Các giải pháp góp phần giảm nghèo trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

134 722 1
Các giải pháp góp phần giảm nghèo trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đánh giá được thực trạng và kết quả thực hiện chương trình giảm nghèo tại thành phố Hồ Chí Minh Làm rõ được nguyên nhân dẫn đến nghèo trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Đề xuất các định hướng và giải pháp chủ yếu góp phần giảm nghèo trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. TP.HCM, Ngày 20 tháng 08 năm 2012 Học viên thực hiện Lê Hoàng Đáo ii LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian 2 năm học ở Trường, em đã được Quý Thầy, Cô giáo của Trường Đại học Lâm nghiệp đã truyền đạt những kiến thức xã hội và kiến thức chuyên môn vô cùng quý giá cả về lý thuyết và thực tiễn. Những kiến thức hữu ích đó đã và sẽ luôn hỗ trợ em trong công tác hiện hữu và trong tương lai. Với tất cả lòng tôn kính, em xin gửi đến Quý Thầy, Cô giáo của Trường Đại học Lâm nghiệp lòng biết ơn sâu sắc. Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Văn Hà đã tạo điều kiện thuận lợi, hướng dẫn tận tình và giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu để em có thể hoàn thành Luận văn tốt nghiệp này. Đồng thời, tôi xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể Anh, Chị, Em trong Sở Lao động, Thương binh và Xã hội thành phố Hồ Chí Minh, Ủy ban nhân dân quận Gò Vấp, Ủy ban nhân dân huyện Bình Chánh đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành tốt đề tài tốt nghiệp của mình. Sau cùng tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, người thân luôn bên cạnh tôi, động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này. Em xin chân thành cảm ơn! Học viên thực hiện Lê Hoàng Đáo iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 3 2.1. Mục tiêu tổng quát 3 2.2. Mục tiêu cụ thể 3 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4 3.1. Đối tượng nghiên cứu 4 3.2. Phạm vi nghiên cứu 4 4. Nội dung nghiên cứu 4 CHƯƠNG 1 5 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIẢM NGHÈO 5 1.1. Cơ sở lý luận về giảm nghèo 5 1.1.1. Khái niệm về giảm nghèo 5 1.1.2. Nghèo và nhận diện nghèo trong nền kinh tế 6 1.1.3. Các tiêu chí xác định chuẩn mực nghèo 9 1.1.4. Nội dung và các nhân tố ảnh hưởng đến giảm nghèo 10 1.2. Tình hình nghiên cứu, giải quyết về giảm nghèo 21 CHƯƠNG 2 30 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 30 VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VỀ GIẢM NGHÈO 30 2.1. Đặc điểm cơ bản của thành phố Hồ Chí Minh 30 2.2. Phương pháp nghiên cứu 40 CHƯƠNG 3 42 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 42 3.1. Thực trạng nghèo và việc thực hiện chính sách giảm nghèo ở thành phố Hồ Chí Minh 42 3.2. Bối cảnh và mục tiêu nhằm góp phần giảm nghèo trong sự phát triển kinh tế - xã hội ở thành phố Hồ Chí Minh 86 3.3. Đề xuất định hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm góp phần giảm nghèo trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2015 92 3.3.1. Định hướng việc thực thi giảm nghèo của Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2015 92 iv 3.3.2. Đề xuất một số một số giải pháp chủ yếu nhằm góp phần giảm nghèo trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2015 96 3.3.2.1. Giải pháp về tuyên truyền 96 3.3.2.2. Giải pháp về tổ chức huy động nguồn lực 97 3.3.2.3. Giải pháp về việc hướng nghiệp, chuyển giao công nghệ, đào tạo nghề và giải quyết việc làm 98 3.3.2.4. Giải pháp về tổ chức và thành lập Trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc làm cho người nghèo 100 3.3.2.5. Giải pháp về khuyến khích chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp 101 3.3.2.6. Giải pháp về thực hiện chính sách ưu đãi về thuế và miễn giảm các đóng góp cho hộ nghèo 102 3.3.2.7. Giải pháp về tiếp tục thực hiện các chính sách ưu đãi xã hội cho người nghèo, bảo đảm về an sinh xã hội 103 3.3.2.8. Giải pháp về bài trừ tệ nạn xã hội 108 3.3.2.9. Giải pháp về đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng các phường xã nghèo, khu vực nông thôn ngoại thành và vùng nghèo 108 3.3.2.10. Giải pháp về chỉ đạo, quản lý - điều hành thực hiện 110 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 115 TÀI LIỆU THAM KHẢO 118 PHIẾU KHẢO SÁT HỘ NGHÈO NĂM ……… 124 TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 20 127 NGƯỜI KHẢO SÁT Chủ hộ 127 v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CNH Công nghiệp hoá FAO Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc HĐH Hiện đại hoá HTX Hợp tác xã ICAPP Hội nghị Quốc tế các đảng chính trị châu Á LDC Kém phát triển nhất thế giới XĐGN Xoá đói giảm nghèo XHCN Xã hội chủ nghĩa vi DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng Trang Biểu 2.1: Một số chỉ tiêu kinh tế, xã hội của TP. Hồ Chí Minh 37 Biểu 3.1: Bình Quân thu nhập đầu người của các hộ nghèo tại TP. Hồ Chí Minh năm 2008 89 Biểu 3.2: Bình Quân thu nhập đầu người của các hộ nghèo tại TP. Hồ Chí Minh năm 2012 90 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài Đói nghèo đã và đang diễn ra trên khắp các châu lục với những mức độ khác nhau, đặc biệt ở các nước lạc hậu, chậm phát triển, đói nghèo đang là vấn đề nhức nhối, một thách thức đối với sự phát triển của một quốc gia, thậm chí có thể dẫn đến sự diệt vong của một dân tộc. Đói nghèo là nỗi đau của nhân loại là nỗi bất hạnh của loài người và là nghịch lý trên con đường phát triển. Trong khi những tiến bộ khoa học-kỹ thuật đã làm tăng đáng kể của cải vật chất xã hội, làm tăng thêm vượt bậc sự giàu có của con người, thì đói nghèo vẫn là thảm cảnh của không ít quốc gia và do đó nó đã trở thành vấn đề trọng tâm của không ít các hội nghị quốc tế như: Hội nghị thượng đỉnh về phát triển được tổ chức vào tháng 3 năm 1995 tại thủ đô Đan mạch; Hội nghị quốc tế về phụ nữ (tháng 9 năm 1945 tại Cairo); Hội nghi bàn về giảm nghèo đói ở khu vực Châu Á- Thái Bình Dương (tháng 9 năm 1993 tại Băng Cốc); Hội nghị quốc tế về quyền trẻ em (tháng 5 năm 2000 tại Niu Yooc)…. Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 4 Nhóm 48 nước kém phát triển nhất thế giới (LDC) khai mạc ngày 10/5/2011 tại thành phố Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ; Nghị quyết của Đại hội đồng Liên hiệp quốc, kỳ họp lần thứ 64 ngày 11/2/2010 Công nhận rằng các HTX, bằng nhiều hình thức khác nhau của mình, thúc đẩy sự tham gia đầy đủ nhất có thể vào phát triển kinh tế, xã hội của tất cả người dân, bao gồm phụ nữ, thanh niên và người già, những người tàn tật và người dân bản địa, đang trở thành nhân tố chính của phát triển kinh tế xã hội và góp phần xóa đói nghèo; Hội nghị Quan chức cao cấp về Phát triển nông thôn và xóa đói giảm nghèo (SOMRDPE) lần thứ 9 ASEAN năm 2012 đã khai mạc tại Đà Nẵng; Hội thảo về xóa đói, giảm nghèo của tổ chức Hội nghị Quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP) tháng 07 năm 2011 tại Trung Quốc. Việt Nam là nước nghèo, lạc hậu, lại bị chiến tranh tàn phá, kinh tế kém phát triển, thu nhập bình quân đầu người quá thấp, thêm vào đó là sự phân tầng 2 xã hội và tình trạng phát triển không đồng đều diễn ra nhanh chóng sau khi chuyển sang thực hiện cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, theo định hướng XHCN. Đói nghèo đang là trở ngại lớn của chúng ta trên con đường thực hiện CNH, HĐH đất nước. Do đó, chống đói nghèo là một nhiệm vụ rất quan trọng của toàn Đảng, toàn dân. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã đưa vấn đề xóa đói giảm nghèo vào chương trình mục tiêu kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế xã hội (1996 - 2000). Nghị quyết Đại hội VIII đã khẳng định: “Thực hiện tốt chương trình xóa đói giảm nghèo, nhất là đối với vùng căn cứ cách mạng, vùng đồng bào dân tộc thiểu số”. Thành phố Hồ Chí Minh là một đô thị đông dân nhất nước, là nơi có tốc độ phát triển kinh tế và mức thu nhập bình quân xã hội khá cao. Bên cạnh đó với quá trình phát triển kinh tế thị trường, đô thị hóa và công nghiệp hóa đã làm xu hướng tăng nhanh sự phân hóa giàu nghèo, giữa thành thị và nông thôn, giữa các tầng lớp dân cư thành phố. Chủ trương XĐGN lần đầu tiên được chính thức đặt ra trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ V (tháng 10/1991) với nội dung: “Từng bước thu hẹp dần số hộ nghèo bằng việc tạo điều kiện vật chất để mở mang sản xuất, làm dịch vụ; mở rộng và quản lý tốt các hoạt động từ thiện, để giúp đỡ những người tàn tật, cô đơn, trẻ mồ côi…”. Đầu tháng 2/1992, Ban Thường vụ Thành ủy chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện chương trình “phấn đấu thu hẹp và từng bước xóa hộ đói nghèo” (sau này gọi tắt là xóa đói giảm nghèo), được coi là nơi khởi xướng và sau đó lan tỏa ra các tỉnh thành phố trong cả nước. Trong gần 20 năm qua, chương trình XĐGN của thành phố đã thực sự trở thành một phong trào quần chúng sôi nổi, rộng khắp. Những thành tựu của chương trình có ý nghĩa quan trọng và to lớn trên nhiều mặt, đặc biệt là trực tiếp hỗ trợ cho trên một trăm mười lăm ngàn hộ dân nghèo thành phố vươn lên vượt nghèo. Hiệu quả của chương trình đã khẳng định rõ bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội ta, về tính nhân văn, truyền thống nhân ái, về mục tiêu công bằng xã hội. 3 Thành phố Hồ Chí minh đã xoá hộ đói vào năm 1996, nên từ đó công tác xóa đói giảm nghèo chủ yếu là công tác giảm nghèo và thành phố Hồ Chí Minh. Thực hiện hoàn thành mục tiêu cơ bản không còn hộ nghèo theo tiêu chí Thành phố giai đoạn 1: 1992- 2003 (thu nhập bình quân 3 triệu đồng/người/năm ở nội thành và 2,5 triệu đồng/người/năm ở ngoại thành), giai đoạn 2: 2004-2008 thu nhập bình quân 6 triệu đồng/người/năm. Nhưng đây chỉ là giai đoạn mở đầu. Bởi vì sự nghiệp chống giặc đói nghèo vẫn đang là một trở ngại lâu dài đối với thành phố trong quá trình thực hiện CNH, HĐH, do đó Thành phố tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chương trình giảm nghèo ở giai đoạn 3 (từ năm 2009 - 2015), với mức chuẩn nghèo là 12 triệu đồng/người/năm đồng thời từng bước đưa chuẩn nghèo tiếp cận chuẩn nghèo của khu vực và thế giới, vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Đây là một thách thức lớn đối với Đảng bộ và nhân dân Thành phố, đòi hỏi cần phải có sự lãnh đạo tập trung quyết liệt của Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh với việc đề ra những chủ trương, chính sách cụ thể, cùng với sự nỗ lực, quyết tâm của mỗi người dân Thành phố mới có thể đạt được mục tiêu đề ra. Vì những lý do và yêu cầu cấp thiết nêu trên, tôi chọn đề tài: “Các giải pháp góp phần giảm nghèo trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài viết luận văn tốt nghiệp. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát Trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng công tác giảm nghèo tại thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian qua và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo ở thành phố Hồ Chí Minh. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá được thực trạng và kết quả thực hiện chương trình giảm nghèo tại thành phố Hồ Chí Minh 4 - Làm rõ được nguyên nhân dẫn đến nghèo trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh - Đề xuất các định hướng và giải pháp chủ yếu góp phần giảm nghèo trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Nghiên cứu các mối quan hệ kinh tế xã hội có liên quan đến công tác giảm nghèo trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. - Nghiên cứu một số hộ nghèo tại một quận nội thành và một huyện ngoại thành của thành phố Hồ Chí Minh. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu các mối quan hệ kinh tế xã hội có liên quan và thực trạng công tác giảm nghèo trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. - Phạm vi về không gian: Địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. - Phạm vi về thời gian: Các số liệu nghiên cứu đề tài được thu thập chủ yếu từ năm 2004 đến 2010, trên cơ sở cập nhật thống kê hàng năm và điều tra bổ sung khi Thành phố thay đổi chuẩn nghèo do Văn phòng Ban chỉ đạo chương trình Giảm hộ nghèo, tăng hộ khá thành phố Hồ Chí Minh thực hiện và cung cấp. 4. Nội dung nghiên cứu Đề tài luận văn đi sâu nghiên cứu và giải quyết một số vấn đề về lý luận và thực tiễn công tác giảm nghèo, nguyên nhân dẫn đến nghèo ở nước ta nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp nhằm góp phần giảm nghèo trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011 - 2015. [...]... phù hợp 30 CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VỀ GIẢM NGHÈO 2.1 Đặc điểm cơ bản của thành phố Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh hiện có 7,39 triệu người (theo kết quả điều tra dân số ngày 01/04/2009) gồm 1.812.086 hộ dân, bình quân 3,93 người/hộ; trong đó nam có 3.425.925 người chiếm 46,4% , nữ có 3.964.075 người chiếp 53,6% và có các đặc điểm tự nhiên, kinh tế... động lực giảm nghèo thông qua các chính sách phát triển kinh tế - xã hội và ý chí vượt nghèo của người nghèo Các chương trình giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng nghèo, xã nghèo cần được nhân dân trong cộng đồng tham gia, thảo luận và 29 quyết định, qua đó nâng dần nhận thức về vai trò và trách nhiệm của người nghèo, hộ nghèo trong việc triển khai các chương trình giảm nghèo cho chính... VÀ THỰC TIỄN VỀ GIẢM NGHÈO 1.1 Cơ sở lý luận về giảm nghèo 1.1.1 Khái niệm về giảm nghèo Giảm nghèo là làm cho bộ phận dân cư nghèo nâng cao mức sống, từng bước thoát khỏi tình trạng nghèo Điều này được thể hiện ở tỷ lệ phần trăm và số lượng người nghèo giảm xuống Hay giảm nghèo là quá trình chuyển bộ phận dân cư nghèo lên một mức sống cao hơn Xét trên góc độ một nền kinh tế thì giảm nghèo là qúa trình... người nghèo bằng cách cho vay vốn, hướng dẫn cách làm ăn, hình thành quỹ xóa đói giảm nghèo ở từng địa phương trên cơ sở dân giúp dân, Nhà nước giúp dân và tranh thủ các nguồn tài trợ quốc tế, phấn đấu tăng hộ giàu đi đôi với xóa đói giảm nghèo Đây là một chủ trương đúng đắn hợp lòng dân, vì thế đã nhanh chóng đi vào thực tế cuộc sống Phong trào xoá đói giảm nghèo được bắt đầu từ Thành Phố Hồ Chí Minh. .. hưởng tới đói nghèo ở thành phố Hồ Chí Minh 2.1.1 Về đặc điểm tự nhiên Vị trí địa lý Thành phố Hồ Chí Minh có tọa độ 10°10' – 10°38' Bắc và 106°22' – 106°54' Đông, phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang Nằm ở miền Nam Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh cách Hà Nội... trung tâm thành phố cách bờ biển Đông 50 km theo đường chim bay Với vị trí tâm điểm của khu vực Đông Nam Á, Thành phố Hồ Chí Minh là một đầu mối giao thông quan trọng về cả đường bộ, đường thủy và đường không, nối liền các tỉnh trong vùng và còn là một cửa ngõ quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh có tổng diện tích tự nhiên 2.095,239 Km 2 và được phân chia thành 24 quận, huyện với 322 phường, xã Tp Hồ Chí Minh. .. mặt ưu, nhược của các tổ chức về cách đánh giá nghèo đói theo từng tiêu chú của các tổ chức đó + Các tác giả đã tính điểm các nguyên nhân theo các vùng nên đã xếp hạng được chính xác nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nghèo của tỉnh Quảng Bình, theo cách đó chúng ta có thể tiến hành ở các địa phương khác và có các giải pháp phù hợp cho từng vùng + Đưa ra một số mô hình thoát nghèo bằng cách sử dụng đúng thế... tăng trưởng và xóa đói giảm ngèo; cơ chế chính sách vĩ mô thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo nguồn lực để giảm nghèo; chính sách ngành và các giải pháp tạo cơ hội, giảm khả năng tổn thương và hỗ trợ người nghèo; lịch trình xây dựng văn bản Chiến lược xóa đói giảm nghèo toàn diện thời kỳ 2001 - 2010 Nhà nước cũng đã có những chính sách trực tiếp hỗ trợ người nghèo, đặc biệt là chính sách tín dụng cho... chóng giảm tỷ lệ nghèo tại vùng hoặc quốc gia đó 1.2.3 Kinh nghiệm giảm nghèo của thành phố Hồ Chí Minh Giảm nghèo là mục tiêu quan trọng, vừa có tính cấp bách trước mắt, vừa cơ bản lâu dài của thành phố trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa Để thực hiện thành công chương trình, trước hết phải làm thông suốt về nhận thức tư tưởng trong nội bộ Đảng, chính... phẫm, thì tỷ lệ đói nghèo năm 1998 là 15%), tỷ lệ đói nghèo năm 1992 - 1993 là 30%,đến năm 1995 giảm xuống còn 20,3%, năm 1998 giảm còn 15,7% và năm 1999 là 13%, bình quân mỗi năm giảm 2%; tính đến cuối năm 2011, cả nước còn 12% hộ nghèo, (theo chuẩn nghèo hiện hành), giảm 2,4% so với năm 2010, riêng các huyện nghèo giảm bình quân 5%/năm; số xã nghèo (tỷ lệ nghèo đói trên 4%) đã giảm từ 1.900 xã vào . xã nghèo, khu vực nông thôn ngoại thành và vùng nghèo 108 3.3.2.10. Giải pháp về chỉ đạo, quản lý - điều hành thực hiện 110 K T LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 115 TÀI LIỆU THAM KHẢO 118 PHIẾU KHẢO SÁT. chủ nghĩa. Trong thế k XX, mô hình này biến đổi dần dưới nhiều hình thức”khủng hoảng – phát triển”, đã lỗi thời và k t thúc vào nữa sau thế k XX, khi mô hình phát triển bền vững dựa trên kinh tế tri. hiện khoảng cách giữa người giàu và người nghèo, giữa nước giàu - nước nghèo trong khu vực và trên thế giới. Do vậy, giảm nghèo không phải là giải pháp tình thế, cũng không phải là một vấn đề kinh

Ngày đăng: 23/12/2014, 23:52

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI CAM ĐOAN

  • LỜI CẢM ƠN

  • ĐẶT VẤN ĐỀ

    • 1. Tính cấp thiết của đề tài

    • 2. Mục tiêu nghiên cứu

      • 2.1. Mục tiêu tổng quát

      • 2.2. Mục tiêu cụ thể

      • 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

        • 3.1. Đối tượng nghiên cứu

        • 3.2. Phạm vi nghiên cứu

        • 4. Nội dung nghiên cứu

        • CHƯƠNG 1

        • CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIẢM NGHÈO

          • 1.1. Cơ sở lý luận về giảm nghèo

            • 1.1.1. Khái niệm về giảm nghèo

            • 1.1.2. Nghèo và nhận diện nghèo trong nền kinh tế

            • 1.1.3. Các tiêu chí xác định chuẩn mực nghèo

            • 1.1.4. Nội dung và các nhân tố ảnh hưởng đến giảm nghèo

            • 1.2. Tình hình nghiên cứu, giải quyết về giảm nghèo

            • CHƯƠNG 2

            • ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

            • VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VỀ GIẢM NGHÈO

              • 2.1. Đặc điểm cơ bản của thành phố Hồ Chí Minh

              • 2.2. Phương pháp nghiên cứu

              • CHƯƠNG 3

              • KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

                • 3.1. Thực trạng nghèo và việc thực hiện chính sách giảm nghèo ở thành phố Hồ Chí Minh

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan