công tác thực hiện chính sách xã hội đối với người có công tại xã hòa trạch, huyện bố trạch, tỉnh quảng bình

47 1.5K 4
công tác thực hiện chính sách xã hội đối với người có công tại xã hòa trạch, huyện bố trạch, tỉnh quảng bình

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Báo cáo tốt nghiệp LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam có hơn 8 triệu người có công cách mạng. Riêng tỉnh Quảng Bình có gần 14,5 vạn người có công cách mạng (chiếm gần 17% dân số), trong đó có trên 13.600 liệt sỹ; 387 bà mẹ Việt Nam anh hùng (hiện chỉ còn 3 mẹ còn sống); gần 2 vạn thương bệnh binh; 6.300 người hưởng tham gia kháng chiến và con đẻ bị nhiễm chất độc hóa học; gần 1000 người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày; hơn 10 vạn đối tượng tham gia kháng chiến được tặng thưởng huân, huy chương (10). Để thể hiện lòng biết ơn đối với người có công cách mạng cũng như góp phần phát triển xã hội, Nhà nước ta đã ban hành và thực hiện nhiều chính sách ưu đãi xã hội đối với người có công cách mạng. Điển hình là Pháp lệnh ưu đãi người có côngvới cách mạng số 26/2005/PL/UBTVQH11 của Ủy ban thường vụ Quốc hội; Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26/5/2006 về việc hướng dẫn thi hành một số điều của pháp lện ưu đãi người có công với cách mạng. Nghị định số 35/2010/NĐ-CP ngày 06/4/2010 của Chính phủ về việc quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng. Ngoài ra còn có các chương trình được quy định tại Bộ luật LĐTBXH đối với người có công. Trong những năm qua, công tác thực hiện các chính sách hỗ trợ xã hội đối với người có công cách mạng đã đạt được những kết quả nhất định: hàng chục vạn thương binh đã tìm được công việc phù hợp; nhiều ngôi nhà tình nghĩa được xây dựng; hàng triệu gia đình người có công cách mạngđược hỗ trợ để cải thiện đời sống; tìm kiếm,cất bốc và quy tập gần một triệu hài cốt liệt sĩ… (10) Xã Hòa Trạch, huyện Bố Trạch, Tỉnh Quảng Bình đã có gần 400 người có công cách mạng (chiếm 10% dân số). Do đó, công tác thực hiện chính sách SVTH: Nguyễn Thị Mạnh Cường 1 Báo cáo tốt nghiệp ưu đãi đối với đối tượng này sẽ là vấn đề đáng quan tâm. Chính vì lẽ đó, tôi đã chọn đề tài “Công tác thực hiện chính sách xã hội đối với người có công tại xã Hòa Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình” để làm báo cáo tốt nghiệp chuyên ngành công tác xã hội của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Đề tài “Vai trò của nhân viên Công tác xã hội trong nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách xã hội đối với người có công với cách mạng ở xã Hồng Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An” của Hoàng Thị Hảo năm 2013 đã đề cập đến vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc thực hiện chính sách đối với người có công tại xã Hồng Thành. Đó là công trình bổ ích có vai trò giúp cho tôi cũng như sinh viên khóa sau tham khảo và hiểu hơn về công tác xã hội đối với người có công như thế nào. Từ đó tôi cũng có thể rút kinh nghiệm để hoàn thiện hơn bài của cá nhân. Hoàng Thị Đào năm 2012 với đề tài “Công tác xã hội với người có công với cách mạng ở huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2009-2012”. Nghiên cứu về người có công với cách mạng tại Huyện Nghi Lộc, mặc dù đây là địa bàn huyện nhưng đó cũng là tài liệu giúp cho tôi hiểu về người có công nói chung trong địa bàn rộng và giúp cho tôi hiểu biết về công tác xã hội đối với người có công. Ngoài ra còn có bài viết “Người bệnh binh già trong căn nhà xiêu vẹo” trên báo dân trí (thứ tư ngày12/1/2011) về cuộc sống gia đình người bệnh binh Nguyễn Anh Thập (xã Song Lộc – Can Lộc – Hà Tỉnh). Gia cảnh của họ vô cùng khó khăn: bản thân ông bị bệnh tật hành hạ, vợ con gặp nạn, ốm đau liên miên, nuôi con cái học hành, gia đình ông lại cưu mang hai cụ già không có con. Họ phải sống trong một căn nhà xiêu vẹo đe đọa đến tính mạng bất cứ lúc nào. Qua đó phản ánh thực trạng vẫn còn một số người có công vẫn chưa được quan tâm, chăm sóc đúng mức, cuộc sống của họ còn chứa đựng vô vàn khó khăn, thách thức và ẩn hiện những nguy cơ. Tuy nhiên bài báo này mới SVTH: Nguyễn Thị Mạnh Cường 2 Báo cáo tốt nghiệp phản ánh được một mặt của vấn đề chăm sóc sức khỏe và chưa phản ánh được đầy đủ thực trạng cuộc sống của họ. Đề tài báo cáo tốt nghiệp “Công tác thực hiện chính sách xã hội đối với người có công tại xã Hòa Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình” không mới nhưng có thể bổ sung thêm thông tin vào nguồn tư liệu thực tế còn đang ít của chủ đề về người có công với cách mạng. 3. Đóng góp của đề tài Như chúng ta đã biết, nâng cao cuộc sống cho NCCVCM là một việc làm vô cùng cần thiết và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng thể hiện tinh thần nhân văn sâu sắc. Tuy nhiên, trong quá trình thực thi, công tác này gặp rất nhiều khó khăn, bất cập ở nhiều địa phương. Khi về nghiên cứu tại địa bàn xã Hòa Trạch, tôi muốn đóng góp phần nhỏ bé của mình là tất cả mọi người có công đều hiểu rõ hơn các chương trình chính sách của Đảng và Nhà nước; cũng như tìm hiểu công tác thực hiện chính sách với người có công tại xã Hòa Trạch. Ngoài ra, báo cáo tốt nghiệp này còn có thể đóng góp: - Làm tài liệu cho các khóa sau nghiên cứu vấn đề người có công . - Giúp cho cán bộ địa phương nghiên cứu tìm hiểu đọc, tham khảo trong việc thực hiện hiệu quả công tác đối với người có công . - Là tài liệu tham khảo của những người có công trên địa bàn Xã Hòa Trạch. 4. Mục tiêu nghiên cứu a. Mục tiêu tổng quát Mục tiêu của đề tài này là giúp những người có công cách mạng tại địa phương hiểu rõ hơn về các chính sách hỗ trợ xã hội với họ. Qua đó, sinh viên cũng mong muốn đóng góp các thông tin thực tế về công tác hỗ trợ người có công cách mạng để làm cơ sở cho các nghiên cứu và hoạch định chính sách các cấp. b. Mục tiêu cụ thể SVTH: Nguyễn Thị Mạnh Cường 3 Báo cáo tốt nghiệp - Tìm hiểu đời sống của người có công cách mạng tại địa bàn nghiên cứu. - Đánh giá công tác hỗ trợ người có công cách mạng tại địa bàn nghiên cứu. - Phân tích vai trò của nhân viên Công tác xã hội trong việc hỗ trợ người có công cách mạng. 5. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 5.1 Đối tượng nghiên cứu Công tác thực hiện chính sách đối với người có công tại xã Hòa Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. 5.2 Khách thể nghiên cứu - Người có công cách mạng tại địa phương - Cán bộ xã - Gia đình người có công với cách mạng 5.3 Phạm vi nghiên cứu Không gian nghiên cứu: xã Hòa Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình Thời gian nghiên cứu: từ 25/6/2014 – 25/7/2014 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1 Thu thập và xử lý thông tin Phương pháp này được sử dụng để thu thập các thông tin về các chương trình, chính sách của Đảng và Nhà nước về cuộc sống với người có công cách mạng qua các báo cáo, tài liệu lưu trữ tại địa bàn nghiên cứu và các nguồn tài liệu khác. Hơn nữa, sinh viên còn thu thập thông tin thứ cấp về địa bàn nghiên cứu để hiểu rõ địa bàn nghiên cứu như vậy để đánh giá đúng hơn về hiệu quả hoạt động của các đoàn thể xã đối vói người có công. 6.2 Phương pháp quan sát -Tôi đã thực hiện quan sát trên phạm vi địa bàn nghiên cứu bao gồm nhà ở của người có công. - Quan sát thái độ làm việc của cán bộ đối với người có công tại phòng chính sách xã Hòa Trạch để biết được họ có thái độ như thế nào khi giải quyết SVTH: Nguyễn Thị Mạnh Cường 4 Báo cáo tốt nghiệp đối với người có công tại xã, nhằm hiểu được cách thức họ đã làm việc có tận tâm nhiệt tình hay chỉ là đối phó với công việc hiện tại. - Quan sát thái độ của người có công đối với chủ trương của Đảng đã thỏa mãn với những trợ cấp được hưởng chưa. 6.3 Phương pháp phỏng vấn Trong quá trình nghiên cứu tại xã Hòa Trạch tôi đã tiến hành phỏng vấn 20 người trên địa bàn thôn Bàng và thôn Sen bằng phương pháp phỏng vấn anket, phỏng vấn 2 cán bộ làm ở phòng lao động tại xã Hòa Trạch chủ yếu phỏng vấn trực tiếp. Đối với 20 người có công tại 2 thôn thì nội dung phỏng vấn cơ bản họ đang được hưởng chế độ gì, hoàn cảnh gia đình. - Phỏng vấn người có công về điều kiện hoàn cảnh như thế nào? Kinh tế gia đình có đảm bảo cuộc sống, đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu của bữa cơm trong gia đình. SVTH: Nguyễn Thị Mạnh Cường 5 Báo cáo tốt nghiệp NỘI DUNG CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ MỘT SỐ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN 1.1. Người có công với cách mạng và các chính sách hỗ trợ tại Việt Nam Theo báo cáo của Bộ LĐ-TBXH, các chính sách ưu đãi đối với người có công đã từng bước được hoàn thiện, tương đối toàn diện, bao phủ hầu hết các lĩnh vực đời sống người có công. Mặc dù ngân sách còn hạn hẹp, nhưng chế độ trợ cấp, ưu đãi về chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ nhà ở… được điều chỉnh, bổ sung; mức trợ cấp hàng tháng được điều chỉnh đồng bộ với tiền lương và trợ cấp bảo hiểm xã hội từng bước được cải thiện, ổn định đời sống người có công với cách mạng; Các văn bản pháp luật về ưu đãi người có công đã thể chế hóa được chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với người có công, tạo môi trường pháp lý thuận lợi để chính sách đi vào cuộc sống, tạo sự đồng thuận xã hội cao, góp phần bảo đảm công bằng xã hội; thực hiện Đề án tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ, đề án xác định hài cốt liệt sỹ còn thiếu thông tin. Đến nay, cả nước đã xác nhận trên 8,8 triệu người có công, chiếm khoảng gần 10% dân số, trong đó có khoảng 1,4 triệu người có công và thân nhân người có công được hưởng trợ cấp ưu đãi của Nhà nước(11). Tuy nhiên, do hậu quả của chiến tranh, vẫn còn một số trường hợp chưa được xác nhận và giải quyết chế độ. Theo báo cáo, vẫn còn một số ít trường hợp chưa được xác nhận và giải quyết chế độ. Khoảng 4% người có công với cách mạng và gia đình vẫn còn khó khăn trong cuộc sống. Nguyên nhân được chỉ ra là do việc ban hành văn bản hướng dẫn chưa kịp thời, sự phối hợp giữa các cơ quan có liên quan trong việc giải quyết chính sách chưa chặt chẽ, thiếu đồng bộ. Cán bộ chuyên môn, nhất là ở cấp cơ sở chưa bảo đảm đáp ứng theo yêu cầu của công tác chính sách Trong thời gian tới, Bộ LĐ-TBXH cần phối hợp với các bộ ngành có SVTH: Nguyễn Thị Mạnh Cường 6 Báo cáo tốt nghiệp liên quan tiếp tục trình Chính phủ ban hành các văn bản hướng dẫn các Nghị định của Chính phủ thực hiện Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13, Pháp lệnh số 05/2012/UBTVQH13 về chính sách ưu đãi người có công với cách mạng; ban hành các văn bản hướng dẫn các nội dung chi đặc thù của Đề án xác định hài cốt liệt sỹ còn thiếu thông tin (Đề án 150). Đồng thời, các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục chỉ đạo ứng dụng rộng rãi, đồng bộ công nghệ thông tin trong công tác quản lý, thực hiện chính sách ưu đãi người có công; củng cố, kiện toàn đội ngũ cán bộ làm chính sách, bảo đảm chất lượng đáp ứng yêu cầu của công tác người có công; đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật, chính sách, chế độ ưu đãi đối với người có công Đáng lưu ý, về công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực người có công, báo cáo cho thấy từ năm 2008 - 2013 đã phát hiện và đình chỉ trợ cấp của hơn 7.000 đối tượng không đủ điều kiện được hưởng, trong đó riêng thương binh là hơn 4.000 người.Về chế độ chính sách đối với mẹ liệt sỹ đã tái giá và những thuận lợi, khó khăn trong việc xác định hài cốt liệt sỹ thiếu thông tin; việc giải quyết chính sách cho người có công bị mất hồ sơ gốc; sửa đổi quy định trong khám chữa bệnh, nhà ở đối với người có công. 1.1.1 Các nghị định, thông tư quy định với người có công cách mạng Chính sách ưu đãi người có công được quy định tại Pháp lệnh Ưu đãi người có công cách mạng số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29 tháng 6 năm 2005 về việc Ưu đãi người có công với cách mạng. Đồng thời, chính sách ưu đãi người có công cách mạng được quy định và hướng dẫn chi tiết tại các văn bản: - Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2006 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số Điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công cách mạng. -Nghị định số 89/2008/NĐ-CP ngày 13 tháng 08 năm 2008 về việc hướng dẫn thi hành Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng. SVTH: Nguyễn Thị Mạnh Cường 7 Báo cáo tốt nghiệp - Thông tư số 47/2009/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 11 tháng 3 năm 2009 về việc hướng dẫn cấp phát, quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng và người trực tiếp tham gia kháng chiến do ngành Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý. Chẳng hạn, tại Thông tư 47/2009/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 11 tháng 3 năm 2009 Thông tư liên tịch của Bộ tài Chính, Bộ Lao động thương binh xã hội hướng dẫn thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng và người trực tiếp tham gia kháng chiến, theo đó, sẽ chi trợ cấp ưu đãi hàng tháng và trợ cấp một lần theo quy định hiện hành cho các đối tượng: thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến; cán bộ đi chiến trường B, C, K trong thời kỳ chống Mỹ không có thân nhân trực tiếp nuôi dưỡng; quân nhân, cán bộ được Đảng cử ở lại miền Nam sau Hiệp định Geneva năm 1954; quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong quân đội, đã phục viên về địa phương… Ngoài khoản trợ cấp nêu trên, những đối tượng này còn được hưởng các khoản ưu đãi như: bảo hiểm y tế; điều trị bồi dưỡng sức khỏe; thuốc đặc trị và điều trị đặc biệt cho thương, bệnh binh; quà tặng của Chủ tịch nước; chi ăn thêm ngày lễ, ngày 27/7; Tết; hỗ trợ thân nhân liệt sỹ thăm viếng mộ và di chuyển hài cốt liệt sỹ… 1.1.2 Công tác hỗ trợ nhà ở cho người có công cách mạng Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26-4-2013 (sau đây gọi tắt là Quyết định 22) của Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 15-6-2013, thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với người có công với cách mạng. Trong điều kiện nhiều hộ thuộc diện đối tượng chính sách trong cả nước còn gặp nhiều khó khăn về nhà ở thì đây là việc làm cụ thể, thiết thực, khơi dậy đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc. Ông Hoàng Công Thái, Cục trưởng Cục Người có công (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) cho biết: SVTH: Nguyễn Thị Mạnh Cường 8 Báo cáo tốt nghiệp Nhiều đối tượng chính sách, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số nhà ở đã xuống cấp nhưng không có khả năng để sửa chữa hoặc làm nhà mới. Quyết định 22 ra đời góp phần trực tiếp hỗ trợ các hộ gia đình chính sách xóa nhà tranh tre mái lá, chống dột, chống sập, ổn định cuộc sống và an sinh xã hội. - Đối tượng hỗ trợ Điều 2 của Quyết định 22 ghi rõ 12 đối tượng được hỗ trợ kinh phí để sửa chữa nhà ở hoặc xây mới, gồm: Người hoạt động cách mạng trước ngày 1-1-1945; người hoạt động cách mạng từ ngày 1-1-1945 đến ngày Tổng khởi nghĩa tháng 8-1945; thân nhân liệt sĩ; Bà mẹ Việt Nam anh hùng; Anh hùng LLVT nhân dân; Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; bệnh binh; người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày; người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế; người có công giúp đỡ cách mạng. - Nguyên tắc hỗ trợ Hỗ trợ về nhà ở cho hộ gia đình mà người có công với cách mạng, thân nhân liệt sỹ hiện đang ở và có hộ khẩu thường trú tại nhà ở đó trước ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành. Huy động từ nhiều nguồn vốn để thực hiện; Nhà nước hỗ trợ, cộng đồng giúp đỡ, hộ gia đình tham gia đóng góp và tự tổ chức xây dựng nhà ở. Sau khi được hỗ trợ, các hộ xây dựng được nhà ở mới hoặc sửa chữa, nâng cấp nhà ở đã có, đảm bảo diện tích sử dụng tối thiểu 30 m 2 (đối với những hộ độc thân thì có thể xây dựng nhà ở có diện tích sử dụng nhỏ hơn nhưng không thấp hơn 24 m 2 ); đảm bảo “3 cứng” (nền cứng, khung - tường cứng, mái cứng). SVTH: Nguyễn Thị Mạnh Cường 9 Báo cáo tốt nghiệp - Mức hỗ trợ Hỗ trợ từ ngân sách nhà nước (gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương) với mức sau: Hỗ trợ 40 triệu đồng/hộ đối với trường hợp nêu tại Điểm a Khoản 2 Điều 2 Quyết định này; Hỗ trợ 20 triệu đồng/hộ đối với trường hợp nêu tại Điểm b Khoản 2 Điều 2 Quyết định này. (11) 1.1.3 Công tác hỗ trợ phục hồi sức khỏe cho người có công. Người có công với cách mạng và thân nhân sẽ được hưởng chế độ điều dưỡng phục hồi sức khỏe, trong đó mức chi đối với chế độ điều dưỡng tại nhà là 1.110.000 đồng/người/lần; mức chi đối với chế độ điều dưỡng tập trung là 2.220.000 đồng/người/lần Nội dung quan trọng trên được nêu tại Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC do liên Bộ: Lao động - Thương binh và Xã hội, Tài chính ban hành; trong đó hướng dẫn chế độ điều dưỡng phục hồi sức khỏe, cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình đối với người có công với cách mạng và thân nhân; quản lý các công trình ghi công liệt sĩ. Đối tượng được điều dưỡng phục hồi sức khỏe mỗi năm một lần gồm: người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945; người hoạt động cách mạng từ ngày 1/1/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945; cha đẻ, mẹ đẻ chỉ có một con mà người con đó là liệt sĩ hoặc cha đẻ, mẹ đẻ có hai con là liệt sĩ trở lên; Bà mẹ Việt Nam anh hùng; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh và thương binh loại B, bệnh binh có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật, bệnh tật từ 81% trở lên; người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do ảnh hưởng của chất độc hóa học từ 81% trở lên; người có công giúp đỡ cách mạng được Nhà nước tặng Kỷ niệm chương “Tổ quốc ghi công” hoặc Bằng “Có công với nước”. SVTH: Nguyễn Thị Mạnh Cường 10 [...]... 2.2 Công tác thực hiện các chính sách, chế độ ưu đãi đối với NCCVCM trên địa bàn xã Hòa Trạch 2.2.1 Các chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng tại xã Hòa Trạch Chính sách chăm sóc người có công với cách mạng (Thương binh, bệnh binh và gia đình có công với cách mạng) Chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng về giáo dục đào tạo Chính sách chỉnh hình phục hồi chức năng Chính sách. .. ưu đãi đối với người có công với cách mạng tại xã Hòa Trạch Dưới sự lãnh đạo của phòng lao động thương binh xã hội, kết hợp với ban thường vụ xã HĐND, UBND, UBMT Tổ quốc Việt Nam và phòng chính sách xã Hòa Trạch đã triển khai thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với gia đình chính sách và người có công Xác định công tác thực hiện chính sách đối với người có công với cách... việc thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng theo nội dung Chỉ thị số 23/CT- TTg đảm bảo hiệu quả và tiến độ thực hiên theo quy định Thứ hai, thực hiện ưu đãi xã hội đối với người có công góp phần ổn định chính trị - xã hội xã Hòa Trạch Thực hiện tốt chính sách ưu đãi đối với người có công góp phần ổn định xã hội, giữ vững thể chế Đó là tiền đề quan trọng để phát triển kinh tế xã Hòa. .. chính sách, chế độ ưu đãi đối với đời sống người có công với cách mạng tại xã Hòa Trạch Thứ nhất, công tác ưu đãi với người có công tại xã Hòa trạch nhằm hiện thực hóa chính sách chủ trương của Đảng và Nhà nước Chính sách ưu đãi với người có công là một chính sách lớn, có bề dày lịch sử, được khởi đầu của tư tưởng của Bác Hồ Các chính sách hay chủ trương của Đảng chỉ là lơ lửng nếu không được đối tượng... son cho nghề công tác xã hội Việt Nam.(ký ngày 25 tháng 3 năm2010) Công tác xã hội có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, bảo vệ quyền con người, nhân phẩm, giá trị con người, công bằng và bình đẳng xã hội, thúc đẩy và xây dựng một xã hội hài hòa vì hạnh phúc của các cá nhân trong xã hội Công tác xã hội với người có công mục đích giúp cho những người có công biết được các chính sách mà Đảng và... cây” đối với người có công với cách mạng nhằm tiếp tục hỗ trợ cho các gia đình chính sách và có chính sách ưu đãi đặc biệt để gia đình người có công có điều kiện lao động, sản xuất, kinh doanh nhằm góp phần ổn định và phát triển kinh tế gia đình, vươn lên có mức sống trung bình của dân cư trên địa bàn 2.2.3 Yếu tố ảnh hưởng tới công tác thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi đối với người có công với cách... tốt nghiệp Chính sách xuất khẩu lao động của người Việt Nam đi nước ngoài Tóm lại, ngoài những chính sách trên thì còn có một số chính sách khác nữa liên quan đến cuộc sống của người có công, phòng chính sách xã Hòa Trạch luôn cố gắng để thực hiện tốt các chính sách đó nhằm hướng tới sự phát triển của xã hội nói chung và các đối tượng của phòng nói riêng 2.2.2 Công tác thực hiện các chính sách, chế... 1.3.2.1 Công tác xã hội Có nhiều khái niệm về công tác xã hội (CTXH), nhưng theo Hiệp hội công tác xã hội thế giới thì công tác xã hội là hoạt động chuyên nghiệp nhằm tạo ra sự phát triển của xã hội thông qua sự tham gia vào quá trình giải quyết các vấn đề xã hội, tăng cường năng lực và giải phóng tiềm năng của mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng Công tác xã hội giúp cho con người phát triển đầy đủ, hài hòa. .. không bình thường và cộng đồng yếu kém, nghèo, có đông đối tượng xã hội Công tác xã hội cũng quan tâm đến cả đối tượng có nguy cơ nảy sinh các vấn đề xã hội Trong phạm vi rộng hơn, công tác xã hội còn chú trọng đến môi trường xã hội trong đó bao gồm cả việc tác động đến cơ chế chính sách có ảnh hưởng đến con người và cộng đồng 3.2 Vai trò của nhân viên CTXH trong việc nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách. .. đối tượng cụ thể thực hiện mà SVTH: Nguyễn Thị Mạnh Cường 31 Báo cáo tốt nghiệp ở đây là người có công tại xã Hòa Trạch cũng như những người có công khác trên đất nước Ngoài ra các quy định pháp luật về ưu đãi xã hội đối với người có công có vai trò thể chế hóa một phần quan trọng của chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước Và cũng là phương tiện để thực hiện các chức năng quản lí xã hội của Nhà nước . đối với đối tượng này sẽ là vấn đề đáng quan tâm. Chính vì lẽ đó, tôi đã chọn đề tài Công tác thực hiện chính sách xã hội đối với người có công tại xã Hòa Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình . nghiệp Công tác thực hiện chính sách xã hội đối với người có công tại xã Hòa Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình không mới nhưng có thể bổ sung thêm thông tin vào nguồn tư liệu thực tế còn. trợ người có công cách mạng. 5. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 5.1 Đối tượng nghiên cứu Công tác thực hiện chính sách đối với người có công tại xã Hòa Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng

Ngày đăng: 21/12/2014, 11:07

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan