Nhu cầu tuyển dụng và đào tạo nâng cao trình độ giáo viên Mầm non tỉnh Phú Thọ, Lào Cai, Hà Giang giai đoạn 2014 2017

74 532 0
Nhu cầu tuyển dụng và đào tạo nâng cao trình độ giáo viên Mầm non tỉnh Phú Thọ, Lào Cai, Hà Giang giai đoạn 2014  2017

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1. Lí do chọn đề tài Giáo dục là vấn đề quan tâm của mọi quốc gia, mọi dân tộc. Một xã hội muốn phát triển đòi hỏi phải coi trọng giáo dục vì giáo dục có tác động tới tất cả các lĩnh vực của đời sống; đặc biệt giáo dục gắn với sự hình thành và phát triển con người, động lực của phát triển kinh tế - xã hội Trong xu thế hội nhập, GD & ĐT có vai trò và tầm quan trọng trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước. Nhiều kì đại hội gần đây, Đảng ta đã xây dựng định hướng phát triển GD & ĐT, coi đây là lĩnh vực then chốt, tạo điều kiện cho GD & ĐT thực hiện sứ mệnh đi trước, đón đầu. Quan điểm của Đảng về đường lối phát triển giáo dục và đào tạo thể hiện ở Nghị quyết Trung ương 2 Khóa VIII; Nghị quyết của Hội nghị lần thứ 6, lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX; Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, X. Từ các văn kiện đó, đường hướng phát triển GD &ĐT được chỉ đạo như sau: 1) Coi GD & ĐT là quốc sách hàng đầu cùng với khoa học và công nghệ là yếu tố quyết định góp phần tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. 2) GD & ĐT phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, với khoa học công nghệ và củng cố quốc phòng an ninh. Xây dựng con người có đầy đủ phẩm chất để xây dựng và bảo vệ đất nước. 3) GD & ĐT là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân và toàn xã hội. Đại hội Đảng lần thứ XI với tinh thần “Đổi mới căn bản, toàn diện nền GD & ĐT của Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt”. Nâng cao chất lượng cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên là nhân tố quan trọng có tầm quyết định đến sự đổi mới chất lượng của nền giáo dục. Trong kết luận của Bộ chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII, phương hướng phát triển GD&ĐT đến năm 2020 đưa ra 7 nhóm giải pháp với nội dung giải pháp 3 là: “Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng.” 1 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Phát triển Giáo dục mầm non giai đoạn 2006 - 2015”. Với mục tiêu “Phát triển giáo dục mầm non nhằm tạo bước chuyển biến cơ bản, vững chắc và toàn diện, nâng cao chất lượng nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ; củng cố, mở rộng mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non, đặc biệt chú trọng đối với vùng đồng bào dân tộc, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo; đa dạng hoá các phương thức chăm sóc, giáo dục; bảo đảm chế độ, chính sách cho giáo viên mầm non theo quy định. Phấn đấu đến năm 2010 hầu hết trẻ em đều được chăm sóc, giáo dục bằng những hình thức thích hợp, giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng”. Một số chính sách phát triển giáo dục mầm non của Thủ tướng Chính phủ về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi giai đoạn 2010 - 2015; Yêu cầu về sự phát triển quy mô GD&ĐT đòi hỏi phải có một đội ngũ giáo viên có đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng, đồng bộ về cơ cấu. Bởi vì, đội ngũ giáo viên là lực lượng nòng cốt trực tiếp biến các mục tiêu GD&ĐT thành hiện thực, giữ vai trò quyết định đến chất lượng và hiệu quả giáo dục. Trường Đại học Hùng Vương được Bộ giáo dục và Đào tạo giao nhiệm vụ đào giáo viên các bậc học cho tỉnh Phú Thọ và các tỉnh trong khu vực, trong những năm qua Nhà trường đã tuyển sinh và đào tạo hàng ngàn sinh viên bậc Mầm non được xã hội chấp nhận và đánh giá cao, góp phần vào công cuộc đổi mới giáo dục và phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc. Qua đề tài này, nhằm đánh giá nhu cầu tuyển dụng của các cơ sở giáo dục, thực trạng học tập chuẩn hóa, nâng cao trình độ của giáo viên bậc Mầm non tỉnh Phú Thọ, Lào Cai, Hà Giang. Qua đó, đóng góp cơ sở khoa học thực tiễn về nhu cầu tuyển dụng, chuẩn hóa kiến thức để Nhà trường xây dựng lộ trình đào tạo bậc học Mầm non trong những năm tiếp theo, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục Mầm non của các tỉnh trong khu vực đến năm 2017. 2 Những lý do đã nêu cho thấy, việc khảo sát nhu cầu tuyển dụng và đào tạo chuẩn hóa giáo viên bậc Mầm non rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Chúng tôi đã chọn vấn đề “Nhu cầu tuyển dụng và đào tạo nâng cao trình độ giáo viên Mầm non tỉnh Phú Thọ, Lào Cai, Hà Giang giai đoạn 2014 - 2017” làm đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường năm 2014. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn để xác định được thực trạng mức độ nhu cầu tuyển dụng và đào tạo nâng cao trình độ giáo viên Mầm non tỉnh Phú Thọ, Lào Cai, Hà Giang trong giai đoạn 2014 -2017. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp cụ thể góp phần vào xây dựng lộ trình đào tạo giáo viên Mầm non của Trường Đại học Hùng Vương trong giai đoạn tiếp theo. 3. Đối tượng, khách thể nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Nhu cầu tuyển dụng, đào tạo nâng cao trình độ giáo viên Mầm non tỉnh Phú Thọ, Lào Cai, Hà Giang giai đoạn 2014 – 2017. 3.2. Khách thể nghiên cứu Công tác xây dựng, quy hoạch và phát triển đội ngũ giáo viên Mầm non tỉnh Phú Thọ, Lào Cai, Hà Giang. 4. Giả thuyết khoa học Trên cơ sở lí luận về nhu cầu tuyển dụng, đào tạo nâng cao trình độ của giáo viên Mầm non. Nếu đánh giá đúng thực trạng về nhu cầu tuyển dụng của các cơ sở giáo dục và đào tạo nâng cao trình độ của giáo viên Mầm non tỉnh Phú Thọ, Lào Cai, Hà Giang giai đoạn 2014 - 2017 thì góp phần xây dựng lộ trình tuyển sinh đào tạo ngành Mầm non của trường Đại học Hùng Vương trong thời gian tới phù hợp với nhu cầu tuyển dụng giáo viên Mầm non của tỉnh Phú Thọ, Lào Cai, Hà Giang. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Hệ thống hoá một số vấn đề về lí luận nhu cầu tuyển dụng và đào tạo nâng cao trình độ giáo viên nói chung và giáo viên Mầm non nói riêng. 3 5.2. Khảo sát thực trạng đội ngũ giáo viên Mầm non và thực trạng xây dựng, phát triển đội ngũ giáo viên Mầm non tỉnh Phú Thọ, Lào Cai, Hà Giang trong thời gian qua. 5.3. Đề xuất một số giải pháp, qua đó giúp Nhà trường xây dựng lộ trình tuyển sinh ngành Mầm non trong giai đoạn những năm tiếp theo. 6. Giới hạn nghiên cứu Nhu cầu tuyển dụng, đào tạo nâng cao trình độ của giáo viên Mầm non tỉnh Phú Thọ, Lào Cai, Hà Giang giai đoạn 2014 - 2017 chủ yếu về số lượng, trình độ. 7. Phương pháp nghiên cứu - Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Phương pháp phân tích, tổng hợp, phân loại và hệ thống hoá các tài liệu khoa học và các chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước, của Ngành và của địa phương có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. - Nhóm phương pháp thực tiễn: Phân tích và tổng kết kinh nghiệm giáo dục; Phương pháp điều tra giáo dục; từ các dữ liệu thực tiễn có liên quan đến nhu cầu tuyển dụng, đào tạo nâng cao trình độ giáo viên; điều tra, thu thập từ số liệu thực tế, xử lý và sử dụng các thông tin đã thu thập từ đó phân tích, tổng hợp, đánh giá thực trạng vấn đề nghiên cứu; - Phương pháp thống kê toán học; 8. Đóng góp của đề tài 8.1. Xây dựng cơ sở lý luận về nhu cầu tuyển dụng và đào tạo nâng cao trình độ của giáo viên mầm non trong giai đoạn hiện nay. 8.2. Khảo sát, điều tra thực trạng về giáo dục đào tạo, đội ngũ giáo viên mầm non hiện nay của tỉnh Phú Thọ, Lào Cai, Hà Giang. 8.3. Đưa ra các giải pháp trong tuyển sinh, đào tạo giáo viên Mầm non đến năm 2017 của trường ĐH Hùng Vương. 4 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NHU CẦU TUYỂN DỤNG VÀ ĐÀO TẠO NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ GIÁO VIÊN 1.1. Tổng quan của vấn đề nghiên cứu Ngày nay, trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng phát triển sự nghiệp giáo dục, coi giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Những thành tựu và kinh nghiệm phát triển kinh tế xã hội của nước ta trong 10 năm đổi mới (1986 - 1996) đã tạo tiền đề để đất nước ta phấn đấy và vạch ra mục tiêu cụ thể “Từ nay đến năm 2020 ra sức phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một đất nước công nghiệp”. Để thực hiện mục tiêu đó, Nghị quyết hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành TW Đảng khóa VIII (tháng 2/1996) đã định hướng chiến lược phát triển giáo giáo dục đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nghị quyết đã đề ra 4 giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo trong đó: “Xây dựng đội ngũ giáo viên, tạo động lực cho người dạy, người học” là một giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo. Muốn nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo thì việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên các bậc học nói chung và đội ngũ giáo viên Mầm non là một biện pháp cơ bản nhất. Chúng ta đều nhận thực được rằng, lực lượng nòng cốt của sự nghiệp giáo dục góp phần quyết định nâng cao chất lượng giáo dục theo mục tiêu đào tạo đó chính là đội ngũ giáo viên. Trong toàn bộ di sản tư tưởng giáo dục của Hồ Chí Minh, vấn đề cơ bản nhất, nổi bật nhất là vấn đề phát triển và hoàn thiện con người thông qua hoạt động giáo dục và tự giáo dục. Đối với Người, nhân tố con người với những tinh hoa, những hiểu biết, năng lực và đạo đức là yếu tố then chốt, có tính quyết định đối với thành công của cách mạng, tiến bộ của xã hội, tiền đồ của dân tộc và hạnh phúc của nhân dân. 5 Trong những năm gần đây có nhiều đề tài nghiên cứu về phát triển đội ngũ giáo viên, nhu cầu tuyển dụng và bồi dưỡng chuẩn hóa giáo viên như: - Một số giải pháp quản lý phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học tỉnh Sơn La đến năm 2015 (Trần Quốc Bình, 2006). - Xây dựng qui hoạch phát triển giáo dục mầm non và phổ thông tỉnh Thái Nguyên đến năm 2010 (Ngô Thượng Chinh, 2004). - Biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên mầm non Hà Nội (Vũ Thị Minh Hà, 2004). - Các biện pháp tăng cường quản lý đội ngũ giáo viên của Hiệu trưởng trường Mầm non Quận Tân Bình - Thành phố Hồ Chí Minh (Trần Thị Kim Thoa, 2006). - Một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên mầm non ở các xã đặc biệt khó khăn tỉnh Sơn La (Nguyễn Thị Hồng Vân, 2006). - Điều tra thực trạng dự báo và quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Hải Dương đến năm 2010 và 2015 của tác giả Nguyễn Vinh hiển và cộng sự. - Phân tích nhu cầu tuyển dụng- đề xuất đổi mới chương trình đào tạo và giáo trình ngành cử nhân sư phạm tiếng Anh của tác giả Trương Viên và các cộng sự Đại học Huế năm 2011. - Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường trung cấp nghề Quảng Ngãi cuả tác giả Cao Văn Khoa năm 2011. Tuy nhiên chưa có tác giả nào đi sâu khảo sát nhu cầu tuyển dụng, đào tạo chuẩn hóa giáo viên bậc Mầm non tỉnh Phú Thọ, Lào Cai, Hà Giang. Chúng tôi lựa chọn nghiên cứu vấn đề này này nhằm xây dựng cơ sở lý luận, khảo sát đánh giá thực trạng, đề xuất lộ trình tuyển sinh, đào tạo chuẩn hóa bậc Mầm non của Trường Đại học Hùng Vương phù hợp với nhu cầu tuyển dụng của các cơ sở đào tạo trong khu vực. 6 1.2. Các khái niệm cơ bản 1.2.1. Nhu cầu Từ lâu nhu cầu đã là đối tượng nghiên cứu của hầu hết các ngành khoa học nghiên cứu sinh học và xã hội. Trong lĩnh vực kinh tế - xã hội vấn đề về nhu cầu được tìm thấy trong nghiên cứu của các nhà khoa học tên tuổi như Jeremy Bentham, Benfild, William Stanley Jevons, John Ramsay McCulloch, Edward S. Herman. Đó là hiện tượng phức tạp, đa diện, đặc trưng cho mọi sinh vật. Sự hiện diện của nhu cầu ở bất kì sinh vật nào, ngay cả ở bất kì xã hội nào được xem như cơ thể sống phức tạp, là đặc điểm để phân biệt chủ thể đó với môi trường xung quanh. Cho tới nay chưa có một định nghĩa chung nhất cho khái niệm nhu cầu. Các sách giáo khoa chuyên ngành hay các công trình nghiên cứu khoa học thường có những định nghĩa mang tính riêng biệt. Trong phạm vi nhận thức hiện tại có thể định nghĩa nhu cầu là tính chất của cơ thể sống, biểu hiện trạng thái thiếu hụt của chính cá thể đó và do đó phân biệt nó với môi trường sống. Nhu cầu tối thiểu nhất, hay còn gọi là nhu yếu tuyệt đối, đã được lập trình qua quá trình rất lâu dài tồn tại, phát triển và tiến hóa. (Thuyết nhu cầu của A.Maslow với việc phát triển kỹ năng khuyến khích nhân viên - Nguồn: Tạp chí Nhà quản lý, Dsi) Nhu cầu được hiểu là sự cần thiết về một cái gì đó. Nhưng "cái gì đó" chỉ là hình thức biểu hiện bên ngoài của nhu cầu. Sau hình thức biểu hiện ẩn chứa bản chất của nhu cầu mà có thể tạm gọi là "nhu yếu". Nhu yếu đang nói đến lại có thể được xem là hình thức biểu hiện của một nhu yếu khác căn bản hơn. Như vậy khái niệm nhu cầu và nhu yếu mang tính tương đối với nhau. Điều đó cho thấy rằng nhu cầu của cơ thể sống là một hệ thống phức tạp, nhiều tầng lớp, bao gồm vô số các chuỗi mắc xích của hình thức biểu hiện và nhu yếu liên kết chằng chịt, có khả năng phát triển và đa dạng hóa. Tuy nhiên, để dễ nhận dạng, một nhu cầu riêng biệt đơn giản nhất được cấu thành bởi một nhu yếu và một hình thức biểu hiện. 7 Hình thức biểu hiện nhất định được cụ thể hóa thành đối tượng của một nhu cầu nhất định. Đối tượng của nhu cầu chính là cái mà nhu cầu hướng đến và có thể làm thỏa mãn nhu cầu đó. Một đối tượng có thể làm thỏa mãn một số nhu cầu, một nhu cầu có thể được thỏa mãn bởi một số đối tượng, trong đó mức độ thỏa mãn có khác nhau. Tính đa dạng của đối tượng tạo nên sự vô hạn của nhu cầu. Alfred Marshall viết rằng: “Không có số để đếm nhu cầu và ước muốn”. (Nhu cầu và vấn đề điều khiển hành vi - Nguyễn Bá Minh, Nguồn: Tâm lý học, ChúngTa.com)Về vấn đề cơ bản của khoa học kinh tế - vấn đề nhu cầu con người - hầu hết các sách đều nhận định rằng nhu cầu không có giới hạn. 1.2.2. Tuyển dụng Tuyển dụng, bổ sung người mới cho tổ chức là một trong những họat động không thể thiếu của bất kì cơ quan, tổ chức nào. Họat động này nhằm mục tiêu đáp ứng nhu cầu nhân sự của cơ quan, tổ chức (bao gồm cả việc xây dựng, duy trì và mở rộng nhân sự), phục vụ cho quá trình phát triển của tổ chức. Nói theo cách chung nhất, tuyển dụng (còn được goi là tuyển chọn, tuyển mộ, tuyển…) là việc đưa người mới vào làm việc trong một cơ quan, tổ chức. Hiện nay có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm tuyển dụng mà chúng ta cần tìm hiểu: Theo quản trị nhân sự (Nguyễn Hữu Thân) :” Tuyển mộ nhân viên là một quá trình thu hút những người có khả năng từ nhiều nguồn khác nhau đến đăng kí, nộp đơn tìm việc làm…Tuyển mộ là tập hợp các ứng viên lại. Tuyển chọn là xem ai trong số các ứng viên ấy là người hội đủ các tiêu chuẩn để vào làm việc trong công ty” Theo giáo trình Tổ chức nhân sự hành chính Nhà nước (Học viện Hành chính Quốc gia), tuyển dụng là “đưa thêm người mới vào làm việc chính thức cho tổ chức, tức là từ khâu đầu tiên cho đến giai đọan hình thành nguồn nhân lực cho tổ chức.” Theo đó, quá trình tuyển chọn bao gồm 2 giai đọan, + Giai đọan 1 là “tuyển” tức quá trình thu hút người tham gia dự tuyển, 8 + Giai đoan 2 là “chọn” tức là giai đọan xem xét, đánh giá để chọn ra những cá nhân đáp ứng tốt nhất các yêu cầu do tổ chức đặt ra trong số những người tham gia dự tuyển. Theo khoản 5 điều 3 Nghị định số 117/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lí cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước thì “ tuyển dụng là việc tuyển người vào làm việc trong biên chế của cơ quan nhà nước thông qua thi hoặc xét tuyển.” Ở đây, “ tuyển dụng” bao gồm luôn cả giai đoạn tập sự của người được tuyển và việc bổ nhiệm sau khi tập sự. Và quà trình tuyển dụng bao gồm các giai đoạn sau: + Xác định nhu cầu nhân sự mới cần đưa vào trong tổ chức. + Thu hút người lao động tham gia dự tuyển. + Tuyển chọn ra những người đáp ứng đươc các yêu cầu do tổ chức đặt ra. + Tập sự cho người mới để họ “hành chính hóa” bản thân họ. + Bổ nhiệm chính thức sau tập sự vào danh sách nhân sự tổ chức. Còn khái niệm về tuyển dụng cán bộ công chức thì theo Từ điển giải thích thuật ngữ hành chính thì “Tuyển dụng cán bộ công chức là việc tuyển người vào cơ quan nhà nước sau khi đã đạt kết quả của kì thi tuyển. Cũng theo từ điền này thì các căn cứ của công tác tuyển dụng Cán bộ công chức là: + Nhu cầu công việc + Vị trí công tác của chức danh Cán bộ công chức trong cơ quan tổ chức cần tuyển dụng. + Chỉ tiêu biên chế được giao. + Các tiêu chuẩn nhân thân tương quan với yêu cầu công vụ của người được tuyển dụng bao gồm những yêu cầu về phẩm chất đạo đức, yêu cầu về trình độ nghiệp vụ (đúng tiêu chuẩn nghiệp vụ). + Phải thi tuyển và phải trúng tuyển. 9 1.2.3. Nhu cầu giáo viên Nhu cầu giáo viên của một thời kỳ nào đó là số lượng giáo viên cần thiết nhằm đáp ứng sự phát triển giáo dục của cả ngành, của địa phương, của trường học trong thời kỳ đó cả về mặt số lượng, chất lượng và cơ cấu của đội ngũ. Nói cách khác, nhu cầu giáo viên được hiểu là những đặc trưng về số lượng, về chất lượng và cơ cấu đội ngũ giáo viên xuất phát từ yêu cầu của ngành giáo dục, của từng địa phương và các đơn vị trường học. Nhu cầu giáo viên được phân ra các loại sau: a. Nhu cầu chung (nhu cầu toàn bộ) là tổng số giáo viên cần thiết cho ngành giáo dục trong thời kỳ kế hoạch (1 năm, 5 năm, 10 năm,…) để đảm bảo hoàn thành kế hoạch giáo dục. b. Nhu cầu phát triển là số lượng giáo viên cần tăng thêm trong suốt thời kỳ kế hoạch nhằm đảm bảo nhu cầu giáo viên theo nhu cầu toàn bộ. c. Nhu cầu thay thế là số lượng giáo viên cần để thay thế số giáo viên bị chết, về hưu, mất sức lao động, thôi việc hoặc chuyển công tác khác trong thời kỳ kế hoạch. d. Tổng số nhu cầu phát triển và nhu cầu thay thế giáo viên trong thời kỳ kế hoạch được gọi là nhu cầu bổ sung giáo viên. e. Phụ thuộc vào độ dài của thời kỳ kế hoạch, nhu cầu (toàn bộ và bổ sung) giáo viên được phân ra nhu cầu thường xuyên và nhu cầu triển vọng. f. Tỷ lệ giữa số lượng giáo viên có trình độ trên đại học, đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp trong tổng số giáo viên gọi là cơ cấu trình độ giáo viên. g. Nhu cầu giáo viên có trình độ trên đại học, đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp trên phương diện các ngành được đào tạo trong các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp hình thành cơ cấu giáo viên theo bộ môn. Có thể biểu diễn mối liên hệ giữa nhu cầu chung, nhu cầu phát triển, nhu cầu thay thế, nhu cầu bổ sung bằng sơ đồ sau: 10 [...]... (QUYẾT ĐỊNH )BAN HÀNH ĐIỀU LỆ TRƯỜNG MẦM NON, ngày 13/2 /2014) Tiểu kết chương 1 17 Chương 2: THỰC TRẠNG NHU CẦU TUYỂN DỤNG VÀ ĐÀO TẠO NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ GIÁO VIÊN MẦM NON TỈNH PHÚ THỌ, LÀO CAI, HÀ GIANG GIAI ĐOẠN 2014 - 2017 2.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội và giáo dục tỉnh Phú Thọ, Lào Cai, Hà Giang 2.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên 2.1.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên tỉnh Phú Thọ Phú Thọ là một tỉnh miền núi... với nhu cầu và hứng thú của trẻ và với điều kiện thực tế 1.5 Vị trí, vai trò của đội ngũ giáo viên Mầm non trong phát triển giáo dục đào tạo 1.5.1 Vị trí, vai trò của nhà giáo Trong Luật Giáo dục, khái niệm Nhà giáo đã được định nghĩa: “Nhà giáo là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác Nhà giáo phải có những tiêu chuẩn sau: phẩm chất, đạo đức, tư tưởng tốt; đạt trình. .. trú, trường THPT Chuyên và các trường THPT đã hoàn thành và xét tuyển bổ sung cho các lớp; tuyển sinh và huy động tối đa trẻ 5 tuổi đến trường; trẻ 6 tuổi vào lớp 1; hoàn thành công tác tuyển sinh vào lớp 6, lớp 10 2.2 Thực trạng GD- ĐT tỉnh Phú Thọ, Lào Cai, Hà Giang 2.2.1 Thực trạng GD - ĐT tỉnh Phú Thọ Trong những năm qua Phú Thọ rất chú trọng đến phát triển giáo dục và đào tạo, triển khai có chiều... quản lý giáo dục; thực hiện các qui định khác của pháp luật 16 1.5.3 Trình độ chuẩn của giáo viên Mầm non Theo Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ Trường mầm non, có hiệu lực kể từ ngày 03 tháng 5 năm 2008, được sửa đổi, bổ sung Trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non là có bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm mầm non (QUYẾT... trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục 1.2.4 Mối quan hệ giữa nhu cầu tuyển dụng và đào tạo nâng cao trình độ giáo viên của địa phương với khả năng đáp ứng của các cơ sở đào tạo giáo viên 11 1.3 Một số nhân tổ ảnh hưởng đến quy mô phát triển giáo dục Mầm non 1.3.1 Nhân tố về Kinh tế - xã hội Sự phát triển của đất nước trong giai đoạn mới sẽ tạo ra nhiều cơ hội, đồng thời cũng đặt ra những... viên/ lớp) đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ đào tạo, giáo viên lớp 5 tuổi cơ bản được vào biên chế, được hưởng thu nhập và các chế độ khác theo thang bảng lương giáo viên mầm non Trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non được hưởng các chế độ, chính sách miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và các chế độ, chính sách... bộ, đào tạo giáo viên phục vụ cho sự phát triển của tỉnh mới thành lập; so với nhiều tỉnh trong khu vực, Lào Cai hoàn thành khá sớm công tác phổ cập giáo dục tiểu học chống mù chữ Giai đoạn 2001-2011 tỉnh Lào Cai đã thực hiện song hành và thành công cả hai mục tiêu: Phát triển quy mô trường lớp, học sinh và đạt chuẩn phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục THCS, nâng cao chất lượng giáo. . .Nhu cầu toàn bộ GV ở thời điểm dự báo Số lượng GV ở thời điểm hiện tại Nhu cầu bổ sung Nhu cầu phát triển Nhu cầu (số lượng GV) Nhu cầu thay thế Thời điểm hiện tại Thời điểm dự báoThời gian 1.2.3 Đào tạo nâng cao trình độ giáo viên Luật giáo dục (điều 15 chương I) nêu rõ "Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục Nhà giáo phải không ngừng học... dục và đào tạo Với quyết tâm rất lớn của cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp và nhân dân các dân tộc thực hiện hai mục tiêu trên, tỉnh Lào Cai đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi năm 2005 và đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS năm 2007; tạo nền tảng vững chắc để nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài Hệ thống giáo dục đã hoàn thiện và. .. luôn đánh giá đúng và đề cao vai trò của các thầy giáo, cô giáo đối với xã hội Đội ngũ các thầy cô giáo có vai trò quyết định trong sự nghiệp nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài 1.5.2 Nhiệm vụ của giáo viên Mầm non Thực hiện theo công tác và kế hoạch nuôi dưỡng chăm sóc, giáo dục trẻ em theo lứa tuổi, thực hiện đúng theo qui chế chuyên môn và chấp hành nội qui của nhà trường; bảo đảm . thiết trong giai đoạn hiện nay. Chúng tôi đã chọn vấn đề “Nhu cầu tuyển dụng và đào tạo nâng cao trình độ giáo viên Mầm non tỉnh Phú Thọ, Lào Cai, Hà Giang giai đoạn 2014 - 2017” làm đề tài nghiên. thực trạng vấn đề nghiên cứu; - Phương pháp thống kê toán học; 8. Đóng góp của đề tài 8.1. Xây dựng cơ sở lý luận về nhu cầu tuyển dụng và đào tạo nâng cao trình độ của giáo viên mầm non trong giai. đề cơ bản của khoa học kinh tế - vấn đề nhu cầu con người - hầu hết các sách đều nhận định rằng nhu cầu không có giới hạn. 1.2.2. Tuyển dụng Tuyển dụng, bổ sung người mới cho tổ chức là một trong

Ngày đăng: 20/12/2014, 22:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan