khảo sát tình hình sử dụng con giống trong nuôi tôm thẻ chân trắng ở bến tre

52 948 1
khảo sát tình hình sử dụng con giống trong nuôi tôm thẻ chân trắng ở bến tre

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Mã số: D620301 KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG CON GIỐNG TRONG NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (Litopenaeus vannamei) THÂM CANH Ở BẾN TRE Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THỊ THU TRÂM MSSV: 1053040030 LỚP: NTTS K5 Cần Thơ, 2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Mã số: D620301 KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG CON GIỐNG TRONG NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (Litopenaeus vannamei) THÂM CANH Ở BẾN TRE Cán bộ hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: ThS. NGUYỄN HỮU LỘC NGUYỄN THỊ THU TRÂM MSSV: 1053040030 LỚP: NTTS K5 Cần Thơ, 2014 XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG BẢO VỆ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Khóa luận: Khảo sát tình hình sử dụng con giống trong nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) thâm canh ở Bến Tre. Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THỊ THU TRÂM. Lớp: Nuôi Trồng Thủy Sản K5. Khóa luận được hoàn thành theo yêu cầu của cán bộ hướng dẫn và hội đồng bảo vệ khóa luận đại học Khoa Sinh Học Ứng Dụng – Đại học Tây Đô. Cán bộ hướng dẫn Cần Thơ, ngày……tháng…năm 2014 Sinh viên thực hiện Th.S NGUYỄN HỮU LỘC NGUYỄN THỊ THU TRÂM CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG ………………………………. LỜI CẢM TẠ Khóa luận tốt nghiệp rất quan trọng đối với tất cả sinh viên trong quá trình học tập và kết quả cuối cùng của khóa học để đạt được những hiểu biết về kiến thức chuyên ngành, áp dụng những lý thuyết vào thực tế. Để có được những thành quả như vậy, không thể nào quên gửi những lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô, bạn bè đã giúp đỡ trong suốt thời gian thực hiện khóa luận. Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám Hiệu Trường Đại học Tây Đô cùng toàn thể quý thầy cô Khoa Sinh Học Ứng Dụng đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình hoàn thành khóa luận. Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến ThS. Nguyễn Hữu Lộc đã tận tình hướng dẫn trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành khóa luận. Và qua đây, xin gửi lời cảm ơn đến các bạn sinh viên lớp Nuôi trồng thuỷ sản 05 đã hỗ trợ, giúp đỡ trong suốt quá trình thực hiện khóa luận. Kính mong nhận được sự góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn! Xin chân thành cám ơn! TÓM TẮT Bến Tre là tỉnh có nghề nuôi tôm phát triển, đặc biệt là nghề nuôi tôm nước lợ. Bên cạnh đối tượng nuôi truyền thống là tôm sú thì tôm thẻ chân trắng là đối tượng đang được nuôi phổ biến hiện nay. Do đó, đề tài “Khảo sát tình hình sử dụng con giống trong nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) thâm canh ở Bến Tre” được thực hiện từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2014 tại các huyện của tỉnh Bến Tre. Đề tài đã phỏng vấn trực tiếp 30 hộ nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh tại 3 huyện (Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú) theo bảng câu hỏi soạn sẵn với những nội dung về khía cạnh con giống và hiệu quả kinh tế. Qua kết quả điều tra cho thấy diện tích đất sử dụng trong nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh ở Bến Tre trung bình 0,29 ± 0,17 ha/hộ. Diện tích ao lắng trung bình 0,12 ± 0,076 ha/hộ, diện tích ao lắng chiếm 41,37% so với diện tích ao nuôi. Mật độ thả nuôi trung bình 82,33 ± 10,07 con/m 2 , tỷ lệ sống 82,5 ± 11,5% năng suất trung bình 8,5 ± 2,7 tấn/vụ/ha. Qua kết quả khảo sát nguồn con giống được các hộ nuôi thả có hai nguồn chủ yếu là miền Trung và nguồn giống từ ĐBSCL. Hiện nay nguồn con giống ở miền Trung được hộ nuôi thả nuôi khá nhiều chiếm đa số 96,67% và nguồn con giống từ ĐBSCL chỉ chiếm 3,33%. Trong nuôi thâm canh đa số các hộ nuôi đều sử dụng thức ăn có độ đạm từ 39 – 42% và hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) trung bình 1,24 ± 0,1. Qua kết quả điều tra 30 hộ nuôi thấy có xuất hiện 5 bệnh phổ biến như: đốm trắng, phân trắng, bệnh gan tụy, sốc môi trường và đen mang. Tổng chi phí của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh ở Bến Tre là 543,67 triệu đồng/vụ/ha. Với thời gian nuôi ngắn từ 2 đến 3 tháng nuôi người nuôi có thể nuôi từ 1 đến 3 vụ trong năm với lợi nhuận khá cao, lợi nhuận từ việc nuôi tôm thẻ chân trắng tại Bến Tre trung bình 678,02 ± 34,64 triệu đồng/vụ/ha. Trong quá trình nuôi, nông hộ còn gặp nhiều khó khăn về nguồn con giống sạch bệnh, chi phí nguyên nhiên liệu ngày càng tăng cao, giá tôm không ổn định. Cần đề ra các biện pháp khắc phục nhằm phát triển mô hình nuôi thâm canh bền vững, lâu dài. Từ khóa: Tôm thẻ chân trắng, Litopenaeus vannamei, tôm giống. CAM KẾT KẾT QUẢ Tôi xin cam kết khóa luận này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi trong khuôn khổ của đề tài “Khảo sát tình hình sử dụng con giống trong nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) thâm canh ở Bến Tre” và các kết quả của nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ khóa luận cùng cấp nào khác. Cần Thơ, ngày tháng năm 2014 Ký tên Nguyễn Thị Thu Trâm i MỤC LỤC MỤC LỤC……………………………………………………………………………… I DANH SÁCH HÌNH……………………………………………………………………III DANH SÁCH BẢNG………………………………………………………………… IV DANH MỤC VIẾT TẮT……………………………………………………………… V CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1.1. Giới thiệu 1 1.2. Mục tiêu 2 1.3. Nội dung nghiên cứu 2 CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 3 2.1. Đặc điểm sinh học 3 2.1.1. Phân loại 3 2.1.2. Đặc điểm hình thái 3 2.1.3. Phân bố 4 2.1.4. Đặc điểm dinh dưỡng 4 2.1.5 Đặc điểm sinh trưởng 5 2.1.6. Lột xác và sinh sản 6 2.1.7 Vòng đời của tôm thẻ chân trắng 7 2.1.8 Các loại bệnh thường gặp trên tôm thẻ chân trắng 7 2.1.9 Ưu điểm của tôm thẻ chân trắng so với tôm sú 9 2.2. Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên thế giới và Việt Nam 9 2.2.1 Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên thế giới 9 2.2.2 Tình hình nuôi tôm trong nước và xuất khẩu 9 2.2.3 Tình hình nghiên cứu sản xuất giống ở Việt Nam 11 2.2.4 Chỉ tiêu lựa chọn con giống 11 2.3. Vài nét về tỉnh Bến Tre 12 2.3.1 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên 12 2.3.1.1 Vị trí địa lý 12 2.3.1.2 Điều kiện tự nhiên 12 2.3.2 Đặc điểm về kinh tế và xã hội 12 2.3.3 Hiện trạng nuôi tôm thẻ chân trắng ở Bến Tre 13 2.3.4 Quy hoạch, định hướng nghề nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh ở tỉnh Bến Tre 14 CHƯƠNG 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15 ii 3.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 15 3.2 Đối tượng nghiên cứu 15 3.3 Phạm vi nghiên cứu 15 3.4 Phương pháp thu thập số liệu 15 3.4.1 Về mặt kỹ thuật 15 3.5 Phân tích chi phí, thu nhập, lợi nhuận 16 3.4 Phương pháp xử lý số liệu 18 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ THẢO LUẬN 19 4.1 Hiện trạng nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh tại Bến Tre 19 4.1.1 Tình hình phát triển chung 19 4.1.2 Số vụ thả nuôi 20 4.1.3 Độ tuổi, trình độ chuyên môn, năm kinh nghiệm nuôi 20 4.2 Thông tin kỹ thuật của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh ở Bến Tre 22 4.2.1 Kết cấu ao nuôi 22 4.2.2 Phương pháp và thời gian cải tạo ao 24 4.2.3 Xử lí nước 25 4.2.4 Mật độ và kích cỡ con giống tôm thẻ chân trắng thả nuôi 25 4.3 Đánh giá chất lượng hiệu quả của mô hình nuôi 27 4.3.1 Nguồn con giống và giá con giống 27 4.3.2 Thức ăn và hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) 28 4.3.3 Thời gian nuôi, tỷ lệ sống, năng suất 29 4.3.4 Một số bệnh thường gặp trong nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh ở Bến Tre.30 4.3.5 Chi phí và lợi nhuận của mô hình nuôi 31 4.4 Đánh giá về tình hình sử dụng con giống trong nuôi tôm thẻ chân trắng ở Bến Tre 34 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN ĐỀ XUẤT 37 5.1 Kết luận 37 5.2 Đề xuất 37 TÀI LIỆU THAM KHẢO 39 iii DANH SÁCH HÌNH Hình 2.1. Hình thái bên ngoài tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) 3 Hình 2.2. Vòng đời của tôm thẻ chân trắng ngoài tự nhiên 7 Hình 2.3. Quy hoạch nuôi tôm thẻ chân trắng đến năm 2020 13 Hình 4.1. Trình độ chuyên môn 21 Hình 4.2. Kích cỡ con giống thả nuôi 26 Hình 4.3. Tỷ lệ các chi phí trong nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh ở Bến Tre 31 iv DANH SÁCH BẢNG Bảng 4.1 Tình hình nuôi tôm thâm canh ở Bến Tre qua 4 năm 19 Bảng 4.2 Số vụ nuôi tôm thâm canh của các hộ nuôi trong năm 20 Bảng 4.3 Cơ cấu độ về tuổi của chủ hộ nuôi 21 Bảng 4.4 Kết cấu ao nuôi tôm thẻ chân trắng tại Bến Tre 24 Bảng 4.5 Thời gian cải tạo ao nuôi tôm thẻ chân trắng 24 Bảng 4.6 Mật độ và kích cỡ con giống trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh ở Bến Tre 26 Bảng 4.7 Tỷ lệ nguồn gốc con giống được các hộ nuôi thả nuôi……………………… 27 Bảng 4.8 Các loại thức ăn……………………………………………………………… 28 Bảng 4.9 Mối tương quan giữa mật độ, tỷ lệ sống, năng suất…………………… 28 Bảng 4.10 Các bệnh thường gặp trên tôm nuôi 29 Bảng 4.11 Nguồn gốc con giống ảnh hưởng đến năng suất 33 Bảng 4.12 Tỷ lệ cách kiểm tra con giống của các hộ nuôi ở Bến Tre 35 [...]... lượng con giống phục vụ nghề nuôi tôm thẻ thâm canh đạt chất lượng cao Xuất phát từ nhu cầu trên đề tài: Khảo sát tình hình sử dụng con giống trong nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) thâm canh ở Bến Tre được thực hiện 1.2 Mục tiêu Tìm hiểu hiện trạng sử dụng con giống trong nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) thâm canh ở Bến Tre 1.3 Nội dung nghiên cứu Khảo sát thực trạng sử dụng. .. nông hộ nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) thâm canh ở Bến Tre 3.3 Phạm vi nghiên cứu Điều tra về thực trạng sử dụng con giống trong nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh ở Bến Tre 3.4 Phương pháp thu thập số liệu Số liệu thứ cấp: được thu thập tại các cơ quan của Sở NN và PTNT, Chi cục thủy sản, Phòng nông nghiệp về các vùng nuôi, diện tích nuôi, thuận lợi, khó khăn của nuôi tôm thẻ chân trắng. .. cho nuôi tôm Qua bảng 4.2 cho thấy đối với tôm thẻ chân trắng thì mỗi năm hộ nuôi có thể thả nuôi từ 1 đến 3 vụ, so với tôm sú thì tôm thẻ chân trắng có thể nuôi nhiều vụ hơn do thời gian sinh trưởng của tôm thẻ chân trắng ngắn hơn tôm sú Đối với vụ chính (vụ 1) tất cả các hộ nuôi đều thả giống vì đây là vụ nuôi chính trong năm thời tiết thuận lợi mang lại lợi nhuận cao cho hộ nuôi Vụ 2 có 14 hộ nuôi. .. trắng thâm canh tại Bến Tre 4.1.1 Tình hình phát triển chung Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế chủ lực của tỉnh Bến Tre nói chung đặc biệt là nuôi tôm thẻ chân trắng Thời gian qua nuôi tôm thẻ chân trắng đã bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực cho người nuôi tôm tỉnh Bến Tre Bảng 4.1 Tình hình nuôi tôm thâm canh ở Bến Tre qua 4 năm Diện tích NTTS (ha) Sản lượng NTTS (tấn) Năm 2009 2010... nghiên cứu Khảo sát thực trạng sử dụng con giống trong nuôi tôm thẻ chân trắng ở Bến Tre tại 3 huyện Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú Đánh giá chất lượng con giống và hiệu quả kinh tế trong nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh tại vùng nuôi được điều tra 2 CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2.1 Đặc điểm sinh học 2.1.1 Phân loại Theo Nguyễn Văn Thường và ctv., (2009) tôm thẻ chân trắng được phân loại như sau: Nghành:... đôi chân đuôi phân nhánh tạo thành đuôi giúp tôm bơi lội lên xuống và búng nhảy Ở tôm đực, 2 nhánh trong của đôi chân bụng 1 biến thành petesma và 2 nhánh trong của đôi chân bụng 2 biến thành đôi phụ bộ đực, là các bộ phận sinh dục bên ngoài Tôm thẻ chân trắng vỏ mỏng có màu trắng đục nên có tên là tôm Bạc, bình thường có màu xanh lam, chân bò có màu trắng ngà nên gọi là tôm thẻ chân trắng Tôm thẻ chân. .. đối tượng tôm thẻ chân trắng còn khá mới chỉ mới nuôi thử nghiệm từ năm 2008 (Theo 03/2008/QĐ – UBND) nên kinh nghiệm nuôi tôm thẻ chân trắng của hộ nuôi tôm không nhiều như đối với tôm sú chỉ dao động trong khoảng từ 1 đến 4 năm Qua bảng 4.3 cho thấy cơ cấu tuổi trong mô hình nuôi chủ yếu từ 47 – 56 tuổi (chiếm tỷ lệ 40%) số hộ điều tra do việc nuôi tôm thẻ chân trắng đòi hỏi kinh nghiệm nuôi, khả... tỷ trọng tôm thẻ chân trắng xuất khẩu sang Nhật Bản tăng từ 31,6% cùng kỳ năm 2012 lên 42,7% Tỷ trọng tôm thẻ chân trắng xuất khẩu sang Mỹ cũng tăng gần gấp đôi từ 37% lên 66,3% Xuất khẩu tôm thẻ chân trắng sang EU và Trung Quốc cũng tăng đáng kể 2.2.3 Tình hình nghiên cứu sản xuất giống ở Việt Nam Ở Việt Nam, tôm thẻ chân trắng bố mẹ được di nhập từ nhiều quốc gia khác nhau nên việc sản xuất giống rất... 07/3/2008 về sản xuất giống và nuôi tôm thẻ chân trắng trên địa bàn tỉnh Bến Tre thì 12 tôm thẻ chân trắng chỉ được nuôi tại một số vùng không còn phù hợp để nuôi tôm sú Do đó chưa đánh giá được tiềm năng về diện tích nuôi cũng như hiệu quả kinh tế đối với loài thủy sản này Vì vậy để đánh giá hiệu quả việc phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng trên địa bàn tỉnh được toàn diện, đồng thời làm cơ sở cho việc định... đó có thể nuôi nhiều vụ trong một năm Thích nghi với biên độ nhiệt độ và độ mặn rộng hơn, có thể thuần hóa nuôi hoàn toàn ở nước ngọt, có khả năng chịu được sự thay đổi đột ngột Chủ động về nguồn tôm bố mẹ và giống thả nuôi Hệ số chuyển đổi thức ăn nhỏ hơn, giá thức ăn rẻ hơn Lợi nhuận cao hơn 8 2.2 Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên thế giới và Việt Nam 2.2.1 Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên . thường gặp trong nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh ở Bến Tre. 30 4.3.5 Chi phí và lợi nhuận của mô hình nuôi 31 4.4 Đánh giá về tình hình sử dụng con giống trong nuôi tôm thẻ chân trắng ở Bến Tre 34 CHƯƠNG. sử dụng con giống trong nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) thâm canh ở Bến Tre được thực hiện. 1.2. Mục tiêu Tìm hiểu hiện trạng sử dụng con giống trong nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei). nuôi tôm thẻ chân trắng tại Bến Tre 24 Bảng 4.5 Thời gian cải tạo ao nuôi tôm thẻ chân trắng 24 Bảng 4.6 Mật độ và kích cỡ con giống trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh ở Bến Tre 26 Bảng

Ngày đăng: 20/12/2014, 15:57

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan