BÀI GIẢNG CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN LƯƠNG THỰC

83 883 4
BÀI GIẢNG CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN LƯƠNG THỰC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Hoạt động chính: Thu mua, sản xuất chế biến, bảo quản, dự trữ lương thực theo chỉ tiêu, nhiệm vụ công ty giao. Xay xát, chế biến, kinh doanh lương thực, cung ứng cho xuất khẩu và nội địa, kinh doanh vật tư nông nghiệp. Diện tích và tích lượng kho: 1. Diện tích: 4.356,4 m2 3. Tổng diện tích chứa – bảo quản tốt hàng hóa: 2.469 m2 4. Tổng tích lượng qui ra gạo: 8000 tấn Máy móc thiết bị: 01 dây chuyền xay xát năng xuất 5 tấngiờ. 03 dây chuyền xát và lau bóng đạt năng suất 26 tấngiờ. 03 dây chuyền đấu trộn gạo trắng năng suất 100 tấngiờ. 01 hệ thống silo chứa gạo thành phẩm với năng suất 100 tấn. 01 hệ thống cân điện tử và may bao thành phẩm đạt năng suất 25 tấngiờ. 01 hệ thống băng tải xuất nhập và luân chuyển hàng hóa trong kho với tổng chiều dài 152m. 01 hệ thống sấy gạo liên tục 20 tấngiờ. Năng lực chế biến 35.000 tấnnăm. A. Kho Mỹ Phước Địa điểm: khu 3 thị trấn Tân Phước, huyện Tân Phước Tiền Giang. 1. Diện tích: 15.815,6 m2 2. Tổng diện tích chứa – bảo quản tốt hàng hóa: 2.680 m2 3. Tổng tích lượng qui ra gạo: 4000 tấn Máy móc thiết bị: 01 dây chuyền xay xát đạt năng xuất 5 tấngiờ. 04 dây chuyền xát và lau bóng gạođạt năng suất 32tấngiờ. 03 dây chuyền đấu trộn gạo trắng với năng suất 120 tấngiờ. 01 hệ thống silo chứa gạo nguyên liệu với sức chứa 280 tấn. 02 hệ thống silo chứa gạo thành phẩm với sức chứa 650 tấn. 03 hệ thống cân điện tử và may bao thành phẩm đạt năng suất 70 tấngiờ. 01 hệ thống băng tải xuất nhập và luân chuyển hàng hóa trong kho với tổng chiều dài 580 m. 03 máy tách màu điện tử với tổng năng suất 12 tấngiờ. 01 hệ thống sấy gạo liên tục 20 tấngiờ. Năng lực chế biến 80.000 tấnnăm.

CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN LƯƠNG THỰC (Bài giảng lưu hành nội bộ) 2010 Trường Đại học Công nghiệp thực phẩm TP.HCM Biên soạn: Th.S Lê Thùy Linh 2 Biên soạn: Lê Thùy Linh | Homepage: lethuylinh.weebly.com Chương I: TỔNG QUAN LƯƠNG THỰC ˜{™ Bài 1: GIỚI THIỆU 1. Tình hình lương thực: Việt Nam là một nước nông nghiệp với khoảng 60% dân số làm nghề nông, chủ yếu là ngành trồng trọt. Lương thực là các sản phẩm của nông nghiệp chứa nhiều tinh bột như ngũ cốc. Ngũ cốc là lúa gạo, lúa mì, ngô, các loại khoai (khoai lang, khoai tây), sắn. Ngoài ra lương thực còn có các loại đậu như đậu nành, đậu phộng … Cây lương thực chính ở nước ta là cây lúa nước. Dân số thế giới ngày càng tăng thì nhu cầu về lương thực là rất cần thiết và quan trọng. Trong năm 2005, Việt Nam đã xuất khẩu trên 5 triệu tấn gạo, tiếp tục là nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 trên thế giới sau Thái Lan. Theo Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn từ đầu năm 2006 đến tháng 3 năm 2006, xuất khẩu gạo đã đạt 1,5 triệu tấn. Các thò trường xuất khẩu gạo quen thuộc như Philippin, Trung Đông. Ngoài các thò trường này thì năm nay gạo Việt Nam đã xuất sang các thò trường lớn như Nhật Bản, Nam Mỹ và Châu Phi. Theo dự báo năm 2006, cung cầu gạo mất cân đối, nghóa là cung nhỏ hơn cầu nên giá gạo tăng. Ở các nước khác như Thái Lan đã tạm ngưng xuất khẩu để đảm bảo nhu cầu trong nước. Còn Trung Quốc thì chuyển sang nhập khẩu do nhu cầu trong nước ngày càng tăng. 3 Biên soạn: Lê Thùy Linh | Homepage: lethuylinh.weebly.com (nguồn: Thò trường Việt Nam, 2000) Khu vực Sản lượng gạo 10 6 tấn Mức tiêu thụ 10 6 tấn Tỷ lệ tiêu thụ (%) Châu Á 342,90 340,10 99,18 Châu Mỹ 18,30 16,80 91,8 Châu Phi 11,10 14,60 131,53 Châu u 3,10 4,20 135,48 Châu Đại Dương 0,60 0,30 50,00 Bảng 1: Tình hình tiêu thụ gạo trên thế giới vào năm 2000 Khu vực Châu Á tiêu thụ gạo nhiều nhất trên thế giới. Các sản phẩm lương thực ngoài là thức ăn trực tiếp cho người hay vật nuôi còn có thể chế biến thành các sản phẩm khác nhau như tinh bột, bún, phở, hủ tíu, mì ăn liền và các loại bánh… 2. Vai trò của lương thực: Các sản phẩm lương thực cung cấp nguồn dinh dưỡng cho con người và vật nuôi, chủ yếu là glucid (tinh bột) và protein thực vật. Trong bữa ăn hàng ngày của người Việt Nam không thể thiếu một sản phẩm lương thực từ ngũ cốc đó là cơm. Lương thực cung cấp trên 75% năng lượng dùng cho hoạt động sống của con người và vật nuôi. Các sản phẩm của cây lương thực là nguyên liệu chính cho các nhà máy chế biến. Ví dụ: nguyên liệu sắn (khoai mì) để sản xuất tinh bột sắn, nguyên liệu lúa mì sản xuất bột mì, nguyên liệu gạo sản xuất bún tươi, hủ tíu … 4 Biên soạn: Lê Thùy Linh | Homepage: lethuylinh.weebly.com Bài 2: CẤU TẠO VÀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA MỘT SỐ HẠT VÀ CỦ LƯƠNG THỰC 1. Giới thiệu về cấu tạo và thành phần hóa học của hạt lúa: 1.1 Cấu tạo: Cấu tạo của hạt thóc từ ngoài vào trong có các bộ phận chính như sau: mày thóc, vỏ trấu, vỏ hạt, nội nhũ và phôi. 1.1.1 Mày thóc: Tùy theo loại thóc và điều kiện canh tác mà mày có độ dài khác nhau, độ dài không vượt quá 1/3 chiều dài vỏ trấu. Trong quá trình bảo quản, do sự cọ xát giữa các hạt thóc (cào đảo) phần lớn mày thóc rụng ra, làm tăng lượng tạp chất trong khối thóc. 1.1.2 Vỏ trấu: 5 Biên soạn: Lê Thùy Linh | Homepage: lethuylinh.weebly.com Vỏ trấu có tác dụng bảo vệ hạt thóc, chống các ảnh hưởng xấu của điều kiện môi trường ( nhiệt độ, độ ẩm) và sự phá hại của côn trùng, vi sinh vật. Trên mặt vỏ trấu có các đường gân và có nhiều lông ráp, xù xì. Trong quá trình bảo quản lông thóc thường bò rụng do sự cọ xát giữa các hạt thóc, làm tăng lượng tạp chất trong thóc. Tùy theo giống lúa mà vỏ trấu có độ dày khác nhau, thông thường là 0,12 – 0,15 mm và thường chiếm 18% - 20% khối lượng toàn hạt thóc. 1.1.3 Vỏ hạt: Vỏ hạt là lớp vỏ mỏng bao bọc nội nhũ, có màu trắng đục hoặc đỏ cua. Cấu tạo từ ngoài vào trong gồm có: quả bì, chủng bì và tầng alơron. Tùy theo giống lúa và độ chính của thóc mà lớp vỏ hạt này dày hay mỏng. Trung bình lớp vỏ hạt chiếm 5,6% - 6,1% khối lượng hạt gạo lật (hạt thóc sau khi tách lớp vỏ trấu). Lớp alơron có thành phần cấu tạo chủ yếu là protit và lipit. Khi xay xát lớp vỏ hạt (chủ yếu là lớp alơron) bò vụn nát ra thành cám. Nếu còn sót lại nhiều trong gạo thì trong quá trình bảo quản dễ bò oxy hóa làm cho gạo bò chua (độ axit cao) và ôi khét (do lipit bò oxy hóa). 1.1.4 Nội nhũ: Nội nhũ là thành phần chính và chủ yếu nhất của hạt thóc. Trong nội nhũ chủ yếu là gluxit, chiếm tới 90%. Tùy theo giống và điều kiện canh tác mà nội nhũ có thể trắng trong hay trắng đục. Các giống thóc nội nhũ trắng đục thường có một vệt trắng ở giữa hạt hay phía bên hạt gọi là “bạc bụng”, khi xay xát dễ đớn nát, khi nấu thì lâu chín và phẩm chất cơm không ngon bằng gạo có nội nhũ trắng trong. 1.1.5 Phôi: 6 Biên soạn: Lê Thùy Linh | Homepage: lethuylinh.weebly.com Phôi nằm ở góc dưới nội nhũ, thuộc loại đơn diệp tử (chỉ có một diệp tử áp vào nội nhũ), đây là bộ phận có nhiệm vụ biến các chất dự trữ trong nội nhũ thành chất dinh dưỡng nuôi mộng khi hạt thóc nảy mầm. Phôi chứa nhiều protit, lipit, vitamin (vitamin B 1 trong phôi chiếm 66% lượng vitamin của toàn bộ hạt thóc). Phôi to hay nhỏ tùy theo giống và điều kiện canh tác. Phôi chiếm 2,2% - 3% khối lượng toàn hạt. Phôi có cấu tạo xốp, nhiều dinh dưỡng, hoạt động sinh lý mạnh nên trong quá trình bảo quản dễ bò côn trùng và sinh vật tấn công, gây hại; khi xay xát phôi thường vụn nát ra thành cám. 1.2 Thành phần hóa học: Thành phần hóa học của thóc, gạo thay đổi khá rõ rệt theo giống lúa, điều kiện thời tiết, kỹ thuật canh tác, thời gian thu hoạch, phân bón … Thành phần hóa học của thóc, gạo gồm các chất: nước, gluxit, protit, lipit, xenlulo, chất khoáng và vitamin. Trong đó thì gluxit chiếm thành phần nhiều nhất. Thành phần hóa học của hạt thóc và các sản phẩm từ thóc được biểu thò qua bảng 2. Tên sản phẩm Nước (%) Gluxit (%) Protit (%) Lipit (%) Xenlulo (%) Tro (%) Vitamin B 1 (mg%) 1. Thóc 2. Gạo lật 3. Gạo 4. Cám 5. Trấu 13,0 13,9 13,8 11,0 11,0 94,03 74,46 77,35 43,47 36,10 6,69 7,88 7,35 14,91 2,75 2,10 2,02 0,52 8,07 0,98 8,78 0,57 0,18 14,58 56,72 5,36 1,18 0,54 11,23 19,61 5,36 1,18 0,54 11,0 - Bảng 2: Thành phần hóa học của hạt thóc và các sản phẩm từ thóc 7 Biên soạn: Lê Thùy Linh | Homepage: lethuylinh.weebly.com 2. Hạt ngô: 2.1 Cấu tạo: Hạt ngô thường có các phần chủ yếu sau đây: - Ngoài cùng là lớp vỏ quả gồm 12-14 dãy tế bào, chiếm 5-7% khối lượng hạt, có chiều dài khoảng 0,3 micromet. - Tiếp đến là lớp vỏ hạt mỏng, chiếm khoảng 2% khối lượng hạt. Trong thành phần của vỏ quả và vỏ hạt chứa nhiều xenlulo, pentozan và một ít các nguyên tố tro. - Sau lớp vỏ quả đến lớp alơron, chiếm 6-8% khối lượng hạt, gồm một lớp tế bào có kích thước lớn bằng hai tế bào nhỏ. Lớp alơron của ngô có chứa các nguyên tố tro, protein, chất béo và xenlulo. - Nội nhũ của ngô chủ yếu là glucid (tinh bột). Tinh bột ngô thường chứa 27% amylo và 73% amylopectin. Giống ngô nếp có tới 100% amylopectin, nhưng một số giống khác lại có tới 77-80% amylo. - Phôi chiếm 1/10 trọng lượng hạt nhưng chứa tới 80% chất béo của cả hạt, 20% protid, vì thế tách tách phôi ra nguyên vẹn càng tốt, đây là một sản phẩm phụ có giá trò cao để ép dầu. 2.2 Thành phần hóa học: Thành phần Tỷ lệ (%) Protein Lipit Gluxit Xenlulo Tro 10 –13 3,5 – 5 69 – 74 1,5 – 3 1,2 –1,5 Bảng 1: Thành phần hóa học của hạt ngô 8 Biên soạn: Lê Thùy Linh | Homepage: lethuylinh.weebly.com 3. Khoai tây: 3.1 Cấu tạo: Cấu tạo của củ khoai tây gồm các thành phần sau: - Vỏ ngoài, gồm các tế bào hình nút, xít, có chứa chất huyền tương khô, chất này có tác dụng giữ cho củ ít bò mất nước. - Kề trong là lớp tế bào thành mỏng, chứa nguyên sinh chất có tác dụng giữ cho hoạt động sống của củ được bình thường. Cả hai lớp tế bào này đều không có tinh bột. - Tiếp nữa là lớp tế bào nhu mô. Lớp tế bào nhu mô ngoài cùng chứa nguyên sinh chất và một lượng ít tinh bột có kích thước hạt nhỏ. Những dãy tế bào kế tiếp càng bên trong càng chứa nhiều tinh bột hơn. 3.2 Thành phần hóa học: Thành phần Tỷ lệ (%) Nước Chất khô Đường Hợp chất Nitơ Xenlulo Photpho 69 –74 14 – 36 0,46 – 1,72 2,1 0,92 – 1,77 0,0893 Bảng 2: Thành phần hóa học của khoai tây Chất khô là thành phần rất quan trọng của khoai tây vì 60 – 80% chất khô là tinh bột. Hàm lượng chất khô tùy thuộc vào giống, độ già, phân bón, điều kiện khí hậu. Củ càng già thì hàm lượng chất khô càng tăng. Bón phân đạm nhiều làm củ to nhưng hàm lượng chất khô có thể giảm đi. Khoai tây trồng trên đất bùn có hàm lượng chất khô cao nhất còn trên đất cát thì hàm lượng chất khô thấp nhất. 9 Biên soạn: Lê Thùy Linh | Homepage: lethuylinh.weebly.com Tinh bột khoai tây chứa một lượng nhỏ photpho, chủ yếu ở amilopectin, còn amilo thì chứa ít hơn. Sự tăng photpho làm tăng độ nhớt của tinh bột trong nước. Trong hợp chất Nitơ có khoảng 50% Nitơ Protein và 50% còn lại thuộc hợp chất amin. Axit amin trong Protein của khoai tây chủ yếu là Aspactic, Histidin, Acginin, Lizin, Tyrozin, Lơxin, axit Glutamic … quan trọng là axit amin Tyrozin. Trong khi gọt, cắt củ khoai tây thì có hiện tượng oxy hóa làm đen vết cắt là do Tyrozin bò oxy hóa dưới tác dụng của men Tyrozinaza, axit này chuyển thành Melanin có màu nâu đen. Thành phần đường chủ yếu trong khoai tây là đường khử (Glucoza và Fructoza) và Saccaroza. Hàm lượng đường của khoai tây khi bảo quản lạnh sẽ tăng nhanh so với bảo quản thường. Chính vì vậy mà khoai tây bảo quản lâu dài ở nhiệt độ thấp (<10 0 C) không thích hợp cho chế biến khoai tây lát chiên. Theo thời gian bảo quản, ở nhiệt độ không đổi hàm lượng đường ổn đònh trong thời gian nhất đònh, sau đó tăng lên từ từ và cuối cùng thì tăng rất nhanh. Khi khoai tây mọc mầm hàm lượng đường tăng, càng nhiều mầm thì hàm lượng đường càng tăng, làm giảm màu sắc tự nhiên và làm thay đổi vò của sản phẩm chế biến. Khoai tây có khá nhiều vitamin C, ngoài ra còn có carotenoit, vitamin nhóm B ( B 1 , B 2 , B 5 , B 6 ) và khoáng chất. Thòt củ khoai tây thường có màu vàng nhạt hay vàng đậm tùy theo hàm lượng carotenoit. Mối quan hệ giữa hàm lượng carotenoit và màu thòt củ được biểu thò qua bảng sau: Hàm lượng carotenoit (mg%) Màu thòt củ 0,014 – 0,054 0,110 – 0,187 >0,187 Màu trắng Màu vàng nhạt Màu vàng đậm 10 Biên soạn: Lê Thùy Linh | Homepage: lethuylinh.weebly.com Hàm lượng chất khoáng trong khoai tây từ 2,5% - 5,8% theo chất khô, trong khoáng có Kali, Natri, Magiê, Canxi, Sắt, Silic, Clo và các chất khác. Trong khoai tây có các loại axit hữu cơ như: axit Oxalic, Limolic, Malic, Lactic, trong đó axit Limolic nhiều nhất. Độ axit chuẩn tính theo axit Malic trong khoai tây khoảng 0,09 – 0,30%, pH dao động trong khoảng 5,8 – 6,6. 4. Củ sắn (khoai mì): 4.1 Cấu tạo: Củ có dạng hình trụ hoặc thuôn dài, thường có độ dài từ 15cm đến 100 cm với đường kính từ 3cm đến 15cm. Củ gồm có vỏ ngoài (chu bì) có màu trắng, nâu hoặc hồng nhạt. Củ sắn có một lớp vỏ mỏng (cortex) và lỏi giàu tinh bột. Lỏi thường có màu trắng nhưng đôi khi có màu vàng hoặc pha hồng. 4.2 Thành phần hóa học: Thành phần hóa học chủ yếu trong sắn là tinh bột. Hàm lượng tinh bột trong củ dày đặc và lớn có thể lên đến 25 – 35% khối lượng củ tươi, chiếm đến 85% khối lượng chất khô. Thành phần hóa học của sắn được biểu thò qua bảng sau: Thành phần hóa học Hàm lượng (%) Nước Protein Tinh bột Amylose 8 – 11 9 – 12 (% ck) 85 – 87 (% ck) 15 –17 Bảng 3: Thành phần hóa học của củ sắn [...]...BÀI 3: CÁC TÍNH CHẤT VẬT LÝ CỦA KHỐI HẠT Cây lương thực chính trồng ở các vùng nhiệt đới là lúa gạo, lúa mì, sắn, khoai, đậu, … Các sản phẩm của cây lương thực sau thu hoạch cần phải được quan tâm bảo quản Trong quá trình bảo quản có rất nhiều yếu tố làm hư hỏng lương thực như: § Tính chất vật lí gồm nhiệt độ, độ ẩm, tính chất của hạt... hình 2 Góc nghiêng tự nhiên của khối hạt gạo chính là góc α Qua thực nghiệm người ta thấy mỗi loại hạt lương có góc α khác nhau bởi vì trong quá trình tạo thành khối hạt hình chóp thì các hạt lương thực có khả 14 Biên soạn: Lê Thùy Linh | Homepage: lethuylinh.weebly.com năng biến động khác nhau, hạt biến động lớn thì góc α nhỏ và ngược lại Chính vì vậy mà độ rời có thể dựa vào góc nghiêng tự nhiên (góc... lethuylinh.weebly.com Chương II: CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GẠO š{› 1 Quy trình sản xuất gạo: Sản xuất gạo gồm có các công đoạn cơ bản sau đây: Nguyên liệu (Hạt thóc) Làm sạch Xay thóc Tách hổn hợp xay Vỏ trấu, hạt gãy, hạt non Gạo lứt + thóc Tách thóc Thóc Gạo lức Xát vỏ hạt lức Đánh bóng gạo Phân chia hổn hợp gạo-tấm-cám Gạo 25 Biên soạn: Lê Thùy Linh | Homepage: lethuylinh.weebly.com 2 Các công đoạn trong quy trình... vật lí gồm nhiệt độ, độ ẩm, tính chất của hạt nông sản § Tính chất sinh học gồm vi sinh vật, côn trùng gây bệnh, động vật gậm nhấm, chim chóc; § Tính chất hóa học gồm sự biến đổi chất của nông sản, dư lượng thuốc trừ sâu Khi hạt lương thực đứng riêng lẻ thì các tính chất vật lí cần được quan tâm là độ ẩm, nhiệt độ, độ đàn hồi, bề mặt hạt (trơn, xù xì), tỷ trọng … Nhưng khi nhiều hạt tập trung lại thành... tích hạt ngô sau khi sấy Vì vậy độ chặt của các hạt ngô trước sấy lớn hơn hạt ngô sau sấy Thực nghiệm chứng minh hạt có 22% hàm lượng nước chiếm thể tích nhiều hơn hạt có 12% hàm lượng nước là 0,22 m3 mỗi tấn 2 Độ rời: 2.1 Khái niệm: Độ rời là khả năng biến động của khối hạt có thành phần ít thay đổi Khả năng biến động của khối hạt là nhiều cá thể hạt tập trung lại thành một khối hạt, vò trí giữa các... hổn hợp để sản xuất ra sản phẩm cuối cùng là gạo nguyên - Tăng khả năng thu lợi nhuận từ các sản phẩm phụ có giá trò như tấm 1/3, tấm 1/4 thay vì biến chúng thành sản phẩm có giá trò thấp hơn như cám, bụi Nếu đem nguyên hổn hợp xay đi xát trắng hoặc chế biến tiếp thì các sản phẩm phụ hổn hợp tấm, cám sẽ không có giá trò kinh tế Trong hổn hợp sau xay gồm các hạt gãy, hạt non và trấu Cơ sở để tách hổn... tạp chất nặng đều tập trung ở giữa khối, còn hạt vỡ, hỏng, tạp chất nhẹ phân tán ở xung quanh chân khối hạt 3.2 nh hưởng của tính tự phân loại đến bảo quản: * nh hưởng có lợi: - Trong công tác làm sạch hạt và sản xuất công cụ đều dựa vào tính tự phân loại của hạt - Ví dụ: phương pháp làm sạch đơn giản nhất là dùng quạt để loại trừ những tạp chất nhẹ hoặc cho hạt qua sàng tự động, khiến cho hạt có tỷ... Khả năng biến động đó người ta gọi là độ rời 2.2 Cách xác đònh độ rời: Để xác đònh độ rời, chúng ta có thể dựa vào 2 loại góc đó là góc nghiêng tự nhiên (góc tónh) và góc trượt a Góc nghiêng tự nhiên: Khi cho 1kg hạt gạo rơi từ từ xuống nền một cách tự nhiên thì các hạt gạo này tập trung lại tạo thành một khối hạt hình chóp như hình 2 Góc nghiêng tự nhiên của khối hạt gạo chính là góc α Qua thực nghiệm... Thiết bò trong công đoạn làm sạch: a Sàng tạp chất: o Nguyên lý: dựa vào kích thước và trọng lượng khác nhau của các thành phần trong khối hạt để loại các tạp chất o Cấu tạo của sàng: Bộ phận cấu tạo chính của sàng là hai mặt sàng bằng tấm kim loại Trên mỗi sàng có các lỗ, sàng trên có kích thước lỗ lớn hơn sàng dưới và cả hai sàng đều đặt hơi nghiêng nhằm làm cho khối hạt di chuyển đi xuống Công dụng của... sàng Các hạt thóc to, chắc mẩy cùng chuyển động đi lên với sạn sẽ được quạt lắp dưới sàng thổi cho chuyển động ngược lại Sạn đá được gom vào vò trí và xả vào ống xả khi dùng tay nâng nắp lên Do phải chế biến nhiều giống lúa khác nhau nên độ nghiêng của sàng phải thay đổi Điều chỉnh độ nghiêng của sàng bằng cách thay đổi chiều dài cạnh ab từ đó thay đổi vò trí của hình bình hành sẽ làm thay đổi độ nghiêng . CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN LƯƠNG THỰC (Bài giảng lưu hành nội bộ) 2010 Trường Đại học Công nghiệp thực phẩm TP.HCM Biên soạn: Th.S Lê Thùy. thế giới. Các sản phẩm lương thực ngoài là thức ăn trực tiếp cho người hay vật nuôi còn có thể chế biến thành các sản phẩm khác nhau như tinh bột, bún, phở, hủ tíu, mì ăn liền và các loại bánh…. con người và vật nuôi. Các sản phẩm của cây lương thực là nguyên liệu chính cho các nhà máy chế biến. Ví dụ: nguyên liệu sắn (khoai mì) để sản xuất tinh bột sắn, nguyên liệu lúa mì sản xuất

Ngày đăng: 20/12/2014, 07:26

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan