luận văn luật nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất

58 1.7K 12
luận văn luật nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Luận văn tốt nghiệp Nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn: Đặng Minh Phương Nguyễn Thị Thanh Xuân 1 LỜI NÓI ĐẦU t Lý do chọn đề tài Khác với hầu hết các quốc gia khác trên thế giới, ở Việt Nam đất đai được coi là tài sản đặc biệt và thuộc sở hữu toàn dân. Chính vì tính tuyệt đối của hình thức sở hữu này mà trong quan hệ đất đai ở Việt Nam, chủ sử dụng đất và chủ sở hữu đất hoàn toàn tách biệt nhau. Chủ sở hữu đất mà đại diện là Nhà nước quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất thông qua Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành. Trong các quyền và nghĩa vụ đó, người sử dụng đất chỉ quan tâm nhiều đến những quyền và nghĩa vụ thiết thân nhất, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích từ việc khai thác sử dụng đất của họ cụ thể như quyền thực hiện các giao dịch được công nhận trong thị trường quyền sử dụng đất, nghĩa vụ tài chính…Luật Đất đai 2003 ra đời đã có những thay đổi cơ bản về chế độ quản lý, sử dụng đất, trong đó có bổ sung mới nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất. Cùng trong mối quan tâm chung của người sử dụng đất, cộng với mong muốn của bản thân tác giả đã chọn vấn đề “Nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất” làm đề tài tốt nghiệp cho mình. t Mục đích, ý nghĩa của đề tài Đề tài đi sâu vào phân tích các loại nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất hiện nay để thấy rõ những nghĩa vụ về vật chất của người sử dụng đất đối với chủ sở hữu, đồng thời thấy được những chính sách mang tính xã hội của Nhà nước thông qua việc điều tiết các lợi ích từ việc khai thác sử dụng đất của người sử dụng đó chính là các nguồn thu ngân sách Nhà nước từ đất. t Phương pháp nghiên cứu Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu tổng hợp, phân tích, so sánh, đối chiếu. t Kết cấu của đề tài Đề tài bao gồm: ² Lời nói đầu ² Nội dung: gồm hai chương w Chương 1: Khái quát chung về nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất Luận văn tốt nghiệp Nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn: Đặng Minh Phương Nguyễn Thị Thanh Xuân 2 w Chương 2: Những quy định của pháp luật về nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất – Thực trạng và định hướng hoàn thiện ² Kết luận ² Phụ lục ² Tài liệu tham khảo. Luận văn tốt nghiệp Nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn: Đặng Minh Phương Nguyễn Thị Thanh Xuân 3 CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGHĨA VỤ TÀI CHÍNH CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG ĐẤT 1.1 Nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất 1.1.1 Vai trò của đất đai trong sản xuất và đời sống Đất đai là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá. Đất là tư liệu sản xuất chính không thể thay thế được của một số ngành sản xuất như nông nghiệp, lâm nghiệp. Lịch sử phát triển nông, lâm nghiệp của loài người cũng là lịch sử khai thác và bảo vệ đất đai ngày càng hiệu quả. Đất đai còn là nguyên liệu của một số ngành như làm gạch, ngói, đồ gốm, xi măng…là địa điểm để đặt máy móc, kho tàng, bến bãi, nhà xưởng, tạo chổ đứng cho công nhân trong sản xuất công nghiệp. Mác đã khái quát vai trò kinh tế của đất đai: “Đất là mẹ, sức lao động là cha sản sinh ra mọi của cải vật chất”. Đối với đời sống, đất là nơi trên đó con người xây dựng nhà cửa, các công trình văn hóa, là nơi phân bố các ngành kinh tế quốc dân, các khu dân cư… là cơ sở để phát triển các hệ sinh thái, là yếu tố hàng đầu của môi trường sống, là nơi duy trì sự sống của con người và sinh vật. Vai trò của đất đai đối với sản xuất và đời sống thật to lớn và đa dạng. Dưới góc độ chính trị - pháp lý, đất đai là một bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ quốc gia gắn liền với chủ quyền quốc gia. Không thể có quan niệm về một quốc gia không có đất đai. Tôn trọng chủ quyền quốc gia trước hết là tôn trọng lãnh thổ quốc gia. Vì vậy đất đai được coi là dấu hiệu cơ bản nhất của một quốc gia, một dân tộc, một cộng đồng. Giữ vai trò vô cùng quan trọng nhưng đất đai chỉ có thể phát huy vai trò vốn có của nó dưới sự tác động tích cực của con người một cách thường xuyên. Ngược lại, đất đai không phát huy được khả năng sinh lợi nếu con người tác động vào nó một cách thờ ơ, tùy tiện, chỉ khai thác mà không cải tạo và bồi bổ đất. Các điều kiện đó phụ thuộc vào bản chất của mỗi chế độ xã hội thông qua các chính sách về đất đai. 1.1.2 Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai Hiện nay, Việt Nam là nước duy nhất trên thế giới thực hiện chế độ sở hữu toàn dân về đất đai. Các nước khác trên thế giới, ngoại trừ một số nước vừa tồn tại Luận văn tốt nghiệp Nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn: Đặng Minh Phương Nguyễn Thị Thanh Xuân 4 song song sở hữu Nhà nước và sở hữu tập thể thì đa phần thuộc sở hữu tư nhân dưới sự quản lý của Nhà nước. Có thể nói rằng, sở hữu tư nhân chiếm ưu thế tuyệt đối trong các hình thức về sở hữu và vì vậy mà các quan hệ đất đai được điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật dân sự. Ở Việt Nam, quan hệ đất đai có những nét đặt thù, chính vì vậy mà nền tảng của nó là chế độ sở hữu cũng khác với nhiều nước trên thế giới. Điều 17 Hiến pháp năm 1992 ghi nhận đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý. Quyền sở hữu đất đai thuộc về tòan dân do Nhà nước đại diện quản lý, tức là đất đai không thuộc quyền sở hữu của một tổ chức hay cá nhân công dân nào. Các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân công dân chỉ là chủ thể của quyền sử dụng đất đai mà thôi. Quyền sở hữu Nhà nước là quyền sở hữu duy nhất và tuyệt đối. Sự tuyệt đối và duy nhất đó biểu hiện ở chổ nó bao trùm tất cả đất đai bất kỳ là đất đó hiện đang cho ai sử dụng, và không thừa nhận bất kỳ hình thức sở hữu nào khác ngoài sở hữu Nhà nước. Luật pháp của Việt Nam nghiêm cấm sử dụng đất đai không đúng mục đích, việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất đai trái pháp luật và hủy hoại đất đai. Mọi tổ chức và cá nhân sử dụng đất phải thực hiện đúng các quy định của Nhà nước, theo đúng quy hoạch, khi mà cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt. Thực tế từ sau năm 1980, chúng ta đã quy định chỉ có Nhà nước mới có quyền sở hữu đất đai, mọi tổ chức và cá nhân công dân chỉ là người sử dụng đất. Tuy nhiên, vai trò của Nhà nước chưa được phát huy tối đa. Khái niệm chủ sở hữu quá trừu tượng, chung chung, khiến người quản lý đất đai đại diện cho Nhà nước tưởng rằng mình là chủ sở hữu đất đai, có mọi quyền cấp, phát đất đai cho tổ chức và cá nhân. Thêm vào đó, điều vô cùng quan trọng là phải xác định cho được người chủ của đất đai, đó chính là các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân. Tuy nhiên trong một thời gian dài người ta đã không thấy rằng sở hữu là không có mục đích tư nhân. Sở hữu chỉ có ý nghĩa khi nó thực sự mang lại lợi ích thiết thực cho người chủ của nó, bằng không sẽ vô nghĩa. Chế độ sở hữu tập thể hợp tác xã cách đây 30 năm là một bằng chứng cho luận điểm nói trên. Người xã viên qua một thời gian đã nhận ra rằng, cái quyền đồng sở hữu của họ chỉ là ảo, không mang lại một lợi ích kinh tế tương xứng nào, mà đúng ra họ chỉ là người làm thuê với đồng công ít ỏi. Vì vậy, họ không quan tâm đến ruộng đất, nhận ruộng nhưng không ra đồng, chỉ còn mỗi sự quan tâm đến phần đất 5% còn sót lại của mình. Bản thân hình thức sở hữu tập thể và quốc doanh đã đưa đến một thực trạng là hiệu quả sử dụng đất đai rất thấp, trên 18,5 triệu ha rừng bị khai thác cạn kiệt, gây biến động lớn về môi trường và kinh tế. Thời kỳ khoán sản phẩm theo Chỉ thị 100, ngày 13/01/1981 của Ban bí thư có người lầm tưởng đó là chiếc chìa khóa vàng để giải quyết mối quan hệ ruộng đất Luận văn tốt nghiệp Nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn: Đặng Minh Phương Nguyễn Thị Thanh Xuân 5 trong nông nghiệp, nhưng thực tế một bộ phận nông dân đã trả lại ruộng khoán đã bác bỏ điều đó. Sau đó, Nghị quyết 10 của Bộ chính trị ngày 5/04/1988 về đổi mới quản lý nông nghiệp đã lường tới việc xác định vai trò làm chủ của người nông dân trong sản xuất nông nghiệp. Đó cũng là một sự biến đổi lớn lao trong quan niệm về sở hữu đất đai, hướng tới quan niệm cụ thể hơn khi nền kinh tế của nước ta chuyển từ chế độ quản lý tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Như vậy, một điều cơ bản trong việc quản lý tốt về đất đai là phải xác định đúng quyền sở hữu về đất đai. Nhà nước là người đại diện cho quyền sở hữu đó, còn nhân dân là chủ sở hữu. Nhưng Nhà nước không trực tiếp sử dụng đất đai mà lại giao, cho thuê cho các tổ chức và cá nhân sử dụng. Cho nên Nhà nước cần phải quy định như thế nào để hàng triệu thửa đất và hàng triệu người sử dụng đất an tâm đầu tư có hiệu quả và phát huy hết mọi khả năng sản xuất của mình. Không có việc làm gì hiệu quả hơn là trao cho nhiều quyền hạn hơn của người sử dụng đất trong việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế nhưng Nhà nước vẫn nắm giữ quyền năng tối cao của mình và thông qua đó buộc họ phải thực hiện nghĩa vụ tài chính của mình, bằng cách này người sử dụng đất thấy được quyền năng thực sự của mình trên diện tích đất mà mình đang sử dụng từ đó hăng say hơn trong công việc đồng thời hiệu quả quản lý của Nhà nước được tăng cường thông qua việc nắm bắt được tình hình thay đổi của đất đai. 1.1.3 Nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất Nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất là một khái niệm rộng lớn trong đó bao gồm nhiều loại thuế, phí và khoản thu ngân sách từ đất mà Nhà nước cho các chủ thể sử dụng. Có tất cả bốn loại thuế mà người sử dụng đất phải nộp, hai loại phí và tiền sử dụng đất, tiền thuê đất mà người sử dụng đất phải nộp. Tất cả những loại nghĩa vụ này đều xoay quanh việc sử dụng đất của người sử dụng đất, mọi thay đổi, tác động khác đều chịu sự chi phối của các loại nghĩa vụ này. Trong phạm vi đề tài này, chỉ giới hạn trong bốn loại thuế, một loại phí và tiền sử dụng đất, tiền thuê đất. Trong lịch sử, thuế đánh vào đất đai xuất hiện từ rất sớm. Vào thời La Mã cổ đại, trong giai đoạn vua Jilius Ceasar trị vì, chính quyền các tỉnh đều dựa vào nguồn thu từ thuế đất và thuế thân. Ban đầu số thuế mà chủ sở hữu đất phải nộp là một khoản cố định bất kể hoa lợi hay thu nhập đem lại từ mảnh đất đó. Sau này cách tính thuế đã được sửa đổi theo hướng căn cứ vào độ màu mỡ, phì nhiêu của đất. Mục tiêu của việc áp dụng các sắc thuế đối với đất đai là tạo nguồn thu, đáp Luận văn tốt nghiệp Nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn: Đặng Minh Phương Nguyễn Thị Thanh Xuân 6 ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. Tuy nhiên, đất đai thuộc loại tài sản có những đặc tính khác biệt với tài sản thông thường nên ngoài việc áp dụng các sắc thuế đối với đất đai Nhà nước còn chủ trương khuyến khích chủ đất sử dụng đất một cách tiết kiệm và hiệu quả. Việc đưa thuế đất vào áp dụng trong thực tiễn Úc đầu thế kỷ XX là ví dụ điển hình về việc thực hiện chủ trương này. Năm 1910, Chính phủ Úc ban hành thuế đất nhằm một mặt huy động nguồn tài chính cho ngân sách Nhà nước để cũng cố quốc phòng, mặt khác nhằm khuyến khích những người có đất nhưng không sử dụng hết chuyển nhượng bớt một phần cho những đối tượng có nhu cầu về đất đai và có khả năng sử dụng đất có hiệu quả. Ngày nay, các quốc gia đều áp dụng các sắc thuế đối với đất đai mặc dù ở mỗi nước, những sắc thuế này có thể có những tên gọi và cơ sở đánh thuế khác nhau. Ví dụ: Ở Nhật thuế đánh vào đất đai có thể phân thành hai nhóm chính là thuế đánh vào việc chuyển dịch đất đai và thuế giá trị đất. Thuế đánh vào việc chuyển dịch đất đai được áp dụng khi có sự thừa kế, chuyển nhượng đất đai hoặc khi đất đai được chuyển dịch với tư cách là quà tặng. Thuế giá trị đất là loại thuế đánh hàng năm trên đất đai của các tổ chức và cá nhân sở hữu đất; Đài Loan sử dụng ba sắc thuế đánh vào đất là: thuế đánh trên giá trị đất, thuế đất nông nghiệp (còn gọi là thuế ruộng đất), và thuế giá trị đất tăng thêm. Việt Nam hiện nay áp dụng bốn sắc thuế có liên quan đến đất đai: thuế sử dụng đất nông nghiệp; thuế nhà, đất; thuế chuyển quyền sử dụng đất và vừa bổ sung thêm một loại thuế mới đó là thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất. v Thuế sử dụng đất nông nghiệp là loại thuế thu vào việc sử dụng đất nông nghiệp hoặc việc được giao đất vào sản xuất nông nghiệp. Nói cách khác, loại thuế này đánh vào hành vi sử dụng đất nông nghiệp và hành vi không sử dụng đất nông nghiệp được giao. Trong trường hợp thứ hai thì thuế sử dụng đất nông nghiệp áp dụng cả với những chủ thể có quyền sử dụng đất nông nghiệp mà không sử dụng đất đó. Thuế sử dụng đất nông nghiệp có một số nét đặc thù so với các loại thuế đất khác. Thứ nhất, thuế sử dụng đất nông nghiệp chỉ thu vào việc sử dụng hoặc có quyền sử dụng đất, không thu vào hoa lợi trên đất vì vậy có tác dụng giảm nhẹ gánh nặng thuế cho người nộp thuế, chủ yếu là các hộ nông dân có thu nhập thấp so với mặt bằng chung trong xã hội. Thứ hai, thuế sử dụng đất nông nghiệp là loại thuế có tính xã hội cao do đối tượng nộp thuế chiếm tỷ lệ lớn. Chỉ tính riêng hộ nông dân, một trong những đối tượng có nghĩa vụ nộp thuế đã chiếm gần 80% dân số cả nước. Thứ ba, thuế sử dụng đất nông nghiệp là loại thuế được thu theo hàng năm, được tính bằng thóc nhưng thu chủ yếu bằng tiền. Việc thu thuế vì vậy phụ thuộc rất Luận văn tốt nghiệp Nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn: Đặng Minh Phương Nguyễn Thị Thanh Xuân 7 nhiều vào thời điểm thu hoạch của vụ sản xuất chính và thực tế giá cả thị trường ở địa phương. v Thuế nhà, đất là loại thuế thu vào việc trực tiếp sử dụng hoặc việc có quyền sử dụng đất ở, đất xây dựng công trình. Loại thuế này không thu vào đất nông nghiệp, lâm nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ sản và làm muối. Là thuế đánh vào đất như thuế sử dụng đất nông nghiệp nhưng thuế nhà, đất có một số nét đặc thù, thể hiện sự khác biệt của loại thuế này với thuế sử dụng đất nông nghiệp. Một là, thuế nhà, đất không thu vào đất nông nghiệp. Vì vậy, khi xác định số thuế nhà, đất hộ gia đình ở nông thôn phải nộp cần có sự tách biệt giữa diện tích đất nông nghiệp và diện tích đất ở. Hai là, căn cứ tính thuế nhà, đất mặc dù có nhiều điểm tương đồng với căn cứ tính thuế sử dụng đất nông nghiệp (vì phải dựa vào hạng đất tính thuế sử dụng đất nông nghiệp và mức thuế sử dụng đất nông nghiệp) nhưng trong đại bộ phận các trường hợp, mức thu cao hơn rất nhiều so với mức thu thuế sử dụng đất nông nghiệp. Ba là, thuế nhà, đất cũng được tính bằng thóc và thu bằng tiền như thuế sử dụng đất nông nghiệp nhưng thời hạn thu nộp thuế không phụ thuộc vào thời điểm thu hoạch của vụ sản xuất chính như thời hạn thu thuế sử dụng đất nông nghiệp. v Thuế chuyển quyền sử dụng đất là loại thuế thu vào việc chuyển quyền tài sản là quyền sử dụng đất của các hộ gia đình và cá nhân. Nhưng trong năm loại hình chuyển quyền sử dụng đất thì Nhà nước chỉ đánh vào việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Mặc dù cũng là loại thuế có liên quan đến đất đai nhưng thuế chuyển quyền sử dụng đất có một số đặc thù cho thấy sự khác biệt của sắc thuế này với thuế sử dụng đất nông nghiệp và thuế nhà, đất. Thứ nhất, thuế chuyển quyền sử dụng đất, về bản chất là loại thuế đánh vào hoạt động chuyển nhượng tài sản đặc biệt là quyền sử dụng đất. Đây là loại thuế trực thu, đánh trực tiếp vào giá trị giao dịch của người có quyền sử dụng đất và chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Thứ hai, loại thuế này không phát sinh định kỳ, thường xuyên, mà phụ thuộc vào tình hình giao dịch quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất trên thị trường. Thứ ba, thuế chuyển quyền sử dụng đất thể hiện sự quản lý của nhà nước đối với thị trường giao dịch một loại tài sản đặc biệt của quốc gia là đất đai, được chuyển nhượng dưới dạng quyền sử dụng đất hợp pháp của cá nhân và hộ gia đình. v Thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất là một loại thuế mới, chỉ áp dụng cho doanh nghiệp chưa áp dụng cho cá nhân, hộ gia đình. Đây là một loại thuế rất đặc thù trong những loại thuế thu từ đất đai, cũng giống như thuế chuyển quyền sử dụng đất là đánh vào khoản thu nhập có được từ việc chuyển nhượng quyền sử Luận văn tốt nghiệp Nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn: Đặng Minh Phương Nguyễn Thị Thanh Xuân 8 dụng đất nhưng khác ở chỗ thuế thu nhập từ chuyển quyền đánh vào phần lãi ròng có được, tức là sau khi xác định được phần thu nhập để đánh thuế chuyển quyền quyền sử dụng đất thì cơ quan thuế sẽ tiếp tục xác định phần lãi ròng bằng các lấy phần thu nhập có được trừ đi các chi phí hợp lý, hợp lệ và thu thuế phần còn lại. v Tiền sử dụng đất là số tiền mà người sử dụng đất phải trả trong trường hợp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất đối với một diện tích đất xác định bao gồm các trường hợp sau: giao đất trực tiếp cho người sử dụng đất thông qua hình thức đấu giá đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất; chuyển mục đích sử dụng đất; khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; giao đất trong khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế. Trong những đối tượng này bao gồm cả người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài và tổ chức nước ngoài. v Tiền thuê đất, thuê mặt nước là khoản thu của Nhà nước đối với hoạt động thuê đất của tổ chức, cá nhân, hộ gia đình có nhu cầu.Ở đây Nhà nước sẽ quy định có hai hình thức trả tiền thuê đất: trả tiền thuê đất hàng năm và trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê. Đối tượng thuê đất, thuê mặt nước cũng bao gồm cả người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài và tổ chức nước ngoài. v Các loại phí, lệ phí về đất đai bao gồm: lệ phí trước bạ và lệ phí địa chính. Lệ phí trước bạ là khoản thu của Nhà nước khi người sử dụng đất đăng ký quyền sử dụng đất với cơ quan nhà nước. Lệ phí địa chính là khoản thu khi có nhu cầu trích lục các hồ sơ địa chính tại cơ quan địa chính. 1.2 Quá trình hình thành và phát triển các loại nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất ở nước ta Luật Đất Đai 2003 ra đời và đi vào thực tiễn cuộc sống là sự tổng kết của một quá trình phát triển về nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất. Với Luật Đất Đai 2003 nghĩa vụ tài chính về đất gần như hoàn thiện tuy vẫn còn một số thiếu sót nhưng nhìn chung đã bao quát được toàn bộ các lĩnh vực. Trong kháng chiến chống pháp, nhà nước đã có chính sách động viên sự đóng góp của giai cấp nông dân-lớp người trực tiếp sử dụng đất vào sản xuất nông nghiệp cho cuộc kháng chiến bằng việc ban hành sắc lệnh số 13 ngày 11 tháng 5 năm 1951 về thuế nông nghiệp. Thuế nông nghiệp trong vòng ba năm đầu kể từ khi ra đời (1951-1954) đã là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước và là nguồn lương thực quan trọng phục vụ cho cuộc kháng chiến. Sau giải phóng thủ đô năm 1954, Việt nam bị chia cắt thành hai miền Bắc và Nam. Miền Bắc do chính quyền cách mạng lãnh đạo còn miền Nam vẫn còn nằm dưới sự đô hộ của đế quốc Mỹ. Trong hoàn cảnh đó Việt Nam không thể có ngay Luận văn tốt nghiệp Nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn: Đặng Minh Phương Nguyễn Thị Thanh Xuân 9 một chính sách thuế thống nhất và duy nhất đối với đất đai mà mỗi miền có một chính sách riêng. Ở miền Bắc, ngoài Sắc lệnh thuế nông nghiệp nêu trên, loại thuế đánh vào nhà, đất ở các thành phố và thị trấn sau giải phóng thủ đô là thuế thổ trạch ban hành kèm theo điều lệnh tạm thời về thuế tổ trạch do Thủ tướng Phạm Văn đồng ký ngày 12 tháng 01 năm 1956. Đối tượng nộp loại thuế này là tất cả những ai có nhà, đất hoặc tất cả những ai trực tiếp sử dụng nhà, đất; trường hợp có tranh chấp và chưa xác định được ai là chủ sử dụng đất và chủ sở hữu nhà hợp pháp thì đối tượng nộp thuế là người trực tiếp quản lý, sử dụng nhà, đất. Thuế thổ trạch được xác định căn cứ vào hai yếu tố: thuế suất, giá nhà và đất tiêu chuẩn. Thuế suất thuế thổ trạch là thuế suất tỷ lệ được quy định riêng đối với nhà và đất. Ở miền Nam, thuế đánh vào đất đai là thuế điền thổ được áp dụng từ năm 1953. Ngày 21 tháng 10 năm 1972, chính quyền Sài Gòn ban hành sắc lệnh số 014/TT-SL theo đó thuế điền thổ bao gồm hai loại thuế là thuế thổ trạch và thuế ruộng vườn. Thuế thổ trạch đánh vào đất, nhà, vật kiến trúc nằm trong phạm vi đô thị. Đối tượng nộp thuế gồm chủ sở hữu các bất động sản nói trên. Căn cứ tính thuế là giá trị đất, nhà và vật kiến trúc (nếu có) ấn định theo thời giá ngày 01 tháng 01 của năm tính thuế và thuế suất. Thuế ruộng, vườn đánh vào đất trồng lúa và các loại ngũ cốc, đất trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, cây thuốc lá, đất làm muối Đối tượng nộp thuế là các chủ sở hữu ruộng vườn. Căn cứ tính thuế là giá trị năng suất ruộng vườn chịu thuế tính theo tình trạng ruộng đất trong năm tính thuế và thuế suất. Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, cả nước thống nhất, Hội đồng nhà nước ban hành Pháp lệnh thuế nông nghiệp năm 1983 thay Sắc lệnh thuế nông nghiệp năm 1951, áp dụng trên toàn quốc. Năm 1989, Pháp lệnh này đã được sửa đổi nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp theo Nghị quyết 10 NQ/TW ngày 05 tháng 04 năm 1988 của Bộ chính trị. Nghị quyết Đại hội lần thứ 7 của Đảng đề ra yêu cầu đổi mới trong quản lý và sử dụng đất đai. Trước yêu cầu đó ngày 29 tháng 06 năm 1991, Hội đồng nhà nước đã ban hành Pháp lệnh thuế nhà, đất thay thế điều lệ tạm thời về thuế thổ trạch, có hiệu lực ngày 15 tháng 07 năm 19931; và ngày 10 tháng 07 năm 1993, Quốc hội đã thông qua Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp thay thế cho Pháp lệnh thuế nông nghiệp, có hiệu lực vào ngày 01 tháng 10 năm 1994. Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp ra đời đã làm thay đổi căn bản bản chất của loại thuế đánh vào việc sử dụng đất vào sản xuất nông nghiệp, đó là sự thay thế loại thuế hỗn hợp bao hàm cả thuế đất và thuế hoa lợi trên đất bằng loại thuế sử dụng đất thuần tuý. Trong Luận văn tốt nghiệp Nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn: Đặng Minh Phương Nguyễn Thị Thanh Xuân 10 khoảng thời gian này Luật Đất đai 1993 ra đời mở ra thời kỳ mới trong lĩnh vực đất đai, người dân được quyền thuê đất, được giao đất. Kế tiếp sự ra đời của thuế nhà, đất; Luật Đất đai và thuế sử dụng đất nông nghiệp, ngày 22 tháng 06 năm 1994, Quốc hội thông qua Luật thuế chuyển quyền sử dụng đất. Đạo luật này được xây dựng trong bối cảnh các giao dịch về chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở Việt Nam có xu hướng tăng, đòi hỏi phải tăng cường quản lý nhà nước về đất đai, khuyến khích sử dụng đất có hiệu quả và động viên một phần thu nhập của người có đất chuyển nhượng vào ngân sách nhà nước. Tiếp theo sau đó là hàng loạt những thay đổi bổ sung, đến năm 2004 xuất hiện thêm một loại thuế mới đó là thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất cùng với sự ra đời của Luật Đất đai có hiệu lực ngày 01 tháng 07 năm 2004. Sự ra đời của đạo luật này làm thay đổi tình hình đất đai của Việt Nam với những thay đổi về các nguồn thu từ thuê đất, mặt nước; tiền sử dụng đất. Góp phần nâng cao hiệu quả quản lý của nhà nước về đất đai. [...].. .Luận văn tốt nghiệp Nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất CHƯƠNG 2 NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ NGHĨA VỤ TÀI CHÍNH CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG ĐẤT- THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN 2.1 TIỀN SỬ DỤNG ĐẤT 2.1.1 Khái niệm Theo điều 4 luật đất đai 2003, tiền sử dụng đất là số tiền mà người sử dụng đất phải trả trong trường hợp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất đối với một diện tích đất xác... thu tiền sử dụng đất 2.1.5 Thu tiền sử dụng đất khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất Tiền sử dụng đất khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là số tiền mà người sử dụng đất phải nộp cho Nhà nước khi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Với giấy chứng nhận quyền sử dụng đất người sử dụng đất được Nhà nước công nhận quyền sử dụng hợp pháp diện tích mình đang sử dụng và... các điểm c, d và đ thì người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính của mình 2.1.3.1 Đối với tổ chức kinh tế Khi chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp được giao đất không tiền tiền sử dụng đất sang giao đất có thu tiền sử dụng đất thì phải nộp đủ tiền sử dụng đất theo giá đất của mục đích sử dụng mới Nếu trường hợp đất được chuyển mục đích sử dụng có nguồn gốc từ... Thanh Xuân Luận văn tốt nghiệp Nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất 2.3.4.2 Thuế suất thuế chuyển quyền sử dụng đất Có sự thay đổi qua từng thời kỳ, nếu như trước lần sửa đổi bổ sung năm 1999 luật thuế chuyển quyền sử dụng đất quy định về thuế suất chuyển quyền sử dụng đất có phân biệt trường hợp chuyển quyền sử dụng đất mà chưa nộp tiền sử dụng đất với trường hợp đã nộp tiền sử dụng đất Phân biệt... tiền sử dụng đất sang đất ở thì nộp tiền sử dụng đất bằng mức chênh lệch giữa giá đất thu tiền sử dụng đất ở với giá đất thu tiền sử dụng đất nông nghiệp Trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất có nguồn gốc từ nhận chuyển nhượng của người sử dụng đất hợp pháp sang đất ở Đối với đất nhận chuyển nhượng có nguồn gốc là đất nông nghiệp, phi nông nghiệp thì nộp tiền sử dụng đất bằng mức chênh lệch giữa giá đất. .. rừng đặc dụng, đất phi nông nghiệp được giao không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp có thu tiền sử dụng đất Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở được giao không thu tiền sử dụng đất sang đất ở thì phải nộp tiền sử dụng đất theo loại đất sau khi chuyển mục đích trừ đi tiền sử dụng đất của loại đất trước Còn sẽ nộp tiền sử dụng đất theo loại đất sau khi chuyển mục đích sử dụng trừ... ở, đất xây dựng công trình, chủ thể đang sử dụng đất vẫn có nghĩa vụ nộp thuế vì có hành vi sử dụng đất trên Sinh viên thực hiện: Đặng Minh Phương 29 Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Thanh Xuân Luận văn tốt nghiệp Nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất thực tế hay nói cách khác chủ thể có sử dụng đất ở, đất xây dựng công trình, bất kể sự việc sử dụng đất đó là hợp pháp (đã được giao quyền sử dụng đất) ... giao đất phải bồi thường, hỗ trợ về đất cho người có đất bị thu hồi, thì phải nộp tiền sử dụng đất theo chênh lệch giữa giá đất theo mục đích sử dụng mới với giá đất theo mục đích sử dụng trước đó tại thời điểm chuyển mục đích sử dụng Chuyển từ đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp được giao không thu tiền sử dụng đất sang giao đất sử dụng có thời hạn thì nộp tiền sử dụng đất theo thời hạn sử dụng đất. .. tiền sử dụng đất phải nộp 2.1.3 Thu tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất Nhà nước sẽ thu tiền sử dụng đất khi người sử dụng đất chuyển mục đích sử dụng đất do điều kiện nào đó, có thể là do nhu cầu sản xuất, nhu cầu đất ở, nhu cầu kinh doanh… thì chuyển đổi mục đích sử dụng khác theo yêu cầu của mình Theo quy định tại khoản 4 điều 36 Luật Đất đai thì khi chuyển mục đích quyền sử dụng đất. .. Thanh Xuân Luận văn tốt nghiệp Nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất 2.1.3.2 Đối với hộ gia đình, cá nhân Khi chuyển từ đất vườn, ao trong cùng một thửa đất có nhà ở thuộc khu dân cư không được công nhận là đất ở sang làm đất ở thì phải nộp tiền sử dụng đất bằng 50% chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với thu tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp Khi chuyển từ đất nông nghiệp . NGHĨA VỤ TÀI CHÍNH CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG ĐẤT 1.1 Nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất 1.1.1 Vai trò của đất đai trong sản xuất và đời sống Đất đai là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá. Đất. Đề tài bao gồm: ² Lời nói đầu ² Nội dung: gồm hai chương w Chương 1: Khái quát chung về nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất Luận văn tốt nghiệp Nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất. thông qua việc nắm bắt được tình hình thay đổi của đất đai. 1.1.3 Nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất Nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất là một khái niệm rộng lớn trong đó bao gồm

Ngày đăng: 21/12/2014, 16:45

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Mở đầu

  • Chương 1

  • Chương 2

  • Kết luận

  • Tài liệu tham khảo

  • Phụ lục

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan