nghĩa trong tác phẩm lục vân tiên của nguyễn đình chiểu

69 2.4K 8
nghĩa trong tác phẩm lục vân tiên của nguyễn đình chiểu

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Luận văn tốt nghiệp CBHD: BÙI THỊ THÚY MINH Trang 1 SVTH: HUỲNH THỊ ÚT A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trước tình hình thực tế hiện nay, hai vấn đề được xã hội quan tâm nhiều nhất đó là: giữ gìn những nét đẹp văn hoá truyền thống và cung cách ứng xử của con người trong xã hội ngày nay không còn những chuẩn mực, khuôn phép như những thế hệ cha ông ta trước kia. Hiện nay trên các phương tiện thông tin đại chúng đề cập rất nhiều về vấn đề này. Một phần là để chúng ta nhìn nhận lại quá khứ; phần khác là để tự mỗi người nhìn nhận lại chính mình để có được những cách ứng xử thông minh, khôn khéo phù hợp với thời đại, mà vẫn giữ được những nét văn hóa ứng xử mà cha ông ta có được từ các thế hệ trước. Đó là cái nghĩa cái tình trong các mối quan hệ giao tiếp giờ đây không còn thật thà như trước kia nữa. Chính từ những vấn đề trên mà tôi quyết định chọn đề tài “Nghĩa trong tác phẩm Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu” làm đề tài nghiên cứu. Đây không phải là một đề tài mới nhưng cái hay vẫn còn ẩn chứa bên trong và một phần nữa là giúp tôi có cơ hội tìm hiểu kỹ hơn về tác phẩm Lục Vân Tiên. Trước hết gì đây là đề tài mang tính thời sự luôn được sự quan tâm chú ý của nhiều người, chính vì thế mà khi thực hiện đề tài có được một tính thiết thực và nhận được sự ủng hộ từ nhiều phía giúp thêm phần động lực cho quá trình tôi thực hiện công việc này. Ngoài ra vì đây là đề tài sát với vấn đề ngoài thực tế cuộc sống, vì cho dù thời đại có tiến bộ đến mấy đi chăng nữa thì nhu cầu giao tiếp là không thể thiếu được. Đồng thời qua việc thực hiện đề tài giúp tôi nhìn nhận lại chính mình về những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, hơn nữa qua đây giúp tôi có thêm những kiến thức nhiều hơn về tác phẩm. Cuối cùng là tôi nhận thấy được đề tài có ý nghĩa cho việc phục vụ cho cuộc sống tinh thần của con người trong thời hiện đại, quá khứ sẽ tác động lại bản thân mỗi chúng ta và có được những nét đối xử với nhau phù hợp với đạo lí mà truyền thống ngàn xưa có được. Vì qua việc đánh giá nhân cách mỗi cá nhân là cơ sở để hình thành và quyết định một xã hội. Từ việc thực hiện công việc trên, tôi mong rằng khi thực hiện xong đề tài sẽ góp một phần nhỏ công sức của mìmh vào tiếng nói chung của xã hội; tiếng nói của quá khứ Luận văn tốt nghiệp CBHD: BÙI THỊ THÚY MINH Trang 2 SVTH: HUỲNH THỊ ÚT sẽ sống trở lại những con người hiện tại để có được những mối quan hệ giao tiếp ngày càng tốt đẹp hơn, góp phần vào việc phát triển xã hội ngày càng sống chan hòa hơn trong tình thương mến. 2. Lịch sử vấn đề Việc đánh giá nhân cách một cá nhân là điều rất khó, không thể nhìn bề ngoài mà đánh giá nhân cách bên trong của họ ta chỉ đánh giá được người khi ta tiếp xúc nhiều với họ và có những ý kiến đánh giá khách quan từ bên ngoài, đồng thời cũng qua thời gian thử thách ta mới biết được bản chất bên trong họ như thế nào, điều mà tôi muốn nói đến ở đây chính từ việc quan sát tiếp xúc nhiều như Đức Khổng Tử, ông đã có những kết luận cho mình xem đâu là tiểu nhân đâu là quân tử. Đức Khổng nói rằng: “Quân tử tinh tường việc nghĩa; tiểu nhân tinh tường việc lợi” [1;78]. Chính từ việc quan sát nhiều từ thực tế cuộc sống giúp cho Đức Khổng Tử có được những cách đánh giá tinh tế, sâu sắc có giá trị muôn đời. Bên cạnh Tử Khổng nói về tính cách của người quân tử, Ngài còn có những thuyết luận cụ thể hơn về người quân tử, quân tử thấy việc chính nghĩa là làm không suy nghĩ đắn đo, hết lòng vì người khác không suy tính thiệt hơn cho bản thân. Trong quyển Nho giáo và đạo đức của Vũ Khiêu biên soạn Đức Khổng có nói rằng “nhân là để yêu người khác, nghĩa là để chính mình, cho nên lấy nhân mà nói là nói người, lấy nghĩa mà nói là nói ta. Phép tắc của nhân là yêu người, phép tắc của nghĩa là chính mình. Nhân tạo người, nghĩa tạo ta”.[9;47] Chính từ việc quan niệm của Đức Khổng cho nên hình thành ở Ngài một tính cách cương trực, ngay thẳn hết lòng vì việc nghĩa, một phần tính cách ấy sau này cũng dần dần được hình thành ở những thế hệ sau như Mạnh Tử cũng có được tấm lòng của bậc quân tử. Cũng ở quyển Nho gíao và đạo đức Vũ Khiêu biên soạn, Mạnh Tử nói rằng: “sống thì ta vẫn ham, nghĩa thì ta vẫn mộ. Nếu chẳng được luôn hai việc ấy một lúc, ta đành bỏ mạng sống mà giữ lấy nghĩa” [9;48]. Trong cuộc đời mạng sống là vốn rất quí nhưng bên cạnh đó cá nhân ấy phải được xã hội chấp nhận yêu mến, mọi người có được niềm tin vào mình ấy mới là cuộc sống có ý nghĩa, và cũng chính từ việc ấy con người coi trọng nhân cách đặt uy tín lên hàng đầu, nên hành động lúc nào cũng suy nghĩ vì người khác, để có một nhân cách hết lòng vì chính nghĩa phải qua thời gian rèn luyện, phải qua thời gian thử Luận văn tốt nghiệp CBHD: BÙI THỊ THÚY MINH Trang 3 SVTH: HUỲNH THỊ ÚT thách trước khó khăn, gian khổ vượt qua hết những khó khăn trở ngại đó là điều rất khó, có như vậy mới hình thành nên một nhân cách tốt được.Thực tế cuộc sống là vậy những gì mà mình trải qua khó khăn vất vả luôn là điều ta trân trọng và giữ gìn nhất. Những tính cách hết lòng vì nghĩa ấy không chỉ tìm thấy ở xã hội Trung Quốc, mà trong quá trình giao lưu trao đổi văn hóa với nhau có ảnh hưởng đến tính cách con người Việt Nam, mà cụ thể là các nhà văn, nhà thơ trong giai đoạn văn học trung đại bị ảnh hưởng rất nhiều từ tư tưởng ấy có những tác giả tiêu biểu như: Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Đình Chiểu… Vì thời gian và điều kiện không cho phép tôi chỉ giới thiệu một tác giả gần gũi với con người Nam Bộ là Nguyễn Đình chiểu mà ở những phần nội dung sau tôi sẽ giới thiệu kỹ hơn về tư tưởng nhân nghĩa của cụ Đồ Chiểu. Trong quyển Nguyễn Đình Chiểu toàn tập (tập 1), Nhà xuất bản Hà Nội năm 1997 có những nhận định về tính cách của Nguyễn Đình chiểu thể hiện qua tác phẩm Lục Vân Tiên: “Tác phẩm Lục Vân Tiên đáp ứng được tinh thần dũng cảm, trọng nghĩa khinh tài, ghét gian ác của người nông dân miền Nam mà cũng là của mọi người Việt Nam chúng ta” [18;35]. “Những con người tốt bụng trong Lục Vân Tiên kế tục những truyền thống cao quí về tư tưởng nhân nghĩa, đó là con người trong sạch, bình thường, làm việc nghĩa như một nhu cầu không hề nghĩ đến lợi danh, ơn huệ” [18;35]. Cũng từ quyển sách này tác phẩm Lục Vân Tiên có một giá trị mạnh mẽ đối với chính cuộc sống của mỗi chúng ta, tác động đến việc hình thành và phát triển nhân cách tốt đẹp góp phần làm cho cuộc sống ngày thêm hoàn thiện hơn: “Lục Vân Tiên có tác dụng giáo dục mạnh mẽ. Ở một mức độ khía cạnh nhất định, con ngừơi lục tỉnh nhất là tầng lớp thanh niên, lấy Vân Tiên làm nhân vật lí tưởng, ước mơ làm một vân Tiên trong cuộc đời, coi mối tình Vân Tiên – Nguyệt Nga là tuyệt đẹp, coi tình bạn giữa Vân Tiên, Hớn Minh và Tử Trực là cao quí” [18;36]. Chẳng những tác phẩm chỉ dừng lại ở việc nêu cao tính giáo dục mà còn được nâng lên ở tầm cao hơn đó là đạo lí của dân tộc được Nguyễn Đình Chiểu giử gắm qua tác phẩm, những phẩm chất tốt xấu, chính nghĩa phi nghĩa đã được nhà thơ nói qua rất rõ. Quyển Nguyễn Đình Chiểu, tác giả trong nhà trường, có bài viết của Đặng Thai Mai “Tuy vậy cái đạo lí Nguyễn Đình Chiểu nêu lên trong Lục Vân Tiên vẫn có tính chất Luận văn tốt nghiệp CBHD: BÙI THỊ THÚY MINH Trang 4 SVTH: HUỲNH THỊ ÚT chính nghĩa tính nhân đạo sâu sắc và do đó phù hợp với đạo lí, truyền thống đạo đức của nhân dân thừa nhận. Lục Vân Tiên phản ánh cuộc giao tranh giữa cái thiện và cái ác, giữa chính nghĩa với phi nghĩa và khẳng định dứt khoát rằng: Cái thiện cái chính nghĩa dù có trải qua bao muôn vàn khó khăn, thì rồi cuối cùng nhất định thắng lợi, và cái ác, cái phi nghĩa cuối cùng tất yếu sẽ thất bại và bị trừng phạt.”[23;8] Chính từ ngòi bút Nguyễn Đình Chiểu lúc nào cũng thể hiện rõ tư tưởng của một người trung quân ái quốc hình thành nên tính cách của ông là một người cương trực có tinh thần lạc quan yêu đời, luôn vượt qua mọi hoàn cảnh vươn lên trong cuộc sống và ngày càng tỏ sáng tấm lòng của ông với nhân dân đất nước. Công trình nghiên cứu của Vũ Khiêu – Nguyễn Đức Sự “Nguyễn Đình Chiểu ngôi sao sáng của tri thức Việt Nam” đã nghiên cứu về những tri thức của truyền thống Việt Nam, sự ảnh hưởng của Nho giáo, việc vận dụng Nho giáo trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu và thái độ của Nguyễn Đình Chiểu trước nạn ngoại xâm, khái quát tư tưởng Nguyễn Đình Chiểu và trong thơ văn của ông tác giả viết: “…Trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu luôn tỏa sáng tinh thần lạc quan, lòng yêu quí nhân dân, niềm tin sâu sắc ở thắng lợi chính nghĩa, ở tài năng đạo đức con người” [11;35]. Bài viết của Nguyễn Phong Nam “Nguyễn Đình Chiểu từ quan điểm thi pháp học” đã nghiên cứu thơ văn Nguyễn Đình Chiểu về phương diện đề tài, chủ đề, ngôn ngữ trong các truyện thơ Nôm, một trong những cống hiến của Nguyễn Đình Chiểu cho nền văn học dân tộc. Tác giả bài viết có đề cập đến giọng điệu của Nguyễn Đình Chiểu đầy đủ tư tưởng đạo lí răn dạy, có tính chất giáo huấn rất cao: “Tác phẩm của ông không phải là tiêu nhàn mà là răn đời, để hướng đạo cho mọi người. Cái mục đích này đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc tổ chức lời văn trong tác phẩm của ông. Truyện Nôm của Nguyễn Đình Chiểu là những bài giảng giải trình bày, bàn luận về đạo lí, đạo đức cho một đối tượng giả định, một công chúng đang hướng về, đang quan tâm đến vấn đề thiết cốt với tất cả mọi người. Bởi thế ngay từ câu mở đầu tác phẩm giọng điệu giáo huấn đã được cất lên công khai”[17;112 – 113]. Như vây công trình phần nào đề cập đến tính cách thái độ của Nguyễn Đình Chiểu với cái đạo lí, nhân nghĩa mà trong chính bản thân ông luôn tỏa sáng. Tác phẩm của Đồ Chiểu có tính chất giáo huấn rất cao chẳng những thể hiện ở tính cách mà trong giọng điệu của Nguyễn Đình Chiểu cũng bộc lộ được tư tưởng đạo lí của dân Luận văn tốt nghiệp CBHD: BÙI THỊ THÚY MINH Trang 5 SVTH: HUỲNH THỊ ÚT tộc. Qua đây ta có thể nói tuy Nguyễn Đình Chiểu không nhìn thấy cuộc đời bằng nhãn quan trực tiếp của mình, mà ông cảm nhận đời bằng cả trái tim và tấm lòng chính nghĩa. 3. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu chính của tôi trong khi thực hiện đề tài này là: muốn tìm hiểu chữ nghĩa thể hiện như thế nào trong tác phẩm Lục Vân Tiên và đồng thời giúp chính bản thân tôi nắm lại tác phẩm rõ hơn, để phục vụ cho nhu cầu học tập ở hiện tại, cũng như góp phần tạo điều kiện thuận lợi hơn cho công việc nghiên cứu sau này. 4. Phạm vi nghiên cứu Do tính chất đặc thù của đề tài nên tôi chỉ nghiên cứu trên phạm vi sách vở, chính vì thế tôi chọn quyển Nguyễn Đình Chiểu, “Cổ văn việt nam, Đồ Chiểu, Lục Vân Tiên sách giáo khoa Tân Việt” sửa theo đúng bản của cụ Trương Vĩnh Ký phát hành năm 1889 có phần chú thích để làm tài liệu để nghiên cứu trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Theo số liệu thống kê cho đến hiện nay truyện Lục Vân Tiên có rất nhiều văn bản khác nhau, nhưng có một số bản dịch ở miền Bắc, nội dung có phần xa lạ với cách tiếp cận của tôi, nên tôi quyết định chọn văn bản trên. Vì theo tôi đây là văn bản tôi có thể cảm nhận được dễ dàng và gần gũi với tôi hơn nên tôi quyết định chọn văn bản này làm tư liệu nghiên cứu trực tiếp. Và bên cạnh đó tôi còn tham khảo thêm một số sách vở, các bài nghiên cứu phê bình khác để công việc được tiến hành thuận lợi hơn, tôi tìm thêm nguồn tư liệu trên mạng những bài viết có liên quan đến đề tài để tham khảo thêm và bổ sung kiến thức cho đề tài. Đó chính là phạm vi nghiên cứu của tôi khi thực hiện công việc này. 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp chủ yếu trong quá trình nghiên cứu đề tài này là sử dụng những ngữ liệu học và ngôn ngữ học. Bên cạnh đó tôi tìm những nguồn tài liệu sách báo có liên quan đến đề tài, trên cơ sở đó tổng hợp, phân tích vấn đề đồng thời có sự so sánh đối chiếu để làm sáng tỏ vấn đề, sau đó rút ra kết luận khái quát nhất phù hợp với nội dung đề tài. Luận văn tốt nghiệp CBHD: BÙI THỊ THÚY MINH Trang 6 SVTH: HUỲNH THỊ ÚT B. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VÀ TÁC PHẨM LỤC VÂN TIÊN 1.1. Khái niệm chữ nghĩa 1.1.1. Theo quan niệm các nhà Nho - Theo quan niệm Thiều Chửu, nghĩa 義: sự phải chăng, lẽ phải chăng, nên. Định liệu sự vật hợp với lẽ phải gọi là nghĩa, nghĩa làm việc không có ý riêng vì mình là vì nghĩa. - Theo quan niệm của Khổng Tử, nghĩa là điều nên làm thì làm, điều không nên làm thì đừng làm: “皆 有 所 不 為, 達 諸 其 所 為, 義 也.” Nhân giai hữu sở bất vi, đạt chư kỳ sở vi, nghĩa dã. (Người ta ai cũng biết có điều không nên làm, đem điều ấy mà thực hành ở điều mình làm, thế là nghĩa.) Nhưng thế nào là điều nên làm và điều không nên làm thì ông không giảng kỹ. Ông chỉ bảo lòng tu ố ( xấu hổ, ghét) là đầu mối của nghĩa, tức như ta thấy điều gì mà ta ghét, ta xấu hổ thì điều đó là phi nghĩa. Mà như vậy chỉ có lương tâm và lương tri là phân biệt được nghĩa với phi nghĩa và sự tu dưỡng cần nhất là khuếch sung lương tâm và lương tri [7; tr.455]. Trong các mối quan hệ giao tiếp nghĩa là cách cư xử cho thích hợp, “nghĩa mà tôn trọng bậc hiền là lớn, lòng thương cha mẹ bà con đậm hay nhạt tùy nơi kẻ gần người xa; sự tôn trọng bậc hiền nhiều hay ít tùy nơi kẻ cao người thấp do đó mà sinh ra lễ vậy”. [17; tr.53] Những mối quan hệ trong Tam Cương và Ngũ Luân. Theo Nho giáo đó là điều hợp với đạo trời và lòng người, thể hiện tình cảm sâu sắc của con người đối với vua, với cha, với chồng qua những đức tính trung, hiếu, tiết, nghĩa. nghĩa có quan hệ mật thiết với nhân. Nếu nhân hiện hết tình cảm của con người thì nghĩa là trách nhiệm để thực hiện hết tình cảm đó cho nên tình vua tôi, cha con, vợ chồng chưa đủ mà còn có nghĩa vụ nữa: Luận văn tốt nghiệp CBHD: BÙI THỊ THÚY MINH Trang 7 SVTH: HUỲNH THỊ ÚT Nghĩa vua tôi, nghĩa cha con, nghĩa vợ chồng chính vì thế Nho giáo nhấn mạnh vai trò của nghĩa “見 義 不為, 無 勇 也.” kiến nghĩa bất vi vô dũng dã (Luận ngữ) (thấy nghĩa mà không làm, không phải là dũng cảm) Từ những quan niệm trên ta thấy được vai trò và trách nhiệm của một cá nhân muốn thực hiện được điều nghĩa, việc làm phải hợp với đạo trời và đạo người; không nghĩ đến lợi ích cá nhân khi thực hiện công việc đó. Khổng Tử đưa ra khi thực hiện một điều nghĩa điều trước tiên là không ngại khó ngại khổ phải đặt lợi ích của cộng đồng lên trên quyền lợi cá nhân. Nếu như một cá nhân sống trong tập thể cộng đồng việc mình là phục vụ cho lợi ích cộng đồng thì cũng một phần nào có chính bản thân mình trong tập thể to lớn ấy. Đặt trong mối quan hệ tương giao nghĩa chỉ phục vụ cho lợi ích cộng đồng nhưng đồng thời qua đó cũng tác động trở lại chính cuộc sống cá nhân trong cộng đồng đó. “Nhân là để yêu người khác, nghĩa là để chính mình, cho nên lấy nhân mà nói là nói người, lấy nghĩa mà nói là nói ta. Phép tắc của nhân là yêu người; phép tắc của nghĩa là chính mình. Nhân tạo người, nghĩa tạo ta”.[17; tr.47] Quan niệm của Khổng Tử đưa ra để chứng minh cho lí lẽ sống, nhân là đối đãi với nhau bằng tình thương ái, giúp đỡ người khác bằng động cơ từ tình thương yêu của những con người đồng loại nhằm đem lại cuộc sống cho người khác sung túc hơn. Khi thực hiện việc nghĩa tấm lòng phải đi đôi với trách nhiệm, nghĩa vụ phải làm không thể làm ngơ coi đó là niềm vui của chính bản thân mình, không cầu mong ở người khác sự đền ơn trở lại đó mới chính là việc làm chính nghĩa. Còn nghĩa trong gia đình phải theo nề nếp phải kính trọng cha mẹ, thương yêu anh em, trong quan hệ vợ chồng phải bền chặt cái tình có thể mất nhưng cái nghĩa là sâu đậm không dễ gì có thể quên được. 1.1.2. Tầm quan trọng của nghĩa trong việc đánh giá con người theo quan niệm Nho gia 1.1.2.1. Theo quan niệm Nho giáo Trung Quốc về nghĩa Luận văn tốt nghiệp CBHD: BÙI THỊ THÚY MINH Trang 8 SVTH: HUỲNH THỊ ÚT Trước tiên phải nói đến những chuẩn mực đạo đức mà Khổng Tử nêu ra đối với người quân tử “người quân tử phải lấy lòng thành thực trung hậu mà đối với người, song phải biết sự thực, sự giả, đừng để cho ai lừa đảo được mình” Khổng Tử nói:“bất nghịnh trá, bất ức, bất tín, ức diệt tiên giả, thị hiền hồ”. [7; tr.365] Để trở thành một người quân tử Khổng Tử quan niệm phải có đủ tài đức, tài để phục vụ cho dân cho nước, cho những công việc chính nghĩa, đức phục vụ cho việc thiện đáng làm thì người quân tử dù có chết vẫn phải làm, những việc ấy điều xuất phát từ tấm lòng thành thực, chân chính không hổ thẹn với lương tâm người quân tử. Trong các tiêu chuẩn mà người quân tử phải đạt tới là phải tu thân rèn luyện trước bản thân mình có được những phẩm chất ấy thì mới nghĩa đến chuyện giúp đời, làm điều thiện thực hiện chính nghĩa. Tư cách của một quân tử phải thật chững chạc có như thế mới nói được người khác, để làm được những điều có ích cho xã tắc giang sơn, người quân tử phải là người có ý chí, tinh thần nghị lực cao, không ngại khó ngại khổ mà giúp đời đạt đạo. Trong những chuẩn mực đạo đức mà Đức Khổng đánh giá đối với một người anh hùng không chấp nhặt những điều nhỏ, không mong đem lợi cho mình. “Quân tử cầu chư kỷ, tiểu nhân cầu chư nhân” quân tử cầu ở mỉnh, tiểu nhân cầu ở người. (Luận Ngữ: Vệ Linh Công). Cầu ở mình mà chỉ cầu cái thực cho mình, cầu ở người là chỉ cầu cái hư danh đối với người. Cầu ở mình thì cái đức ngày càng tiến lên, cầu ở người thì cái lòng ham muốn ngày càng buông xổng ra.[7; tr.117] Ở đây chỉ có thể thấy rằng phải dựa vào năng lực của chính bản thân mình, không dựa giẫm hay ỷ lại vào người khác; đối với mọi người xung quanh quân tử phải giữ vững lập trường không dao động dù bất cứ chuyện gì khi ấy tính cách của mới thật kiên quyết và giúp ích cho đời. Đối với một tính cách được rèn luyện chững chạt thì việc phân biệt chính nghĩa phi nghĩa là điều dễ dàng, lúc ấy người quân tử thực hiện việc chính nghĩa giữ vững chính nghĩa, không cố chấp điều tín nhỏ nhặt “quân tử nhi bất lượng”[7; tr.121] Trong những hoàn cảnh khi cái lợi được nhìn thấy ở trước mắt thì người quân tử phải xem đó như vật phù du, không tham lam mà có hại cho danh dự, đối với bậc quân tử danh dự mới là điều quan trọng tiền bạc chỉ là những vật trang sức bên ngoài nó có thể giúp mình mà cũng có thể hại mình, cho nên điều mà người quân tử nên giữ là thái độ kiên quyết trước việc lợi. Luận văn tốt nghiệp CBHD: BÙI THỊ THÚY MINH Trang 9 SVTH: HUỲNH THỊ ÚT Bên cạnh đó người quân tử còn phải có tinh thần lạc quan không bi quan trước cuộc sống, vì con đường để đến với danh dự phải gặp rất nhiều khó khăn thử thách “giữ vững tư cách khi gặp hoạn nạn”. Trong khó khăn phải tìm cách vượt qua, một khi ý chí quyết tâm thì không việc gì có thể làm khó được ta và đối với người quân tử phải giữ được năm đức Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín. Khi ấy thì quân tử mới thực sự được mọi người kính trọng về tài đức. Chẳng những thế trong những nhu cầu trong cuộc sống hàng ngày người quân tử cũng phải đi vào khuôn phép nề nếp, những việc mà mọi người thường coi là tầm thường không để ý đến nhưng nó cũng một phần nào qui định tính cách của người quân tử. “Quân tử thực vô cầu bão, cư vô cầu an, mẫn vu sự vi thận vu ngôn, tựu hữu đạo nhi chính yên, khả vĩ hiếu học dã dĩ”. [22; tr.456] năm điều ấy đã được Khổng Tử phân tích: “Thực vô cầu bão”đối với người quân tử việc ăn uống không theo đuổi cao lương mĩ vị, thực phẩm quí hiếm, chỉ cần ăn hết bữa là đủ. Ăn để sống chứ không phải sống để ăn. Bậc quân tử phải đạt được những tiêu chuẩn mà chính bản thân mình đưa ra, phải thực hiện nó một cách nghiêm túc, phải sống hợp với đạo lí lẽ đời, đồng thời qua việc ăn uống hàng ngày cũng phải đưa ra những qui định riêng cho mình. “Ăn uống không được ăn quá no, tiết kiệm thích đáng lương thực thực phẩm, mới có thể bảo vệ được sức khỏe, không đeo đuổi quá cao vào việc ăn uống, những con người như vậy thường không có chí khí không có tiền đồ”. “Cư vô cầu an”đây muốn nói con người ta không nên lúc nào cũng chỉ chú ý đến những điều kiện ở, chỉ mong được thư thái an nhàn sẽ không có chí khí chiến đấu, có nghèo mới đẻ ra chí khí, an nhàn đẻ ra thư sinh yếu đuối. Đây là tư tưởng nhất quán của Nho gia. “Mẫn vu sự” người quân tử làm việc phải mẫn cảm nhanh nhẹn. Cuộc sống đời người có hạn, thế sự vô cùng. Phải tranh thủ thời gian mà làm việc cho đời, làm việc có ích cho dân cho nước. “Thận vu ngôn” trong xã hội mọi người điều phải tiếp xúc lẫn nhau, đi lại với nhau. Lời nói là công cụ trực tiếp thể hiện tư duy con người, là công cụ giao lưu tư tưởng, diễn đạt tình cảm. Một lời nói hay làm ấm lòng người. Lời nói có thể dẫn đến mọi người hợp tác đoàn kết cùng chung sức phấn đấu. Nhưng cũng có thể làm tan đàn xẻ nghé, tan Luận văn tốt nghiệp CBHD: BÙI THỊ THÚY MINH Trang 10 SVTH: HUỲNH THỊ ÚT tác phân li, ai sống mặc ai không quan tâm đến. Cũng có thể gây nên thù địch lẫn nhau, tương tàn tương sát. Môt lời nói có thể xây dựng nên đất nước. Do đó có thể biết giao lưu ngôn ngữ giữa mọi người với nhau cần có thái độ thận trọng trong lời nói. Sa chân với lại sa miệng với không lại. “Tựu hữu đạo chi chính” chính ở đây là hiệu chính, sữa đổi, sữa chữa sai lầm của mình. Chỉnh hướng đi đúng đạo, để dần dần đắc đạo trở thành người cao thượng, người có đạo đức người quân tử. Chẳng những vậy người quân tử phải có hành vi ngôn ngữ ngay thẳng thật thà cũng là một trong những tiêu chuẩn mà người quân tử cần phải có. Thận trọng trong lời nói mau nắm trong việc làm, phải xét nét chính đáng điều nhân nghĩa. Đồng thời qua công việc gia đình người quân tử cũng phải tuân theo hai việc mà Tăng Tử đưa ra như sau: “Thận chung, truy viễn”. Thận chung: thận là cẩn thận, chung là lâm chung chỉ việc tang lễ phải cẩn thận chu đáo trong việc tổ chức tang lễ cho cha mẹ. Truy viễn: truy là truy tìm, viễn là xa xôi. Truy tìm xa xôi có nghĩa là truy tìm cái gốc, tìm cội nguồn, có ý chỉ việc cúng tế tổ tiên thành tâm thành ý. Kỉ niệm người chết để cho người sống thấy. Quân tử là người lãnh đạo được hai việc này thì dân qui hậu hĩ, dân sẽ noi gương người quân tử, từ đó tác phong phong tục của nhân dân nhất định sẽ được nâng cao theo hướng tốt đẹp. Mặt bằng xã hội được nâng cao lại thúc đẩy sự tu dưỡng đạo đức của mỗi thành viên như vậy làm cho đạo đức của xã hội ngày càng hoàn thiện. 1.1.2.2. Nghĩa trong quan niệm Nho giáo ở Việt Nam Nho giáo Trung Quốc đưa ra những quan niệm trong việc đánh giá người quân tử, khi đến với quan niệm của các nhà văn, nhà thơ trung đại Việt Nam, không đề ra những tiêu chuẩn cụ thể, nhưng trên cơ sở quan niệm của người Trung Quốc mà vận dụng với người quân tử của dân tộc mình. Những con người phải hết lòng vì nước vì dân, không ngại khó gian truân vất vả và hình tượng người quân tử Việt Nam được ví như sức chịu đựng dẻo dai của cây tùng, bách, trúc…Chịu bất cứ rét mướt khó khăn gian khổ, dù có chịu bất cứ khắc nghiệt nhưng vẫn hiên ngang cùng sông núi. Và trong bài thơ Tùng của Nguyễn Trãi đã được một số nhà phê bình viết về hình tượng người quân tử qua biểu [...]... và trách nhiệm của bản thân mình 1.3 Tác phẩm Lục Vân Tiên 1.3.1 Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu và sự nghiệp sáng tác  Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu sinh ngày 1 – 7 – 1822 tại làng Tân Thới, huyện Bình Dương Phủ Tân Bình, Gia Định Tự là Mạnh Trạch hiệu là Trọng Phủ và sau bị mù hiệu là Hối Trai, Nguyễn Đình Chiểu mất ngày 3 – 7 – 1888 tại Ba Tri, Bến Tre Nguyễn Đình Chiểu là con cụ Nguyễn Đình Huy và bà... Trang 18 SVTH: HUỲNH THỊ ÚT Luận văn tốt nghiệp CHƯƠNG 2: CHỮ NGHĨA TRONG TÁC PHẨM LỤC VÂN TIÊN 2.1 Những bậc quân tử mẫu mực trọng nghĩa khinh tài 2.1.1 Trong quan hệ bằng hữu 2.1.1.1 .Vân Tiên chàng thanh niên nghĩa hiệp Với Nguyễn Đình Chiểu nghĩa là căn cốt gốc rễ để trao giồi rèn dũa con người Vì vậy vào đầu tác phẩm ở đoạn Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” nhà thơ hào hứng giới thiệu hai con... triều đình Phong kiến, hình ảnh Từ Hải đại diện cho việc đi tìm công lí chính nghĩa, hành động và lời nói luôn thể hiện một cách dứt khoác, đặc biệt sức mạnh của Từ Hải tiêu biểu cho người anh hùng mà các tác giả trong giai đoạn văn học trung đại muốn xây dựng người quân tử mẩu mực ấy Trong các sáng tác của tác giả trung đại không thể không nhắc đến người quân tử trong Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu, ... đạo lí truyền thống của dân tộc 2.1.2 Trong quan hệ chủ - tớ 2.1.2.1.Tấm lòng yêu mến Tiểu Đồng thắm thiết của Vân Tiên Tình nghĩa của Vân Tiên và Tiểu Đồng ở đây Nguyễn Đình Chiểu không xem là quan hệ chủ tớ, mà ở đây là mối quan hệ của hai người như hai anh em ruột thịt, đó là quan hệ đồng thanh đồng khí Tiểu Đồng gắn bó với Vân Tiên bằng tình cảm chân thành, ngay cả khi biết Vân Tiên đã chết, vẫn... thành với Vân Tiên trọn cả tấm lòng, từ khi đi cùng Vân Tiên hay gặp tai nạn, Tiểu Đồng hết lòng cứu giúp chủ, xem đây là trách nhiệm của mình, không nỡ đành nhìn Vân Tiên phải sống trong cảnh mù lòa tăm tối mà hết lòng cứu chữa Ở đây ta không nói cái nghĩa tớ thầy theo lối phong kiến, Nguyễn Đình Chiểu không thể vượt ra khỏi thời đại của mình; ta chỉ nhìn khía cạnh hi sinh của Tiểu Đồng, Vân Tiên và... thương Vân Tiên, nhưng Vân Tiên đã mất, nên gã con gái cho bạn của Vân Tiên là Tử Trực, thấy mặt Tử Trực như thấy mặt Vân Tiên Trực rằng: cùng bạn bút nghiên, 直 哴: 窮 伴 筆 研 Anh em xưa có thề nguyền cùng nhau 英俺 誓窮 Vợ Tiên là Trực chị dâu, 仙纙直姉妯 Chị dâu, em bạn dám đâu lỗi nghì 姉 妯, 俺 伴 兜 儗 Tử Trực vốn là bạn chân chính của Vân Tiên Chàng xem nghĩa bằng hữu như tình máu thịt, vì thế chàng xem vị hôn thê của. .. thấy được Nguyễn Đình Chiểu khi xây dựng nhân vật Lục Vân Tiên là hình tượng một người anh hùng khi còn rất trẻ tuổi Qua đây tô đậm thêm cho tính cách của Vân Tiên, đáng được mọi người trân trọng và ca ngợi Vì đối với một người ngay từ nhỏ ý thức được điều nhân nghĩa như thế, càng về sau nhân cách ấy càng tỏ sáng hơn nữa Chẳng những hành động nghĩa hiệp ấy ta chỉ bắt gặp ở Lục Vân Tiên, mà trong con... từ trong nguồn văn học phong phú vô tận của văn học dân gian Lời ăn tiếng nói của quần chúng biểu hiện trong ca dao, tục ngữ và các truyện cổ dân gian đã đi vào tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu một cách rất tự nhiên Chính vì vậy khi xây dựng nhân vật Hớn Minh, ta thấy bóng dáng rõ nét của chàng trai nông thôn Nam Bộ, một tính cách rất đáng quí xem ân nhân của bạn như ân nhân của mình Trong tình bạn của. .. Tiên, mà trong con người Hớn Minh, người bạn đồng môn của Lục Vân Tiên cũng có nét tính cách như thế 2.1.1.2 Hớn Minh người anh hùng dũng cảm Trong tác phẩm Nguyễn Đình Chiểu xây dựng nhân vật điều có những nét tính cách cương trực, ngay thẳng như quần chúng có thái độ dứt khoác như quần chúng, Vân tiên là người trực tính, Hớn Minh là người trực tính Vân Tiên khi đi thấy bọn cướp núi là đánh Hớn Minh đi... thời gian vẫn không mờ đi chút nào 1.3.2 Xuất xứ tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên là tác phẩm lớn trong nền văn học dân tộc, cũng là một tác phẩm mà văn bản có một lịch sử sáng tác và phổ biến khá độc đáo và phức tạp Theo ý kiến chung của nhiều nhà nghiên cứu hiện nay, tập truyện có thể được sáng tác vào những năm 1850 trở đi, lúc Nguyễn Đình Chiểu đã bị bệnh mù và đã về Bình Vi (Gia Định) mở trường dạy học . nhân nghĩa của cụ Đồ Chiểu. Trong quyển Nguyễn Đình Chiểu toàn tập (tập 1), Nhà xuất bản Hà Nội năm 1997 có những nhận định về tính cách của Nguyễn Đình chiểu thể hiện qua tác phẩm Lục Vân Tiên: . CHỮ NGHĨA TRONG TÁC PHẨM LỤC VÂN TIÊN 2.1. Những bậc quân tử mẫu mực trọng nghĩa khinh tài 2.1.1. Trong quan hệ bằng hữu 2.1.1.1 .Vân Tiên chàng thanh niên nghĩa hiệp Với Nguyễn Đình Chiểu nghĩa. đó là đạo lí của dân tộc được Nguyễn Đình Chiểu giử gắm qua tác phẩm, những phẩm chất tốt xấu, chính nghĩa phi nghĩa đã được nhà thơ nói qua rất rõ. Quyển Nguyễn Đình Chiểu, tác giả trong nhà trường,

Ngày đăng: 21/12/2014, 15:50

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan