kế toán chi phí hợp đồng xây dựng. liên hệ thực tế tại công ty cổ phần nam hải

23 3.1K 13
kế toán chi phí hợp đồng xây dựng. liên hệ thực tế tại công ty cổ phần nam hải

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Kế toán chi phí hợp đồng xây dựng I. Lý thuyết 1. Khái niệm, nội dung và chi phí doanh thu hợp đồng xây dựng Hợp đồng xây dựng: Là hợp đồng bằng văn bản về việc xây dựng một tài sản hoặc tổ hợp các tài sản có liên quan chặt chẽ hay phụ thuộc lẫn nhau về mặt thiết kế, công nghệ, chức năng hoặc các mục đích sử dụng cơ bản của chúng Hợp đồng xây dựng với giá cố định: Là hợp đồng xây dựng trong đó nhà thầu chấp thuận một mức giá cố định cho toàn bộ hợp đồng hoặc một đơn giá cố định trên một đơn vị sản phẩm hoàn thành. Trong một số trường hợp khi giá cả tăng lên, mức giá đó có thể thay đổi phụ thuộc vào các điều khoản ghi trong hợp đồng. Hợp đồng xây dựng với chi phí phụ thêm: Là hợp đồng xây dựng trong đó nhà thầu được hoàn lại các chi phí thực tế được phép thanh toán, cộng (+) thêm một khoản được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên những chi phí này hoặc được tính thêm một khoản phí cố định. 1.1. Chi phí hợp đồng xây dựng 1) Chi phí của hợp đồng xây dựng là biểu hiện bằng tiền toàn bộ chi phí về lao động vật hóa, lao động sống và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp phải chi ra trong quá trình thực hiện hợp đồng xây dựng. 2) Chi phí của hợp đồng xây dựng bao gồm: (a) Chi phí liên quan trực tiếp đến từng hợp đồng; (b) Chi phí chung liên quan đến hoạt động của các hợp đồng và có thể phân bổ cho từng hợp đồng cụ thể; (c) Các chi phí khác có thể thu lại từ khách hàng theo các điều khoản của hợp đồng. - Chi phí liên quan trực tiếp đến từng hợp đồng bao gồm: (a) Chi phí nhân công tại công trường, bao gồm cả chi phí giám sát công trình; (b) Chi phí nguyên liệu, vật liệu, bao gồm cả thiết bị cho công trình; (c) Khấu hao máy móc, thiết bị và các TSCĐ khác sử dụng để thực hiện hợp đồng; (d) Chi phí vận chuyển, lắp đặt, tháo dỡ máy móc, thiết bị và nguyên liệu, vật liệu đến và đi khỏi công trình; (đ) Chi phí thuê nhà xưởng, máy móc, thiết bị để thực hiện hợp đồng; 1 (e) Chi phí thiết kế và trợ giúp kỹ thuật liên quan trực tiếp đến hợp đồng; (g) Chi phí dự tính để sửa chữa và bảo hành công trình; (h) Các chi phí liên quan trực tiếp khác. - Chi phí liên quan trực tiếp của từng hợp đồng sẽ được giảm khi có các khoản thu nhập khác không bao gồm trong doanh thu của hợp đồng. Ví dụ: Các khoản thu từ việc bán nguyên liệu, vật liệu thừa, thu thanh lý máy móc, thiết bị thi công khi kết thúc hợp đồng. Chi phí chung liên quan đến hoạt động của các hợp đồng xây dựng và có thể phân bổ cho từng hợp đồng, bao gồm: (a) Chi phí bảo hiểm; (b) Chi phí thiết kế và trợ giúp kỹ thuật không liên quan trực tiếp đến một hợp đồng cụ thể; (c) Chi phí quản lý chung trong xây dựng. - Các chi phí trên được phân bổ theo các phương pháp thích hợp một cách có hệ thống theo tỷ lệ hợp lý và được áp dụng thống nhất cho tất cả các chi phí có các đặc điểm tương tự. Việc phân bổ cần dựa trên mức thông thường của hoạt động xây dựng. (Chi phí chung liên quan đến hoạt động của các hợp đồng và có thể phân bổ cho từng hợp đồng cũng bao gồm chi phí đi vay nếu thỏa mãn các điều kiện chi phí đi vay được vốn hóa theo quy định trong Chuẩn mực "Chi phí đi vay"). - Các chi phí khác có thể thu lại từ khách hàng theo các điều khoản của hợp đồng như chi phí giải phóng mặt bằng, chi phí triển khai mà khách hàng phải trả lại cho nhà thầu đã được quy định trong hợp đồng - Chi phí không liên quan đến hoạt động của hợp đồng hoặc không thể phân bổ cho hợp đồng xây dựng thì không được tính trong chi phí của hợp đồng xây dựng. Các chi phí này bao gồm: (a) Chi phí quản lý hành chính chung, hoặc chi phí nghiên cứu, triển khai mà hợp đồng không quy định khách hàng phải trả cho nhà thầu. (b) Chi phí bán hàng; (c) Khấu hao máy móc, thiết bị và TSCĐ khác không sử dụng cho hợp đồng xây dựng. 3) Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí hợp đồng xây dựng: a) Đối tượng tập hợp chi phí của hợp đồng xây dựng có thể là từng tổ đội của xây dựng, từng công trình, hạng mục công trình hoặc từng khối lượng xây dựng có thiết kế riêng. 2 b)Đối tượng tập hợp chi phí đã xác định đã hình thành phương pháp kế toán tập hợp chi phí hợp đồng xây dựng khác nhau: - Kế toán tập hợp chi phí theo địa điểm phát sinh chi phí như từng tổ, đội thi công xây dựng - Kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo tùng công trình, hạng mục công trình hoặc khối lượng công việc xây dựng có thiết kế riêng 4) Tính giá thành sản phẩm xây lắp a) Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kì Với đặc điểm của hợp đồng xây dựng, đán giá sản phẩm dở dang cuối kì thường được tiến hành như sau: - Cuối kì, kiểm kê xác định khối lượng xây dựng dở dang, mức độ hoàn thành - Căn cứ vào dự toán xác định giá dự toán của khối lượng xây dựng dở dang theo mức độ hoàn thành - Tính chi phí thực tế của khối lượng xây dựng dở dang b) phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp Giá thành xây lắp là biểu hiện bằng tiền toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất tính cho một khối lượng sản phẩm xây lắp hoàn thành thoe qui định Các loại giá thành - Giá thành dự toán là tổng các chi phí dự toán để hoàn thành khối lượng xây lắp công trình. Giá thành dự toán được xác định trên cơ sở định mức kinh tế kỹ thuật do nhà nước qui định GT dự toán = giá trị dự toán – thu nhập định mức 3 Giá dự toán (chi phí dự toán) của giai đoạn xây dựng hoàn thành + Giá dự toán (chi phí dự toán) của giai đoạn xây dựng dở dang cuối kỳ Chi phí của SPDD cuối kỳ Chi phí của SPDD đầu kỳ Chi phí phát sinh trong kỳ Giá dự toán của giai đoạn xây dựng dở dang cuối kỳ = x + - Giá thành kế hoạch là giá thành được xác định trước khi bước vào kinh doanh trên cơ sỏ giá thành kì trước và các định mức. Giá thành kế hoach được xác lập trên cơ sở giá thành dự toán gắn liền với năng lực thưc tế của từng doanh nghiệp trong 1 thời kì nhất định GT kế hoạch = GT dự toán – mức hạ giá thành ± chênh lệch đinh mức - Giá thành định mức được xây dựng trên cơ sở các định mức về chi phí hiện hành tại từng thời điểm nhất định trong kì kế hoạch nên giá thành định mức luôn thay đổi phù hợp với sự thay đổi của các định mức chi phí đạt được trong quá trình thực hiện kế hoạch giá thành. -Giá thành thực tế là giá thành được xác đính sau khi kết thúc quá trình sản xuất thực tế phát sinh để hoàn thàn bàn giao khối lượng xây lắp mà doanh nghiệp đã nhận thầu c) Đối tượng tính giá thành, kỳ tính giá thành -Đối tượng tính giá thành là từng công trình,hạng mục công trình hoàn thành hoặc từng khối lượng cong việc xây dựng có dự toán riêng - Kỳ tính giá thành được xác định như sau - Nếu đối tượng tính giá thàn là công trình, hạng mục công trình hoặc theo đơn đặt hàng thì kì tính giá thành là khi công trình, hạng mục công trình hoắc đơn đặt hàng hoàn thành - Nếu đối tượng tính giá là các hạng mục công trình được qui định thanh toán theo chi phí thực tế thì kì tính giá thành là theo gia đoạn xây dựng hoàn thành - Nếu đối tượng tính giá thành là các hạng mục công trình được qui định thanh toán định kì theo khối lượng từng loại công việc trên cơ sở giá dự toán thì kì tính giá thành là theo tháng, quí. Phương pháp tính giá thành - Dựa vào định mức kinh tế kĩ thuật hiện hành và dự toán chi phí được duyệt để tính giá thành định mức của sản phẩm - Tổ chức hạch toán riêng biệt số chi phí xây lắp thực tế phù hợp với định mức và số chi phí sản xuất xây lắp chênh lệch thoát li định mức - Khi có thay đổi định mức kinh tế kĩ thuật cần kịp thời tính toán lại giá thành và xác định số chênh lệch chi phí sản xuất - Tính giá thành thực tế theo công thức giá thành Giá thành Chênh lệch Chênh lệch 4 thực tế = sản phẩm định mức ± do thay đổi - định mức do thoát ly định mức 1.2. Doanh thu 1) Doanh thu của hợp đồng xây dựng là tổng các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kì kế toán, phát sinh từ các hoạt động xây dựng của doanh nghiệp 2) Doanh thu của hợp đồng xây dựng bao gồm: (a) Doanh thu ban đầu được ghi trong hợp đồng (b) Các khoản tăng, giảm khi thực hiện hợp đồng, các khoản tiền thưởng và các khoản thanh toán khác nếu các khoản này có khả năng làm thay đổi doanh thu, và có thể xác định được một cách đáng tin cậy. - Doanh thu của hợp đồng xây dựng được xác định bằng giá trị hợp lý của các khoản đã thu hoặc sẽ thu được. Việc xác định doanh thu của hợp đồng chịu tác động của nhiều yếu tố không chắc chắn vì chúng tuỳ thuộc vào các sự kiện sẽ xảy ra trong tương lai. Việc ước tính thường phải được sửa đổi khi các sự kiện đó phát sinh và những yếu tố không chắc chắn được giải quyết. Vì vậy, doanh thu của hợp đồng có thể tăng hay giảm ở từng thời kỳ - Khoản tiền thưởng là các khoản phụ thêm trả cho nhà thầu nếu họ thực hiện hợp đồng đạt hay vượt mức yêu cầu. Ví dụ, trong hợp đồng có dự kiến trả cho nhà thầu khoản tiền thưởng vì hoàn thành sớm hợp đồng. Khoản tiền thưởng được tính vào doanh thu của hợp đồng khi: (a) Chắc chắn đạt hoặc vượt mức một số tiêu chuẩn cụ thể đã ghi trong hợp đồng; và (b) Khoản tiền thưởng có thể xác định được một cách đáng tin cậy Một khoản thanh toán khác mà nhà thầu thu được từ khách hàng hay một bên khác để bù đắp cho các chi phí không bao gồm trong giá hợp đồng. Ví dụ: Sự chậm trễ do khách hàng gây nên; sai sót trong các chỉ tiêu kỹ thuật hoặc thiết kế và các tranh chấp về các thay đổi trong việc thực hiện hợp đồng. Việc xác định doanh thu tăng thêm từ các khoản thanh toán trên còn tuỳ thuộc vào rất nhiều yếu tố không chắc chắn và thường phụ thuộc vào kết quả của nhiều cuộc đàm phán. Do đó, các khoản thanh toán khác chỉ được tính vào doanh thu của hợp đồng khi: 5 (a) Các thoả thuận đã đạt được kết quả là khách hàng sẽ chấp thuận bồi thường; (b) Khoản thanh toán khác được khách hàng chấp thuận và được xác định một cách đáng tin cậy. 2. Các chuẩn mực kế toán chi phí doanh thu hợp đồng xây dựng 1) Doanh thu và chi phí của hợp đồng xây dựng được ghi nhận theo 2 trường hợp sau: (a) Trường hợp hợp đồng xây dựng quy định nhà thầu được thanh toán theo tiến độ kế hoạch, khi kết quả thực hiện hợp đồng xây dựng được ước tính một cách đáng tin cậy, thì doanh thu và chi phí liên quan đến hợp đồng được ghi nhận tương ứng với phần công việc đã hoàn thành do nhà thầu tự xác định vào ngày lập báo cáo tài chính mà không phụ thuộc vào hóa đơn thanh toán theo tiến độ kế hoạch đã lập hay chưa và số tiền ghi trên hóa đơn là bao nhiêu. (b) Trường hợp hợp đồng xây dựng quy định nhà thầu được thanh toán theo giá trị khối lượng thực hiện, khi kết quả thực hiện hợp đồng xây dựng được xác định một cách đáng tin cậy và được khách hàng xác nhận, thì doanh thu và chi phí liên quan đến hợp đồng được ghi nhận tương ứng với phần công việc đã hoàn thành được khách hàng xác nhận trong kỳ được phản ánh trên hóa đơn đã lập 2) . Đối với hợp đồng xây dựng với giá cố định, kết quả của hợp đồng được ước tính một cách đáng tin cậy khi đồng thời thỏa mãn bốn (4) điều kiện sau: (a) Tổng doanh thu của hợp đồng tính toán được một cách đáng tin cậy; (b) Doanh nghiệp thu được lợi ích kinh tế từ hợp đồng; (c) Chi phí để hoàn thành hợp đồng và phần công việc đã hoàn thành tại thời điểm lập báo cáo tài chính được tính toán một cách đáng tin cậy; (d) Các khoản chi phí liên quan đến hợp đồng có thể xác định được rõ ràng và tính toán được một cách đáng tin cậy để tổng chi phí thực tế của hợp đồng có thể so sánh được với tổng dự toán. 3) Đối với hợp đồng xây dựng với chi phí phụ thêm, kết quả của hợp đồng được ước tính một cách tin cậy khi đồng thời thỏa mãn hai điều kiện sau: (a) Doanh nghiệp thu được lợi ích kinh tế từ hợp đồng; (b) Các khoản chi phí liên quan đến hợp đồng có thể xác định được rõ ràng và tính toán được một cách đáng tin cậy không kể có được hoàn trả hay không. 6 4). Doanh thu và chi phí được ghi nhận theo phần công việc đã hoàn thành của hợp đồng được gọi là phương pháp tỷ lệ phần trăm (%) hoàn thành. Theo phương pháp này, doanh thu được xác định phù hợp với chi phí đã phát sinh của khối lượng công việc đã hoàn thành thể hiện trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. 5) Theo phương pháp tỷ lệ phần trăm (%) hoàn thành, doanh thu và chi phí của hợp đồng được ghi nhận trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là doanh thu và chi phí của phần công việc đã hoàn thành trong kỳ báo cáo. 6). Phần công việc đã hoàn thành của hợp đồng làm cơ sở xác định doanh thu có thể được xác định bằng nhiều cách khác nhau. Doanh nghiệp cần sử dụng phương pháp tính toán thích hợp để xác định phần công việc đã hoàn thành. Tuỳ thuộc vào bản chất của hợp đồng xây dựng, doanh nghiệp lựa chọn áp dụng một trong ba (3) phương pháp sau để xác định phần công việc hoàn thành: (a) Tỷ lệ phần trăm (%) giữa chi phí đã phát sinh của phần công việc đã hoàn thành tại một thời điểm so với tổng chi phí dự toán của hợp đồng; (b) Đánh giá phần công việc đã hoàn thành; hoặc (c) Tỷ lệ phần trăm (%) giữa khối lượng xây lắp đã hoàn thành so với tổng khối lượng xây lắp phải hoàn thành của hợp đồng. Việc thanh toán theo tiến độ và những khoản ứng trước nhận được từ khách hàng thường không phản ánh phần công việc đã hoàn thành. 3. Phương pháp kế toán 3.1. Kế toán doanh thu hợp đồng xây dựng a. Chứng từ kế toán - Hóa đơn GTGT - Phiếu thu - Giấy báo có - Các chứng từ nghiệm thu, quyết toán, bàn giao công trình - Các chứng từ khác liên quan b. Tài khoản sử dụng TK 337 “Thanh toán theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng” Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền khách hàng phải trả theo tiến độ kế hoạch và số tiền phải thu theo doanh thu tương ứng với phần công việc đã hoàn thành do nhà thầu tự xác nhận của hợp đồng xây dựng dở dang - Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 337 7 Bên Nợ: Phản ánh số tiền phải thu theo doanh thu đã ghi nhận tương ứng với phần công việc đã hoàn thành của hợp đồng xây dựng dở dang. Bên Có: Phản ánh số tiền khách hàng phải trả theo tiến độ kế hoạch của hợp đồng xây dựng dở dang. Số dư bên Nợ: Phản ánh số tiền chênh lệch giữa doanh thu đã ghi nhận của hợp đồng lớn hơn số tiền khách hàng phải trả theo tiến độ kế hoạch của hợp đồng xây dựng dở dang. Số dư bên Có: Phản ánh số tiền chênh lệch giữa doanh thu đã ghi nhận của hợp đồng nhỏ hơn số tiền khách hàng phải trả theo tiến độ kế hoạch của hợp đồng xây dựng dở dang. c. Kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu - Trường hợp hợp đồng xây dựng quy định nhà thầu được thanh toán theo tiến độ kế hoạch, khi kết quả thực hiện hợp đồng xây dựng được ước tính một cách đáng tin cậy, thì kế toán căn cứ vào chứng từ phản ánh doanh thu tương ứng với phần công việc đã hoàn thành (không phải hoá đơn) do nhà thầu tự xác định, ghi: Nợ TK 337 - Thanh toán theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Đồng thời kết chuyển chi phí của khối lượng xây dựng đã hoàn thành Nợ TK 632 – giá vốn hàng bán Có TK 154 – chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang - Căn cứ vào hóa đơn được lập theo tiến độ kế hoạch để phản ánh số tiền khách hàng phải trả theo tiến độ kế hoạch đã ghi trong hợp đồng, ghi: Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng Có TK 337 - Thanh toán theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp. - Khi nhận được tiền do khách hàng trả, hoặc nhận tiền khách hàng ứng trước, ghi: Nợ các TK 111, 112 Có TK 131 - Phải thu của khách hàng. 8 - Trường hợp hợp đồng xây dựng quy định nhà thầu được thanh toán theo giá trị khối lượng thực hiện, khi kết quả thực hiện hợp đồng xây dựng được xác định một cách đáng tin cậy và được khách hàng xác nhận, thì kế toán phải lập hóa đơn trên cơ sở phần công việc đã hoàn thành được khách hàng xác nhận, căn cứ vào hóa đơn, ghi: Nợ các TK 111, 112, 131 Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Đồng thời kết chuyển chi phí của khối lượng xây dựng hoàn thành Nợ TK 632 – giá vốn hàng bán Có TK 154 – chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang - Khoản tiền thưởng thu được từ khách hàng trả phụ thêm cho nhà thầu khi thực hiện hợp đồng đạt hoặc vượt một số chỉ tiêu cụ thể đã được ghi trong hợp đồng, ghi: Nợ các TK 111, 112, 131 Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. - Khoản bồi thường thu được từ khách hàng hay bên khác để bù đắp cho các chi phí không bao gồm trong giá trị hợp đồng (Ví dụ: Sự chậm trễ do khách hàng gây nên; sai sót trong các chỉ tiêu kỹ thuật hoặc thiết kế và các tranh chấp về các thay đổi trong việc thực hiện hợp đồng), ghi: Nợ các TK 111, 112, 131 Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (nếu có) Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. d. Sổ kế toán - Sổ kế toán tổng hợp + theo hình thức kế toán nhật ký chứng từ, kế toán bán hàng sử dụng NKCT số 8, bảng kê số 1, 2, 10, 11; sổ cái các tài khoản 511, 512, 111, 112, 131… + theo hình thức kế toán Nhật ký chung thì kế toán bán hàng sử dụng sổ Nhật ký chung và các nhật ký thu tiền, nhật ký bán hàng, sổ cái các TK 511, 512, 111, 112, 131… - Sổ kế toán chi tiết: sổ chi tiết doanh thu bán hàng, sổ chi tiết phải thu khách hàng 9 3.2. Kế toán chi phí hợp đồng xây dựng a. Chứng từ kế toán Đối với chi phí hợp đồng xây dựng tùy thuộc vào từng khoản mục chi phí mà các chứng từ được lập và sử Dụng khác nhau: - Phiếu xuất kho,hóa đơn GTGT,… - Phiếu chi,báo nợ của ngân hàng… - Bản phân bổ công cụ dụng cụ… - Hóa đơn bán hàng b. Tài khoản sử dụng Chủ yếu là TK621, TK622, TK627, TK623… c. Trình tự kế toán * Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Căn cứ vào các chứng từ như: phiếu xuất kho, phiếu xuất kho theo hạn mức, bảng công cụ dụng cụ, hóa đơn GTGT, đơn bán hàng… - Khi xuất kho nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp cho sản xuất xây dựng, căn cứ phiếu xuất kho kế toán ghi: Nợ TK 621 – Chi phí nguyên liệu,vật liệu trực tiếp Có TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu - Khi mua nguyên vật liệu dưa thẳng vào bộ phận sản xuất xây dựng: + Trường hợp doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ nguyên vật liệu sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc đối tượng chịu thuế Nợ tk 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Nợ tk 133 – Thuế gtgt được khấu trừ Có TK 111, TK 112… + Trường hợp tính thuế theo phương pháp trực tiếp Nợ TK 621 Có TK 111, TK 112 - Trường hợp chi phí đà giáo,cốp pha: + Khi xuất kho đưa vào sử dụng cho hoạt động xây dựng, kế toán ghi: Nợ TK 142 - Chi phí trả trước ngắn hạn Nợ TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn Có TK 153 –công cụ dụng cụ + Cuối tháng, căn cứ vào bảng phân bổ công cụ dụng cụ cho từng công trình, hạng mục công trình, kế toán ghi: Nợ TK 621 - chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Có TK 142 – chi phí trả trước ngăn hạn Có TK 242 – chi phí trả trước dài hạn 10 [...]... nhân công trực tiếp Có tk 334 – phải trả người lao động - Tính trước chi phí tiền lương nghỉ phép phải trả trong năm cho công nhân trực tiếp sản xuất xây dựng ,kế toán ghi: Nợ TK 622 – chí phí nhân công trực tiếp Có TK 335 – chi phí phải trả - Cuối kì kết chuyển chi phí nhân công trự tiếp ,kế toán ghi: Nợ TK 154 –chí phí sản xuất kinh doanh dở dang Có TK 622 – chí phí nhân công trực tiếp * Kế toán chi phí. .. mục công trình ,kế toán ghi: Nợ tk 154 – chi phí sản xuất kinh doanh dở damg Có TK 621 – chi phí nguyên vật liệu trực tiếp * Kế toán chi phí nhân công trực tiếp Căn cứ vào bảng thanh toán tiền lương, kế toán phản ánh trên tài khoản 622 -chi phí nhân công trực tiếp TK622 được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình -Hàng tháng,dựa vào số liệu thanh toán lương ,kế toán ghi: Nợ tk 622 – chi phí. .. dụng máy thi công Dựa trên:các chứng từ kế toán tùy thuộc vào nội dung chi phí ,kế toán phản ánh tổng hợp trên TK 623 - chi phí sử dụng máy thi công Kết cấu TK 632 như sau: Bên nợ:tập hợp chi phí sử dụng máy thi công phát sinh Bên có:kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công Tk 623 không có số dư cuối kì Tk 623 được chi tiết thành 6 tk cấp 2 để theo dõi Tk 6231 – chi phí nhân công Tk 6232 – chi phí vật liệu... phải trả về bảo hành công trình xây dựng Nợ TK 627 Có TK 352 dự phòng phải trả - Chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác sử dụng cho tổ đội xây dựng, kế toán ghi Nợ TK 627 Nợ TK 133 Có TK 111,112,331… Căn cứ vào chi phí sản xuất chung tập hợp được cuối kì kết chuyển ,phân bổ cho từng công trình, hạng mục công trình Nợ TK 154 Có TK 627 * Kế toán tổng hợp chi phí xây dựng Để tổng hợp chi phí. .. phí xây dựng và tính giá thành sản phẩm xây dựng kế toán sử dụng TK 154 chi phí sản xuất kinh doanh dở dang - Cuối kì ,căn cứ các bảng phân bổ nguyên liệu vật liệu chi phí nhân công Chi phí sản xuất chung ,kế toán ghi Nợ TK 154 Có TK 621 chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Có TK 622 chi phí nhân công trực tiếp 14 TK 623 chi phí sử dụng máy TK 627 chi phí sản xuất chung - Căn cứ vào chi phí sản xuất xây. .. cấp, kế toán ghi: Nợ TK 632 giá vốn hàng bán Có TK 154 chi phí sản xuất kinh doanh dở dang - Kế toán ở đội xây dựng khi nhận dịch vụ máy thi công ,kế toán ghi: Nợ TK 623 Nợ TK 133 Có TK 336 – phải trả nội bộ - Cuối kì kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công, kế toán ghi: Nợ TK 154 – chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Có TK 623 chi phí sử dụng máy thi công Trường hợp không tổ chức thành đội máy thi công. .. chi phí sử dụng máy thi công Trường hợp doanh nghiệp thuê máy thi công - Căn cứ vào hợp đồng thue máy thi công và hóa đơn,xác định số thuế phải trả kế toán ghi Nợ TK 623 chi phí sử dụng máy thi công Nợ TK 133 thuế gtgt được khấu trừ Có TK 111,112,331… - Cuối kì kết chuyển chi phí cho từng công trình,hạng mục công trình Nợ tk 154 chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Có tk 623 chi phí sử dụng mý thi công. .. phải nộp Có TK 154 chi phí sxkd dở dang Chi phí thanh lý máy móc Nợ TK 154 Nợ TK 133 Có TK 111,112 Đồng thời kế toán ghi giảm tscd là máy móc,thiết bị thi công chuyên dùng đã thanh lý Nợ TK214 hano mòn tscd 15 Có TK 211 tscd hữu hình * Kế toán chi phí sửa chữa,bảo hành công trình Chi phí bảo hành công trình là toàn bộ chi phí thực tế doanh nghiệp xây lắp phải bỏ ra trong quá trình sửa chữa những công. .. phải bảo hành .chi phí bảo hành được xem là bộ phận chi phí gắn liền với từng công trình hạng mục công trình Các trường hợp kế toán sử dụng - Khi xác định số dự phòng phải trả cần lập về chi phí bảo hành công trình xây lắp cho từng công trình ghi Nợ TK 627 chi phí sản xuất chung Có TK 352 dự phòng phải trả - Khi phát sinh chi phí sửa chữa và bảo hành công trình xây lắp lien quan đến khoản dự phòng phải... 6233 – chi phí dụng cụ sản xuất Tk 6234 – chi phí khấu hao máy thi công 11 Tk 6237 – chi phí dịch vụ mua ngoài Tk 6238 – chi phí bằng tiền khác Các trường hợp sử dụng: Trường hợp tổ chức thành các tổ đội máy thi công và có phân cấp hạch toán và có tổ chức kế toán thực hiện hạch toán nội bộ,cung cấp dịch vụ máy cho các đội xây dựng - Khi phát sinh chi phí dùng cho hoạt động của máy thi công kế toán ghi: . phương pháp kế toán tập hợp chi phí hợp đồng xây dựng khác nhau: - Kế toán tập hợp chi phí theo địa điểm phát sinh chi phí như từng tổ, đội thi công xây dựng - Kế toán tập hợp chi phí sản xuất. Kế toán chi phí hợp đồng xây dựng I. Lý thuyết 1. Khái niệm, nội dung và chi phí doanh thu hợp đồng xây dựng Hợp đồng xây dựng: Là hợp đồng bằng văn bản về việc xây dựng một tài. 131… - Sổ kế toán chi tiết: sổ chi tiết doanh thu bán hàng, sổ chi tiết phải thu khách hàng 9 3.2. Kế toán chi phí hợp đồng xây dựng a. Chứng từ kế toán Đối với chi phí hợp đồng xây dựng tùy

Ngày đăng: 20/12/2014, 13:49

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan