Giải pháp hoàn thiện chính sách tỷ giá ở Việt nam hậu WTO

116 599 0
Giải pháp hoàn thiện chính sách tỷ giá ở Việt nam hậu WTO

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Giải pháp hoàn thiện chính sách tỷ giá ở Việt nam hậu WTO

Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 NHỮNG TỪ VIẾT TẮT NHNN: Ngân hàng Nhà nước NHTW: Ngân hàng Trung ương TGGDBQLNH: tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng CNH-HĐH: công nghiệp hoá - hiện đại hoá NHTM: ngân hàng thương mại ITG: hàng hoá có thể tham gia thương mại quốc tế NITG: hàng hoá không thể tham gia thương mại quốc tế XNK: xuất nhập khẩu 1 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 LỜI NÓI ĐẦU Năm 1986 Đảng và Nhà nước ta quyết định cải cách nền kinh tế, chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN dưới sự quản lý và điều tiết của Nhà nước. Sau hơn 20 năm đổi mới, nền kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu đáng kể như: kinh tế tăng trưởng khá, thu nhập bình quân đầu người tăng, đời sống nhân dân được cải thiện … Tuy nhiên, ngưỡng cửa hội nhập đòi hỏi chúng ta phải đổi mới toàn diện hơn nữa nền kinh tế đất nước, CNH – HĐH đất nước. Hội nhập cũng đặt ra cho Việt Nam những cơ hội và thách thức mới, do đó chúng ta phải có những bước đi và chính sách phù hợp với tiến trình hội nhập mà cốt lõi là nâng cao nội lực nền kinh tế, xây dựng nền kinh tế thị trường vững mạnh. Lĩnh vực tài chính – ngân hàng được xem là một trong những trọng điểm cải cách để thực hiện nền kinh tế mở và hội nhập thành công. Qua gần 20 năm kể từ mốc đầu tiên cải cách tỷ giá (1988), chính sách tỷ giá Việt Nam đã có những bước tiến nhất định. Đặc biệt với sự ra đời của Quyết định số 64/QĐ/NHNN7 (25/2/1999) cơ chế tỷ giá Việt Nam có bước cải cách triệt để hơn. Kể từ đó đến nay, chính sách tỷ giá Việt Nam đã đạt được những thành công nhất định đặc biệt là ổn định kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, trước những thách thức khi là thành viên của APEC, AFTA, WTO hay phải đối mặt với những cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ thì chính sách tỷ giá nước ta vẫn còn bộc lộ những hạn chế như: chưa có một chính sách tỷ giá nhất quán, chưa có phương thức điều hành, can thiệp tỷ giá thích hợp, mang tính thị trường… Do đó, nó đã gây ra những cản trở nhất định cho sự phát triển của nền kinh tế và tiến trình hội nhập. 2 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Trước những suy nghĩ và nhận thức về thực trạng nền kinh tế nước ta hiện nay và những cơ hội cũng như thách thức của hội nhập đối với nước ta, em chọn đề tài: “Giải pháp hoàn thiện chính sách tỷ giá Việt Nam hậu WTO” Đây là một đề tài rộng, bao quát nên trong bài viết này em chỉ đề cập đến các vấn đề: - Chính sách tỷ giá Việt Nam sau khi hội nhập - Giải pháp hoàn thiện chính sách tỷ giá hậu WTO Bài viết này bao gồm ba phần: Phần 1: Tổng quan về tỷ giá Phần 2: Thực trạng chính sách tỷ giá Việt Nam Phần 3: Giải pháp hoàn thiện chính sách tỷ giá trong tiến trình hội nhập quốc tế Đây là một đề tài khó, phức tạp, trong khi trình độ kiến thức và sự hiểu biết nghiên cứu còn hạn chế. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, hướng dẫn của thầy (cô) giáo. Em xin chân thành cảm ơn! 3 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ TỶ GIÁ 1.1 Khái niệm và mục tiêu của chính sách tỷ giá 1.1.1 Khái niệm Theo nghĩa rộng, chính sách tỷ giá là những hoạt động của Chính phủ (mà đại diện thường là NHTW) thông qua một chế độ tỷ giá nhất định (hay cơ chế điều hành tỷ giá) và hệ thống các công cụ can thiệp nhằm duy trì một mức tỷ giá cố định hay tác động để tỷ giá biến động đến một mức cần thiết phù hợp với mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia. Theo nghĩa hẹp, chính sách tỷ giá là những hoạt động của NHTW thông qua cơ chế điều hành tỷ giá và hệ thống các công cụ can thiệp nhằm đạt được một mức tỷ giá nhất định, để tỷ giá tác động tích cực đến hoạt động cuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ của quốc gia. 1.1.2 Mục tiêu của chính sách tỷ giá 1.1.2.1 Ổn định giá cả Với các yếu tố khác không đổi, khi phá giá nội tệ (tức tỷ giá tăng), làm cho giá hàng hoá nhập khẩu (bao gồm hàng tiêu dùng và nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị cho sản xuất trong nước) tính bằng nội tệ tăng. Giá hàng hoá nhập khẩu tăng làm cho mặt bằng giá cả chung của nền kinh tế tăng, tức gây lạm phát. Tỷ giá tăng càng mạnh và tỷ trọng hàng hoá nhập khẩu càng lớn thì tỷ lệ lạm phát càng cao. Điều này được thể hiện thông qua công thức: P t = α.P + (1 - α).E.P * α - là tỷ trọng hàng hoá sản xuất trong nước (1 - α) là tỷ trọng hàng hoá nhập khẩu P - là mức giá cả hàng hoá sản xuẩttong nước tính bằng nội tệ 4 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 P * - là mức giá cả hàng hoá nhập khẩu tính bằng ngoại tệ E – là tỷ giá (số đơn vị nội tệ trên 1 đơn vị ngoại tệ) P t – là mức giá cả hàng hoá chung của nền kinh tế Ngược lại, khi nâng giá nội tệ (tức tỷ giá giảm), làm cho giá hàng hoá nhập khẩu tính bằng nội tệ giảm, tạo áp lực giảm lạm phát. Qua phân tích thấy được, chính sách tỷ giá có thể được sử dụng như một công cụ hữu hiệu nhằm đạt được mục tiêu ổn định giá cả. Với các yếu tố khác không đổi, muốn kiềm chế lạm phát gia tăng, NHTW có thể sử dụng chính sách nâng giá nội tệ (tức tác động làm cho tỷ giá giảm); muốn kích thích lạm phát gia tăng, NHTW có thể sử dụng chính sách phá giá nội tệ (tức tác động làm cho tỷ giá tăng); muốn duy trì giá cả ổn định NHTW phải sử dụng chính sách tỷ giá ổn định và cân bằng. 1.1.2.2 Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và công ăn việc làm Khi các yếu tố khác không đổi, với chính sách phá giá nội tệ sẽ làm cho: - Kích thích tăng trưởng xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu, trực tiếp làm tăng thu nhập quốc dân và tăng công ăn việc làm. Y = C + I + G + X – M Phá giá nội tệ làm cho xuất khẩu X tăng và nhập khẩu M giảm, do đó tác dụng làm tăng trực tiếp thu nhập quốc dân Y. - Phá giá nội tệ làm cho những ngành sản xuất không sử dụng (hoặc sử dụng ít) đầu vào là hàng nhập khẩu sẽ tăng được lợi thế cạnh tranh về giá so với hàng hoá nhập khẩu, từ đó mở rộng được sản xuất, tăng thu nhập và tạo thêm công ăn việc làm mới. Tuy nhiên, để có được một cuộc phá giá thành công, thì trong nèn kinh tế phải có sẵn điều kiện cần thiết như năng lực sản xuất và thị trường cho hàng xuất khẩu, năng lực sản xuất hàng hoá thay thế nhập khẩu, đồng thời để tránh 5 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 vòng xoáy của “phá giá - lạm phát và lạm phát – phá giá”, thì phải áp dụng một chính sách thắt chặt tiền tệ và một quỹ dự trữ ngoại tệ đủ mạnh để can thiệp trong thời gian đầu. Ngược lại, với các yếu tố khác không đổi, khi nâng giá nội tệ sẽ tác động làm giảm tăng trưởng kinh tế và gia tăng thất nghiệp. Qua phân tích cho thấy, chính sách tỷ giá có thể được sử dụng như một công cụ nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế và tăng công ăn việc làm. Với các yêu tố khác không đổi, muốn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cần áp dụng chính sách phá giá nội tệ; ngược lại muốn kiềm chế và giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế thì áp dụng chính sách nâng giá nội tệ. 1.1.2.3 Cân bằng cán cân vãng lai Với chính sách tỷ giá định giá thấp nội tệ sẽ có tác dụng thúc đẩy xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu, giúp cải thiện được cán cân vãng lai từ trạng thái thâm hụt trở về trạng thái cân bằng hay thặng dư. Với chính sách tỷ giá định giá cao nội tệ sẽ có tác dụng kìm hãm xuất khẩu và kích thích nhập khẩu, giúp điểu chỉnh cán cân vãng lai từ trạng thái thặng dư trở về trạng thái cân bằng hay thâm hụt. Với chính sách tỷ giá cân bằng sẽ có tác dụng cân bàng xuất khẩu và nhập khẩu, giúp cán cân vãng lai tự động cân bằng. 1.2 Nội dung của chính sách tỷ giá Hành vi phá giá nội tệ, tức bao gồm những can thiệp của Chính phủ để đồng nội tệ trở nên được định giá thấp hơn. Hành vi nâng giá nội tệ, tức bao gồm những can thiệp của Chính phủ để đồng nội tệ trở nên được định giá cao hơn. Hành vi duy trì tỷ giá một mức nhất định, tức bao gồm những can thiệp của Chính phủ để duy trì tỷ giá là ổn định không đổi 6 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Không can thiệp, để cho tỷ giá biến động tự do theo quan hệ cung cầu thị trường. 1.3 Các công cụ của chính sách tỷ giá 1.3.1 Nhóm công cụ tác động trực tiếp lên tỷ giá. Thông thường đó là hoạt động của NHTW trên thị trường ngoại hối thông qua việc mua bán đồng nội tệ nhằm duy trì một tỷ giá cố định (trong chế độ tỷ giá cố định), hay ảnh hưởnglàm cho tỷ giá thay đổi đạt tới một mức nhất định theo mục tiêu đã đề ra (trong chế độ tỷ giá thả nổi). Để tiến hành can thiệp buộc NHTW phải có một lượng dự trữ ngoại hối đủ mạnh. Hơn nữa, các hoạt động can thiệp trực tiếp của NHTW tạo ra hiệu ứng thay đổi cung ứng tiền trong lưu thông, có thể tạo ra áp lực lạm phát hay thiểu phát không mong muốn cho nền kinh tế; chính vì vậy, đi kèm theo hoạt động can thiệp trực tiếp, NHTW thường phải sử dụng thêm một nghiệp vụ thị trường mở để hấp thụ lượng dư cung hay bổ sung phần thiếu hụt tiền tệ trong lưu thông. Do có hạn chế nhất định, nên các NHTW của các nước phát triển đã dần chuyển từ can thiệp trực tiếp sang can thiệp gián tiếp mà chủ yếu là thông qua công cụ lãi suất tái chiết khấu. Thuộc nhóm công cụ trực tiếp còn có các biện pháp can thiệp hành chính của Chính phủ: - Biện pháp kết hối: là việc Chính phủ quy định đối với các cá nhân và pháp nhân có nguồn thu ngoại tệ phải bán một tỷ lệ nhất định trong một thời hạn nhất định cho các tổ chức được phép kinh doanh ngoại hối. Biện pháp kết hối được áp dụnh trong những thời kỳ khan hiếm ngoại tệ giao dịch trên thị trường ngoại hối. Mục đích chính của biện pháp kết hối là nhằm tăng cung ngoại tệ tức thời để đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho thị trường, hạn chế hành vi đầu cơ và giảm áp lực phải phá giá nội tệ. 7 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 - Quy định hạn chế đối tượng được mua ngoại tệ, quy định hạn chế mục đích sử dụng ngoại tệ, quy định hạn chế số lượng mua ngoại tệ, quy định hạn chế thời điểm được mua ngoại tệ. Tất cả các biện pháp này đều nhằm mục đích giảm cầu ngoại tệ, hạn chế đầu cơ và tác động giữ cho tỷ giá ổn định. 1.3.2 Nhóm công cụ tác động gián tiếp lên tỷ giá Bao gồm các công cụ như: lãi suất tái chiết khấu, thuế quan, hạn ngạch, giá cả v.v… Trong số các công cụ gián tiếp thì công cụ lãi suất tái chiết khấu thường được sử dụng nhiều nhất và tỏ ra hiệu quả nhất. - Lãi suất tái chiết khấu: với các yếu tố khác không đổi, khi NHTW tăng mức lãi suất tái chiết khấu, sẽ có tác động làm tăng mặt bằng lãi suất thị trường; lãi suất thị trường tăng hấp dẫn các luồng vốn ngoại tệ chạy vào làm cho nội tệ lên giá. Khi lãi suất tái chiết khấu giảm sẽ có tác dụng ngược lại. - Thuế quan: thuế quan cao sẽ có tác dụng làm hạn chế nhập khẩu; nhập khẩu giảm làm cho cầu ngoại tệ giảm, kết quả làm cho nội tệ lên giá. Khi thuế quan thấp sẽ có tác dụng ngược lại. - Hạn ngạch: hạn ngạch có tác dụng làm hạn chế nhập khẩu, do đó có tác động lên tỷ giá giống như thuế quan cao. Dỡ bỏ hạn ngạch có tác dụng làm tăng nhập khẩu, do đó có tác dụng lên tỷ giá giống như thuế quan thấp. - Giá cả: thông qua hệ thống giá cả, Chính phủ có thể trợ giá cho những mặt hàng xuất khẩu chiến lược hay đang trong giai đoạn đầu sản xuất. Trợ giá xuất khẩu làm cho khối lượng xuất khẩu tăng, làm tăng cung ngoại tệ, khiến cho nội tệ lên giá. Chính phủ cũng có thể bù giá cho một số mặt hàng nhập khẩu thiết yếu; bù giá làm tăng nhập khẩu, kết quả là làm cho nội tệ giảm giá. Ngoài các công cụ gián tiếp, trong từng thời kỳ Chính phủ (chủ yếu là các nước đang phát triển) còn có thể áp dụng một số biện pháp cá biệt khác như: 8 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 - Điều chính tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ đối với các NHTM: khi ngoại tệ khan hiếm trên thị trường ngoại hối, NHTW có thể tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với vốn huy động bằng ngoại tệ của các NHTM, làm cho chi phí sử dụng vốn ngoại tệ tăng; để kinh doanh có lãi buộc các NHTM phải hạ lãi suất huy động ngoại tệ, kết quả là việc nắm giữ ngoại tệ trở nên kém hấp dẫn hơn so với nắm giữ nội tệ, khiến cho những người sử dụng ngoại tệ phải bán đi lấy nội tệ, làm tăng cung ngoại tệ trên thị trường ngoại hối. - Quy định mức lãi suất trần kém hấp dẫn đối với tiền gửi bằng ngoại tệ. - Quy định trạng thái ngoại tệ đối với các NHTM ngoài mục đích chính là phòng ngừa rủi ro tỷ giá, còn có tác dụng hạn chế đầu cơ ngoại tệ, làm giảm áp lực lên tỷ giá khi cung cầu mất cân đối. 1.4 Các mô hình xác định tỷ giá 1.4.1 Mô hình ngang giá sức mua (PPP) PPP được nhà kinh tế học Gustan Cassell đưa ra vào năm 1920. Nội dung cơ bản của học thuyết là: tỷ giá giao dịch trên thị trường phải phán ánh ngang giá sức mua giữa hai đồng tiền. 1.4.1.1 Quy luật ngang giá sức mua Tỷ giátỷ lệ trao đổi giữa hai đồng tiền trong giao dịch mua bán giữa các bên trên thị trường ngoại hối mà chưa đề cập đến tương quan sức mua giữa chúng E.P * E R = ---------- P P - là mức giá cả hàng hoá sản xuất trong nước tính bằng nội tệ P * - là mức giá cả hàng hoá nhập khẩu tính bằng ngoại tệ 9 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 E – là tỷ giá (số đơn vị nội tệ trên 1 đơn vị ngoại tệ) Theo quy luật ngang giá sức mua thì tỷ giá thực (E r ) luôn có xu hướng vận động về giá trị là 1 đơn vị. Khi E r = 1 tức E.P * = P, ta có hai đồng tiền là ngang giá sức mua với nhau. Điều này có nghĩa là nều chuyển đổi một đơn vị nội tệ sang ngoại tệ theo tỷ giá E thì ta mua được một số lượng hàng hoá nước ngoài là tương đương trong nước. Ngược lại, nếu chuyển đổi 1 đơn vị ngoại tệ sang nội tệ theo tỷ giá E thì ta mua được một số lượng hàng hoá trong nuớc là tương đương nước ngoài. Mối quan hệ giữa tỷ giá và ngang giá sức mua được thể hiện như sau: E.P * E R = ---------- = 1 P -----> E = P/P* Mà P/P * = E P Do đó E = E p Như vậy, theo quy luật thì tỷ giá giao dịch trên thị trường phải phản ánh ngang giá sức mua giữa hai đồng tiền 1.4.1.2 Quy luật một giá Gọi P i là giá của hàng hoá i trong nước tính bằng nội tệ P i * là giá của hàng hoá i nước ngoài tính bằng ngoại tệ Khi đó P i = E.P i * Khi quy luật một giá bị phá vỡ thì kinh doanh chênh lệch giá thông qua các hành vi mua hàng hoá thị trường có giá thấp và bán thị trường có giá cao giúp khôi phục trở về trạng thái cân bằng. 10 [...]... tỷ giá năm thứ n (E0) theo thuyết PPP như sau: n CPI t En = E0 Π CPI * t =1 t (11) Vì CPIt và CPI*t luôn có sẵn trong niên giám thống kê, nên công thức (11) được sử dụng để xác định tỷ giá theo thuyết ngang giá sức mua (hay còn gọi là tỷ giá thực); và để kiểm chứng độ lệch giữa tỷ giá giao dịch trên thị trường và tỷ giá ngang giá sức mua Tỷ lệ lên giá của VND so với PPP được tính như sau: Gọi tỷ giá. .. giảm làm cho nội tệ lên giá, tức tỷ giá giảm để duy trì PPP Tương tự, khi thu nhập thực tế nước ngoài tăng làm cho mức giá nước ngoài giảm xuống; mức giá nước ngoài giảm làm cho nội tệ giảm giá, tức tỷ giá tăng để duy trì PPP * Ảnh hưởng của lãi suất lên tỷ giá: Với các nhân tố khác không đổi, khi mức lãi suất danh nghĩa nội địa tăng làm cho nội tệ giảm giá, tức tỷ giá tăng Điều này xảy ra là vì... nhân tố khác không đổi, thì khi giá hàng hoá ITG tăng tương đối so với giá hàng hoá NITG sẽ làm cho tỷ giá tăng, tức nội tệ giảm giá 1.4.1.3.3 PPP Dạng tương đối - tỷ lệ % Gọi ∆E - tỷ lệ thay đổi tỷ giá sau 1 năm ∆ P - tỷ lệ thay đổi giá sau 1 năm trong nước (Việt Nam) ∆ P* - tỷ lệ thay đổi giá sau 1 năm nước ngoài (Mỹ) - Tại thời điểm đầu năm: P0 = E0 P*0 - Tại thời điểm cuối năm P1 = E1 P*1 ⇔ P0... giữa tỷ giá với giá cả nội địa và nước ngoài E= (13) Từ đẳng thức (13) cho thấy, tỷ giá được xác định bởi: (i) tương quan giữa cung ứng tiền trong nước và nước ngoài M/M *, (ii) tương quan giữa cầu tiền nước ngoài và trong nước L */L Là giá cả giữa hai đồng tiền, tỷ giá phụ thuộc không chỉ cung cầu nội tệ, mà còn phụ thuộc vào cung cấp ngoại tệ trên thị trường tiền tệ; do đó sự biến động của tỷ giá. .. lên rằng: mức giá cả tương đối giữa hàng hoá ITG và NITG [tức các tỷ số (PN/PT) và (P*N/P*T) có ảnh hưởng đến mức tỷ giá Trong mỗi nền kinh tế, nếu các nhân tố khác không đổi, thì khi giá hàng hoá NITG tương đối so với giá hàng hoá ITG (tức P N/PT tăng) sẽ làm cho tỷ giá giảm, tức nội tệ lên giá Ngược lại, nếu các nhân tố khác không đổi, thì khi giá hàng hoá ITG tăng tương đối so với giá hàng hoá NITG... thay đổi của tỷ giá Mức độ thay đổi của tỷ giá (bên trái) được xác định bởi các biến số (bên phải) Từ công thức 11.16 cho phép tiên đoán những gì sẽ xảy ra với tỷ giá khi một trong các biến số thay đổi * Ảnh hưởng của cung ứng tiền lên tỷ giá 31 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Với các nhân tố khác không đổi, khi cung ứng tiền trong nước tăng x%, thì tỷ giá cũng tăng... cơ hàng hóa trong nước (Việt Nam) là ∆Pe, và đây cũng chínhtỷ lệ lạm phát dự tính của đồng nội tệ (VND) Tương tự, mức sinh lời dự tính từ việc đầu cơ hàng hóa nước ngoài (Mỹ) là ∆Pe* + ∆Se, bởi vì nó bao gồm tỷ lệ lạm phát dự tính của đồng ngoại tệ (USD) cộng với tỷ lệ thay đổi tỷ giá giao ngay dự tính Nếu bỏ qua mọi rủi ro và các chi phí có liên quan, thì dưới áp lực của đầu cơ, tỷ lệ sinh... Tỷ lệ lên giá của VND so với PPP được tính như sau: Gọi tỷ giá chính thức là E, ngang giá sức mua là PPP ta có: - Theo tỷ giá chính thức: - Theo PPP: 1 VND = 1/E 1 VND = 1/PPP Do đó,VND (giá trị chính thức) sẽ lên giá so với PPP là: 1 1 − PPP = PPP − E =  PPP − 1 100% % VND = E 1  ÷ E  E  PPP Đồ thị thể hiện mối quan hệ giữa tỷ giá chính thức và PPP như sau: 19 Website: http://www.docs.vn Email... giảm giá đúng bằng x% Trong khi đó, nếu cung ứng tiền nước ngoài tăng x%, thì tỷ giá giảm x%, nghĩa là nội tệ lên giá đúng bằng x% * Ảnh hưởng của thu nhập lên tỷ giá: Với các nhân tố khác không đổi, khi thu nhập thực tế trong nước tăng, làm cho cầu tiền thực tế tăng nhằm đáp ứng tăng nhu cầu giao dịch: cầu tiền tăng làm cho mức giá trong nước giảm, mức giá trong nước giảm làm cho nội tệ lên giá, ... dạng tỷ lệ: - Công thức Ngang giá lãi suất không có bảo hiểm rủi ro tỷ giá dạng chính xác, thời hạn 1 năm: c ∆1/ n = 25 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 - Công thức ngang giá lãi suất không có bảo hiểm rủi ro tỷ giá dạng gần đúng, thời hạn 1 năm là: c ∆1/ n = R - R* - Công thức ngang giá lãi suất không có bảo hiểm rủi ro tỷ giá, dạng chính xác thời hạn t (= 1/n) . Chính sách tỷ giá Việt Nam sau khi hội nhập - Giải pháp hoàn thiện chính sách tỷ giá hậu WTO Bài viết này bao gồm ba phần: Phần 1: Tổng quan về tỷ giá. quan về tỷ giá Phần 2: Thực trạng chính sách tỷ giá ở Việt Nam Phần 3: Giải pháp hoàn thiện chính sách tỷ giá trong tiến trình hội nhập quốc tế

Ngày đăng: 28/03/2013, 13:58

Hình ảnh liên quan

Ta có bảng so sánh như sau: - Giải pháp hoàn thiện chính sách tỷ giá ở Việt nam hậu WTO

a.

có bảng so sánh như sau: Xem tại trang 20 của tài liệu.
Từ bảng trên cho thấy: - Giải pháp hoàn thiện chính sách tỷ giá ở Việt nam hậu WTO

b.

ảng trên cho thấy: Xem tại trang 49 của tài liệu.
Bước 4: Lập bảng tính tỷ giá NEER.Trong bảng, TM là tỷ trọng thương - Giải pháp hoàn thiện chính sách tỷ giá ở Việt nam hậu WTO

c.

4: Lập bảng tính tỷ giá NEER.Trong bảng, TM là tỷ trọng thương Xem tại trang 58 của tài liệu.
mại trung bình của các nước. Tỷ giá NEER trong bảng được tính theo công thức: - Giải pháp hoàn thiện chính sách tỷ giá ở Việt nam hậu WTO

m.

ại trung bình của các nước. Tỷ giá NEER trong bảng được tính theo công thức: Xem tại trang 58 của tài liệu.
Bước 6: Lập bảng tính chỉ số giá tiêu dùng trung bình của tất cả các - Giải pháp hoàn thiện chính sách tỷ giá ở Việt nam hậu WTO

c.

6: Lập bảng tính chỉ số giá tiêu dùng trung bình của tất cả các Xem tại trang 59 của tài liệu.
Mô hình giá cứng của Dornbusch dựa trên các giả thiết sau: - Giải pháp hoàn thiện chính sách tỷ giá ở Việt nam hậu WTO

h.

ình giá cứng của Dornbusch dựa trên các giả thiết sau: Xem tại trang 61 của tài liệu.
Giá cả hình thành theo quy luật cung cầu là một trong những nhân tố quan trọng bậc nhất để một thị trường hoạt động hiệu quả - Giải pháp hoàn thiện chính sách tỷ giá ở Việt nam hậu WTO

i.

á cả hình thành theo quy luật cung cầu là một trong những nhân tố quan trọng bậc nhất để một thị trường hoạt động hiệu quả Xem tại trang 94 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan