Luận văn tốt nghiệp: Ảnh hưởng của nhiệt độ và pH đới với sự phát triển của tảo Tetraselmis sisueca

57 1.3K 7
Luận văn tốt nghiệp: Ảnh hưởng của nhiệt độ và pH đới với sự phát triển của tảo Tetraselmis sisueca

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Mục tiêu đề tài: nhằm xác định khoảng nhiệt độ và pH thích hợp và tối ưu cho sự phát triển của tảo T.sisueca, cung cấp thêm dữ liệu khoa học góp phần phổ biến mô hình nuôi tảo Tetraselmis phục vụ nhu cầu sản xuất thức ăn thủy sản và cho các loại ấu trùng thủy sản.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN TRẦN THỊ TUYẾT NGÂN ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ VÀ pH ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TẢO Tetraselmis suecica LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH SINH HỌC BIỂN 2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN TRẦN THỊ TUYẾT NGÂN ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ VÀ pH ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TẢO Tetraselmis suecica LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH SINH HỌC BIỂN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN PGS.TS. TRẦN SƯƠNG NGỌC 2013 Trang 2 LỜI CẢM TẠ Trong thời gian thực hiện đề tài, tuy gặp nhiều khó khăn song em cũng đã nhận được rất nhiều sự động viên, chia sẽ và giúp đỡ của cha mẹ, thầy cô và bạn bè để có thể vượt qua và hoàn thành tốt đề tài. Em xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô Trần Sương Ngọc, cô Huỳnh Thị Thanh Hiền đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, quan tâm và tạo mọi điều kiện trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn thầy Vũ Ngọc Út cố vấn học tập lớp Sinh Học Biển k35, quý thầy cô – Khoa Thủy Sản – Trường đại học cần thơ đã tận tình dạy bảo, giúp đỡ, truyền đạt những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập những năm học vừa qua. Ngoài ra, em xin cảm ơn tất cả các bạn cùng làm trong phòng thí nghiệm thức ăn tự nhiên, tập thể các bạn lớp sinh học biển k35 đã tận tình giúp đỡ, đóng góp ý kiến bổ ích để em hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Cuối cùng, xin kính chúc quý thầy cô – khoa thủy sản – đại học cần thơ vui, khoe và công tác tốt Trang 3 TÓM TẮT Đề tài nghiên cứu “Ảnh hưởng của nhiệt độ và pH đối với sự phát triển của tảo Tetraselmis suecica” mục đích nhằm tìm hiểu ảnh hưởng của nhiệt độ và pH lên sự phát triển của tảo T.suecica góp phần xác định điều kiện môi trường nuôi cấy tảo thích hợp và làm tăng hiệu quả của hệ thống nuôi tảo. Đề tài được thực hiện với hai thí nghiệm: thí nghiệm 1 gồm 4 nghiệm thức nhiệt độ nuôi 25 0 C, 28 0 C, 31 0 C, 34 0 C. Thí nghiệm 2 tìm hiểu về khoảng pH thích hợp để nuôi cấy tảo với 4 nghiệm thức có giá trị pH=6; pH=7; pH=8; pH=9. Tảo được nuôi bằng môi trường Walne, cường độ ánh sáng là 1675-2000 lux ở thí nghiệm 1 và 1904-2207 lux ở thí nghiệm 2. Kết quả thí nghiệm cho thấy tảo ở nhiệt độ từ 25 0 C – 34 0 C đều phát triển tương đối ổn định, trong đó, nghiệm thức nhiệt độ 28 0 C tảo phát triển nhanh và tốt nhất, đạt giá trị mật độ là 3,37± ×10 6 tb/ml vào ngày thứ 10 của thí nghiệm. Ở thí nghiệm 2, nghiệm thức có giá trị pH=7 là tốt nhất cho nuôi tảo T.suecica, đạt giá trị mật độ 6,19×10 6 tb/ml vào ngày thứ 13 của thí nghiệm. Từ kết quả thực nghiệm, nên nuôi cấy tảo T.suecica trong môi trường có nhiệt độ 28 0 C và có độ pH =7 là tốt nhất. Trang 4 MỤC LỤC TÓM TẮT 4 DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT 6 DANH SÁCH HÌNH 7 CHƯƠNG 1GIỚI THIỆU 9 CHƯƠNG 2LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 11 CHƯƠNG 3VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18 CHƯƠNG 4KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 22 CHƯƠNG 5KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 41 TÀI LIỆU THAM KHẢO 42 PHỤ LỤC 45 Trang 5 DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT TAN: hàm lượng NH 4 + và NH 3 TN: thí nghiệm NT: nghiệm thức Tb: tế bào NT25: nghiệm thức có nhiệt độ 25 0 C NT28: nghiệm thức có nhiệt độ 28 0 C NT31: nghiệm thức có nhiệt độ 31 0 C NT34: nghiệm thức có nhiệt độ 34 0 C NT6: nghiệm thức có pH=6 NT7: nghiệm thức có pH=7 NT8: nghiệm thức có pH=8 NT9: nghiệm thức có pH=9 Trang 6 DANH SÁCH HÌNH Hình 2.1: Tảo Tetraselmis suecica 1Error: Reference source not found Hình 2.1: Tảo Tetraselmis suecica 11 Hình 4.2: Biến động pH ở TN1 23 Hình 4.3: Biến động hàm lượng TAN trong thí nghiệm 1 24 Hình 4.4: Biến động hàm lượng lân trong thí nghiệm 1 24 Hình 4.5: Biến động hàm lượng Nitrate các nghiệm thức thí nghiệm 1 26 Hình 4.6: Biến động mật độ tảo thí nghiệm 1 28 Hình 4.7: Biến động tốc độ tăng trưởng thí nghiệm 1 30 Hình 4.8: Tương quan mật độ tảo và môi trường của các nghiệm thức thí nghiệm 1 (a: 250C; b: 280C; c: 310C; d: 340C) 31 Hình 4.9: Biến động hàm lượng PO4 ở thí nghiệm 2 34 Hình 4.10: Biến động NO3- các nghiệm thức thí nghiệm 2 35 Hình 4.11: Biến động mật độ tảo của thí nghiệm 2 37 Hình 4.12: Tốc độ tăng trưởng của các nghiệm thức thí nghiệm 2 38 Hình 4.13: Tương quan giữa mật độ tảo và môi trường các nghiệm thức thí nghiệm 2 (a:NT6; b:NT7; c:NT8; d:NT9) 40 Trang 7 DANH SÁCH BẢNG Bảng 3.1: Thành phần dinh dưỡng môi trường Walne 19 Bảng 4.2: pH trung bình của các nghiệm thức trong thí nghiệm 1 22 Bảng 4.3: Hàm lượng TAN trong thí nghiệm 1 23 Bảng 4.4:hàm lượng PO43- trong các nghiệm thức ở thí nghiệm 1 25 Bảng 4.5: Hàm lượng NO3- các nghiệm thức thí nghiệm 1 25 Bảng 4.6: Biến động mật độ tảo của thí nghiệm 1 27 Bảng 4.7:Tốc độ tăng trưởng các nghiệm thức thí nghiệm 1 29 Bảng 4.8: biến động pH ở thí nghiệm 2 32 Bảng 4.9: Hàm lượng TAN các nghiệm thức thí nghiệm 2 33 Bảng 4.10: Hàm lượng PO43- của các nghiệm thức thí nghiệm 2 33 Bảng 4.11: Hàm lượng Nitrate các nghiệm thức thí nghiệm 2 35 Bảng 4.12: mật độ tảo các nghiệm thức thí nghiệm 2 36 Bảng 4.13: Tốc độ tăng trưởng của tảo ở thí nghiệm 2 39 Bảng 4.14: Hàm lượng đạm trung bình các nghiệm thức thí nghiệm 2 39 Trang 8 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU Ngày nay, do sự phát triển về kĩ thuật, công nghệ dẫn tới các hoạt động nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển. Nhu cầu về con giống có chất lượng cao cũng như nguồn thức ăn cho ấu trùng ngày càng quan trọng và cấp thiết. Vì có kích thước miệng nhỏ, cơ quan cảm nhận và hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện nên việc chọn đúng thức ăn cho ấu trùng của các đối tượng nuôi là vô cùng quan trọng. Từ lâu các nhà khoa học luôn quan tâm tìm đến các kĩ thuật nuôi cũng như đặc điểm sinh học, sinh lý, sinh hóa của các loại thức ăn tự nhiên như: vi tảo, luân trùng, copepoda, bọ gạo, trùng chỉ trong đó, tảo là loại thức ăn tự nhiên quan trọng nhất, là mắt xích đầu tiên trong chuỗi chuyển hóa thức ăn của chu trình chuyển hóa vật chất và năng lượng trong môi trường nuôi thủy vực, là nguồn cung cấp thức ăn giàu dinh dưỡng cho tôm, cá Trong đó Chlorophyta là ngành tảo lớn với khoảng 20.000 loài, được biết đến là loài tảo có hàm lượng dinh dưỡng cao, đã và đang được khai thác rộng rãi để làm thức ăn cho con người và các loại gia súc Tetraselmis thuộc ngành tảo lục, đơn bào, có 4 roi, được nuôi đại trà từ năm 1980. Hiện nay, nhiều quốc gia đã tiến hành nuôi sinh khối tảo Tetraselmis như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan chúng không chỉ được biết đến là loài tảo có hàm lượng dinh dưỡng cao như protein (31% trọng lượng khô), lipid (10%), carbohydrate (12%) và vitamin và chúng được sản xuất đại trà như là nguồn thức ăn chất lượng cao cho ấu trùng của các đối tượng trai, sò, hàu, ngao Ngoài ra, theo Dương Thị Minh Thành và ctv.(2009), Tetraselmis còn được biết đến là loài tảo góp phần làm giảm ô nhiễm cho môi trường cụ thể chúng có khả năng hấp thụ N-NH, P-PO4, phân hủy COD, Theo Cao Hoàng Sơn (2010), Tetraselmis là loài tảo có hàm lượng lipid cao, có triển vọng trong ứng dụng sản xuất nhiên liệu sinh học. Do có các ứng dụng quan trọng trong thủy sản và quản lí nguồn nước các hệ thống nuôi tôm, cũng như khả năng xử lí nước nên đề tài “ Ảnh hưởng của nhiệt độ, áp suất đối với sự phát triển của tảo T. suecica” đã được thực hiện nhằm tìm hiểu về môi trường nuôi thích hợp cho sự phát triển của tảo T.suecica. 1.1 Mục tiêu đề tài Nhằm xác định khoảng nhiệt độ và pH thích hợp và tối ưu cho sự phát triển của tảo T.suecica. Trang 9 Cung cấp thêm dữ liệu khoa học, góp phần phổ biến mô hình nuôi tảo Tetraselmis phục vụ nhu cầu sản xuất thức ăn thủy sản và cho các loại ấu trùng thủy sản 1.2 Nội dung đề tài Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với sự phát triển của tảo T.suecica Ảnh hưởng của pH đối với sự phát triển của tảo T.suecica 1.3 Thời gian thực hiện đề tài Từ tháng 1/2013 đến tháng 6/2013. Trang 10 [...]... của Mohd Adib Fadhid B Azian Trang 12 năm 2007, Tetraselmis tetratheles ph t triển trong khoảng nhiệt độ từ 20-30 0C khá ổn định và không ph t triển tốt vào khoảng nhiệt độ 33 0C, ở khoảng nhiệt độ này tảo ph t triển chậm và tàn nhanh Theo Coutteau (1996), nhiệt độ thích hợp để tảo ph t triển là 16-350C và nhiệt độ tối ưu để tảo ph t triển là 20-240C Nhiệt độ thấp hơn 160C thì tảo chậm ph t triển và. .. Tetraselmis suecica ph t triển là 280C Kết quả này tương thích với kết quả của thí nghiệm về độ mặn và nhiệt độ lên tỉ lệ ph t triển của tảo Tetraselmis tetratheles của Mohd Adib Fadhid B Azian (2007), cho rằng Tetraselmis tetratheles ph t triển trong khoảng nhiệt độ từ 20 – 30 0C khá ổn định và không ph t triển tốt vào khoảng nhiệt độ 33 0C Và chênh lệch không nhiều với nghiên cứu của Lavens và Sorgeloos... lux, với thời gian chiếu sáng từ 16-24h/ngày b Nhiệt độ Bên cạnh yếu tố về môi trường như ánh sáng, nhiệt độ cũng góp ph n đáng kể đến sự ph t triển của tảo Tảo được nuôi trong môi trường nhiệt độ thích hợp thì ph t triển nhanh, thời gian tảo tàn kéo dài Ngược lại nhiệt độ nằm ngoài khoảng chịu đựng của tảo, thì tế bào các loài tảo bị ưu trương hay nhược trương dẫn đến tình trạng tảo bị kìm hãm ph t triển. .. chết (Ph m Thị Diễm Ph ơng, 2012) Mỗi loài tảo có một khoảng nhiệt độ tối ưu riêng Theo Trương Sỹ Kỳ (2000), có thể nuôi tảo ở khoảng 20-30 0C Lavens và Sorgeloos (1996) cho rằng tảo nước mặn trong đó có Tetraselmis ph t triển tốt trong khoảng 16-270C, còn Mai (2000) cho thấy khoảng nhiệt độ tối ưu cho giống này là 25-270C Theo thí nghiệm ảnh hưởng của độ mặn và nhiệt độ lên tỉ lệ ph t triển của tảo Tetraselmis. .. một nhân tố để so sánh ph ơng sai có độ khác biệt ý nghĩa giữa các nghiệm thức với P

Ngày đăng: 23/12/2014, 16:49

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1.1 Mục tiêu đề tài

  • 1.2 Nội dung đề tài

  • 1.3 Thời gian thực hiện đề tài

  • 2.1 Đặc điểm sinh học của tảo Tetraselmis

    • 2.1.1 Phân loại

    • 2.1.2 Hình thái, đặc điểm cấu tạo

    • 2.1.3 Sinh sản

    • 2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của tảo

      • 2.2.1 Các yếu tố môi trường

      • 2.2.2 Các yếu tố về dinh dưỡng:

      • 2.3 Sự phát triển của quân thể tảo

      • 2.4 Giá trị dinh dưỡng và ứng dụng của tảo Tetraselmis

        • 2.4.1 Giá trị dinh dưỡng của tảo.

        • 2.4.2 Ứng dụng:

        • 3.1 Địa điểm

        • 3.2 Vật liệu nghiên cứu

        • 3.3 Bố trí thí nghiệm

        • 3.4 Xử lý số liệu

          • 2.4.3 pH

          • 2.4.4 TAN

          • TAN là thành phần dinh dưỡng quan trọng đối với đời sống của tảo và được thể hiện qua Bảng 4.2

          • 2.4.5 Lân PO43-

          • 2.4.6 Nitrate NO3-

          • 2.4.7 Sự phát triển về mật độ tảo.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan