nhiều cách thức, biện pháp được để tháo gỡ như kêu gọi liên doanh, liên kết giữa các thành viên trong hội để đầu tư vào các dự án khả thi; giới thiệu để các . nâng cao năng lực cạnh tranh. Nguồn:http://www.federalreserve.gov/pubs/feds/2003/200 347 /200 347 pap.pdf” 1.1.2 .4 Thực trạng vay vốn SXKD của các DNNVV trên địa bàn Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh. địa bàn quận Bình Thạnh. 4 - Tìm ra những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn vay từ các TCTD ảnh hưởng như thế nào đến việc phát triển SXKD của DNNVV. 4. 3 Giải pháp đề xuất -. và nhu cầu vay vốn để phát triển SXKD của DNNVV trong năm 2012 và các năm tiếp theo. 4. NÔI DUNG NGHIÊN CỨU 4. 1 Cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lý luận chung về DNNVV, vai

Ngày đăng: 24/12/2014, 00:15

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

    • - Tín dụng ngân hàng: Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng phát sinh giữa các ngân hàng, các tổ chức tín dụng với các đối tác kinh tế - tài chính của toàn xã hội, bao gồm doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức xã hội, cơ quan nhà nước. Huy động vốn và cho vay vốn đều thực hiện dưới hình thức tiền tệ, Ngân hàng đóng vai trò trung gian trong quá trình huy động vốn và cho vay, Quá trình vận động và phát triển của tín dụng ngân hàng không hoàn toàn phù hợp với quy mô phát triển sản xuất và lưu thông hàng hóa, Tín dụng ngân hàng thúc đẩy quá trình tập trung và điều hòa vốn giữa các chủ thể trong nền kinh tế.

    • - Tín dụng nhà nước: Tín dụng nhà nước là quan hệ tín dụng giữa nhà nước với doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế - xã hội và các cá nhân. Tín dụng nhà nước xuất hiện nhằm thỏa mãn những nhu cầu chi tiêu của ngân sách nhà nước trong điều kiện nguồn thu không đủ để đáp ứng; nó còn là công cụ để nhà nước hỗ trợ cho các ngành kinh tế yếu kém, ngành mũi nhọn và khu vực kinh tế kém phát triển, và là công cụ quan trọng để nhà nước quản lý, điều hành vĩ mô. Tín dụng nhà nước có Chủ thể là nhà nước, các pháp nhân và thể nhân, Tín dụng nhà nước chủ yếu là loại hình trực tiếp, không thông qua tổ chức trung gian.

    • - Tín dụng tiêu dùng: Tín dụng tiêu dùng là quan hệ tín dụng giữa dân cư với doanh nghiệp, ngân hàng và các công ty cho thuê tài chính. tín dụng tiêu dùng ứng nhu cầu tiêu dùng cho dân cư, hình thức là hàng hóa hoặc tiền tệ, Dân cư là người vay; ngân hàng, công ty cho thuê tài chính, doanh nghiệp là người cho vay.

    • - Tín dụng thuê mua: Tín dụng thuê mua là quan hệ phát sinh giữa các công ty cho thuê tài chính với doanh nghiệp, tổ chức kinh tế và cá nhân dưới hình thức cho thuê tài chính. Đối tượng là tài sản, Chủ thể là công ty cho thuê tài chính (người cho thuê), và doanh nghiệp, tổ chức kinh tế và cá nhân (người đi thuê).

    • - Tín dụng quốc tế: Tín dụng quốc tế là mối quan hệ giữa các nhà nước, giữa các cơ quan nhà nước với nhau, hoặc với ngân hàng quốc tế và các tổ chức quốc tế, các cá nhân người nước ngoài và giữa các doanh nghiệp của các nước với nhau.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan