ứng dụng phần mềm microstation vào việc thành lập bản đồ địa chính ở thị trấn nghèn, huyện can lộc, tỉnh hà tĩnh

55 4.1K 26
ứng dụng phần mềm microstation vào việc thành lập bản đồ địa chính ở thị trấn nghèn, huyện can lộc, tỉnh hà tĩnh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Chương 1 4 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4 1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN 4 1.1.1. Khái niệm về địa chính 4 1.1.2. Khái niệm bản đồ địa chính cơ sở 5 1.1.4. Khái niệm bản trích đo 6 1.1.5. Khái niệm về thửa đất 6 1.1.6. Các khái niệm liên quan 6 1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG 7 1.2.1. Các yếu tố cần đo vẽ trên thực địa 7 1.2.4. Hệ thống tỷ lệ bản đồ được áp dụng hiện nay 8 1.3. HỆ THỐNG HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH HIỆN HÀNH 10 1.3.1. Bản đồ địa chính 10 1.3.2. Sổ địa chính 11 1.3.3. Sổ theo dõi biến động đất đai qua các thời kỳ 11 1.3.4. Sổ mục kê 11 1.4. PHẦN MỀM MICROSTATION 12 1.4.1. Giới thiệu về phần mềm MicroStation 12 1.4.2. Các phần mềm bổ trợ liên quan 12 1.4.3. Cơ sở pháp lý của Bộ Tài nguyên & Môi trường 14 Chương 2 15 KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ- XÃ HỘI THỊ TRẤN NGHÈN 15 2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 15 2.1.1. Vị trí địa lý 15 2.1.2. Khí hậu 16 2.1.3. Thủy văn 18 2.1.5. Thổ nhưỡng 18 2.1.6. Tài nguyên thiên nhiên 19 2.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI 20 2.2.1. Đặc điểm dân số, dân cư, dân tộc 20 2.2.2. Đặc điểm văn hóa – xã hội 21 2.2.3. Lao động – việc làm 22 2.2.4. Y tế - Giáo dục 23 2.2.5. Đặc điểm và cơ cấu các ngành kinh tế 23 2.2.6. Thực trạng phát triển đô thị và cơ sở hạ tầng 25 Chương 3: 26 ỨNG DỤNG PHẦN MỀM MICROSTATION VÀO THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH Ở THỊ TRẤN NGHÈN, HUYỆN CAN LỘC, TỈNH HÀ TĨNH 26 3.1. CÁC BƯỚC CHUẨN BỊ 26 3.1.1. Thu thập số liệu, thông tin, tài liệu 26 3.1.3. Làm quen với các công cụ trong MicroStation 29 3.1.4. Cách sử dụng công cụ Place Text để đặt chữ 32 3.1.5. Các cách đặt chữ khác 33 3.2. TIẾN HÀNH XÂY DỰNG BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH 34 3.2.1. Làm việc với các Design File 34 3.2.2. Trút số liệu từ Excel sang MicroStation 35 3.3. Biên tập bản đồ 40 3.3.1. Tạo khung bản đồ 40 3.3.2. Gán thông tin thửa đất 41 3.3.3. Tạo hồ sơ kỹ thuật thửa đất 42 3.3.4. Cấp trích lục sơ đồ thửa đất 43 3.3.5. Ghép các mảnh bản đồ thành bản đồ tổng thể 44 3.2.6. Kiểm tra và hoàn thiện 47 3.4. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH 48 3.4.1. Thuận lợi 48 3.4.2. Khó khăn 49 3.5. ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA PHẦN MỀM MICROSTATION 49 3.5.1. Ưu điểm 49 3.4.2 Nhược điểm 50 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 51 1. KẾT LUẬN 51 2. KIẾN NGHỊ 52 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT Đất đai có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia nói chung và từng địa phương nói riêng. Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, vừa là tư liệu sản xuất trong các nghành nông nghiệp – lâm nghiệp – ngư nghiệp, vừa là thành phần quan trọng trong môi trường sống tự nhiên, vừa là địa bàn phân bố dân cư, xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh, quốc phòng. Nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, kinh tế - xã hội phát triển rất nhanh trong thời gian gần đây nên đòi hỏi quỹ đất để đáp ứng cho nhu cầu phát triển là rất lớn. Quá trình gia tăng dân số, canh tác, trồng trọt và các hoạt động của con người trên đất đã ảnh hưởng rất nhiều đến hình thể của đất, làm cho chúng bị thay đổi so với ban đầu trên bản đồ. Do đó, cán bộ quản lý đất đai cần phải nắm rõ tình hình, thực trạng và xác định lại hình thể của đất đai để dễ dàng quản lý. Quy hoạch sử dụng đất có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ cho trước mắt mà còn cả về lâu dài. Căn cứ vào điều kiện tự nhiên, phương hướng nhiệm vụ và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của mỗi vùng lãnh thổ để định hướng cho các cấp, các nghành trên địa bàn quy hoạch để có kế hoạch sử dụng đất đai hợp lý, hiệu quả, bảo vệ môi trường sống và đáp ứng được yêu cầu thống nhất quản lý Nhà nước về đất đai. Do đó, việc lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất là yêu cầu ngày càng cấp thiết đối với các cấp lãnh thổ trên cả nước. Hiện nay, sự phát triển của nền khoa học kỹ thuật tiến bộ đang góp phần quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của đất nước. Việc áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ vào quản lý đất đai cũng đã và đang đem lại những hiệu quả thiết thực. Thị trấn Nghèn là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của huyện Can Lộc và đang ngày một phát triển. Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ chuyên môn về quản lý đất đai còn non trẻ, chưa đáp ứng được so với yêu cầu đặt ra, cơ sở vật chất còn sơ sài, việc quản lý quy hoạch sử dụng các loại tài nguyên còn mang tính chất thô sơ, thủ công, nhiều bất cập và thiếu khoa học. Chính vì vậy, trên còn đường phát triển, địa phương cần phải xác định các loại tài nguyên hiện có của Thị trấn là nguồn lực cho sự phát triển và cần tìm cho mình một hướng quản lý, quy hoạch, sử dụng hợp lý cho tất các loại tài nguyên, trong đó tài nguyên đất là một trong những tài nguyên cần được ưu tiên hàng đầu. Qua thực tế quản lý tài nguyên tại thị trấn Nghèn, chúng tôi nhận thấy việc ứng dụng các phần mềm chuyên dụng vào việc xây dựng và quản lý đất đai còn có những hạn chế nhất định, chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý và trách nhiệm được giao. Đây cũng là vấn đề không chỉ riêng ở thị trấn Nghèn mà còn gặp phải ở nhiều địa phương cấp xã, phường, thị trấn khác ở nước ta. Trước những hạn chế của đội ngũ cán bộ quản lý đất đai ở địa phương và nhận thấy những ưu điểm, hiệu quả của việc ứng dụng phần mềm MicroStation trong công tác xây dựng bản đồ địa chính vào vào quản lý đất đai nên chúng tôi quyết định chọn đề tài: “ Ứng dụng phần mềm MicroStation vào việc thành lập bản đồ địa chính ở thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh” để xây dựng tờ bản địa chính các mảnh của thị trấn Nghèn, qua đó từng bước đưa tin học vào trong quản lý Nhà nước về đất đai, đáp ứng được yêu cầu trong quá trình phát triển của địa phương và phát triển chung của cả nước. 2. MỤC TIÊU VÀ NHỊÊM VỤ a. Mục tiêu: Xem xét và đánh giá được tình hình sử dụng đất ở thị trấn Nghèn trong thời gian qua. Thành lập được bản đồ địa chính khu vực thị trấn Nghèn đúng với hiện trạng thực tế dựa trên phần mềm MicroStation và các phần mềm tích hợp liên quan. Qua đó góp phần giúp cho cán bộ quản lý đất đai ở địa phương làm việc một cách hiệu quả hơn và công tác quản lý thêm phần dễ dàng hơn. b. Nhiệm vụ: Thu thập và xử lý các số liệu về tình hình sử dụng đất tại địa phương trong thời gian qua từ đó ứng dụng phần mềm MicroStation và các phần mềm tích hợp liên quan để xây dựng được tờ bản đồ địa chính các mảnh, nghiên cứu các tính năng, nắm vững các kiến thức của phần mềm MicroStation. Đánh giá được khả năng chuyên môn trong trong việc ứng dụng phần mềm trong công tác quản lý đất đai tại thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. 3. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU. a. Giới hạn về không gian: Phạm vi nghiên cứu đề tài tại thị trấn Nghèn thuộc huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Đây là địa bàn có sự phát triển mạnh mẽ trong thời gian qua, đặc biệt là các loại hình sử dụng đất nhưng công tác quản lý đất đai lại chưa đáp ứng đúng theo yêu cầu. Bên cạnh đó, địa phương còn gặp khó khăn, lãnh thổ chưa được nghiên cứu nhiều nên còn ít tài liệu cho đề tài. b. Giới hạn về nội dung: Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương. Đi sâu vào tìm hiểu những ứng dụng thực tế của phần mềm MicroStation và các phần mềm tích hợp liên quan vào việc quản lý đất đai. Ngoài ra, đề tài còn nêu ra những bất cập còn vướng mắc, qua đó có những nhận xét và kiến nghị về công tác quản lý đất đai cho các cấp lãnh đạo ở địa phương. 4. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. Để hoàn thành đề tài này, các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây đã được sử dụng: a. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu: Thu thập các tài liệu liên quan và tiến hành xử lý theo mục đích và yêu cầu của đề tài đặt ra. Do những hạn chế nhất định về thời gian cũng như điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật chưa cho phép nên phương pháp thu thập số liệu được sử dụng là chủ yếu. Phương pháp này dựa trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước, công tác đo đạc và các số liệu thu thập được từ các cơ quan ban nghành tại thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh và các số liệu liên quan khác. b. Phương pháp nghiên cứu thực địa: Đây là phương pháp không thể thiếu trong đề tài nghiên cứu của chúng tôi. Phương pháp nhằm khảo sát và tiến hành đo đạc ở thực địa để lấy số liệu về độ dài và tọa độ các thửa đất, góp phần xác minh lại số liệu thông tin để có thể bổ sung, chỉnh sửa sao cho hợp lý và đúng với thực tế, đồng thời bổ sung thông tin cho địa phương cũng như bản thân trong quá trình nghiên cứu. c. Phương pháp bản đồ: Đây là phương pháp nghiên cứu đặc trưng trong Địa lý cũng như đề tài nêu trên. Phương pháp bản đồ giúp ta nhận biết được các đối tượng địa lý, giao thông, thủy lợi, thủy văn, ranh giới địa chính, sự phân bố các đối tượng kinh tế - xã hội trên địa bàn và các đặc điểm, tính chất của khu vực cần nghiên cứu. d. Phương pháp thống kê: Là phương pháp thống kê các số liệu, dữ liệu có liên quan đến việc thành lập bản đồ địa chính ở đia bàn nghiên cứu. e. Phương pháp phân tích và đánh giá tổng hợp: Đây là phương pháp nhằm chọn lọc, phân tích và tổng hợp lại các số liệu, thông tin thu thập được để tìm ra những số liệu, thông tin cần thiết và chính xác cho đề tài đồng thời loại bỏ các số liệu dư thừa và bổ sung các số liệu còn thiếu sót. Phương pháp này còn tổng hợp các phương pháp kể trên để đưa ra nhận xét và đánh giá tổng quát chung cho đề tài. f. Phương pháp so sánh: Phương pháp này được ứng dụng để so sánh bản đồ vừa mới lập xong với bản đồ hiện có trước đó, từ đây ta có thể đưa ra những thay đổi về hình dạng ban đầu so với thực tế hiện tại là như thế nào, qua đó đưa ra đánh giá, nhận xét chung. 5. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI Sau khi xác định được mục đích và các nhiệm vụ cần giải quyết, chúng tôi đã tiến hành thu thập số liệu kết hợp với điều tra thực tế rồi tiến hành thực hiện đề tài này. Ngoài các phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, nội dung của đề tài được đề cập qua 3 chương chính sau: Chương 1: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu. Chương 2: Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thị Trấn Nghèn. Chương 3: Ứng dụng phần mềm MicroStation vào thành lập bản đồ địa chính ở thị Trấn Nghèn, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Chương 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1.1.1. Khái niệm về địa chính Theo nghĩa Hán – Việt , “ Địa” được hiểu là đất hay thửa đất, mảnh đất, lãnh thổ; “chính” là công việc của nhà nước chủ trì, quản lý về một vấn đề nào đó. Như vậy, “Địa chính” có nghĩa là công việc của nhà nước về đất đai. Theo Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam (1996) thì “Địa chính là cơ quan nhà nước có nhiệm vụ đo đạc, thống kê đất đai trong cả nước”. Cho đến nay, ở nước ta cũng chưa có một định nghĩa nào thông dụng và thống nhất về cụm danh từ địa chính. Do đó, chúng ta có thể hiểu một cách khái quát là: “Địa chính là khoa học về quản lý đất đai, ở nước ta nó thể hiện qua 15 điểm trong nội dung quản lý Nhà nước về đất đai” đã được quy định cụ thể trong Luật đất đai 2013. Hệ thống địa chính theo nghĩa rộng là hệ thống quản lý Nhà nước về đất đai bao gồm công cụ để quản lý và biện pháp để quản lý. Hiểu theo nghĩa hẹp thì hệ địa chính là hệ thống hồ sơ địa chính. 1.1.2. Khái niệm bản đồ địa chính cơ sở Bản đồ địa chính cơ sở là tên gọi chung cho bản đồ gốc được đo vẽ bằng các phương pháp đo vẽ trực tiếp ở thực địa, đo vẽ bằng các phương pháp có sử dụng hình ảnh chụp từ máy bay kết hợp đo vẽ bổ sung ngoài thực địa hay được thành lập trên cơ sở biên tập, vẽ từ bản đồ địa hình cùng tỷ lệ đã có. Bản đồ địa chính cơ sở là là tài liệu cơ bản để biên tập, vẽ và đo vẽ bổ sung thành bản đồ địa chính theo bản đồ địa chính cấp xã, phường, thị trấn được lập phủ kín một hay một số đơn vị hành chính các cấp xã, huyện, tỉnh để thể hiện hiện trạng, vị trí, diện tích, hình thể của các ô thửa có tính ổn định lâu dài, từ đó xác định ở thực địa của một hoặc một số thửa đất có loại đất theo chỉ tiêu thống kê khác nhau hoặc cùng một chỉ tiêu thống kê. 1.1.3. Khái niệm bản đồ địa chính Bản đồ địa chính là bản đồ được biên tập từ bản đồ địa chính cơ sở theo từng đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn để mô tả các yếu tố tự nhiên của thửa đất và các yếu tố địa hình có liên quan đến sử dụng đất, được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác nhận, hoàn toàn phù hợp với các số liệu trong hồ sơ địa chính. Bản đồ địa chính còn được gọi là bản đồ giải thửa. Bản đồ địa chính được lập cho từng đơn vị hành chính cấp xã, là tài liệu quan trọng của hồ sơ địa chính. Việc đo đạc và thành lập bản đồ địa chính là cơ sở để thành lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đồng thời còn là cơ sở để xác định hiện trạng và sự biến động địa giới hành chính cấp xã . 1.1.4. Khái niệm bản trích đo Bản trích đo là tên gọi cho bản bản vẽ có tỷ lệ lớn hơn hoặc nhỏ hơn tỷ lệ bản đồ địa chính cơ sở, bản đồ địa chính trên đó thể hiện chi tiết từng thửa đất trong đó các ô, thửa có tính ổn định lâu dài hoặc thể hiện các chi tiết theo yêu cầu về lĩnh vực quản lý đất đai. 1.1.5. Khái niệm về thửa đất Thửa đất là một phần liên tục trên bề mặt đất thuộc phạm vi quản lý, sử dụng của một người sử dụng đất hoặc của nhóm người cùng sử dụng đất hoặc của một người quản lý đất có cùng mục đích sử dụng theo quy định của pháp luật về đất đai. Trường hợp đất có vườn, ao gắn liền với nhà ở không xác định được ranh giới từng khu vực sử dụng thì cũng được xác định chung là một thửa đất. Đối với ruộng bậc thang, thửa đất được xác định gồm các bậc thang liền kề có cùng mục đích sử dụng đất, của cùng một người sử dụng đất (không phân biệt theo các bờ chia cắt bậc thang bên trong khu đất). 1.1.6. Các khái niệm liên quan Loại đất là tên gọi đặc trưng cho mục đích sử dụng đất. Trên bản đồ địa chính, mảnh trích đo địa chính loại đất được thể hiện bằng ký hiệu tương ứng với mục đích sử dụng đất. Trường hợp một thửa đất có mục đích sử dụng chính và các mục đích sử dụng phụ thì trên bản đồ địa chính, mảnh trích đo địa chính chỉ thể hiện loại đất chính. Nhãn thửa là dạng ký hiệu dùng để biểu thị thông tin giải thích vị trí và thuộc tính của thửa đất, gồm: số thứ tự thửa đất, diện tích thửa đất, loại đất. Số thứ tự thửa đất là số tự nhiên dùng để đánh số thửa đất, được xác định duy nhất đối với mỗi thửa đất trong phạm vi một mảnh bản đồ địa chính biên tập theo đơn vị hành chính cấp xã và mảnh trích đo địa chính. Diện tích thửa đất là diện tích hình chiếu của thửa đất trên mặt phẳng chiếu bản đồ thể hiện bằng đơn vị tính là mét vuông (m 2 ), được làm tròn số đến một (01) chữ số thập phân. Trích đo địa chính thửa đất là việc đo đạc địa chính riêng biệt đối với một thửa đất phục vụ cho quản lý đất đai ở nơi chưa có bản đồ địa chính hoặc đã có bản đồ địa chính nhưng không đáp ứng được yêu cầu quản lý đất đai hoặc có biến động về ranh giới sử dụng đất của thửa đất phải chỉnh lý. Đối tượng bản đồ là thửa đất và các đối tượng địa hình, địa vật khác trên thực địa được biểu thị trên bản đồ bằng các yếu tố hình học (điểm, đường, vùng, ký hiệu hình học) và ghi chú thuyết minh. 1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG 1.2.1. Các yếu tố cần đo vẽ trên thực địa Để thành lập bản đồ địa chính, các yếu tố đo vẽ bao gồm: - Điểm khống chế tọa độ, độ cao các cấp: Đây là yếu tố rất quan trọng trong quá trình đo vẽ ngoài thực địa, là điểm mốc cho các trạm máy đo đo vẽ hình thể thửa đất hoặc là điểm mốc tạo đường chuyền cho để hình thành các mốc phụ khác. - Địa giới hành chính các cấp, mốc địa giới hành chính: Xác định ranh giới khu vực cần đo vẽ. tránh chồng lấn sang địa phương khác. - Mốc quy hoạch, chỉ giới quy hoạch, ranh giới hành lang an toàn giao thông: Phục vụ công tác quy hoạch sử dụng đất. - Thửa đất đang có tranh chấp về ranh giới sử dụng đất thì cần chú ý trong công tác đo vẽ và trên bản đồ cần được thể hiện mô tả ranh giới, mốc thửa đất theo hiện trạng và ý kiến của các bêm liên quan. - Hình dáng của thửa đất. - Ranh giới thửa đất, các loại đất và các yếu tố nhân tạo tự nhiên có trên đất như: công trình dân dụng, xây dựng, hệ thống giao thông, thủy lợi… 1.2.2. Các phương pháp thành lập bản đồ địa chính Theo quy định trong “Quy định về thành lập bản đồ địa chính” của Bộ Tài nguyên và Môi trường hiện hành thì bản đồ địa chính được thành lập bằng các phương pháp sau: - Phương pháp đo vẽ trực tiếp ở ngoài thực địa, sử dụng các loại máy kinh vĩ quang học, kinh vĩ điện tử, máy toàn đạc điện tử để đo vẽ chi tiết bản đồ. - Phương pháp đo vẽ ảnh chụp từ máy bay kết hợp với phương pháp đo vẽ trực tiếp ngoài thực địa. - Phương pháp biên tập, biên vẽ và đo vẽ bổ sung chi tiết trên nền bản đồ địa chính cùng tỷ lệ. Phương pháp này chỉ được áp dụng để bổ sung các yếu tố ở khu vực đất lâm nghiệp, khu vực trồng cây công nghiệp, đất chưa sử dụng ở khu vực đồi núi, duyên hải ở tỷ lệ 1:5000; 1:10 000; 1:25 000. 1.2.3. Quy trình chung thành lập bản đồ địa chính Xây dựng các phương án đo đạc Hình 1.1: Sơ đồ quy trình thành lập bản đồ địa chính 1.2.4. Hệ thống tỷ lệ bản đồ được áp dụng hiện nay - Theo “Quy định về thành lập bản đồ địa chính” của Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành thì bản đồ địa chính được thành lập ở các tỷ lệ 1:500; 1:1000; 1:2000; 1:5000; 1:10 000; 1:25 000, việc chọn tỷ lệ bản đồ địa chính được căn cứ vào các yếu tố cơ bản sau đây: + Loại đất và kinh tế - giá trị sử dụng đất. + Mức độ khó khăn của từng khu vực. + Mật độ thửa trung bình trên 1 ha. Thành lập lưới địa chính các cấp Chuẩn bị bản vẽ và các tài liệu liên quan Đo vẽ chi tiết ngoài thực địa Chuyển tiếp từ biên bản vẽ Lên mục bản đồ chính, đánh số thửa, tính diện tích Lập hồ sơ kỹ thuật thửa đất Giao diện tích đất cho chủ sử dụng Biên tập bản đồ địa chính In, nhân bản Đăng ký thống kê cấp GCNQSDĐ Hoàn thiện bản đồ và hồ sơ địa chính, ký xác nhận Lưu trữ và sử dụng [...]... MICROSTATION VÀO THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH Ở THỊ TRẤN NGHÈN, HUYỆN CAN LỘC, TỈNH HÀ TĨNH 3.1 CÁC BƯỚC CHUẨN BỊ 3.1.1 Thu thập số liệu, thông tin, tài liệu Các số liệu, thông tin, tài liệu được thu thập đầy đủ, đúng quy trình từ các cơ quan quản lý nhà nước về đất đai, địa chính Bộ tài nguyên môi trường Luật Đất đai 2013 Các thông tư hướng dẫn thành lập bản đồ địa chính hiện hành Bộ quy phạm thành lập bản đồ địa. .. địa chính số 08/2008/QĐ-BTNMT ngày 10 tháng 11 năm 2008 về quy phạm thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200, 1 :500, 1 :1000, 1 :2000, 1 :5000, 1 :10 000 Trung tâm kiểm tra và lưu trữ địa chính tỉnh Hà Tĩnh Bản đồ địa chính các mảnh của Thị trấn Nghèn bao gồm bản đồ số, bản đồ giấy, file excel danh sách chủ sử dụng đất Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Can Lộc - Bản đồ hành chính huyện Can Lộc, - Bản. .. thống phần mềm chuẩn thống nhất trong nghành địa chính phục vụ cho việc lập bản đồ và hồ sơ địa chính Famis là phần mềm có khả năng xử lý số liệu đo ngoại nghiệp, xây dựng, xử lý và quản lý bản đồ địa chính số Phần mềm đảm nhận công đoạn từ sau khi đo vẽ ngoại nghiệp cho đến khi hoàn chỉnh một hệ thống bản đồ địa chính số Cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính kết hợp với cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính để thành. .. cơ sở dữ liệu về bản đồ và hồ sơ địa chính thống nhất Famis là phần mềm thành lập và quản lý các thông tin về hồ sơ địa chính, hỗ trợ cho công tác tra cứu, thanh tra, quản lý đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thống kê tình hình sử dụng đất… Mọi hệ thống bản đồ và hồ sơ địa chính đã được lập theo các phần mềm khác cần được chuyển vào hệ thống phần mềm này để quản lý Chức năng của phần mềm. .. nhưng phải xác định một tỷ lệ cơ bản cho đo vẽ bản đồ địa chính ở mỗi đơn vị hành chính cấp xã Bảng 1.1: Tỷ lệ bản đồ dùng để thành lập bản đồ địa chính Đơn vị thành lập bản đồ Tỷ lệ bản đồ Quy mô diện tích đất tự nhiên (ha) 1:1.000 Cấp xã Dưới 120 1:2.000 Từ 120 đến 500 1:5.000 Từ 500 đến 3000 1:10.000 Trên 3.000 1:5.000 Dưới 3.000 1:10.000 Từ 3.000 đến 12.000 Cấp huyện 1:25.000 1:25.000 Dưới 100.000... quyền sử dụng đất - Nghị quyết số 54/2013/NQ-HĐND ngày 13/07/2013 của Hội đồng Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh về Hoàn thành đo vẽ bản đồ, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và xây dựng bản đồ địa chính trên địa bàn Tỉnh Chương 2 KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ- XÃ HỘI THỊ TRẤN NGHÈN 2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 2.1.1 Vị trí địa lý Thị trấn Nghèn được thành lập theo Nghị định số 63/NĐ-CP của Chính phủ... Lộc, - Bản đồ hành chính thị trấn Nghèn UBND thị trấn Nghèn - Bản đồ hành chính thị trấn Nghèn để đối chiếu với bản đồ của phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Can Lộc - Niên giám thống kê thị trấn Nghèn 2013 - Báo cáo thông tin về thị trấn Nghèn năm 2014 và các số liệu khác liên quan đến đề tài Sau khi thu thập được các số liệu có được từ các nguồn thì ta lập ké hoạch thực hiện Thành lập nên các... về thành lập bản đồ địa chính - Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai - Thông tư số 13/2011/TT-BTNMT ngày 15/04/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành “Ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất” - Quyết định 08/2008/QĐ-BTNMT ngày 10/11/2008 Quy định thành lập bản đồ địa chính. .. lập bản đồ Tỷ lệ bản đồ : thiết lập bản đồ theo tỷ lệ bản đồ 1:10 000 Các mảnh được vẽ theo tỷ lệ bản đồ 1:1000 và 1:2000 Theo công văn số 405/TCQLĐĐ-CĐKTK ngày 08/04/2010 của Tổng cục Quản lý đất đai về việc hướng dẫn bản đồ nền dạng số được thành lập trên phần mềm MicroStation Bản đồ nền phải có các tệp chuẩn như sau : + Font chữ tiếng Việt : dùng bộ font chữ vnfont.rsc + Thư viện các ký hiệu độc lập. .. (*.dgn) của MicroStation Hiện nay, các phiên bản MS ver 8.x được phát triển và đổi mới hơn dựa trên các phiên bản cũ, tuy nhiên phần lớn người sử dụng vẫn chưa nắm bắt hết các ứng dụng của các phiên bản mới này, do đó phiên bản MicroStation SE vẫn là phiên bản được sử dụng phổ biến nhất 1.4.2 Các phần mềm bổ trợ liên quan • Famis Phần mềm tích hợp cho đo vẽ và bản đồ địa chính - Famis” là một phần mềm nằm . chọn đề tài: “ Ứng dụng phần mềm MicroStation vào việc thành lập bản đồ địa chính ở thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh để xây dựng tờ bản địa chính các mảnh của thị trấn Nghèn, qua đó. kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thị Trấn Nghèn. Chương 3: Ứng dụng phần mềm MicroStation vào thành lập bản đồ địa chính ở thị Trấn Nghèn, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Chương 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN. một tỷ lệ cơ bản cho đo vẽ bản đồ địa chính ở mỗi đơn vị hành chính cấp xã. Bảng 1.1: Tỷ lệ bản đồ dùng để thành lập bản đồ địa chính Đơn vị thành lập bản đồ Tỷ lệ bản đồ Quy mô diện tích đất tự

Ngày đăng: 21/12/2014, 12:29

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỞ ĐẦU

  • Chương 1

  • TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

    • 1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN

      • 1.1.1. Khái niệm về địa chính

      • 1.1.2. Khái niệm bản đồ địa chính cơ sở

      • 1.1.4. Khái niệm bản trích đo

      • 1.1.5. Khái niệm về thửa đất

      • 1.1.6. Các khái niệm liên quan

      • 1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG

        • 1.2.1. Các yếu tố cần đo vẽ trên thực địa

        • 1.2.4. Hệ thống tỷ lệ bản đồ được áp dụng hiện nay

        • 1.3. HỆ THỐNG HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH HIỆN HÀNH

          • 1.3.1. Bản đồ địa chính

          • 1.3.2. Sổ địa chính

          • 1.3.3. Sổ theo dõi biến động đất đai qua các thời kỳ

          • 1.3.4. Sổ mục kê

          • 1.4. PHẦN MỀM MICROSTATION

            • 1.4.1. Giới thiệu về phần mềm MicroStation

            • 1.4.2. Các phần mềm bổ trợ liên quan

            • 1.4.3. Cơ sở pháp lý của Bộ Tài nguyên & Môi trường

            • Chương 2

            • KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ- XÃ HỘI THỊ TRẤN NGHÈN

              • 2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

                • 2.1.1. Vị trí địa lý

                • 2.1.2. Khí hậu

                • 2.1.3. Thủy văn

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan