cảm thức hiện sinh trong truyện ngắn tạ duy anh

33 1.2K 11
cảm thức hiện sinh trong truyện ngắn tạ duy anh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC VÕ THỊ EM PI CẢM THỨC HIỆN SINH TRONG TRUYỆN NGẮN TẠ DUY ANH Chuyên ngành: Lí luận văn học Mã số: ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Người hướng dẫn khoa học PGS.TS. TRẦN THÁI HỌC MỤC LỤC Trang    !"# #$%&!'()!*+,- .%/'0'*+,1 233'4,5!6 78",9:4,5!6 ;<=> 8%/?@<<ABCDE<FDG8<AH<BI8JDK8<AH<DEL>BMG8 D,NOPQ9ORST5"OUVWW D9ORP!X'0!Y9ORSZ D9ORP!X[%\39]!6R# D^_'()9`/T[9ORP# O[)+P9]!6R# #aZ,P[)+P9]!6RBP)P(. #aZ,P[)+P9]!6Rb))9%c-d2. #HXe([)+P9]!6RBP),-d22 8%/8JDK8<AH<DEL>DEfA>gDh=fiji8kClDmn> oBpDBI8@8AC<AH<d _q9%d 8,rs!b4![)+tT,sbud 9ve"w![)+b/x 80v%&w!5y*,TZ,- v%&w!54(4]!bwz- v%&w!5S4](- #80)PP1 #Ds(%)r0!N%)rw!{1 #|D%&O}O|!0Xe]]%~1 8%/#8JDK8<AH<DEL>DEfA>gDh=fiji8@8m•>DK8 D€<A•8DEm> #b_!RP,P,5)[)+* #b_~%~ #b_$](!b_r]( #>RP,P,5 #?b!~P,5)[)+P# #?bP,5# #D~P,5# ##80)by'TZ,%&P,5)[)+PP. ##by'P,5. ##aZ,%&P,5. ?FDp2 DI<<ADi?JLd PHẦN MỞ ĐẦU 1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài 1.1 Chủ nghĩa hiện sinh, sau khi gây một phong trào mãnh liệt và sâu rộng trong văn học nghệ thuật, sau gần 20 năm hoạt động ở bề nổi, nay dần đi vào thế chìm. Nó đã lắng lại trong tiềm thức của mỗi người. Ở Việt Nam, triết học hiện sinh không còn là một thứ mốt cho người ta chạy theo. Nhưng nó vẫn mang một sức hút khó cưỡng đối với nhiều nhà văn. Những tư tưởng về nhân vị, tự do, về cuộc sống bất an và âu lo của chủ nghĩa hiện sinh, vẫn tìm thấy sự đồng điệu trong tâm hồn những nhà văn khi họ đối diện với những đổi thay lớn lao của đất nước và thời đại. Và chủ nghĩa hiện sinh được đón nhận theo nhiều chiều hướng khác nhau: có người tán dương, có người chê bai nó, có người phát triển nó theo hướng tiêu cực, quá đà Chính sự đa dạng và phức tạp trong cách tiếp nhận ấy đã dẫn đến những cách đánh giá, nhìn nhận tương đối nghiêm khắc và đôi chỗ không công bằng với thuyết hiện sinh. Nhà văn nhìn cuộc sống không như những triết gia nhưng trong tác phẩm của họ mang màu sắc triết học đó là vấn đề cảm quan. Cảm quan có sự hòa hợp cảm quan cá nhân và cảm quan thời đại. Hiểu về cảm quan sẽ giúp người đọc hình dung được những nền tảng sâu xa chi phối đến quá trình sáng tác và những tư tưởng về thế giới, con người tác giả muốn gửi gắm. Trên thế giới, có những tên tuổi bất hủ, gắn liền với chủ nghĩa phi duy lí đặc biệt là chủ nghĩa hiện sinh: Franz Kafka, Albert Camus, Jean Paul Sartre, Marcel Proust Trong tầm nhìn của văn học so sánh, chúng ta có thể thấy được sự tác động mạnh mẽ của trào lưu văn học này đến Việt Nam, mặt khác, trong tương quan đồng điệu nào đó về văn hoá, thời đại cảm quan hiện sinh đã nảy sinh và mang những nột riờng do hoàn cảnh xã hội đất nước quy định. Nó đem đến cho văn học, những điều vừa quen vừa lạ. 1 Mỗi nhà văn trong bối cảnh văn hoá mới, với những hoang mang và cảm thức thời đại đã trở thành những cây bút sung sức và khát khao thể hiện mình. Truyện ngắn đã tạo môi trường cho các cây bút thể nghiệm những đổi mới của mình, từ nội dung đến hình thức. Bởi truyện ngắn đã gắn liền với người đọc và các nhà phê bình luôn thường xuyên ngay từ buổi đầu thời hiện đại. Niềm say mê được hiểu biết, đã xâm chiếm lấy nó, khiến nó chăm chú dò xét cuộc sống cụ thể của con người và bảo vệ cuộc sống này chống sự lãng quên của con người; khiến nó luôn giữ cái thế giới sự sống dưới nguồn sáng rọi thường trực. Nhưng với những cách tân độc đáo của truyện ngắn,nó mang đậm dấu ấn của mỗi cá nhân, truyện ngắn đã vượt khỏi những khuôn mẫu. Để tiếp cận truyện ngắn, chúng ta không thể bỏ qua vấn đề tâm thức. Đặc biệt trong thời kì, cảm thức hiện sinh ngày càng đậm nét và phát triển rực rỡ trong văn học qua những tên tuổi lớn như: Phạm Thị Hoài, Nguyễn Huy Thiệp, Hồ Anh Thái, Tạ Duy Anh, Nguyễn Bình Phương, Thuận. Thực chất, cảm quan hiện sinh, không chỉ tác động, làm biến đổi nội dung mà còn tạo ra động lực để thay đổi nghệ thuật biểu hiện của truyện ngắn. Nó tạo ra một cuộc cách tân mạnh mẽ từ nội dung đến hình thức của thể loại nền tảng trong văn học. 1.2 Tạ Duy Anh là cây bút được chú ý nhiều. Cảm thức hiện sinh là đóng góp độc đáo trong truyện ngắn tác giả này. Tạ Duy Anh văn chương có thể xếp bên những tên tuổi lớn như Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh Đoàn Minh Phượng. Cách viết của Tạ Duy Anh có phong cánh đặc biệt đã mang đến cho truyện ngắn những dấu ấn riêng. Cảm thức hiện sinh là nét đặc sắc trong sáng tác của Tạ Duy Anh, đó là cơ sở cho những thể nghiệm táo bạo từ nội dung đến nghệ thuật truyện ngắn. 2 Luận văn nghiên cứu: Cảm thức hiện sinh trong truyện ngắn của Tạ Duy Anh giúp chúng ta có một cách nhìn mới khi tìm hiểu những truyện ngắn của tác giả này. Từ đó có thể gợi ý một cách tiếp cận cho những truyện ngắn hiện nay. Những truyện ngắn mang những ám ảnh bi đát về thân phận con người. Cho đến nay, Tạ Duy Anh vẫn không ngừng miệt mài sáng tác ra những tác phẩm gây chấn động văn đàn.Ông đã cho chúng ta thấy được sự tiến bộ, tích cực, đem lại niềm tin yêu cuộc sông cho con người cũng như các tác gia khác, Tạ Duy Anh đã góp phần làm cho vị thế của chủ nghĩa hiện sinh tìm lại chỗ đứng cho mình. Chính vì tất cả những điều trên đã thúc đẩy chúng tôi lựa chọn đề tài này để triển khai nghiên cứu, nhằm góp phần những giá trị không thể phủ nhận của dòng văn học hiện sinh (đối tượng nghiên cứu cụ thể là truyện ngắn của Tạ Duy Anh). Dựa trên cơ sở những công trình của những người đi trước, chúng tôi muốn đưa ra một cách nhìn mang tính khái quát về sự hình thành những giai đoạn phát triển cũng như thoái trào của chủ nghĩa hiện sinh. Tất cả những điều đó sẽ được soi sáng từ bình diện lý thuyết hiện sinh từ gốc nhìn thực tiễn trong truyện ngắn của Tạ Duy Anh từ 1986 đến nay. 2. Lịch sử vấn đề Lý thuyết hiện sinh ra đời ở phương Tây, khi vào Việt Nam nó đã ảnh hưởng trong sáng tác của nhà văn, cũng như của bạn đọc. Lý thuyết ra đời đã làm thay đổi hệ hình và tư duy của nhà văn và công chúng đọc giả. Nghiên cứu về Chủ nghĩa hiện sinh, rất nhiều nhà phê bình và bạn đọc đã có nhiều đánh giá và nhận định. Vì vậy khi nghiên cứu đề tài này chúng tôi đã tập hợp trong phạm vi những công trình có liên quan đến đề tài và tam thời chia thành 2 loại sau đây: Những công trình liên quan gián tiếp đến đề tài và những cong trình liên quan trực tiếp đến đề tài. 3 2.1 Những công trình liên quan gián tiếp đến đề tài. - Chủ nghĩa hiện sinh xuất hiện đầu thế kỉ XX, được các nhà triết học hiện sinh phát biểu trong các công trình của mình. Husserl viết “Hiện tượng học”, Heidegger viết “Triết học sinh tồn”, tác giả Sartre cũng viết “Hiện sinh, một nhân bản thuyết”. - Chủ nghĩa hiện sinh xuất hiện khi chủ nghĩa duy linh nhân vị sụp đổ. Nó nhanh chóng trở thành một phần trong đời sống qua sự phổ biến của báo chí. “Những tờ tạp chí lúc đó như Đại học, Sáng tạo, Văn, Bách khoa…đều có những bài viết hay số báo đặc biệt về trào lưu triết học và văn học này cùng những tác gia của nó như Jean-Paul Sartre, Albert Camus… Hỗ trợ có hiệu quả cho việc tìm hiểu và nghiên cứu đó là nỗ lực dịch thuật ngày càng sâu rộng những đứa con tinh thần của các tác gia hiện sinh. Về lý thuyết là các công trình cuả F.Nietzsche, K.Jaspers, M.Heidegger, J P. Sartre…Về sáng tác là tiểu thuyết, kịch bản văn học của A.Camus, J P.Sartre, S.de Beauvoir, F.Sagan… - Ngay từ 1942, Công trình của Nguyễn Đình Thi “triết học Nietzche” đã đưa lại những hiểu biết ban đầu đúng đắn về Nietzche và gợi mở về chủ nghĩa hiện sinh. - Dẫu là một trào lưu triết học đến muộn nhưng không ai có thể phủ nhận triết học hiện sinh đã để lại những dấu ấn đậm nét trong đời sống tinh thần của cả một thế hệ (ở đây chúng tôi muốn nhấn mạnh đến miền Nam Việt Nam những năm 50,60 ).Nhà nghiên cứu Huỳnh Như Phương cho rằng : “Để chọn một lý thuyết triết học và mỹ học được du nhập có ảnh hưởng rộng rãi nhất trong lý luận và sáng tác văn học miền Nam Việt Nam những năm 1954- 1975,có lẽ nhiều người sẽ không ngần ngại chọn chủ đề hiện sinh ” .Ông cũng là một trong những người đầu tiên bàn đến những chủ nghĩa hiện sinh ở miền Nam Việt Nam trên bình diện lý thuyết,cung cấp cho người đọc một cái nhìn toàn cảnh chủ nghĩa hiện sinh.Một số nhà nghiên cứu khác bắt đầu quan tâm 4 đến việc thẩm bình,đánh giá những biểu hiện của tinh thần hiện sinh thể hiện trong tác phẩm văn học, trong đó có thể kể đến Tuệ Sỹ với “ Chiến tranh,tình yêu và hoài niệm truyện ngắn Võ Hồng”, Trần Nhật Tân với “Đêm và biện chứng vĩnh cửu trong thơ Nguyên Sa”, Huỳnh Phan Anh với các bài viết về Thanh Tâm Tuyền trong “Đi tìm các tác phẩm văn chương”… - Từ tháng 10-1961 đến tháng 9-1962, trên tạp chí Bách Khoa, dưới bút hiệu Trần Hương Tử, Trần Thái Đỉnh đã viết một loạt bài giới thiệu chủ nghĩa hiện sinh, về sau được tập hợp thành chuyên khảo Triết học hiện sinh (NXB Thời mới, Sài Gòn, 1967, tái bản 1968). Tác giả đã trình bày tổng quan về triết học hiện sinh với những đề tài chính và hai ngành: hiện sinh hữu thần và hiện sinh vô thần. Tác giả đi sâu phân tích những quan niệm của các triết gia tiêu biểu với Kierkegaard, Nietzsche, Husserl, Jaspers, Marcel, Sartre và Heidegger - Tác giả Lê Tôn Nghiêm cũng có nhiều công trình chuyên viết về triết học Heidegger: “Heidegger trước sự phá sản của tư tưởng Tây phương” (NXB Lá Bối, Sài Gòn, 1970). - “Đâu là căn nguyên tư tưởng hay con đường triết lý từ Kant đến Heidegger” (NXB Trình Bầy, Sài Gòn, 1970). - Nguyễn Văn Trung được nhiều người biết đến với những công trình nghiên cứu bàng bạc tư tưởng hiện sinh, đặc biệt là J. P. Sartre. Theo tác giả: “chưa có một trào lưu văn học nào như văn học hiện sinh mà chỉ trong thời gian ngắn đã cho ra đời một khối lượng lớn đến thế .” Văn học hiện sinh: “quan niệm kiếp người là một bất đắc dĩ, là một thảm kịch, là thất bại, vì vậy nó mang nặng chủ nghĩa bi quan xa lạ với chủ nghĩa lạc quan cách mạng” Vì thế, nó ít có những tác phẩm lớn, ít giá trị nhân văn. - Sau 1975,tâm thức hiện sinh trong văn học vẫn là vấn đề thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu,mà một những lý do chính yếu có lẽ là ở tính chất phức tạp và đa chiều trong việc tiếp nhận nó .Có thể kể đến 5 Nguyễn Thành Thi với “Ám ảnh hiện sinh trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp”. - “Trần Hoài Anh với “Tâm thức trong thơ hiện sinh trong thơ Cát Du” - Hải Bằng với “Tư tưởng lãng mạn,hiện sinh, siêu thực trong thơ Việt Bằng” - John C.Schafer với “Cái chết,Phật giáo và chủ nghĩa hiện sinh trong nhạc Trịnh Công Sơn”… - Thảng hoặc cũng có người quan tâm đến việc tìm hiểu những ảnh hưởng của tiết học hiện sinh đối với văn học đô thị miền Nam 1954-1975 (công trình nghiên cứu của Nguyễn Thị Việt Nga với nhan đề “Sự hiện diện của tiết học và văn học hiện sinh ở đô thị niềm Nam 1954-1975”) - Hay chú ý đến khuynh hướng phê bình hiện sinh ở niềm Nam những năm 50,60 (Trần Hoài Anh với “Khuynh hướng phê bình hiện sinh ở đô thị niềm Nam 1954-1975”). - Năm 1989 trong tác phẩm “ Mấy trào lưu triết học phương Tây”, tác giả Phạm Minh Lăng đã đề cập đến những vấn đề cơ bản nhất của chủ nghĩa hiện sinh: vũ trụ, con người và đời người dưới con mắt của chủ nghĩa hiện sinh. Nhưng góc nhìn của tác giả vẫn còn giới hạn trong nhận thức phê phán. - Năm 2002, Thụy Khuê với bài “Nỗi đau hiện sinh trong Bướm trắng”, tác giả đã trình bày những chủ đề ẩn trong Bướm trắng về tính chất phi lý của cuộc đời, về vấn đề tự tử, về sự ngộ nhận, về sự sa đọa của con người - những đề tài chủ yếu của hiện sinh đều có mặt trong tác phẩm của Nhất Linh. - Đáng chú ý là năm 2006, Nguyễn Tiến Dũng với công trình nghiên cứu “Chủ nghĩa hiện sinh, lịch sử, sự hiện diện ở Việt Nam”. Tác giả đã làm rõ vấn đề trung tâm của chủ nghĩa hiện sinh. Đồng thời đã khái quái sự ra đời, phát triển và quá trình hiện diện của chủ nghĩa hiện sinh ở Việt Nam, từ đó chỉ ra những dấu ấn của chủ nghĩa hiện sinh trong một số tác giả tiêu biểu: Phạm Thị Hoài, Nguyễn Quang Lập, Nguyễn Huy Thiệp… 6 - Hay là công trình của Huỳnh Như Phương “Chủ nghĩa hiện sinh ở miền Nam (1954-1975)” cũng đã khẳng định chủ nghĩa hiện sinh có ảnh hưởng rất lớn đến văn học đô thị miền Nam. - Trong công trình “ Văn học phi lí ” PGS Nguyễn Văn Dân có nhận xét rằng “ Trong nền văn học Việt Nam hiện đại,chúng ta thấy trong tác phẩm của Phạm Thị Hoài có bóng dang của Kafka và Camus khá rõ nét”. Cùng với quá trình đổi mới, quá trình toàn cầu hóa, những tác phẩm của những triết gia hiện sinh trở nên quen thuộc với đông đảo độc giả Việt Nam. - Vấn đề nghiên cứu cảm thức hiện sinh, thực chất không phải là vấn đề mới mẻ. Trong những nghiên cứu về chủ nghĩa hiện sinh, nhiều nhà nghiên cứu đã nhắc đến cảm quan bi đát về thế giới và con người của những triết gia hiện sinh. Trước cuộc sống của con người, sự bất lực của nhận thức, con người luôn lo âu và bất an. Thế giới trở nên xa lạ và bí ẩn. - Khi nghiên cứu về vấn đề hậu hiện đại, sự đổi mới của truyện ngắn vấn đề con người hoài nghi, vô minh, những trải nghiệm và cảm nhận chua chát ê chề về thân phận được nhắc tới. Thực chất, nó rất gần gũi với cảm quan hiện sinh. - Mặc dù những công trình trên không liên quan trực tiếp đến đề tài nhưng có ý nghĩa quan trọng trong việc đinh hướng và gợi mở trong việc nghiên cứu nội dung lý thyết của đề tài. 2.2 Những công trình liên quan trực tiếp đến đề tài. - Trong công trình nghiên cứu Văn học Việt Nam sau 1975_Những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy, nhà văn Nguyên Ngọc đã đánh cao truyện ngắn Tạ Duy Anh “có những truyện ngắn, chỉ mươi trang thôi mà sức nặng còn hơn tiểu thuyết trường thiên ” - Trong luận văn thạc sĩ khoa học của Trần Nhật Thu với đề tài " Thế giới nghệ thuật truyện ngắn Tạ Duy Anh ” cũng nói rằng văn Tạ Duy Anh 7 [...]... về triết học hiện sinh và cảm thức hiện sinh trong văn học Chương 2: Cảm thức hiện sinh trong truyện ngắn của Tạ Duy Anh qua chủ đề, hình tượng nhân vật và các mệnh đề hiện sinh Chương 3: Cảm thức hiện sinh trong truyện ngắn của Tạ Duy Anh qua các phương thức thể hiện đặc trưng 11 PHẦN NỘI DUNG Chương 1 KHÁI NIỆM VỀ TRIẾT HỌC HIỆN SINH VÀ CẢM THỨC HIỆN SINH TRONG VĂN HỌC 1.1 Thuyết hiện sinh - triết... 20 Chương 3 CẢM THỨC HIỆN SINH TRONG TRUYỆN NGẮN TẠ DUY ANH QUA CÁC PHƯƠNG THỨC THỂ HIỆN ĐẶC TRƯNG 3.1 Ngôn ngữ và giọng điệu nghệ thuật mang cảm thức hiên sinh 3.1.1 Ngôn ngữ đời thường Ngôn ngữ trong truyện ngắn của Tạ Duy Anh đã sử dụng ngôn ngữ rất dung dị, đời thường, bên cạnh đó ngôn ngữ của truyện ngắn Tạ Duy Anh luôn luôn thể hiện bề mặt thô nhám của đời sống bình thường.Với Tạ Duy Anh bạn đọc... ảo triết luận của Tạ Duy Anh, Châu Diên, Hồ Anh Thái 32 Võ Thị Xuân Hà, Nhân vật trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh 33 Nguyễn Thị Hồng Giang, Tạ Duy Anh và việc làm mới nghệ thuật 34 Vũ Lê Lan Hương, Thế giới nhân vật trong sáng tác của Tạ Duy Anh 35 Trần Nhật Thu với luận văn cao học,Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Tạ Duy Anh MỘT SỐ TRANG WED: 1 Trần Hoài Anh, Tâm thức hiên sinh trong thơ Cát Du,... http://.laodong.com.vn/pls/pld/folder/.view$_item_detail 14 Tạ Duy Anh, Nhà văn chả cứ phải đi thực tế, http://www.vnExpss.net/vietnam/van-hoa 15 Tạ Duy Anh giữa lằn ranh thiện – ác, http://www.vnn.vn/vanhoc/diembao 29 16 Tạ Duy Anh – Nhà văn Tạ Duy Anh khơng từ bỏ gốc gác nhà quê, Vnexpress.net/Vietnam/vanhoa/guongmat – nghe si 17 Tạ Duy Anh – Chỉ thân xác khơng thơi rất đáng sợ, http://www2.vietnamnet.vn/service 18 .Tạ Duy Anh – Tạ Duy Anh Tôi là... tượng khảo sát là tập truyện ngắn chọn lọc của nhà văn họ Tạ Như: Bước qua lời nguyền (1989); Luân hồi (1994); Truyện ngắn Tạ Duy Anh (2003); Bố cục hoàn hảo (2004)… 9 3.2 Phạm vi nghiên cứu Cảm thức hiện sinh trong truyện ngắn của Tạ Duy Anh tập trung ở cả hai phương diện: Nội dung và nghệ thuật Tìm hiểu cảm thức hiện sinh trong các sáng tác của ông Qua đó để làm rõ những nỗ lực trong quá trình khám... Hà Nội 26 Tạ Duy Anh, (2008), Truyện ngắn chọn lọc, Nhà xuất bản Hội nhà văn, Hà Nội 27 Cao Tố Uyên ,Cảm thức về cái Phi Lý trong sáng tác của Tạ Duy Anh 28 Phạm Thị Hương Tạ Duy Anh - từ quan niệm Nghệ thuật đến những đổi mới 29 Trần Văn Viễn, Đặc điểm truyện ngắn Tạ Duy Anh 30 Phạm Quỳnh Dương, Thế giới nhân vật trong sáng tác của Tạ Duy Anh 31 Nguyễn Thị Kim Lan, Nghệ thuật kết cấu trong một số tiểu... Chúng tôi không bao trùm trọn vẹn diện mạo của văn học hiện sinh ở Việt Nam, chỉ có thể khảo sát trong phạm vi trong truyên ngắn của Tạ Duy Anh Nhưng chúng tôi hi vọng rằng, việc nghiên cứu cảm thức hiện sinh trong truyện ngắn của Tạ Duy Anh cho thấy những tư tưởng, dấu ấn của thời đại chi phối văn học hiện nay Nó là nền tảng tạo nên sự đổi mới trong văn học Tin rằng luận văn sẽ là hướng mử cho nhiều... tựu truyện ngắn sau 1975, Tạp chí văn học 22 Bích Thu (1960), Những dấu hiệu đổi mới của văn xuôi sau 1975 qua môtip chủ đề, Tạp chí văn học 23 Tạ Duy Anh (1990), Bước qua lời nguyền (tập truyện ngắn) , Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội 24 Tạ Duy Anh, (1994), Luân hồi (tập truyện ngắn) , Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội 25 Tạ Duy Anh (2004), Bố cục hồn hảo (tập truyện ngắn) , Nhà xuất bản Hội nhà văn, Hà Nội 26 Tạ. .. đổi thay đáng kể Tác phẩm của Tạ Duy Anh chứa đựng cảm thức hiện sinh Đó là tâm thức về thế giới phi lí, xa lạ, phân rã, tâm thức về cuộc sống ê chề bi đát của kiếp người, thể hiện qua kiểu tư duy, cấu trúc và cách xây dựng nhân vật trong tác phẩm Tạ Duy Anh là một nhà văn có một vị trí đặc biệt quan trọng trong nền văn học Việt Nam thời kì đổi mới Có thể nói, Tạ Duy Anh là sản phẩm tất yếu của sự... Phương 16 Chương 2 CẢM THỨC HIỆN SINH TRONG TRUYỆN NGẮN TẠ DUY ANH QUA CHỦ ĐỀ, HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT VÀ CÁC MỆNH ĐỀ HIỆN SINH 2.1 Những chủ đề đặc trưng 2.1.1 Cuộc tồn sinh vô nghĩa lí và cảm thức “buồn nôn” Đây là một trong những quan điểm cơ bản trong triết học hiện sinh phi lý của Sartre Ông là người đưa ra khái niệm buồn nôn và khai thác nó một cách tài tình Con người chưa ý thức về nhân vị và định mệnh . hiện sinh trong văn học. Chương 2: Cảm thức hiện sinh trong truyện ngắn của Tạ Duy Anh qua chủ đề, hình tượng nhân vật và các mệnh đề hiện sinh. Chương 3: Cảm thức hiện sinh trong truyện ngắn. những biểu hiện của cảm thức hiện sinh trong truyện ngắn của Tạ Duy Anh. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu. Tập truyện ngắn chọn lọc của Tạ Duy Anh là những trải nghiệm. sinh trong sáng tác của Tạ Duy Anh, Y Ban, Thuận, Đoàn Minh Phương 16 Chương 2 CẢM THỨC HIỆN SINH TRONG TRUYỆN NGẮN TẠ DUY ANH QUA CHỦ ĐỀ, HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT VÀ CÁC MỆNH ĐỀ HIỆN SINH 2.1. Những

Ngày đăng: 21/12/2014, 11:07

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan