phân lập, xác định vai trò gây bệnh của salmonella typhimurium và salmonella enteritidis trên đàn vịt tại một số huyện thuộc tỉnh hưng yên và biện pháp phòng trị

113 703 3
phân lập, xác định vai trò gây bệnh của salmonella typhimurium và salmonella enteritidis trên đàn vịt tại một số huyện thuộc tỉnh hưng yên và biện pháp phòng trị

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRẦN VĂN THÀNH PHÂN LẬP, XÁC ĐỊNH VAI TRÒ GÂY BỆNH CỦA SALMONELLA TYPHIMURIUM VÀ SALMONELLA ENTERITIDIS TRÊN ĐÀN VỊT TẠI MỘT SỐ HUYỆN THUỘC TỈNH HƯNG YÊN VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN - 2010 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRẦN VĂN THÀNH PHÂN LẬP, XÁC ĐỊNH VAI TRÒ GÂY BỆNH CỦA SALMONELLA TYPHIMURIUM VÀ SALMONELLA ENTERITIDIS TRÊN ĐÀN VỊT TẠI MỘT SỐ HUYỆN THUỘC TỈNH HƯNG YÊN VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ Chuyên ngành: Thú y Mã số: 60.62.50 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS. NGUYỄN QUANG TUYÊN 2. PGS.TS. TRẦN THỊ HẠNH THÁI NGUYÊN - 2010 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nền kinh tế của nước ta đang phát triển cùng hội nhập kinh tế toàn cầu, mức sống ngày càng được nâng cao. Do vậy, ngành chăn nuôi nước ta chiếm một vị trí quan trọng trong sản xuất nông nghiệp nói riêng và trong cơ cấu nền kinh tế nói chung. Chăn nuôi với nhiều phương thức đã góp phần giải quyết công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, tạo ra các sản phẩm có giá trị xuất khẩu, góp phần tăng trưởng kinh tế, xã hội, nhất là khi nước ta vừa gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) thì việc nâng cao chất lượng đàn gia súc, gia cầm càng cần được đầu tư, chú trọng. Mục tiêu chủ yếu của kế hoạch phát triển chăn nuôi của Việt Nam đến năm 2010 cần đạt: đàn lợn 32,8 triệu con, sản lượng thịt lợn là 3,2 triệu tấn; đàn bò thịt 7,1 triệu con, sản lượng thịt bò 210 ngàn tấn; đàn bò sữa 200 ngàn con, sản lượng sữa 350 ngàn tấn; đàn gia cầm 283 triệu con, sản lượng thịt 1427 ngàn tấn và 7,95 tỷ quả trứng gà, vịt (Cục chăn nuôi, 2006)[3]. Để đạt được những mục tiêu trên cần phải đầu tư cho công tác giống, quan tâm đến vấn đề thức ăn, các chương trình quản lý, đồng thời cũng phải chú trọng hơn nữa công tác thú y, tăng cường áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật trong chẩn đoán làm cơ sở cho công tác phòng, chống dịch bệnh ở vật nuôi có hiệu quả. Vịt là loài thuỷ cầm có tính thích nghi cao với các điều kiện sinh thái, thích hợp cho việc chăn thả ở những nơi có nguồn nước để tìm kiếm thuỷ động vật và thóc lúa rơi vãi sau thu hoạch. Những năm gần đây, chăn nuôi vịt thịt phát triển mạnh, tuy nhiên, điều kiện nuôi vịt cần có nước là môi trường rất thuận lợi cho việc phát triển bệnh do vi khuẩn gây ra, trong đó Salmonella có vai trò quan trọng về dịch tễ, là một hạn chế đáng kể trong việc phát triển Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 mạnh giống gia cầm này. Hầu hết các sản phẩm chăn nuôi vịt đều bị vấy nhiễm Salmonella ở các mức độ khác nhau. Nhiều kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước đã kết luận Salmonellosis là bệnh chung của nhiều loài vật nuôi và gây bệnh cho cả con người. Nhằm đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng, tiêu chuẩn qui định đối với Salmonella là không được có bất kỳ 1 type Salmonella nào trong 25 gam sản phẩm được thực hiện ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, tiêu chuẩn này cũng được quy định trong TCVN 7046-2002[49]. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi nước ta gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) thì vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, trong đó có gia cầm và thịt gia cầm sạch bệnh nhất là sạch Salmonella là một yêu cầu cấp thiết. Vi khuẩn Salmonella đã được nghiên cứu từ nhiều năm nay, trong những năm gần đây chúng được các nhà nghiên cứu quan tâm nhiều bởi sự gia tăng của các bệnh ngộ độc thực phẩm ở người mà nguyên nhân chủ yếu là do độc tố của chúng gây ra. Việc nghiên cứu vi khuẩn Salmonella, tỷ lệ nhiễm, vai trò gây bệnh của chúng… đối với đàn gia cầm tại tỉnh Hưng Yên là việc làm cần thiết, để từ đó có cơ sở xây dựng biện pháp phòng, chống bệnh đạt hiệu quả cao, góp phần thúc đẩy chăn nuôi gia cầm nói chung, chăn nuôi vịt nói riêng phát triển bền vững, tạo ra sản phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm, có sức cạnh tranh cao trên thị trường. Ở nước ta cho tới nay những nghiên cứu về Salmonella nói chung và đặc biệt là 2 loài Salmonella typhimurium (S. typhimurium) và Salmonella enteritidis (S. enteritidis) gây ngộ độc thực phẩm chủ yếu ở người còn ít được quan tâm. Tại Hưng Yên chăn nuôi vịt trong những năm gần đây vẫn được duy trì và phát triển trong các hộ gia đình và trang trại góp phần tăng thu nhập kinh tế cho các nông hộ. Tuy nhiên, ngoài một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như cúm gia cầm, viêm gan thì đàn thủy cầm nuôi tại Hưng Yên còn bị tổn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 thất nhiều do nhiễm bệnh Salmonellosis. Để có cơ sở trong việc nghiên cứu và xây dựng những biện pháp phòng và trị Salmonellosis ở đàn vịt cho hiệu quả cao tại Hưng Yên, chúng tôi đã phân lập, xác định Serotype và kiểm tra động lực của các chủng vi khuẩn Salmonella gây bệnh phân lập được. Xuất phát từ những vấn đề trên, được sự đồng ý của tập thể thầy cô giáo hướng dẫn và cơ sở nghiên cứu chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Phân lập, xác định vai trò gây bệnh của Salmonella typhimurium và Salmonella enteritidis trên đàn vịt tại một số huyện thuộc tỉnh Hưng Yên và biện pháp phòng trị”. 2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài Xác định đặc tính sinh vật, hoá học và đặc tính gây bệnh của vi khuẩn S. typhimurium và S. enteritidis trên vịt tại một số huyện thuộc tỉnh Hưng Yên. Xác định một số yếu tố gây bệnh của vi khuẩn Salmonella phân lập được. Kiểm tra độc lực, độc tố, khả năng bám dính… của các chủng Salmonella phân lập được. Đề xuất biện pháp phòng trị thích hợp. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Đây là công trình nghiên cứu tập trung về 2 chủng Salmonella trên đàn vịt tại một số huyện thuộc tỉnh Hưng Yên. Bước đầu đã xác định một số đặc tính của Salmonella. Xác định được nhóm kháng nguyên, định type vi khuẩn phân lập được và xây dựng biện pháp phòng chống bệnh do Salmonella gây ra ở vịt. Kết quả nghiên cứu của đề tài bổ sung thêm nguồn tư liệu cho những nghiên cứu về Salmonella trên vịt nói riêng và Salmonella trên gia cầm nói chung của Việt Nam và thế giới. Kết quả nghiên cứu là cơ sở để xây dựng chương trình phòng bệnh tổng hợp để từng bước giám sát và khống chế bệnh do Salmonella gây ra trên vịt cũng như góp phần bảo vệ sức khoẻ vật nuôi và cộng đồng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tình hình nghiên cứu về hội chứng tiêu chảy ở vịt và vi khuẩn Salmonella 1.1.1. Tình hình nghiên cứu về vai trò gây bệnh của S. typhimurium và S. enteritidis trên vịt Salmonella là một thành viên của họ vi khuẩn đường ruột Enterobacteriaceae, giống vi khuẩn này được gọi tên của bác sỹ Thú y Daniel E. Salmon và Smith, để kỉ niệm người đầu tiên tìm ra. Kể từ năm 1985 sau khi Daniel E. Salmon và Smith phân lập được vi khuẩn Salmonella đến nay người ta tìm thấy trên 2100 chủng (serova) khác nhau của loài vi khuẩn này. Vi khuẩn Salmonella là trực khuẩn Gram âm,hai đầu tròn, không hình thành nha bào. S. typhimurium và S. enteritidis gây bệnh cho gia cầm. Nghiên cứu thực hiện ở học viện Metnhicốp (1956 - 1958) đã cho thấy trong 156 mẫu Salmonella phân lập được từ gia cầm (trong đó có vịt) có 96/156 (52,9%) là do S. typhimurium (Trần Xuân Hạnh và cs, 1998)[18]. Ở Long An, Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận, cho thấy: 8,8% vịt đẻ, 24,7% vịt con, 31,7% phôi trứng bị chết và 64,8% cứt xu đã bị nhiễm Salmonella (Trần Xuân Hạnh và cs, 1998[18]). Ở Inđônêsia, năm 1992 - 1993, đã xác định 26 mẫu huyết thanh vịt, trong đó S. tyhimurium là 24%, S. amsterdam là 10,5%, S. virchov là 7,5% và S. thompson là 6,8% (Trần Thị Hạnh và cs, 2002)[15]. Đối với tất cả các loài gia cầm, Salmonellosis thể hiện các thể bệnh như nhiễm trùng, nhiễm trùng không xuất hiện triệu chứng, không bệnh tích trở thành những con vật khoẻ mang trùng, chúng suốt đời bài tiết thường xuyên hoặc gián đoạn Salmonella ra môi trường hoặc dưới thể bệnh với những triệu chứng khi nở hoặc chết ngay khi mới nở. Các vịt con bị xù lông, sợ rét, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5 cuộn mình dưới chụp sưởi, khát nước và chết do mất nước. Đôi khi biểu hiện viêm khớp, viêm rốn, đặc biệt khi nhiễm S. typhimurium. Trong một số trường hợp biểu hiện triệu chứng tiêu hoá như ỉa lỏng nước trắng hoặc xanh, có vết máu, tỷ lệ chết có thể tới 70%. Trong thể cấp tính, bệnh kéo dài 3 hoặc 4 ngày và không có triệu chứng điển hình nào. Ở vịt đẻ, thể cấp tính đặc trưng bằng những triệu chứng như ủ rũ, sốt, manh tràng xanh sẫm. Thể mãn tính trước hết biểu hiện ở triệu chứng sinh sản như chậm đẻ, giảm tỷ lệ đẻ, viêm buồng trứng - vòi trứng và trứng không có vỏ. Ở vịt con, những tổn thương viêm ống tiêu hoá, gan và màng ngoài tim thể hiện khá rõ hội chứng phó thương hàn (PTH). Tuy nhiên, ở vịt đẻ những thể hiện tổn thương trên ít rõ ràng hơn. Vịt có thể là nơi cư trú của những type Salmonalla khác nhau phân bố rộng rãi, đặc biệt là S. enteritidis, S. saintpaul, S. typhimurium, S. montevideo, S. panama… Ở Pháp, vào những năm 1994-1995 đã thấy 27 type huyết thanh khác nhau ở vịt. Tại Việt Nam, 14 type huyết thanh đã được xác định ở cứt su và phân vịt tại các tỉnh như thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Tháp, Long An. Trong những type huyết thanh chiếm ưu thế là S. typhimurium, S. senftenberg, S. amsterdam, S. takssony… (Trần Xuân Hạnh và cs, 1998[18]). 1.1.2. Tình hình nghiên cứu về vi khuẩn Salmonella 1.1.2.1. Nghiên cứu trên thế giới Nghiên cứu, phát hiện Salmonella và bệnh do chúng gây ra, cùng với các bệnh dịch tả, lao, nhiệt thán, thương hàn thuộc những dịch bệnh đã được bắt đầu nghiên cứu cách đây trên 120 năm trong lĩnh vực vi sinh vật y học. Năm 1880 E berth lần đầu tiên quan sát thấy vi khuẩn dưới kính hiển vi. Sau đó 4 năm, năm 1884 Gaffky đã nuôi cấy thành công vi khuẩn. Loài vi khuẩn S. typhi lúc đầu được gọi với các tên như Bacillus typhous, Bacterium typhi và Eberthella typhy typhosa. Còn tên giống Salmonella được Lignires sử dụng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 6 đặt cho trực khuẩn gây bệnh dịch tả “Hog-cholera bacillus” vào năm 1900 (Selbitz và cs, 1995)[74]. Tên của loài vi khuẩn quen thuộc đối với chúng ta ngày nay là S. cholerae suis, lần đầu xuất hiện trong báo cáo năm của phòng Chăn nuôi Công nghiệp Mỹ năm 1885 với sự nhìn nhận nhầm lẫn cho là tác nhân gây bệnh dịch tả lợn (Barnes D.M và Sorensen K.D, 1975)[51]. D.E. Salmon lúc bấy giờ là trưởng phòng nghiên cứu, vì vậy mà tên ông được lấy để đặt tên cho vi khuẩn mới này. Song người chính thức phát hiện ra loài vi khuẩn Salmonella lại là T. Smith, một cộng sự của ông. Những năm tiếp theo, các nhà khoa học tiếp tục phân lập được vi khuẩn này gây bệnh ở người, tìm thấy vi khuẩn trong thịt bò, trong chuột bạch… Năm 1988, A.Gartner ở Jena (Đức) đã xác định được nguyên nhân gây viêm ruột người do ăn phải thịt bò chết ở Frankenhausen (Đức) là vi khuẩn, lúc đó được gọi là Bacillus enteritidis (nay là S.enteritidis); căn cứ vào tên người phát hiện ra vi khuẩn, cũng như nơi mà vi khuẩn gây bệnh; trong một khoảng thời gian dài loài vi khuẩn S. enteritidis được gọi là trực khuẩn Gartner với các tên khác nhau như Gartner - bacillus hoặc Typus Gartner Jena. Năm 1889 và 1890 tại Viện vệ sinh trường Đại học Greiswald (Đức) do F.Loeffler phụ trách đã xảy ra dịch bệnh gây thiệt hại nghiêm trọng đối với chuột thí nghiệm. Nguyên nhân do loài vi khuẩn lúc đó được gọi tên là Bacillus typhimurium. Năm 1891, C.O Jensen đã tách được S. dublin từ bệnh phẩm của bê bị bệnh tiêu chảy. Cùng năm đó loài S. typhimurium được phát hiện ở Greiswald và Breslau. Năm 1900, tên giống Salmonella được Lignieres sử dụng đặt cho trực khuẩn gây bệnh dịch tả “Hogcholera bacillus”. Lúc đầu tất cả các bệnh ở gia súc do Salmonella gây ra được gọi chung một tên là bệnh PTH “Paratyphus”. Cho đến năm 1914 có tổng cộng 12 loài vi khuẩn được mô tả và xếp vào giống Salmonella. Trong những năm 30 (thế kỷ XX) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 7 số lượng loài Salmonella đã tăng lên nhanh chóng. Năm 1926, White đã có những công trình nghiên cứu về cấu trúc kháng nguyên của Salmonella, bắt đầu một thời kỳ khoa học mới về giống vi khuẩn này. F.Kauffmann tiếp tục thành công trong những nghiên cứu sau đó và đã thiết lập được bảng kháng nguyên đầu tiên vào năm 1934, làm nền tảng cho việc tra cứu. Bảng kháng nguyên vi khuẩn Salmonella được gọi tên là bảng phân loại Kauffmann - White đã thường xuyên được Trung tâm hợp tác của WHO về nghiên cứu Salmonella tại Viện Pasteur - Pari bổ sung và công nhận. Cùng năm đó, hai nhà bác học đã thiết lập được bảng cấu trúc kháng nguyên đầu tiên đặt tên là bảng phân loại Kauffmann-White. Từ đó đến nay, bảng cấu trúc kháng nguyên của Salmonella luôn luôn được bổ sung. Năm 1993 đã có 2375 type Salmonella được định danh. Đến năm 1997 con số type Salmonella đã lên đến 3000. Năm 1998 lại có thêm 6 type khác được bổ sung. Như vậy giống Salmonella luôn luôn thu hút sự chú ý của các nhà chuyên môn trong lĩnh vực Vi sinh vật và Y học (Selbitz và cs, 1995)[74]. Năm 1934, theo đề nghị của hội nghị các nhà sinh vật học quốc tế, để kỷ niệm người đầu tiên tìm ra vi khuẩn là Salmon, tên chính thức của loài vi khuẩn này được đặt là Salmonella (Nguyễn Như Thanh, 2001)[42]. Vi khuẩn Salmonella được tìm thấy ở tất cả các nước trên khắp thế giới ở trong động vật khoẻ cũng như động vật ốm. Năm 1972, tại nước Anh đã tìm thấy vi khuẩn Salmonella có trong phân lợn là 9,9% số mẫu kiểm tra; năm 1973, tiếp tục phát hiện Salmonella trong hạch ruột lợn ốm là 7,3%. Tại Mỹ, năm 1984 đã xét nghiệm thấy Salmonella trong máu lợn chết là 4,3%. Năm 1989, Hungari công bố tỷ lệ mẫu phân lợn có Salmonella tới 48% (Wilcock và Schwartz, 1992) [80]. Việc nghiên cứu chi tiết từng loài Salmonella gây bệnh cho từng loại vật nuôi cũng đã được nhiều tác giả thông báo. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 8 Barnes và Sorensen (1975)[51]; Wilcock và Schwartz (1992)[80]; Selbitz và cs, (1995)[74]; Laval A (2000)[23] đều cho biết bệnh Phó thương hàn cấp tính ở lợn con do S. cholerae suis var kunzendorf gây ra; bệnh viêm ruột mãn tính do S. typhimurium. Gây bệnh chủ yếu ở trâu, bò là S. dublin, S. enteritidis. Các loài S. abortus ovis, S. montevideo, S. dublin, S. anatum gây bệnh ở cừu. S. abortus equi là tác nhân chính gây bệnh cho ngựa. Còn ở gia cầm và chim chủ yếu do S. pullorum gallinarum, S. typhimurium, S. enteritidis gây ra. Tại Mỹ rất nhiều công trình nghiên cứu về các chủng Salmonella gây bệnh cho gia cầm đã được công bố. Williams và cs, (1976)[82] đã nghiên cứu các biện pháp chẩn đoán phát hiện S. typhimurium ở gia cầm. Tại các nước Đông Nam Á, Bela Toth (1985)[47] một chuyên gia thú y của FAO đã dành nhiều năm nghiên cứu về bệnh của vịt cho biết bệnh do Salmonella gây trên vịt xảy ra ở hầu khắp thế giới và tỷ lệ thay đổi từ 1 - 60%. Trong một ổ dịch thường thấy vịt chết ngay từ những ngày đầu sau khi đưa ra khỏi lò ấp, vịt ở mọi lứa tuổi đều mẫn cảm với bệnh, tuy nhiên triệu chứng lâm sàng thường chỉ thấy ở vịt con. Đã có những nghiên cứu về các chủng Salmonella gây bệnh trên vịt, một số tác giả đã phân lập được S. typhimurium từ một số ổ dịch tự nhiên xảy ra trên vịt con và vịt đẻ. Tuy nhiên, các tác giả cũng nhận thấy rằng vịt có sức đề kháng với Salmonella cao hơn so với gà. S. typhimurium và S. enteritidis đựơc coi là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh cho vịt. Tại Thái Lan, đã phân lập được S. typhimurium từ các ổ dịch tự nhiên xảy ra trên vịt. Vai trò gây bệnh của Salmonella đối với gia cầm được đề cập từ đầu thế kỷ XX, tuy nhiên triệu chứng bệnh đã được mô tả sớm hơn nhiều. Vào năm 1888 một vụ dịch xảy ra ở Anh tại một cơ sở chăn nuôi gà công nghiệp đã gây chết 400 con. Lúc bấy giờ người ta nghi đây là bệnh dịch tả gà, ngay [...]... nhất là đối với vịt con, đôi khi gây tỷ lệ chết cao và thứ hai là bệnh gây nguy hiểm cho sức khoẻ cộng đồng bởi các chủng Salmonella Bệnh Phó thương hàn ngan, vịt phân bố khắp nơi trên thế giới Nhiều gia cầm chỉ bị nhiễm một chủng Salmonella nhưng một số khác thì có thể bị nhiễm nhiều chủng một lúc Các chủng vi khuẩn Salmonella khu trú thường xuyên trong ruột và manh tràng của vịt, ngan Vịt, ngan ở mọi... Salmonella đều cho rằng: vi khuẩn Salmonella theo thức ăn, nước uống vào đường tiêu hoá và có thể do tiếp xúc Bình thường, chúng sống trong ống tiêu hoá mà không gây bệnh Chỉ khi nào sức đề kháng của lợn giảm sút, vi khuẩn xâm nhập vào máu và nội tạng gây bệnh Bệnh Phó thương hàn chỉ gây thành dịch địa phương, dịch bệnh phụ thuộc vào cơ cấu đàn, tình hình vệ sinh thú y, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng và. .. biết 80% mẫu phân lợn tiêu chảy có nhiễm Salmonella Xác định đặc tính sinh học, khả năng sản sinh độc tố đường ruột của các chủng Salmonella phân lập được; các tác giả đã chế thử nghiệm autovacxin phòng bệnh tiêu chảy cho lợn, kết quả đạt 89,22% lợn được phòng bệnh sau 4 tháng tiêm phòng Nghiên cứu vi khuẩn Salmonella gây bệnh Phó thường hàn lợn ở một số tỉnh miền núi phía bắc, Đỗ Trung Cứ và cs, (2001)[5]... khuẩn Salmonella ở trong nước Salmonellosis là bệnh truyền lây giữa người và động vật Vi khuẩn sống hoại sinh trong đường tiêu hoá, khi sức đề kháng của con vật giảm sút, Salmonella sẽ xâm nhập và gây bệnh Chính vì lẽ đó mà Salmonella và bệnh do Salmonella gây nên đã được nghiên cứu trên nhiều loài vật nuôi Ngay từ những năm 1951 - 1953, viện Pasteur Sài Gòn đã phân lập được 6 type Salmonella ở người và. .. nguyên Pili, trong đó có S typhimurium Cần phân biệt 4 loại kháng nguyên của vi khuẩn Salmonella là: Kháng nguyên O (O-Antigen): kháng nguyên thân Kháng nguyên H (H-Antigen): kháng nguyên lông Kháng nguyên K (K-Antigen): kháng nguyên vỏ Kháng nguyên F (Fimbriae Antigen): kháng nguyên Pili Trong đó kháng nguyên có ý nghĩa quan trọng trong chẩn đoán là kháng nguyên thân (O - Antigen) và kháng nguyên... gây bệnh đường tiêu hoá của Salmonella Salmonella là một vi khuẩn sống hoại sinh trong đường tiêu hóa, chứa đựng các yếu tố gây bệnh khá phong phú, do vậy Salmonella là tác nhân gây bệnh thường trực cho người và vật nuôi Ở nước ta cũng như trên thế giới, hội chứng viêm ruột tiêu chảy do Salmonella gây ra ở gia súc rất phổ biến; có nhiều công trình khoa học làm rõ vai trò của Salmonella trong hội chứng... Salmonella trong bệnh tiêu chảy ở lợn 1 ngày đến 90 ngày tuổi nuôi tại Thái Nguyên Qua xét nghiệm 516 mẫu phân và bệnh phẩm lợn bệnh có 83 mấu nhiễm Salmonella spp (chiếm tỷ lệ 16,08%) * Salmonella ở trâu, bò: Nguyễn Quang Tuyên (1996)[48] nghiên cứu đặc tính một số chủng Salmonella gây bệnh tiêu chảy ở bê, nghé ở các địa phương Phù Đổng (Hà Nội), Ba Vì (Hà Tây) và Bắc Thái (Thái Nguyên và Bắc Kạn ngày... cai sữa 1.3 Bệnh phó thƣơng hàn vịt 1.3.1 Căn bệnh Bệnh Phó thương hàn (Salmonellosis) ở thuỷ cầm là một bệnh truyền nhiễm cấp hoặc mãn tính, bệnh gây ra bởi một hoặc nhiều giống vi khuẩn Sallmonella Vi khuẩn Salmonella phân bố rộng rãi trong tự nhiên Gia súc, gia cầm và người thường bị nhiễm hoặc là nguồn mang vi khuẩn Bệnh PTH vịt đóng vị trí quan trọng trên hai mặt là bệnh thường xuyên nổ ra, nhất... Klein phân lập được căn bệnh và đặt tên là Bacillus gallinarum Một vài năm sau Lucet ở Pháp, Pfeiler và Rhese ở Đức cũng mô tả căn bệnh tương tự Cho đến năm 1892, Loeff đã gọi Bacterium typhimurium là vi trùng gây bệnh chủ yếu của bệnh thương hàn ở gia cầm Từ năm 1933 đến năm 1956 tại Anh đã có rất nhiều tác giả để tâm nghiên cứu về bệnh này Hầu hết các loài gia cầm như gà, gà tây, vịt, ngan, ngỗng và. .. các bệnh do virus gây ra đều là các yếu tố làm cho vi khuẩn Salmonella có cơ hội xâm nhập và gây bệnh 1.3.4 Quá trình gây bệnh * Giai đoạn 1: Xâm nhập vào đường tiêu hoá Vi khuẩn Salmonella có khả năng xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp, tổ chức liên kết nhưng con đường chính là qua đường miệng và tập trung ở ruột Xâm nhập vào ruột non, ruột già là giai đoạn đầu tiên và cần thiết cho quá trình gây bệnh . nghiên cứu đề tài: Phân lập, xác định vai trò gây bệnh của Salmonella typhimurium và Salmonella enteritidis trên đàn vịt tại một số huyện thuộc tỉnh Hưng Yên và biện pháp phòng trị”. 2. Mục. XÁC ĐỊNH VAI TRÒ GÂY BỆNH CỦA SALMONELLA TYPHIMURIUM VÀ SALMONELLA ENTERITIDIS TRÊN ĐÀN VỊT TẠI MỘT SỐ HUYỆN THUỘC TỈNH HƯNG YÊN VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ Chuyên ngành: Thú y Mã số: 60.62.50. tài Xác định đặc tính sinh vật, hoá học và đặc tính gây bệnh của vi khuẩn S. typhimurium và S. enteritidis trên vịt tại một số huyện thuộc tỉnh Hưng Yên. Xác định một số yếu tố gây bệnh của

Ngày đăng: 20/12/2014, 23:55

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan