phân tích môi trường vĩ mô của thái lan

12 4.4K 32
phân tích môi trường vĩ mô của thái lan

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phân tích môi trường vĩ mô của Thái Lan CHƯƠNG I PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ I. Nhân tố tự nhiên 1. Địa hình a. Miền Bắc là vùng đồi núi, những dãy núi nối tiếp cao nguyên Vân nam, có những dãy núi và thung lũng nằm song song với nhau. Một số địa danh ở vùng phía bắc: Chiang Mai ( thành phố lớn thứ 2 ở Thái Lan, Chiang Rai cửa ngõ dẫn ra vùng Tam Giác Vàng). Miền đông bắc (còn gọi là cao nguyên Korat ):Đây là một cao nguyên có hình lòng chảo, hình tứ giác xoa độ cao :120-210m.Về phía đông có một số địa danh đáng chú ý: Chanthaburi, Pattaya, Rayong, Trat b. Miền Trung (còn gọi là đồng bằng trung ương) Đây là vùng đồng bằng châu thổ sông Mê nam bằng phẳng chỉ có vài ngọn đồi đơn độc, phía tây là dãy núi Tenassreim và phía đông là cao nguyên Korat. Khu vực cốt lõi của vùng này là khu lòng chảo vốn được mệnh danh là” Vựa lúa của Châu Á”. Ở vùng này có địa danh nổi tiếng: Thủ đô Bangkok c. Miền nam Đây là bờ biển nhỏ giáp với vịnh Thái Lan, bị ngăn cách bởi Campuchia và đồng bằng trung ương với những rặng núi và đồi với độ cao 550m -1500m, những dãy núi này ngắn và không liên tục. Những địa danh đáng chú ý: Hat Yai, Betong, Hua Hin,… d. Miền bán đảo Diện tích 75000 km2, dài 960 km từ đồng bằng trung ương đến biên giới Malaysia ở phía nam. Chiều rộng từ 16-217 km. Phía tây bán đảo là một phần rặng Nguyễn Đức Cường Lớp A4 Page 1 Phân tích môi trường vĩ mô của Thái Lan núi Tesserim chạy dọc theo bán đảo, ngăn cách với Miến Điện. Rặng núi này không cao nhưng bị rừng dày che phủ do mưa nhiều, không có một thung lũng nào trừ một thung lũng hẹp có độ cao 1400m là thung lũng sông Kwai. Eo đất Kra chỉ rộng khoảng 24km độ cao khoảng 75m 2. Khí hậu Khí hậu Thái Lan chịu ảnh hưởng bởi khí hậu gió mùa hàng năm : Mùa hè khô nóng: cái nóng khủng khiếp của miền nhiệt đới kéo bầu không khí ẩm ướt từ vùng biển phía nam đến nơi đây . Khí hậu khô nóng kéo dài cho đến lúc mưa xuống , khi đó cả đất này chuyển sang mùa mưa . Mùa đông lạnh: . Khi mùa hè qua đi, mọi chuyện lại xảy ra theo chiều ngược lại: những đợt gió lạnh và khô từ Trung thổi xuống phía nam mở đầu cho một mùa khô lạnh. Chu kỳ cứ như thế lặp đi lặp lại hàng năm. Khí hậu của Thái Lan chịu ảnh hưởng của cái nóng và độ ẩm cao, trời nắng nóng gần như quanh năm, kém theo những cơn mưa nặng hạt kéo dài từ tháng năm đến tháng mười. 3. Tài nguyên thiên nhiên Thiếc, cao su, khí đốt, tungsten, tantalum, gỗ, chì, cá, thạch cao, than non, fluoride…. II. Nhân tố chính trị và pháp luật 1. Chính trị Thái Lan theo chế độ quân chủ lập hiến. Từ năm 1992 đến cuộc bạo động năm 2006, đất nước này đã được xem như nước dân chủ với những sự thay đổi hiến pháp. Một năm sau cuộc đảo chính, các cuộc bầu cử đa đảng công bằng và tự do được tổ chức vào tháng 12 năm 2007 đã khôi phục lại nền lãnh đạo dân chủ. Nhà vua cũng có một phần quyền lực không lớn theo hiến pháp Thái Lan, tuy Nguyễn Đức Cường Lớp A4 Page 2 Phân tích môi trường vĩ mô của Thái Lan nhiên nhà vua vẫn là một biểu tượng trung tâm của sự thống nhất và đoàn kết của quốc gia. Vua Bhumibol (Rama IX) lên ngôi từ 1946 và có uy quyền rất lớn đối với đa số người dân về mặt tinh thần, và chính quyền lực này sẽ giúp giải quyết các các khủng hoảng chính trị đe dọa sự ổn định của quốc gia. Theo Hiến pháp năm 2007, Quốc hội bao gồm hai viện: Thượng viện và Hạ viện. Thượng viện là một cơ quan không đảng phái gồm 150 thượng nghị sĩ, trong đó 76 vị đại diện cho 76 tỉnh thành phố do dân bầu. Còn 74 vị thượng nghị sĩcòn lại được chỉ định bởi một hội đồng gồm các thẩm phán và các quan chức độc lập cấp cao chọn lựa từ một danh sách các ứng viên do Ùy ban Bầu cử thu thập. Hạ viện có 480 hạng hị sĩ, gồm 400 ghế của 400 đơn vị bầu cử và các ghế còn lại được phân chia cho các đảng theo tỷ lệ số phiếu chiếm được của mỗi đảng so với tổng số phiếu bầu. Việc sửa đổi Hiến pháp về thay đổi số lượng và cách thức bầu cử thành viên Hạ viện đã được xem xét kể từ tháng 1.2011 trước các cuộc bầu cử diễn ra sau đó trong năm 2011 2. Pháp luật Hệ thống pháp luật của Thái Lan phối hợp giữa những nguyên tắc truyền thống và luật pháp phương Tây. Thái Lan có 77 tỉnh trong đó Băng Kok là thủ đô. Thống đốc Bangkok được bầu chọn bằng phổthông đầu phiếu, tuy nhiên các quan chức ở các tỉnh còn lại là những công chức được Bộ Nội vụ chỉ định. Hệthống pháp luật của Thái Lan phối hợp giữa những nguyên tác truyền thống và luật pháp phương Tây. Thái Lan có 77 tỉnh trong đó Băng Kok là thủ đô. Thống đốc Bangkok được bầu chọn bằng phổthông đầu phiếu, tuy nhiên các quan chức ởcác tỉnh còn lại là những công chức được Bộ Nội vụ chỉ định. III. Kinh tế Nguyễn Đức Cường Lớp A4 Page 3 Phân tích môi trường vĩ mô của Thái Lan Thái Lan có nền kinh tếdựa vào xuất khẩu, với giá trịxuất khẩu hàng hóa và dịch vụ chiếm gần 70% GDP năm 2010. Sự hồi phục kinh tế của Thái Lan sau khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 – 1998 (làm cho GDP giảm 2 con số) phụ thuộc phần lớn vào nhu cầu bên ngoài từ Hoa Kỳ và các thị trường nước ngoài khác. Từ năm 2001 – 2006, chính quyền của thủ tướng Thaksin đã theo chính sách kinh tế“2 hướng”, kết hợp giữa chương trình kích cầu nội địa với các hoạt động xúc tiến thường xuyên của Thái nhằm mở rộng thị trường và đầu tư nước ngoài. Tăng trưởng GDP thực đã tăng mạnh từ mức 2,2% năm 2002 lên mức 7,1% năm 2003 và 6,3% năm 2004, Trong thời kỳ 2005-2007, nền kinh tế phát triển chậm lại với mức tăng trưởng GDP trung bình 4,9% do sự bất ổn về chính trị, bạo động gia tăng ở 3 tỉnh cực nam Thái Lan và ảnh hưởng của sóng thần Ấn Độ Dương năm 2004. Nền kinh tế Thái Lan năm 2007 phụ thuộc nặng nề vào sự tăng trưởng mạnh của xuất khẩu (18,2%/năm), đặc biệt ở các lĩnh vực như xe ô tô, hóa dầu, điện tử. Bất ổn chính trị và khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu năm 2008 đã làm cho tăng trưởng kinh tế Thái Lan giảm sút do sự sụt giảm nhu cầu nội địa và quốc tế về hàng hóa và dịchvụ (bao gồm cả du lịch). Do ít liên quan đến các tài sản nguy hại, hệ thống ngân hàng Thái đã chỉ chịu ảnh hưởng trực tiếp giới hạn của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Tuy nhiên, nền kinh tếThái cũng tăng trưởng chậm lại ở mức 2,5% trong năm 2008, sau 4 quí có mức tăng trưởng âm. Trong năm 2009, kinh tếcũng tiếp tục giảm sút.Trong 3 quí đầu, GDP giảm sút với mức bình quân 5.0% so với cùng kỳnăm trước và đã chạm đáy ở quí một. Để bù đắp sựgiảm sút nhu cầu và củng cốniềm tin, chính quyền của thủtướng Abhisit đã đưa ra 2 gói kích thích không thuộc ngân sách trịgiá 43,4 tỉUSD giành cho các ngành chủlực nhưgiao thông vận tải, thủy lợi, giáo dục, y tếvà năng lượng. Nền kinh tếcủa Thái đã đảo chiều sang tăng trưởng dương trong quí 4 (5,9% so cùng kỳnăm trước), giúp cho mức trung bình của cảnăm 2009 đạt âm2,3% so với năm trước. Nguyễn Đức Cường Lớp A4 Page 4 Phân tích môi trường vĩ mô của Thái Lan Trong quí đầu năm 2010, kinh tếThái có mức tăng trưởng vượt bậc đạt 12,0% so cùng kỳ, là mức tăng trưởng hàng quí cao nhất kểtừnăm 1995. Mức tăng này chủyếu là nhờsựtăng mạnh của xuất khẩu (32%) do nền kinh tếthếgiới tiếp tục hồi phục, Mặc dù những cuộc biểu tình chính trịxảy ra trong tháng 3 đến tháng 5, nhưng nền kinh tếThái vẫn tăng trưởng trong quí 2 và 3. Kinh tếThái đã tăng trưởng 9,3% trong 3 quí đầu 2010 so cùng kỳ, đứng thứ2 trong khu vực Đông Nam Á. Trong cảnăm 2010, Thái Lan có mức tăng trưởng ước tính gần 8% và dự đoán sẽtiếp tục tăng trưởng trong năm 2011 nhưng với tốc độthấp hơn ởmức khoảng 3- 5%. Sựtăng trưởng năm 2011 cũng dựa vào xuất khẩu và nhu cầu nội địa. Lạm phát dự đoán ởmức 3% - 5%, chủyếu do giá cảhàng hóa toàn cầu cao hơn. Chính phủThái chào mời đầu tư nước ngoài và các nhà đầu tư đáp ứng được các yêu cầu nhất định có thể đăng kýhưởng những khuyến khích đầu tư đặc biệt thông qua Cục Đầu tư, Nhằm thu hút thêm đầu tư, chính phủcủa Thủtướng Abhisit đã cam kết sẽ tìm kiếm giải pháp mởrộng thêm các cơhội đầu tư, tập trung vào các nhà sản xuất và công nghệ xanh. Lực lượng lao động có tổ chức ở Thái lan vẫn còn yếu và phân tán. Chưa đến 2% tổng lực lượng lao động nằm trong các tổchức công đoàn, mặc dù gần 10% lao động công nghiệp và hơn 59% ởcác công ty nhà nước là thuộc công đoàn. Khoảng 40% lao động ởThái Lan làm việc trong ngành nông nghiệp mặc dù ngành này chỉ chiếm 12% GDP (theo Cục Thống kê Quốc gia Thái Lan). Gạo là nông sản chính của quốc gia này, Thái Lan là quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thếgiới. Một số mặt hàng nông sản trọng yếu khác gồm cá và các loại thủy sản, sắn, cao su, bắp, đường. Các loại thực phẩm chế biến như cá ngừ đóng hộp, thơm đóng hộp, tôm đông lạnh cũng là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Thái Lan. Nguyễn Đức Cường Lớp A4 Page 5 Phân tích môi trường vĩ mô của Thái Lan Ngành chế tạo ngày càng đa dạng hóa của Thái Lan là ngành đóng góp lớn nhất cho tăng trưởng của nền kinh tế. Các ngành công nghiệp có tốc độ tăng sản lượng nhanh là máy tính và điện tử, đồ nội thất, đồ gỗ, thực phẩm đóng hộp, đồ chơi, đồ nhựa, đá quí và trang sức. Các sản phẩm công nghệ cao như mạch tích hợp và linh kiện, ổ đĩa cứng, đồ điện, xe và phụ tùng là những mặt hàng có tăng trưởng xuất khẩu hàng đầu của Thái Lan. Với nền xuất khẩu mạnh mẽ và dưới áp lực lạm phát gia tăng, Ngân hàng Thái Lan đã bắt đầu thắt chặt chính sách tiền tệ từ giữa tháng 7-2010 sau khi đã có chính sách lãi suất thấp từtháng 4-2009. Máy móc và phụ từng, xe, mạch điện tử tích hợp, hóa chất, dầu thô và nhiên liệu, sắt và thép là những mặt hàng nhập khẩu chính của Thái Lan Năm 2010, Hoa Kỳlà thị trường nhập khẩu lớn thứ 3 của Thái Lan và cũng thị trường cung ứng thứ 3 cho Thái Lan sau Nhật Bản và Trung Quốc. Thị trường xuất khẩu truyền thống của Thái là Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU,và khối Asean (chủ yếu Singapore, Malaysia, Indonesia, Philippines và Việt Nam). Các thị trưởng xuất khẩu đang tăng trưởng gồm Trung Quốc, Hong Kong, Úc, Trung Đông, Nam Phi và Ấn Độ. Do nền kinh tế toàn cầu hồi phục, xuất khẩu của Thái Lan năm 2010 tăng 25,1% so với 2009. Thái Lan là thành viên của Tổ chức Thương mại Quốc tế WTO và của nhóm các nước xuất khẩu nông nghiệp Cairns. Ngành du lịch đóng góp lớn cho kinh tếThái Lan (xấp xỉ 6%), công nghiệp du lịch đã bắt đầu hồi phục từ quí cuối năm 2009. Tuy nhiên, những cuộc biểu tình chống đối xảy ra ở Bangkok vào tháng 4 và 5/2010 đã làm giảm lượng du khách nước ngoài.Việc ngập lụt nặng từ tháng 10 đến tháng 11 và đổng baht Thái mạnh lên cũng ảnh hưởng một phần đến ngành công nghiệp này.Tăng trưởng ngành du lịch từtháng giêng đến tháng 11 tăng 12% so với năm 2009. Bangkok và những vùng lân cận là những vùng thịnh vượng nhất của Thái Lan và vùng khô cằn Đông bắc là nghèo nhất. Sự quan tâm không ngừng của Nguyễn Đức Cường Lớp A4 Page 6 Phân tích môi trường vĩ mô của Thái Lan Chính phủThái đã giúp giảm được sự chênh lệch thu nhập giữa các khu vực – vốn đã gia tăng nhanh do tốc độtăng trưởng kinh tế nhanh ởBangkok và các khu vực phụcận. Chính phủ đã cốgắng đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế ởcác tỉnh bắng các chương trình như dự án Duyên hải phía đông và nhiều chính sách hỗ trợ người dân và giá vụ mùa. Mặc dù nền kinh tế Thái Lan đã thể hiện sự tăng trưởng khả quan trong những năm qua nhưng sự tăng trưởng trong tương lai tùy thuộc vào việc nâng cao các giá trị gia tăng từ mức thấp hiện nay của nền công nghiệp trong bối cảnh cạnh tranh phát triển trong khu vực. Sự cải cách quan trọng chính là mở cửa ngành tài chính, cải thiện môi trường đầu tưnước ngoài, bao gồm cả nâng cấp năng lực ngành viễn thông, kích thích đầu tư và tiêu dùng nội địa, tạo thế cân bằng trên xuất khẩu. Hệ thống hậu cần và nguồn phát điện ngày càng phải đối mặt với nguy cơ tắc nghẽn và có khả năng tạo ra một thách thức cho việc tăng trưởng. Sự thiếu hụt kỹ sư và công nhân có kỹ năng có thể hạn chế ngành công nghiệp sáng tạo và năng suất trong tương lai, thậm chí khi chính phủ đang tăng cường tỉ lệ đóng góp của ngành công nghệ sáng tạo cho GDP từ mức 12% lên 25% vào năm 2015. IV. Nhân tố khoa học - công nghệ Tăng trưởng cao liên tục của nền kinh tế Thái Lan trong những năm 1980 và 1990 đã dẫn đến niềm tin rằng đất nước Thái Lan đã đạt được kinh nghiệm công nghiệp bền vững. Tuy nhiên, niềm tin đó đã bị thách thức trong sự trỗi dậy của cuộc “Khủng hoảng ở châu Á diễn ra vào năm 1997”. Đang có sự gia tăng nghi ngờ về sự phát triển cao mà Thai Lan đạt được là bền vững trong thời gian qua. Kết quả là, nhiều nghiên cứu đã được tiến hành để điều tra nền tảng thực sự của tăng trưởng kinh tế ở Thái Lan. Không gì là bất ngờ khi mà phân tích dựa trên việc sử dụng các chỉ số hiệu suất khác nhau cho thấy rằng Thái Lan với kinh nghiệm tang trưởng dường như ấn tượng của nó đều liên quan đến việc áp dụng các chiến Nguyễn Đức Cường Lớp A4 Page 7 Phân tích môi trường vĩ mô của Thái Lan lược dài hạn để nâng cao hiệu quả cơ bản và khả năng cạnh tranh của ngành công nghiệp trong thời gian dài. Nói cách khác, tăng trưởng kinh tế ở Thái Lan, mặc dù nhanh chóng, nhưng không phải là đã có thể được duy trì được ngay cả khi không có cuộc khủng hoảng năm 1997 Quả thực, có bằng chứng cho thấy một trong số những yếu tố đằng sau sự tăng trưởng nhanh chóng ở Thái Lan, đặc biệt là về khoa học và công nghệ (KH & CN), đã suy yếu trong những năm gần đây.Tuy nhiên chính phủ Thái Lan không phải là không biết điều này. Thật vậy, gần đây chính phủ đặt ra các chính sách có liên quan đến chiến lược được áp dụng trong việc xây dựng năng lực công nghệ bản địa nhằm nâng cao sức cạnh tranh.Mối quan tâm hiện nay của chính phủ là cần thiết để tăng cường khoa học và công nghệ của đất nước đã được phản ánh trong một số văn bản chính sách quan trọng. Thư ký thường trực, Bộ Khoa học và Công nghệ Thái Lan gủi một bản báo cáo đến Quốc hội Thái Lan vào năm 2005, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu xã hội trong khuôn khổ bền vững và hiệu quả. Kế hoạch chiến lược cho khoa học công nghệ của Quốc Gia được nêu rõ trong S & T. Các vấn đề đã được quy định trong các tài liệu này là khá mạch lạc vì chúng được hình thành từ cùng một mẫu có nguồn gốc trong Bộ Khoa học và Công nghệ Quốc gia. Mục tiêu tổng quát là phát triển khả năng của S & T và sử dụng nó để tăng cường khả năng cạnh tranh cho các ngành mục tiêubao gồm khu vực công nghiệp, nền kinh tế cộng đồng, và các lĩnh vực xã hội khác. Liên quan đến lĩnh vực công nghiệp, các ngành nhỏ có tiềm năng trong tương lai được lựa chọn bởi chính phủ được cho là ngành công nghiệp ưu tiên. Các tiểu ngành này bao gồm: thực phẩm, ô tô, công nghệ thông tin, thời trang, chăm sóc sức khỏe và ngành công nghiệp du lịch. Nguyễn Đức Cường Lớp A4 Page 8 Phân tích môi trường vĩ mô của Thái Lan Kế hoạch chiến lược (2004-2513) thông qua "cụm phát triển" phương pháp tiếp cận này sẽ giúp nâng cấp và tăng cường khả năng cạnh tranh củacác ngành công nghiệp mục tiêu bằng cách sử dụng S & T (đặc biệt là bốn công nghệ cốt lõi đó là: công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, vật liệucông nghệ và công nghệ nano) như một công cụ thúc đẩy chính. Điều này được thực hiện theo hướng dẫn được mô tả trong bản kế hoạch chiến lược năm. Chúng bao gồm: Xây dựng và tăng cường các cụm công nghiệp, Kinh tế và Cộng đồng, Chất lượng cuộc sống, Phát triển nguồn nhân lực KH & CN, Phát triển Cơ sở hạ tầng và tổ chức KH & CN, xây dựng công cộng, Nâng cao nhận thức của S &T; và Cải thiện Hành chính và hệ thống quản lý KH & CN. Về thực hiện, một số cụm đã được phát triển bao gồm gạo, tôm,ô tô, ổ đĩa cứng, và RFID. Ngoài ra, trong khi nhiều chương trình phát triển theo mỗi chiến lược đã đượckhởi xướng và thực hiện, chính phủ đang cố gắng tái cơ cấu quản lý hệ thống S & T. Gần đây, có một sáng kiến để biến các Bộ Khoa học và Công nghệ từ một nơi quan liêu hành chính thành cái gọi là "Giám đốc điều hành hệ thống quản lý”. Dự kiến hệ thống giám đốc điều hành sẽ giúp tính nâng cao linh hoạt và hiệu quả trong việc hỗ trợ R & D và đổi mới và đồng thời có trách nhiệm hơn chi tiêu tiền công cộng trên S & T. V. Môi trường văn hóa – xã hội tại TháiLan 1. Tôn giáo Phật giáo là tôn giáo chính. - Khoảng 95% dân số theo đạo phật. - Cả nước có khoảng 18.000 ngôi chùa và 140.000 tín đồ Phật giáo. Tôn giáo thứ hai là Hồi giáo, đa số là ngườiMã Lai sống trên miền bán đảo của Thái Lan(chiếm 4% dân số cả nước). Nguyễn Đức Cường Lớp A4 Page 9 Phân tích môi trường vĩ mô của Thái Lan Ngoài ra có một số ít theo Thiên Chúa giáovà Ấn giáo. 2. Ngôn ngữ - Tiếng Thái là ngôn ngữ chính thức, các cộngđồng ít người nói tiếng Mã Lai, tiếng Hoa. - Tiếng Anh ngày càng được sử dụng rộng rãi trong các hoạt động kinh doanh, khoa học kỹ thuật. 3. Ẩm thực Như các dân tộc Châu Á khác, cơm là loại lương thực chủ yếu. Ở vùng trung tâm và vùng phía Nam, người ta ăn gạo tẻ, còn ở vùng phía Bắc lại dùng gạo nếp Thức ăn của người Thái được nấu nướng với rất nhiều gia vị, trong đó ớt và càri được dùng nhiều nhất. Ngoài ra còn có: hành, tỏi, gừng, riềng, húng,…Do đó thức ăn của người Thái rất nóng. Một số món ăn nổi tiếng của người Thái như: lẩu tôm thập cẩm, Càri xanh, som tam( gỏi trộn), sữa dừa nhồi bí đỏ, hủ tíu tôm cua. CHƯƠNG II Nguyễn Đức Cường Lớp A4 Page 10 [...]... lĩnh vực như, du lịch, khách sạn, ẩm thực… vốn là những lĩnh vực rất phát triển ở thái lan Ngoài ra chúng ta có thể xuất khẩu các mặt hàng nông sản vốn là thế mạnh của Việt Nam như điều, cà phê… Nguyễn Đức Cường Lớp A4 Page 11 Phân tích môi trường vĩ mô của Thái Lan KẾT LUẬN Có thể nói vấn đề phân tích môi trường vĩ mô là tối quan trọng cho các doanh nghiệp Để phát hiện ra các cơ hội đầu tư cũng như.. .Phân tích môi trường vĩ mô của Thái Lan KHÓ KHĂN – THUẬN LỢI KHI ĐẦU TƯ VÀO THÁI LAN VÀ HƯỚNG ĐẦU TƯ I Thuận lợi Cả hai nước cùng thuộc khối ASEAN, vì vậy các doanh nghiệp việt nam khi đầu tư vào Thái Lan sẽ được hương các chính sách ưu đãi mà các nước trong khối đã cam kết Thái lan là nước có nền kinh tế phát triển, là thị trường đầy tiềm năng với các nhà đầu tư... ngoài của của chính phủ Thái Lan II Khó khăn Sự khác biệt về văn hóa và ngôn ngữ là trở ngại lớn khi đầu tư vào thái lan Tình hình xã hội của Thái lan tương đối bất ổn là một trở ngại rất lớn cho sự đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam Nền kinh tế Thái Lan vừa trải qua một khoảng thời gian khó khăn về kinh tế, vì vậy sức mua của người dân chắc chắn sẽ giảm III Hướng đầu tư Khi đầu tư vào Thái lan, các... đối lớn cho khâu phân tích môi trường vĩ mô, vì nó là một vấn để phúc tạp, rộng lớn và chứa nhiều rủi ro Bài viết này mới chỉ để cập đến một vài khía cạch tác động đến doanh nghiệp khi tiến hành các hoạt động đâu tư ở thị trường Thái Lan Mặc dù còn thiếu nhiều kinh nghiệm trên thị trường mới, nhưng các doanh nghiệp Việt Nam chắc chắn sẽ thành công nếu biết tận dụng các cơ hội và lợi thế của mình Nguyễn . Phân tích môi trường vĩ mô của Thái Lan CHƯƠNG I PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ I. Nhân tố tự nhiên 1. Địa hình a. Miền Bắc là vùng đồi. chủ lực của Thái Lan. Nguyễn Đức Cường Lớp A4 Page 5 Phân tích môi trường vĩ mô của Thái Lan Ngành chế tạo ngày càng đa dạng hóa của Thái Lan là ngành đóng góp lớn nhất cho tăng trưởng của nền. Page 3 Phân tích môi trường vĩ mô của Thái Lan Thái Lan có nền kinh tếdựa vào xuất khẩu, với giá trịxuất khẩu hàng hóa và dịch vụ chiếm gần 70% GDP năm 2010. Sự hồi phục kinh tế của Thái Lan sau

Ngày đăng: 20/12/2014, 20:33

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan