Thực trạng sử dụng vốn ODA ở Việt Nam

12 476 1
Thực trạng sử dụng vốn ODA ở Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ODA là tên gọi tắt của ba chữ tiếng Anh: Official Development Assistance, có nghĩa là Hỗ trợ phát triển chính thức hay còn gọi là Viện trợ phát triển chính thức. Năm 1972, OECD, Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển đã đưa ra khái niệm ODA là “một giao dịch chính thức được thiết lập với mục đích chính là thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của các nước đang phát triển. Điều kiện tài chính của giao dịch này có tính chất ưu đãi và thành tố viện trợ không hoàn lại chiếm ít nhất 25%”.

I. Những vấn đề chung về ODA 1) Khái niệm 1.1) Nguồn gốc ra đời của ODA Sau chiến tranh thế giới II, các nước công nghiệp phát triển đã thỏa thuận về sự giúp đỡ dưới dạng không hoàn lại hoặc cho vay với điều kiện ưu đãi cho các nước đang phát triển. Ngân hàng thế giới WB được thành lập tại hội nghị về tài chính – tiền tệ tổ chức tháng 7/1944 tại Bretton Woods (Mỹ) với mục tiêu là thúc đẩy phát triển kinh tế và tăng trưởng phúc lợi của các nước với tư cách như là một tổ chức trung gian về tài chính, một ngân hàng thực sự với hoạt động chủ yếu là đi vay theo điều kiện thương mại bằng cách phát hành trái phiếu để rồi cho vay tài trợ đầu tư tại các nước. Tháng 12/1960 tại Paris các nước đã ký thỏa thuận thành lập tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển (OECD), bao gồm 20 thành viên ban đầu đã góp phần quan trọng nhất trong việc cung cấp ODA song phương cũng như đa phương. trong khuôn khổ họp tác phát triển, OEDC đã thành lập Ủy ban Hỗ trợ phát triển (DAC). Uỷ ban này có nhiệm vụ yêu cầu, khuyến khích và điều phối viện trợ của các nước OECD cho các nước đang và kém phát triển. Trong bản báo cáo đầu tiên của mình, DAC đã sử dụng thuật ngữ “Offical Development Assistance”, với nghĩa là sự trợ giúp tài chính có ưu đãi của các nước phát triển cho các nước đang phát triển. 1.2) Khái niệm ODA Hiện nay vẫn chưa có một khái niệm nào thật sự hoàn chỉnh về ODA. Vẫn còn rất nhiều tranh luận về vấn đề này, tuy nhiên, sự khác biệt trong cách định nghĩa của một số tổ chức đưa ra là không nhiều. ODA là tên gọi tắt của ba chữ tiếng Anh: Official Development Assistance, có nghĩa là Hỗ trợ phát triển chính thức hay còn gọi là Viện trợ phát triển chính thức. Năm 1972, OECD, Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển đã đưa ra khái niệm ODA là “một giao dịch chính thức được thiết lập với mục đích chính là thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của các nước đang phát triển. Điều kiện tài chính của giao dịch này có tính chất ưu đãi và thành tố viện trợ không hoàn lại chiếm ít nhất 25%”. Về thực chất, ODA là sự chuyển giao một phần thu nhập quốc gia từ các nước phát triển sang các nước đang và chậm phát triển. Liên hiệp quốc, trong một phiên họp toàn thể của Đại hội đồng vào năm 1961 đã kêu gọi các nước phát triển dành 1% GNP của mình để hỗ trợ sự nghiệp phát triển bền vững về kinh tế và xã hội của các nước đang phát triển. Theo Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ban hành kèm theo Nghị định 131/2006/NĐ-CP ngày 09/11/2006 của Chính Phủ thì ODA được định nghĩa như sau: “Hỗ trợ phát triển chính thức (gọi tắt là ODA) được hiểu là hoạt động hợp tác phát triển giữa Nhà nước hoặc Chính Phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với Nhà tài trợ là Chính phủ nước ngoài, các tổ chức tài trợ song phương và các tổ chức liên quốc gia hoặc liên chính phủ”. Một cách khái quát, chúng ta có thể hiểu ODA bao gồm các khoản viện trợ không hoàn lại, viện trợ có hoàn lại, hoặc tín dụng ưu đãi của các Chính phủ, các tổ chức liên Chính phủ, các tổ chức phi Chính phủ, các tổ chức thuộc hệ thống Liên hợp quốc (United Nations -UN), các tổ chức tài chính quốc tế dành cho các nước đang và chậm phát triển. 2) Phân loại ODA 2.1) Căn cứ vào tính chất tài trợ: • ODA không hoàn lại: Là hình thức ODA mà nước tiếp nhận không phải hoàn trả lại cho nhà tài trợ. • ODA vay ưu đãi (hay còn gọi là tín dụng ưu đãi): Là khoản vay với các điều kiện ưu đãi về lãi suất, thời gian ân hạn và thời gian trả nợ bảo đảm “yếu tố không hoàn lại” đạt ít nhất 35% đối với các khoản vay có ràng buộc và 25% đối với các khoản vay không ràng buộc. • ODA vay hỗn hợp: Là các khoản viện trợ không hoàn lại hoặc các khoản vay ưu đãi được cung cấp đồng thời với các khoản tín dụng thương mại nhưng tính chung lại có “yếu tố không hoàn lại” đạt ít nhất 35% đối với các khoản vay có ràng buộc và 25% đối với các khoản vay không ràng buộc. 2.2) Căn cứ vào mục đích sử dụng: • Hỗ trợ cơ bản: Là loại ODA dành cho việc thực hiện nhiệm vụ chính của các chương trình, dự án đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội như đường sá, cầu, cảng,…. Loại ODA này thường là các khoản vay ưu đãi. • Hỗ trợ kỹ thuật: Là loại ODA được thực hiện nhằm chuyển giao tri thức, chuyển giao công nghệ, phát triển năng lực, phát triển thể chế, nghiên cứu tiền đầu tư các chương trình dự án, phát triển nguồn nhân lực,… Loại ODA này thường là ODA không hoàn lại. 2.3) Căn cứ vào điều kiện để nhận ODA: • ODA không ràng buộc: Là khoản ODA bằng vốn vay hoặc không hoàn lại không kèm theo những điều khoản ràng buộc liên quan đến cung cấp và mua sắm hàng hóa và dịch vụ. • ODA có ràng buộc: Là khoản ODA bằng vốn vay hoặc không hoàn lại có kèm theo các điều kiện liên quan đến cung cấp và mua sắm hàng hóa và dịch vụ từ một số nhà cung cấp hoặc quốc gia nhất định do nhà tài trợ quyết định. 2.4) Căn cứ vào nhà tài trợ: • ODA song phương: Là loại ODA được Chính phủ một nước tài trợ trực tiếp cho Chính phủ nước khác. • ODA đa phương: Là loại ODA do các tổ chức quốc tế, các tổ chức liên chính phủ tài trợ cho Chính phủ của một nước. • ODA của các tổ chức phi chính phủ: Là loại ODA do các tổ chức phi chính phủ cung cấp. 3) Đặc điểm của ODA 3.1) Vốn ODA là nguồn vốn có tính ưu đãi: Với mục tiêu trợ giúp các nướcđang và chậm phát triển, vốn ODA mang tính ưu đãi hơn bất cứ nguồn tài trợ nàokhác, thể hiện ở những điều sau: • Khối lượng vốn vay lớn từ hàng chục đến hàng trăm triệu USD. • Vốn ODA có thời gian cho vay (hoàn trả vốn) dài, thường là 20 – 50 năm và có thời gian ân hạn dài (chỉ trả lãi, chưa trả nợ gốc). Thông thườngvốn ODA có một phần viện trợ không hoàn lại, phần này dưới 25% tổng số vốnvay. Ví dụ OECD cho không 20 - 25% tổng vốn ODA. Đây chính là điểm phân biệt giữa viện trợ và cho vay thương mại. • Các khoản vay thường có lãi suất thấp (thường dưới 3%), thậm chíkhông có lãi suất. 3.2) Vốn ODA thường kèm theo các điều kiện ràng buộc nhất định: Tuỳ theo khối lượng vốn ODA và loại hình viện trợ mà vốn ODA có thể kèm theo nhữngđiều kiện ràng buộc nhất định. Những điều kiện ràng buộc này có thể là ràng buộc một phần và cũng có thể là ràng buộc toàn bộ về kinh tế, xã hội và thậm chícả ràng buộc về chính trị. Thông thường, các ràng buộc kèm theo thường là cácđiều kiện về mua sắm, cung cấp thiết bị, hàng hoá và dịch vụ của nước tài trợ đối với nước nhận tài trợ. 3.3) ODA là nguồn vốn có khả năng gây nợ: Vốn ODA không có khả năng đầu tư trực tiếp cho sản xuất, nhất là cho xuất khẩu trong khi việc trả nợ lại dựa vàoxuất khẩu thu ngoại tệ. Do đó, các nước nhận ODA phải sử dụng sao cho có hiệuquả, tránh lâm vào tình trạng không có khả năng trả nợ. 4) Vai trò của ODA Nguồn vốn ODA được đánh giá là nguồn ngoại lực quan trọng giúp cácnước đang phát triển thực hiện các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội củamình. Vai trò của ODA thể hiện như sau: • ODA là nguồn vốn bổ sung giúp cho các nước nghèo đảm bảo chi đầutư phát triển, giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước. Vốn ODA với đặc tính ưuviệt là thời hạn cho vay dài thường là 20 - 50 năm, lãi suất thấp khoảng dưới3%/năm. Chỉ có nguồn vốn lớn với điều kiện cho vay ưu đãi như vậy Chính phủ các nước đang phát triển mới có thể tập trung đầu tư cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế như đường xá, điện, nước, thuỷ lợi và các hạ tầng xã hội như giáo dục, y tế. Những cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội được xây dựng mới hoặc cải tạo nhờ nguồn vốn ODA là điều kiện quan trọng thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế của các nước nghèo. Theo tính toán của các chuyên gia của WB, đối với các nước đang phát triển có thể chế và chính sách tốt, khi ODA tăng lên 1% GDP thìtốc độ tăng trưởng tăng thêm 0,5%. • ODA giúp các nước đang phát triển phát triển nguồn nhân lực, bảo vệmôi trường. Một lượng ODA lớn được các nhà tài trợ và các nước tiếp nhận ưutiên dành cho đầu tư phát triển giáo dục, đào tạo, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của lĩnh vực này, tăng cường một bước cơ sở vật chất kỹ thuật cho việcdạy và học của các nước đang phát triển. Bên cạnh đó, một lượng ODA khá lớn cũng được dành cho các chương trình hỗ trợ lĩnh vực y tế, đảm bảo sức khoẻ cộng đồng. Nhờ có sự tài trợ của cộng đồng quốc tế, các nước đang phát triển đãgia tăng đáng kể chỉ số phát triển con người của quốc gia mình. • ODA giúp các nước đang phát triển xoá đói, giảm nghèo. Xoá đóinghèo là một trong những tôn chỉ đầu tiên được các nhà tài trợ quốc tế đưa ra khi hình thành phương thức hỗ trợ phát triển chính thức. Mục tiêu này biểu hiện tính nhân đạo của ODA. Trong bối cảnh sử dụng có hiệu quả, tăng ODA một lượng bằng 1% GDP sẽ làm giảm 1% nghèo khổ, và giảm 0,9% tỷ lệ tỷ vong ở trẻ sơ sinh. Và nếu như các nước giàu tăng 10 tỷ USD viện trợ hằng năm sẽ cứu được 25 triệu người thoát khỏi cảnh đói nghèo. • ODA là nguồn bổ sung ngoại tệ và làm lành mạnh cán cân thanh toán quốc tế của các nước đang phát triển. Đa phần các nước đang phát triển rơi vào tìnhtrạng thâm hụt cán cân vãng lai, gây bất lợi cho cán cân thanh toán quốc tế của cácquốc gia này. ODA, đặc biệt các khoản trợ giúp của IMF có chức năng làm lành mạnh hoá cán cân vãng lai cho các nước tiếp nhận, từ đó ổn định đồng bản tệ. • ODA được sử dụng có hiệu quả sẽ trở thành nguồn lực bổ sung cho đầutư tư nhân. Ở những quốc gia có cơ chế quản lý kinh tế tốt, ODA đóng vai trò như nam châm “hút” đầu tư tư nhân theo tỷ lệ xấp xỉ 2 USD trên 1 USD viện trợ. Đốivới những nước đang trong tiến trình cải cách thể chế, ODA còn góp phần củng cố niềm tin của khu vực tư nhân vào công cuộc đổi mới của Chính phủ. • ODA giúp các nước đang phát triển tăng cường năng lực và thể chế thông qua các chương trình, dự án hỗ trợ công cuộc cải cách pháp luật, cải cách hành chính và xây dựng chính sách quản lý kinh tế phù hợp với thông lệ quốc tế 5) Các nguồn cung cấp ODA chủ yếu Cho đến nay, sau 16 kỳ hội nghị CG được tổ chức, Việt Nam có 51 nhà tài trợ, bao gồm 28 nhà tài trợ song phương và 23 nhà tài trợ đa phương có các chương trình ODA thường xuyên. Một số nhà tài trợ song phương lớn như: Australia, Đức, Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Pháp, Singapore, Thụy Sĩ, Trung Quốc, Vương Quốc Anh, …Một số nhà tài trợ đa phương lớn gồm: -Các tổ chức tài chính quốc tế: • Nhóm Ngân hàng Thế giới (WB) • Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) • Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) - Ủy ban châu Âu (EC) - Liên minh Châu Âu (EU) - Các tổ chức thuộc hệ thống Liên hợp quốc bao gồm: • Quỹ Dân số của Liên hợp quốc (UNFPA) • Chương trình Phát triển công nghiệp của Liên hợp quốc (UNIDO) • Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) • Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) • Quỹ Quốc tế và Phát triển nông nghiệp (IFAD) • Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực (FAO) • Tổ chức Y tế thế giới (WHO). - Các tổ chức phi Chính phủ quốc tế tại Việt Nam (NGO) 6) Ưu, nhược điểm khi nhận ODA 6.1) Ưu điểm của ODA: Khi nhận viện trợ bằng ODA, chúng ta có những ưu thế nhất định như sau: lãi suất thấp (dưới 3%, trung bình từ 1-2%/năm); thời gian cho vay cũng như thời gian ân hạn dài (25-40 năm mới phải hoàn trả và thời gian ân hạn 8-10 năm); trong nguồn vốn ODA luôn có một phần viện trợ không hoàn lại, thấp nhất là 25% của tổng số vốn ODA. 6.2) Bất lợi khi nhận ODA: Các nước giàu khi viện trợ ODA đều gắn với những lợi ích và chiến lược như mở rộng thị trường, mở rộng hợp tác có lợi cho họ, đảm bảo mục tiêu về an ninh - quốc phòng hoặc theo đuổi mục tiêu chính trị Vì vậy, họ đều có chính sách riêng hướng vào một số lĩnh vực mà họ quan tâm hay họ có lợi thế (những mục tiêu ưu tiên này thay đổi cùng với tình hình phát triển kinh tế - chính trị - xã hội trong nước, khu vực và trên thế giới). Về kinh tế, nước tiếp nhận ODA phải chấp nhận dỡ bỏ dần hàng rào thuế quan bảo hộ các ngành công nghiệp non trẻ và bảng thuế xuất nhập khẩu hàng hoá của nước tài trợ. Nước tiếp nhận ODA cũng được yêu cầu từng bước mở cửa thị trường bảo hộ cho những danh mục hàng hoá mới của nước tài trợ; yêu cầu có những ưu đãi đối với các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài như cho phép họ đầu tư vào những lĩnh vực hạn chế, có khả năng sinh lời cao Nguồn vốn ODA từ các nước giàu cung cấp cho các nước nghèo cũng thường gắn với việc mua các sản phẩm từ các nước này mà không hoàn toàn phù hợp, thậm chí là không cần thiết đối với các nước nghèo. Ví như các dự án ODA trong lĩnh vực đào tạo, lập dự án và tư vấn kỹ thuật, phần trả cho các chuyên gia nước ngoài thường chiếm đến hơn 90% (bên nước tài trợ ODA thường yêu cầu trả lương cho các chuyên gia, cố vấn dự án của họ quá cao so với chi phí thực tế cần thuê chuyên gia như vậy trên thị trường lao động thế giới). Nguồn vốn viện trợ ODA còn được gắn với các điều khoản mậu dịch đặc biệt nhập khẩu tối đa các sản phẩm của họ. Cụ thể là nước cấp ODA buộc nước tiếp nhận ODA phải chấp nhận một khoản ODA là hàng hoá, dịch vụ do họ sản xuất. Nước tiếp nhận ODA tuy có toàn quyền quản lý sử dụng ODA nhưng thông thường, các danh mục dự án ODA cũng phải có sự thoả thuận, đồng ý của nước viện trợ, dù không trực tiếp điều hành dự án nhưng họ có thể tham gia gián tiếp dưới hình thức nhà thầu hoặc hỗ trợ chuyên gia. Tác động của yếu tố tỷ giá hối đoái có thể làm cho giá trị vốn ODA phải hoàn lại tăng lên. Ngoài ra, tình trạng thất thoát, lãng phí; xây dựng chiến lược, quy hoạch thu hút và sử dụng vốn ODA vào các lĩnh vực chưa hợp lý; trình độ quản lý thấp, thiếu kinh nghiệm trong quá trình tiếp nhận cũng như xử lý, điều hành dự án… khiến cho hiệu quả và chất lượng các công trình đầu tư bằng nguồn vốn này còn thấp có thể đẩy nước tiếp nhận ODA vào tình trạng nợ nần. 7) Những xu hướng mới của ODA trên thế giới Trong thời đại hiện nay, dòng vốn ODA đang vận động với nhiều sắc thái mới. đây cũng chính là những nhân tố tác động tới việc thu hút nguồn vốn ODA. Do đó, việc nắm bắt được xu hướng vận động mới này là rất cần thiết với nước nhận tài trợ. Những xu hướng đó bao gồm: • Thứ nhất: ngày càng có thêm nhiều cam kết quan trọng trong quan hệ hỗ trợ phát triển chính thức như: - Giảm 1 nửa tỉ lệ những người nghèo khổ đang sống trong cảnh cùng cực vào năm 2015 - Phổ cập GD tiểu học ở tất cả các nước vào năm 2015 - Giảm 2/3 tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 5 tuổi vào năm 2015 - Hoàn thiện hệ thống y tế chăm sóc sức khỏe ban đầu, đảm bảo sức khỏe sinh sản không muộn hơn năm 2015 - Thực hiện các chiến lược quốc gia và toàn cầu hóa vì sự phát triển bền vững của các quốc gia • Thứ hai: bảo vệ môi trường sinh thái đang là trọng tâm ưu tiên của các nhà tài trợ • Thứ ba: vấn đề phụ nữ trong phát triển thường xuyên được đề cập đến trong chính sách ODA của nhiều nhà tài trợ. Phụ nữ đóng một vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội, được hưởng những thành quả của phát triển, đồng thời phụ nữ cũng đóng góp đáng kể vào sự phát triển. Vì thế sự tham gia tích cực của phụ nữ và đảm bảo lợi ích của phụ nữ được coi là 1 trong những tiêu chí chính để nhìn nhận việc thực hiện tài trợ là thiết thực và hiệu quả. • Thứ tư: mục tiêu và yêu cầu của các nhà tài trợ ngày càng cụ thể. Tuy nhiên ngày càng có sự nhất trí cao giữa nước tài trợ và nước nhận viện trợ về 1 số mục tiêu: tạo tiền đề tăng trưởng kinh tế; xóa đói giảm nghèo; bảo vệ môi trường;… • Thứ năm: nguồn vốn ODA tăng chậm và cạnh tranh giữa các nước đang phát triển trong việc thu hút vốn ODA đang tăng lên Vì vậy chúng ta cần nắm bắt những xu hướng vận động của dòng vốn ODA để có những biện pháp hữu hiệu thu hút ODA từ các nhà tài trợ II. Thực trạng thu hút và sử dụng ODA của Việt Nam Bối cảnh chung. a) Thế giới: Theo số liệu của Bộ Kế hoạch – Đầu tư Tình hình cam kết, ký kết và giải ngân vốn ODA trong thời kỳ 2006 – 2011 gồm +Cam kết vốn ODA Nguồn vốn ODA trong cam kết có xu hướng ngày càng tăng. Thông qua 5 Hội nghị thường niên Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam ( Hội nghị CG) tổng vốn ODA cam kết của các nhà tài trợ thời kì 2006- 2010 đạt trên 31.76 tỷ USD cao hơn 15% so với chỉ tiêu đề ra trong Đề án ODA 2006 – 2010. Nổi bật là năm 2009, cam kết nguồn vốn ODA dành cho Việt Nam tăng mạnh,đặc biệt trong bối cảnh một số nhà tài trợ gặp khó khăn về kinh tế và nhu cầu về nguồn vốn này đang tăng lên mạnh mẽ trên trên thế giới, đã thể hiện sự đồng tình và sự ủng hộ chính trị mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế với công cuộc đổi mới và chính sách phát triển đúng đắn, hợp lòng dân của Đảng và Nhà nước ta, sự tin tưởng của các nhà tài trợ và hiệu quả tiếp nhận và sử dụng vốn ODA của Việt Nam. Nhưng ở năm 2011, vốn ODA cam kết là 7,9 tỷ USD, đây là lần đầu tiên trong những năm gần đây vốn ODA cam kết sụt giảm. Trước đó, nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức liên tục trong xu hướng tăng, từ 4,4 tỷ USD hồi 2006 lên 8.1 tỷ USD năm 2010. Nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm trong vốn ODA cam kết chủ yếu là do Việt Nam đã trở thành quốc gia có mức thu nhập trung bình, các điều khoản cho vay trở nên kém ưu đãi bên cạnh đó thời hạn cũng ngắn hơn và lãi suất cao hơn. +Ký kết các điều ước quốc tế cụ thể về ODA Để hợp thức hóa cam kết vốn ODA bằng các văn kiện pháp lý quốc tế, Chính phủ và các nhà tài trợ đã ký kết các điều ước quốc tế cụ thể về ODA trên cơ sở các chương trình và dự án được các bên thông qua.Trong thời kỳ 2006- 2010, vốn ODA đã ký kết trong các Điều ước quốc tế cụ thể đạt 20.61 tỷ Usd, cao hơn 12.7% so với chỉ tiêu đề ra trong Đề án ODA 2006 – 2010. Đây là sự nỗ lực chung của các cơ quan Việt Nam và các nhà tài trợ trong việc chuẩn bị các chương trình, dự án và tiến hành các thủ tục đàm phán, ký kết các điều ước quốc tế cụ thể về ODA. _Giải ngân vốn ODA Với nhận thức rằng cam kết vốn ODA mới chỉ là sự ủng hộ về chính trị, việc thực hiện nguồn vốn này mới thúc đẩy việc tạo ra các công trình, sản phẩm kinh tế- xã hội cụ thể để đóng góp vào quá trình phát triển chung của đất nước và của các Bộ, ngành, địa phương. Do vậy, các ngành, các cấp đã có nhiều cố gắng trong việc thúc đẩy tiến độ thực hiện và giải ngân vốn ODA. Nhờ đó, tốc độ giải ngân vốn ODA của Việt Nam những năm gần đây luôn ở mức cao. Năm 2006 là 1,785 tỷ USD; 2007 là 2,176 tỷ USD; 2008 là 2,253 tỷ USD; 2009 là 4,105 tỷ USD; 2010 là 3,541 tỷ USD và 2011 là 3,650 tỷ USD. Tính đến hết năm 2011, có khoảng 33,414 tỷ USD vốn ODA cho Việt Nam được giải ngân, chiếm 61% tổng vốn ODA đã ký kết Tuy mức giải ngân vốn ODA đã có những cải thiện nhất định trong những năm gần đây, song đối với một số nhà tài trợ thì vẫn còn thấp hơn so với mức bình quân trong khu vực và quốc tế. b) Cơ cấu nguồn vốn ODA được ký kết về cơ bản phù hợp với định hướng ưu tiên của Chính phủ trong thời kỳ 2006 – 2010 Ngành lĩnh vực Dự kiến ODA ký kết 2006 - 2010 theo đề án ODA ký kết 2006 - 2010 Dự kiến cơ cấu ODA Tổng ODA ( tỷ USD) Cơ cấu ODA T ổ n g O D A (t ỷ U S D ) 1. Nông nghiệp, thủy lợi, lâm nghiệp và thủy sản, kết hợp phát triển nông nghiệp và nông thôn, xóa đói giảm nghèo 21% 4.27 - 4.98 16.21% 3. 3 4 2. Năng lượng và công nghiệp 15% 3.05 - 3.56 18.97% 3. 9 1 3. Giao thông, bưu chính viễn thông, cấp thoát nước và đô thị 33% 6.72 - 7.84 36.78% 7. 5 8 4. Y tế giáo dục và đào tạo, môi trường, khoa học công nghệ và các ngành khác (bao gồm, xây dựng thể chế, tăng cường năng lực…) 31% 6.31 - 7.37 28.04% 5. 7 8 Tổng 100% 20.35 - 23.75 100% 2 0. 6 1 Nguồn vốn ODA đóng góp quan trọng trong cân đối tài chính quốc gia nhất là trong thời kỳ kinh tế Việt Nam chịu tác động tiêu cực của khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Mặc dù đóng góp của ODA cho GDP của Việt Nam ở mức độ khiêm tốn khoảng 3-4% trong 5 năm 2006 – 2010, song nguồn vốn này góp phần bảo đảm cân đối tài chính vĩ mô và đóng góp khoảng 15- 17% vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước. Trong bối cảnh ngân sách nhà nước dành cho đầu tư và phát triển còn hạn hẹp, đây là nguồn vốn quý báu để đầu tư phát triển các lĩnh vực công ích nhằm cung cấp cho người dân, nhất là người nghèo vùng nông thôn và thành thị các dịch vụ công thiết yếu ( y tế, giáo dục, cấp nước sinh hoạt, cải thiện điều kiện giao thông,…) với số lượng nhiều hơn, chất lượng tót hơn và giá cả cạnh tranh hơn. ODA đã góp phần quan trọng trong việc phát triển hệ thống chính sách, luật pháp, xây dựng thể chế, phục vụ công cuộc đổi mới và cải cách của Việt Nam trog quá trình chuyển tiếp sang nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.Nguồn vốn ODA trong giai đoạn này chủ yếu là viện trợ không hoàn lại, được sử dụng để cung cấp các dịch vụ tư vấn về phát triển chính sách trên nhiều lĩnh vực như kinh tế vĩ mô, cải cách hệ thống tài chính, ngân hàng, cải cách doan nghiệp nhà nước, phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ trợ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, xây dựng các luật và các văn bản dưới luật thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau ( như quản lý đất đai, phát triển thương mại, đấu thầu, xây dựng, quản lí nợ công,…) Nguồn vốn ODA đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng của hệ thống pháp luật Việt Nam. Việc lồng ghép và thực hiện thí điểm một số nội dung chính sách, thể chế trong khuôn khổ các chương trình, dự án phát triển cơ sở hạ tầng đầu tư bằng nguồn [...]... các lĩnh vực này đạt 5,78 tỷ USD, chiếm 28,04% tổng giá trị ODA ký kết của cả nước, tổng vốn ODA giải ngân đạt 4,1 tỷ USD, bằng 33,65% tổng giá trị vốn ODA giải ngân đạt 4,1 tỷ USD, bằng 33,65% tổng giá trị vốn ODA giải ngân của thời kỳ Tỷ trọng ODA giải ngân so với ODA ký kết đạt 70,93% Trong lĩnh vực môi trường, nguồn vốn ODA đã được sử dụng cho công tác quản lý tài nguyên thiên nhiên, quản lý rủi... nuôi, áp dụng các công nghệ sạch, nâng cao chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm Vốn ODA giải ngân cho lĩnh vực nông nghiệp, phát triển nông thôn kết hợp với xóa đói giảm nghèo đạt 2,65 tỷ USD, bằng 21,76% tổng giá trị vốn ODA giải ngân của cả nước và bằng 79.43% vốn ODA ký kết cho lĩnh vực này Nguồn vốn ODA góp phần xóa đói giảm nghèo đối với người dân ở các vùng nông thôn, đã góp phần thực hiện... nguồn ODA kỳ này.Tổng vốn ODA giải ngân đạt 3,3 tỷ USD, bằng 27,19% tổng giá trị vốn Oda giải ngân của cả nước và bằng 43,66% vốn ODA ký kết cho lĩnh vực này Trong ngành giao thông vận tải, vốn ODA đã được tập trung đầu tư phát triển và nâng cấp hệ thống đường quốc lộ, xây dựng một số cảng biển, củng cố và tăng cường cơ sở hạ tầng ngành đường sắt, cảng hàng không quốc tế, xây dựng giao thộng nội đô ở một... Internet công cộng, áp dụng công nghệ thông tin góp phần thực hiện chương trình cải cách hành chính quốc gia Vốn ODA đã được sử dụng cho việc phát triển đô thị, cấp thoát nước và vệ sinh môi trường sống cho những khu vực người nghèo ở nhiều thành phố, thị xã trên cả nước d) Y tế, giáo dục và đào tạo, môi trường, khoa học công nghệ và các ngành khác Trong thời kỳ 2006 – 2010, vốn ODA ký kết trong các... dựng các nhà máy nhiệt điện, thủy điện); phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng xanh ( điện mặt trời, điện gió) và sử dụng năng lượng tiết kiệm và có hiệu quả Vốn ODA giải ngân cho lĩnh vực năng lượng và công nghiệp đạt 2,12 tỷ USD, bằng 54,22% vốn ODA ký kết cho lĩnh vực này Nguồn vốn ODA đã góp phần tăng sản lượng và chất lượng cung cấp điện năng cho sản xuất và đời sống xây dựng ngành điện theo định.. .vốn ODA đã đóng góp phát triển bềnh vững những ngành này theo định hướng phát triển thị trường Nguồn vốn ODA đã hỗ trợ phát triển nhiều ngành và lĩnh vực cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội a) Phát triển nông nghiệp và nông thôn kết hợp xóa đói giảm nghèo Trong thời kỳ 2006 – 2010 tổng vốn ODA ký kết trong lĩnh vực này đạt trên 3,34 tỷ USD, bằng 16,21% tổng giá trị ODA ký kết trong thời... trường ở các thành phố và các khu dân cư tập trung, các khu công nghiệp Đặc biệt, đứng trước thách thức của biến đổi khí hậu toàn cầu, nguồn vốn Oda đã được huy động để hỗ trợ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến độ khí hậu Trong quá trình thực hiện các chương trình, dự án ODA, nhiều kinh nghiệm quản lý tiên tiến, các tiến bộ về khoa học công nghệ được chuyển giao, phổ biến và áp dụng. .. đối với người dân ở các vùng nông thôn, đã góp phần thực hiện cam kết của Việt Nam đối với mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên hợp quốc giảm 50% hộ đói nghèo vào năm 2015 b) Năng lượng và công nghiệp Trong thời kỳ 2006 – 2010, vốn ODA ký kết cho ngành năng lượng và công nghiệp đạt khoảng 3,91 tỷ USD, chiếm 18,97% tổng vốn ODA ký kết thời kỳ này, để tập trung hỗ trợ phát triển nguồn điện ( xây... ở một số thành phố lớn và phát triển giao thông nông thôn Ngoài ra, ODA đã hộ trợ tăng cường công tác quy hoạch phát triển giao thông, tăng cường năng lực quản lý ngành cũng như nâng cao nhận thức, giáo dục pháp luất và an toàn giao thông trong xã hội, Trong ngành bưu chính viễn thông, vốn ODA tập trung đầu tư phát triển một số cơ sở hạ tầng kỹ thuật bưu chính viễn thông hiện đại có ý nghĩa quốc gia... ODA ký kết trong lĩnh vực này đạt trên 3,34 tỷ USD, bằng 16,21% tổng giá trị ODA ký kết trong thời kỳ Tuy nguồn vón ODA được ký kết cho phát triển nông nghiệp và nông thôn có thấp hơn so với mục tiêu trong Đề án ODA 2006 – 2010, song nguồn vốn này đã được tập trung để hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn có quy mô nhỏ ( phát triển lưới điện nông thôn, xây dựng giao thông thủy lợi, cấp nước sinh hoạt . thuộc hệ thống Liên hợp quốc bao gồm: • Quỹ Dân số của Liên hợp quốc (UNFPA) • Chương trình Phát triển công nghiệp của Liên hợp quốc (UNIDO) • Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) •. tỷ USD, chiếm 28,04% tổng giá trị ODA ký kết của cả nước, tổng vốn ODA giải ngân đạt 4,1 tỷ USD, bằng 33,65% tổng giá trị vốn ODA giải ngân đạt 4,1 tỷ USD, bằng 33,65% tổng giá trị vốn ODA. triển nông nghiệp và nông thôn kết hợp xóa đói giảm nghèo Trong thời kỳ 2006 – 2010 tổng vốn ODA ký kết trong lĩnh vực này đạt trên 3,34 tỷ USD, bằng 16,21% tổng giá trị ODA ký kết trong thời

Ngày đăng: 22/12/2014, 00:12

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan