bước đầu đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của việc bảo vệ đa dạng sinh học cây dược liệu

70 583 0
bước đầu đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của việc bảo vệ đa dạng sinh học cây dược liệu

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 MỤC LỤC L I CAM OANỜ Đ 3 L o Cai, tháng 04 n m 2003à ă 4 Sinh viên 4 BẢNG 1: DIỆN TÍCH CÁC KIỂU ĐỊA HÌNH, KHÍ HẬU HUYỆN SAPA 21 TT 21 BẢNG 2: NHÓM CÂY DƯỢC LIỆU CÓ GIÁ TRỊ SỬ DỤNG PHỔ BIẾN MỌC TỰ NHIÊN CÒN KHẢ NĂNG TIẾP TỤC KHAI THÁC TỪ 10 ĐẾN 30 TẤN/ NĂM 30 Tên cây thuốc 30 BẢNG 3: NHỮNG CÂY DƯỢC LIỆU TỰ NHIÊN TẠI SA PA DO KHAI THÁC NHIỀU NĂM, HIỆN NAY KHÔNG CÒN KHẢ NĂNG KHAI THÁC HOẶC KHAI THÁC VỚI SỐ LƯỢNG ÍT CẦN BẢO VỆ 35 BẢNG 4: TỔNG HỢP NHỮNG CÂY DƯỢC LIỆU BỊ SUY GIẢM NGHIÊM TRỌNG VÀ THUỘC DIỆN QUÝ HIẾM CÓ NGUY CƠ BỊ TUYỆT CHỦNG TẠI SA PA (ÁP DỤNG THEO KHUNG PHÂN HẠNG IUCN) 41 BẢNG 5: SỐ LIỆU VỀ XUẤT KHẨU DƯỢC LIỆU CỦA TỔNG CÔNG TY DƯỢC LIỆU VIỆT NAM 45 STT 45 Tên dược liệu 45 Giá trị 45 BẢNG 6: TỔNG HỢP CÁC LOÀI CÂY DƯỢC LIỆU PHỔ BIẾN TRỒNG TẠI HUYỆN SA PA 49 NGUỒN GỐC 49 Bán địa 49 BẢNG 7: NHÓM CÂY THUỐC TRỒNG PHỔ BIẾN CÓ GIÁ TRỊ HÀNG HOÁ TẠI SA PA 50 TÊN CÂY THUỐC 50 NĂNG SUẤT 50 TRƯỚC 1995 (TẠ/HA) 50 1998 (TẠ/HA) 50 TRƯỚC 1995 (TẤN) 50 1998 (TẤN) 50 BẢNG 8: GIÁ TRỊ KINH TẾ TRỒNG MỘT SỐ CÂY DƯỢC LIỆU SO VỚI CÂY TRỒNG KHÁC TẠI HUYỆN SA PA (SỐ LIỆU NĂM 2000) 51 Số TT 51 BẢNG 9: SO SÁNH HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MỘT SỐ CÂY DƯỢC LIỆU ĐƯỢC TRỒNG PHỔ BIẾN NHẤT VỚI MỘT SỐ CÂY TRỒNG KHÁC 54 Tổ 54 BẢNG 10: MA TRẬN CHO ĐIỂM KHI VAI TRÒ CỦA CÁC CHỈ TIÊU NHƯ NHAU 56 BẢNG11 : NỬA MA TRẬN ĐỂ TÍNH TRỌNG SỐ CHO HỆ THỐNG CHỈ TIÊU 56 BẢNG 12: SO SÁNH CÁC CHỈ TIÊU KHI ĐÃ XÉT ĐẾN TRỌNG SỐ VỪA TÍNH ĐƯỢC (DO LẤY TRỌNG SỐ NGƯỢC VỚI SỐ LẦN LẶP NÊN TỔ NÀO CÓ SỐ ĐIỂM TO NHẤT LÀ QUAN TRỌNG NHẤT) 57 BẢNG 13. SỐ LIỆU THU MUA NGUYÊN LIỆU CỦA CÔNG TY TRAPACO SAPA 58 BẢNG 14: BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐIỀU TRA VỀ KINH TẾ HỘ Ở MỘT SỐ XÃ CỦA SA PA 61 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 LỜI NÓI ĐẦU Việt Nam là nước đang phát triển, tuy nhiên vẫn còn là nước nghèo, sự phát triển giữa các vùng, các dân tộc còn có nhiều chênh lệch và không đồng đều, các khu vực kém phát triển chủ yếu là các vùng có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới. Mục tiêu ổn định chính trị, phát triển kinh tế xã hội, xoá đói giảm nghèo luôn là ưu tiên hàng đầu trong đường lối chiến lược, chính sách của Đảng và nhà nước ta nhằm dần đưa đất nước đi lên, hướng tới sự phát triển bền vững. Huyện Sa Pa là một huyện vùng cao của tỉnh Lào Cai nằm trên dãy Hoàng Liên Sơn. Nơi đây trong những năm qua đã có những bước chuyển mình mới trong phát triển kinh tế, đời sống đồng bào ngày càng được năng cao và đi vào ổn định. Với độ cao trung bình 1500 mét trên dãy Hoàng Liên Sơn, nơi đây là một phần của Vườn quốc gia Hoàng Liên Sơn. Có khí hậu ôn đới mát mẻ quanh năm, tính đa dạng sinh học rất cao nên huyện Sa Pa có lợi thế đặc biệt trong việc phát triển du lịch. Tuy nhiên, để tận dụng tối đa lợi thế đó phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế, huyện Sa Pa cần phải làm nhiều việc nữa. Là sinh viên chuyên ngành Kinh tế Quản lý Môi trường và Đô thị - Đại học Kinh tế Quốc dân, khi thực tập tại Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường Lào Cai, tôi đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực bảo tồn và phát triển bền vững ở huyện Sa Pa. Với đề tài tốt nghiệp “Bước đầu đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của việc bảo vệ đa dạng sinh học cây dược liệu ở huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai ”, Tôi cố gắng thiết lập cho mình một cái nhìn tổng quan về một lĩnh vực rộng lớn và khó khăn này. Đây cũng là lĩnh vực mà chính quyền địa phương đang rất quan tâm. Vì thời gian hạn hẹp, trình độ phân tích và kiến thức còn nhiều hạn chế, đề tài này sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Với tinh thần cầu thị, rất mong nhận được góp ý, chỉ dạy của các thầy cô và các bạn để tôi có thể tiến bộ hơn. Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu là các cây dược liệu tự nhiên đang được khai thác, được trồng với mục đích thương mại, mục đích bảo tồn ở huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai. Để có được cái nhìn tổng quan về công tác dược liệu ở huyện Sa Pa, kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, đề tài có bố cục như sau: Chương I: Bảo tồn nguồn gen dược liệu là biện pháp bảo vệ tài nguyên môi trường và phát triển kinh tế. Chương II: Tình hình khai thác tài nguyên dược liệu ở huyện Sa Pa trong thời gian qua. Chương III: Bước đầu đánh giá hiệu quả khai thác, chế biến, sử dụng tài nguyên dược liệu ở huyện Sa Pa. Chương IV: Kết luận và một số kiến nghị. Đề tài này được tôi hoàn thành với sự chỉ dạy tận tình của thầy giáo Lê Trọng Hoa, giảng viên của khoa và bà Nông Bích Thuỷ, trưởng phòng Quản lý Môi trường - Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường Lào Cai. Tôi xin trân trọng cảm ơn những sự chỉ dạy và giúp đỡ tận tình đó. LỜI CAM ĐOAN Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Tôi xin cam đoan nội dung báo cáo đã viết là do bản thân thực hiện, không sao chép, cắt ghép các báo cáo hoặc luận văn của người khác. Nếu sai phạm tôi xin chịu kỷ luật của nhà trường. Lào Cai, tháng 04 năm 2003 Sinh viên Đào Thành Công Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 CHƯƠNG I BẢO TỒN NGUỒN GEN DƯỢC LIỆU LÀ BIỆN PHÁP BẢO VỆ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ I. CÁC VẤN ĐỀ VỀ ĐA DẠNG SINH HỌC Đa dạng sinh học là cơ sở của sự sống, sự thịnh vượng và bền vững của loài người cũng như của trái đất nói chung. Tuy nhiên, con người đã và đang khai thác nguồn tài nguyên này một cách quá mức và không khoa học dẫn tới sự suy thoái các hệ sinh thái, làm nghèo kiệt nguồn đa dạng sinh học, thậm chí huỷ diệt nguồn tài nguyên quý giá đó để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của mình. Ở Việt Nam, suy thoái đa dạng sinh học đã đến mức báo động ở nhiều nơi và trên diện rộng. Bảo tồn đa dạng sinh học nhằm phục vụ cho cuộc sống là trách nhiệm của mọi người và đã trở thành vấn đề nóng bỏng trong xã hội, tác động trực tiếp đến từng cá nhân cũng như toàn thể cộng đồng. Những vấn đề về đa dạng sinh học vừa mang tính nhà nước, vừa mang tính xã hội. Việc giải quyết vấn đề này hiện nay cũng như trong tương lai phụ thuộc vào trình độ nhận thức của các nhà hoạch định chính sách, cũng như phụ thuộc vào trình độ dân trí, thái độ và hành vi của mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội. Vì vậy, mỗi người cần phải hiểu rõ về các vấn đề liên quan đến đa dạng sinh học. 1. Khái niệm về đa dạng sinh học Đa dạng sinh học được hiểu là sự phong phú về sự sống trên trái đất với hàng triệu loài thực vật, động vât, vi sinh vật cùng nguồn gen của chúng và các hệ sinh thái mà chúng là thành viên. Từ đó, đa dạng sinh học được định nghĩa là sự đa dạng của các sinh vật từ tất cả các nguồn, trong đó bao gồm các hệ sinh thái trên cạn, dưới biển, các thuỷ vực khác và các phức hệ sinh Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 thái mà chúng cấu thành, đa dạng sinh học bao gồm sự đa dạng của loài giữa các loài và các hệ sinh thái. Các nhà sinh học thường xem xét đa dạng sinh học ở 3 góc độ: Đa dạng di truyền, đa dạng loài và đa dạng hệ sinh thái. Đa dạng di truyền được hiểu là sự phong phú về số lượng và sự đa dạng về các gen, bộ gen trong mỗi quần thể và giữa các cá thể. Đa dạng loài là sự giàu có về số lượng và sự phong phú của các loài trong hệ sinh thái. Đa dạng hệ sinh thái là sự phong phú về trạng thái và loại hình của các hệ sinh thái khác nhau. Từ 3 góc độ này, ta có thể tiếp cận đa dạng sinh học ở 3 mức độ khác nhau: Mức độ phân tử (gen), mức độ cơ thể và mức độ hệ sinh thái. Như vậy, đa dạng sinh học bao gồm sự phong phú của tất cả thế giới sinh vật ở tất cả các dạng, các bậc phân loại, các mức độ và sự tổ hợp của chúng. Đó không chỉ là tổng số của các hệ sinh thái, các loài, các vật chất di truyền mà còn bao gồm tất cả các mối quan hệ phức tạp bên trong và giữa chúng với nhau, với thế giới vô sinh và với xã hội loài người. Vì vậy, cũng có thể nói rằng đa dạng sinh học là kết quả của sự tương tác giữa hai hệ thống tự nhiên và xã hội. 2. Tầm quan trọng của đa dạng sinh học Đa dạng sinh học có một giá trị không thể thay thế được, trước tiên là đối với sự tồn tại và phát triển của thế giới sinh học trong đó có con người, tiếp đến là về mặt kinh tế xã hội, văn hóa và giáo dục. Nhưng quan trọng hơn cả là đa dạng sinh học có một giá trị đặc biệt về khoa học và ứng dụng trong thực tiễn thuộc các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, công Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 nghiệp, y tế và các lĩnh vực khác. Về giá trị của đa dạng sinh học có thể khái quát như sau: Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 2.1. Giá trị kinh tế Đa dạng sinh học là nguồn tài nguyên thiên nhiên đảm bảo cho loài người tồn tại và phát triển. Từ khi xuất hiện trên trái đất, loài người hầu như chỉ dựa hoàn toàn vào tài nguyên thiên nhiên ( Thực vật và động vật hoang dã làm thức ăn, hang động và sông suối để sinh sống). Trong quá trình hình thành nên nền nông nghiệp, việc trồng cây lương thực và chăn nuôi động vật xuất phát từ thực vật và động vật trong tự nhiên rồi thuần hoá dần dần nhằm thích nghi với môi trường và điều kiện sống. Đối với sức khoẻ con người, đa dạng sinh học là nguồn dược liệu quý giá và còn nhiều tiềm ẩn. Các loài thực vật, động vật, vi sinh vật cung cấp một số lượng lớn các sản phẩm phục vụ cho con người. Sự cung cấp này rõ ràng có ý nghĩa rất lớn và nếu sự đa dạng sinh học càng phong phú thì lợi ích thu được từ đa dạng sinh học càng nhiều và sẽ có nhiều khả năng được chia sẻ một cách công bằng cho cộng đồng. Ngày nay, các động thực vật hoang dã vẫn là một nguồn tài nguyên quan trọng, một nguồn gen quý giá làm cơ sở tạo ra những giống vật nuôi và cây trồng có năng suất cao, có các tính năng tốt phục vụ cho nông nghiệp và đời sống. Có thể nói đa dạng sinh học đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc lai tạo các giống mới có năng suất cao, có sức chống chịu được với các điều kiện ngày càng khắc nghiệt của môi trường, là cơ sở đảm bảo cho một nền nông nghiệp, kinh tế bền vững. 2.2. Giá trị sinh thái và môi trường Các hệ sinh thái có giá trị quan trọng trong quá trình điều hoà khí hậu, làm trong sạch môi trường không khí, nước, đảm bảo chu trình chất dinh dưỡng trong thiên nhiên, bảo vệ đất, cân bằng nguồn nước và ngăn chặn dịch bệnh. Sự đa dạng loài càng cao trong các quần xã sinh vật càng làm cho Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 quần xã đó có tính ổn định cao, ít bị xáo trộn. Mỗi khi sự đa dạng này bị thay đổi thì các khả năng của hệ sinh thái cũng thay đổi theo, ví dụ khả năng điều hoà quá trình trao đổi vật chất trong hệ sinh thái, khả năng hấp thụ các chất ô nhiễm 2.3. Giá trị về đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ, văn hoá, lịch sử, tín ngưỡng và giải trí của con người Các loài sinh vật cũng như các hệ sinh thái khác nhau cho con người những hình ảnh độc đáo, những cảnh quan đẹp đẽ có giá trị về thẩm mỹ, văn hoá, lịch sử, tín ngưỡng. Khám phá thiên nhiên hoang dã luôn là nguồn yêu thích của hàng triệu người trên khắp thế giới. Ngày nay, du lịch sinh thái luôn là một trong những tiềm năng kinh tế và giải trí đang được khai thác mạnh mẽ. 3. Nguyên nhân làm suy thoái đa dạng sinh học Trong lịch sử cận đại và hiện đại, suy thoái đa dạng sinh học đã xẩy ra với một tốc độ khủng khiếp, trước đây ở các nước công nghiệp phát triển và hiện nay ở các nước đang phát triển và kém phát triển. Sự suy thoái đa dạng sinh học được thể hiện chủ yếu ở các mặt: - Hệ sinh thái bị biến đổi dẫn đến mất nơi ở của loài. - Mất loài. - Mất đa dạng di truyền. - Sự di nhập, xâm lấn của các loài sinh vật lạ. Sự mất mát của các loài, sự sói mòn nguồn gen, sự di nhập xâm lấn của các loài sinh vật lạ, sự suy thoái các hệ sinh thái tự nhiên nhất là rừng nhiệt đới diễn ra một cách nhanh chóng chưa từng có mà nguyên nhân chủ yếu là do tác động của con người, trong đó sự thiếu nhận thức là một nguyên nhân quan trọng. Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Nguyên nhân của sự suy thoái đa dạng sinh học ở Việt Nam, cũng như trên thế giới, được chia thành 2 nhóm: • Do thiên nhiên như các biến cố địa chất, bão lụt, sự thay đổi khí hậu, hoang mạc hoá, hạn hán. • Do hoạt động của con người đã trực tiếp tác động đến môi trường tự nhiên (Các nguyên nhân trực tiếp, các nguyên nhân sâu xa về kinh tế – xã hội, và cả do chiến tranh). Do điều kiện không cho phép nên tôi không nêu cụ thể. 4. Các biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học 4.1. Biện pháp bảo tồn nguyên vị (In-situ) Đây là hình thức bảo tồn loài, bảo tồn các sinh cảnh ngay tại chỗ và là biện pháp bảo tồn mang lai hiệu quả cao nhất bằng cách thành lập các khu bảo tồn. Đến thời điểm tháng 5/2002, Việt Nam có tổng số 16 vườn quốc gia, 15 khu bảo tồn biển và 64 khu bảo tồn đất ngập nước đã được lập luận chứng để trình Chính phủ, điều này cho thấy Việt Nam rất quan tâm đến vấn đề bảo tồn nguyên vị. 4.2. Biện pháp bảo tồn chuyển vị (Ex-situ) Biện pháp này sử dụng cách di chuyển để bảo tồn loài hoặc các vật chất di truyền của chúng đến nơi không phải là nơi cư trú tự nhiên vốn có của chúng mà là một môi trường mới. Biện pháp này có một số hình thức: Trạm đa dạng sinh học, các vườn thực vật, vườn động vật, trạm cứu hộ động vật, ngân hàng giống 5. Đa dạng sinh học và vấn đề phát triển bền vững [...]... và đang là nguyên nhân của sự tuyệt chủng và suy giảm của rất nhiều loài động vật, thực vật, các hệ sinh thái giàu có Để đảm bảo một sự phát triển bền vững, loài người cần có một sự đảm bảo về sự an toàn cho giới sinh học - bảo vệ đa dạng sinh học Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 II MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ ĐA DẠNG NGUỒN GEN CÂY DƯỢC LIỆU Cây dược liệu. .. năng dược liệu của tỉnh Lào Cai nói riêng cũng như cả nước nói chung Khai thác tiềm năng đó phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của huyện không những có ý nghĩa đối với bản huyện mà còn có ý nghĩa đối với vấn đề đi tìm con đường để xoá đói giảm nghèo ở vùng cao, bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn, bảo tồn đa dạng sinh học I ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÂY DƯỢC LIỆU MỌC TỰ NHIÊN QUAN TRỌNG PHỐ BIẾN CỦA... tra đánh giá lại hiện trạng tiềm năng cây dược liệu về số chủng loại cụ thể đối với cây dược liệu mọc hoang dại trong thiên nhiên cũng như các loại cây dược liệu hiện có khả năng trồng trong hộ nông dân Trên cơ sở đó đề xuất giải pháp quy hoạch, chiến lược bảo tồn và phát triển nhằm phát huy thế mạnh sẵn có về tiềm năng dược liệu của Sa Pa, góp phần vào tiến trình phát triển bền vững kinh tế xã hội của. .. biệt cây gọi là cây dược liệu với các loại cây khác Một loại cây chỉ được coi là cây dược liệu nếu nó hội tụ cả hai yếu tố trên Vậy để bảo vệ cây thuốc trước nguy cơ tuyệt chủng thì chúng ta vừa phải bảo tồn mặt vật thể, vừa phải gìn giữ yếu tố phi vật thể Tri thức cổ truyền được hiểu là những thành tựu, những kết quả, kinh nghiệm có được của cộng đồng, đã, đang đóng góp và có ích cho cuộc sống của. .. công tác dược liệu ở Sa Pa có nhiều sự thay đổi không ổn định có lúc thừa, có lúc thiếu, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm dược liệu mang tính tự phát không có kế hoạch làm cho cây dược liệu nói chung và cây dược liệu được trồng nói riêng chưa phát huy được thực sự trong lĩnh vực phát triển kinh tế xã hội, vai trò xoá đói giảm nghèo ở Sa Pa Hiện nay, việc quy hoạch bảo tồn và phát triển cây dược liệu là... quan trọng trong việc xây dựng nền y học Việt Nam Từ lâu việc nghiên cứu, sử dụng và phát triển cây dược liệu đã được khẳng định trong đường lối xây dựng nền y học dân tộc Chỉ thị 210/TTg ngày 06/12/1966 của Thủ tướng Chính phủ đã xác định vị trí và giá trị của dược liệu: ” Dược liệu ở nước ta rất nhiều, gồm các loài cây thuốc và một số động vật có ở nước ta Chẳng những là cơ sở của nền y học dân tộc mà... phải dựa vào thế mạnh về sự đa dạng cây dược liệu trong nước Hơn nữa, dược liệu là nguồn thuốc gần như duy trì trong y học cổ truyền, là nguyên liệu trong công nghiệp dược và xuất khẩu nhằm bù đắp một phần cho nhập khẩu Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 III TÀI NGUYÊN CÂY DƯỢC LIỆU VÀ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN TRI THỨC CỔ TRUYỀN Cây dược liệu = Cây cỏ (đơn thuần như là... quy mô tập trung bị hạn chế đặc biệt là việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật làm đất, tưới tiêu Do sự phân tầng theo độ cao của địa hình đa dạng, nên huyện Sa Pa có nhiều khả năng bố trí hệ thống cây trồng đa dạng: từ tập đoàn cây nhiệt đới đến ôn đới từ cây lương thực đến cây công nghiệp, cây ăn quả có các nguồn gốc khác nhau, đặc biệt là các cây ưa lạnh cây dược liệu quý hiếm 3 Tài nguyên đất Bằng cách... một số xã vùng thấp, khí hậu nóng, tiếp giáp với thị xã Cam Đường và huyện Bảo Thắng: Xã Suối Thầu Xã Thanh Kim Bản Phùng Xã Nậm Cang Xã Thanh Phú Bản Hồ Một số cây thuốc phân bố ở vùng thấp như : Hoàng Đằng Vôi Thuốc Thiên Niên Kiện Đơn Châu Chấu Nhân Trần Màng Tang - Vùng trung huyện: Bao gồm một số xã có độ cao trung bình từ 900 đến 1.300 mét như: Xã Sử Pán Xã Lao Chải Xã Tả Van Xã Trung Chải Xã Hầu... cho hiệu quả kinh tế Tóm lại : Tài nguyên đất của huyện Sa Pa đa dạng và phong phú, đất còn tốt và phù hợp với nhiều loại cây trồng, song vẫn có những khó khăn như điều kiện địa hình chia cắt phức tạp, độ dốc lớn, độ mưa trong năm cao, tỷ lệ che phủ của rừng thấp Chính vì vậy, một số đất đai bị sói mòn, rửa trôi dẫn đến nghèo kiệt, bạc màu Để bảo về và phát huy tiềm năng đất đai của Sa Pa có hiệu quả, . quan tâm đến lĩnh vực bảo tồn và phát triển bền vững ở huyện Sa Pa. Với đề tài tốt nghiệp Bước đầu đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của việc bảo vệ đa dạng sinh học cây dược liệu ở huyện Sa Pa. sinh học - bảo vệ đa dạng sinh học. Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 II. MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ ĐA DẠNG NGUỒN GEN CÂY DƯỢC LIỆU Cây dược liệu. bao gồm sự đa dạng của loài giữa các loài và các hệ sinh thái. Các nhà sinh học thường xem xét đa dạng sinh học ở 3 góc độ: Đa dạng di truyền, đa dạng loài và đa dạng hệ sinh thái. Đa dạng di

Ngày đăng: 23/12/2014, 22:17

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI CAM ĐOAN

    • Lào Cai, tháng 04 năm 2003

    • Sinh viên

      • BẢNG 1: DIỆN TÍCH CÁC KIỂU ĐỊA HÌNH, KHÍ HẬU HUYỆN SAPA

        • TT

        • BẢNG 2: NHÓM CÂY DƯỢC LIỆU CÓ GIÁ TRỊ SỬ DỤNG PHỔ BIẾN MỌC TỰ NHIÊN CÒN KHẢ NĂNG TIẾP TỤC KHAI THÁC TỪ 10 ĐẾN 30 TẤN/ NĂM.

          • Tên cây thuốc

          • BẢNG 3: NHỮNG CÂY DƯỢC LIỆU TỰ NHIÊN TẠI SA PA DO KHAI THÁC NHIỀU NĂM, HIỆN NAY KHÔNG CÒN KHẢ NĂNG KHAI THÁC HOẶC KHAI THÁC VỚI SỐ LƯỢNG ÍT CẦN BẢO VỆ

          • BẢNG 4: TỔNG HỢP NHỮNG CÂY DƯỢC LIỆU BỊ SUY GIẢM NGHIÊM TRỌNG VÀ THUỘC DIỆN QUÝ HIẾM CÓ NGUY CƠ BỊ TUYỆT CHỦNG TẠI SA PA (ÁP DỤNG THEO KHUNG PHÂN HẠNG IUCN)

          • BẢNG 5: SỐ LIỆU VỀ XUẤT KHẨU DƯỢC LIỆU CỦA TỔNG CÔNG TY DƯỢC LIỆU VIỆT NAM

            • STT

            • Tên dược liệu

            • Giá trị

            • BẢNG 6: TỔNG HỢP CÁC LOÀI CÂY DƯỢC LIỆU PHỔ BIẾN TRỒNG TẠI HUYỆN SA PA

            • NGUỒN GỐC

              • Bán địa

              • BẢNG 7: NHÓM CÂY THUỐC TRỒNG PHỔ BIẾN CÓ GIÁ TRỊ HÀNG HOÁ TẠI SA PA

              • TÊN CÂY THUỐC

              • NĂNG SUẤT

              • TRƯỚC 1995 (TẠ/HA)

              • 1998 (TẠ/HA)

              • TRƯỚC 1995 (TẤN)

              • 1998 (TẤN)

              • BẢNG 8: GIÁ TRỊ KINH TẾ TRỒNG MỘT SỐ CÂY DƯỢC LIỆU SO VỚI CÂY TRỒNG KHÁC TẠI HUYỆN SA PA (SỐ LIỆU NĂM 2000)

                • Số TT

                • BẢNG 9: SO SÁNH HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MỘT SỐ CÂY DƯỢC LIỆU ĐƯỢC TRỒNG PHỔ BIẾN NHẤT VỚI MỘT SỐ CÂY TRỒNG KHÁC.

                  • Tổ

                  • BẢNG 10: MA TRẬN CHO ĐIỂM KHI VAI TRÒ CỦA CÁC CHỈ TIÊU NHƯ NHAU

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan