một số biện pháp quản lý tổ bộ môn có hiệu quả

7 1.2K 8
một số biện pháp quản lý tổ bộ môn có hiệu quả

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

O ĐẶNG ĐỨC QUANG (Trường THPT Thủ Khoa Nghóa) Giải C A. ĐẶT VẤN ĐỀ: Trong các mặt hoạt động của nhà trường THPT, tổ chuyên môn là một đơn vò cơ bản góp phần nâng cao hiệu quả chất lượng dạy và học ; đặc biệt đối với kết quả năm cuối của bậc học THPT, môn ngoại ngữ là một trong các môn học góp phần quyết đònh tỉ lệ tốt nghiệp THPT của trường. Theo điều lệ trường THPT, tổ chuyên môn có nhiệm vụ xây dựng k ế hoạch hoạt động của tổ nhằm quản lí hành chính, thi đua tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ, giúp đánh giá chất lượng việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy theo kế hoạch của nhà trường. T ổ chuyên môn giúp Hiệu trưởng thực hiện công tác quản lí giáo viên thực hiện hoạt động giáo dục thông qua kế hoạch chung của nhà trường trong nội dung chuyên môn của môn học theo từng đặc trưng của môn học. Với nhiệm vụ của tổ chuyên môn như trên, vai trò của tổ chuyên môn góp phần quan trọng trong việc quyết đònh kết quả giảng dạy cuối năm của bộ môn mình. Bộ môn Anh văn có một vai trò đặc biệt trong trường THPT.Đây là môn học đặc biệt cần có sự đầu tư lâu dài của học sinh. Kết quả đạt được cuối năm của học sinh không chỉ là kết quả của một năm học duy nhất mà nó còn là quá trình tích lũy vận dụng trong thưc tiễn qua giao tiếp,tập luyện một cách thường xuyên và hiệu quả. Đa số học sinh chưa thích hợp với chương trình mới, nội dung kiến thức và các kó năng ( nghe, nói, đọc, viết ) đòi hỏi người học có một nền tảng cơ bản ở cấp THCS. Học sinh chưa đáp ứng được yêu cầu nầy.Ngoài ra, việc tuyển chọn học sinh đầu v ào còn khá thấp, chưa đủ năng lực tiếp thu nội dung chương trình mới. Mặc khác, chất lượng giảng dạy bộ môn của giáo viên cũng không đồng đều , tùy thuộc nhiều vào nguồn đào tạo, năng lực giảng dạy của giáo viên, và cũng tùy theo nhu cầu sử dụng trong từng năm học của trường như thiếu giáo viên, hợp đồng với giáo viên thuộc các đơn vò khác. Bộ môn Anh văn, mặc dù là mộât trong ba môn cơ bản được chọn để thi tốt nghiệp hàng năm, nhưng thường là môn có tỉ lệ học sinh đạt điểm trung bình khá thấp trong số sáu môn thi tốt nghiệp. Đây là môn học đặc thù, BGH khó quản lí chất lượng giảng dạy. Như vậy, làm thế nào để thực hiện tốt nhiệm vụ tổ chuyên môn trong quản lí, sử dụng hồ sơ tổ và nâng cao chất lượng giảng dạy để đạt kết quả cao trong kì thi tốât nghiệp THPT, tôi xin trình bày một số kinh nghiệm đã áp dụng trong vai trò tổ trưởng quản lí tổ chuyên môn trong hai lónh vực: * Quản lí hồ sơ tổ chuyên môn. * Nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Anh v ăn. Trường Thủ Khoa Nghóa có tỉ lệ học sinh đỗ tốt nghiêpTHPT rất cao v à giữ vững tỉ lệ nầy trong nhiều năm liền. Để đạt kết quả trên, không thể không kể đến vai trò quản lí chỉ đạo của BGH. Kế hoạch của trường TKN hàng năm đều có nội dung chỉ đạo hoạt động của tổ chuyên môn cụ thể. Qua công tác thực hiện sự chỉ đạo của BGH và quản lí tổ chuyên môn nhiều năm, chúng tôi từng bước rút kinh nghiệm và đạt được một số kết quả khá tốt: Hồ sơ tổ đáp ứng yêu cầu sử dụng, tỉ lệ học sinh đạt điểm trung bình trở lên trong kì thi TN THPT tăng dần hàng năm, tổ ngoại ngữ là một trong các tổ nòng cốt chuyên môn của trường B. NỘI DUNG BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT: I.Thực trạng ban đầu của vấn đề. 1.Về hồ sơ chuyên môn: T ổ chuyên môn vừa là đơn vò hành chính vừa là đơn vò quản lí chuyên môn . Trong năm học, tổ chuyên nhận được rất nhiều văn bản hướng dẫn thực hiện giảng dạy và công tác khác. Ngoài ra, tổ cũng phải lập nhiều văn bản báo cáo, nhiều biểu mẫu cần thống kê, nhiều loại hồ sơ sổ sách của tổ viên.Trong những năm đầu đây là vấn đề gây lúng túng nhiều nhất cho tổ trưởng vì phải phân loại hồ sơ , thực hiện lưu trữ như thế nào cho tốt? Làm thế nào để có đủ hồ sơ tối thiểu cho mọi hoạt động tổ chuyên môn? Nếu không có sự sắp xếp hợp lí, chúng ta sẽ không biết tìm đâu trong v ô số hồ sơ mà tổ trưởng đã có trong tay. Vấn đề tìm lại một văn bản đã có để thực hiện cũng không dễ dàng gì. Làm thế nào để sắp xếp hồ sơ vừa lưu trữ, vừa để thực hiện phục vụ năm học một cách có hệ thống, vừa cần, vừa đủ và vừa khoa học? 2.Về chất lượng giảng dạy: Môn Anh văn là một môn mà học sinh đã được học một cách liên tục ở trường THCS trong suốt 4 năm . Khi được tuyển vào lớp 10 , chất lượng khảo sát vào đầu năm học cho thấy học sinh có trình độ không đồng đều, thực trạng việc học bộ môn tiếng Anh cấp PTCS chưa cao, một số em hoàn toàn mất căn bản và điểm số chưa phản ánh thực chất sức học của các học sinh. Đặc thù môn Anh văn là khó tiếp thu . Đây là môn học đòi hỏi học sinh cần nỗ lực dành nhiều công sức và thời gian và hứng thú học tập. V ề đội ngũ giáo viên , chất lượng không đồng đều tùy thuộc v ào số lượng giáo viên, kinh nghiệm giảng dạy, có nhiều năm biến động đội ngũ rất lớn , giáo viên mới về nhiều và giáo viên được điều đi học, thuyên chuyển cũng nhiều . Làm thế nào để có một mặt bằng tối thiểu để các học sinh có kết quả học tập tương đối đều tay? Chất lượng học tập cũng không quá chênh lệch giữa lớp nầy với các lớp khác? Khi được nhận thức một cách đầy đủ của một giáo viên trong nỗ lực nâng dần chất lượng giảng dạy ( kết quả kiểm tra, đánh giá, nhận xét ưu khuyết điểm của nhóm và tổ chuyên môn sau mỗi lần kiểm tra ) được phản ánh một cách thực tế việc học tập của học sinh là k ết quả kiểm tra 1 tiết, kiểm tra học kì v à thi TN THPT. Vậy biện pháp nào để có thể giúp giáo viên giảng dạy có kết quả, có trách nhiệm và học sinh có kết quả kiểm tra công bằng, khách quan, tránh được tiêu cực trong dạy thêm và học thêm, ý muốn chủ quan của thầy cô đang giảng dạy và cuối cùng là kết quả thi TN THPT, tỉ lệ đạt điểm trung bình ngày càng cao. II. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN ĐỂ GIẢI QUYẾT TỒN TẠI TRÊN: 1. Về hồ sơ tổ chuyên môn. a. Các hồ sơ cần lưu trữ: Để đáp ứng yêu cầu thống kê, báo cáo cũng như theo dõi hoạt động tổ chuyên môn cần lưu các thông tin sau đây: * Lí lòch giáo viên. * Các danh hiệu thi đua cá nhân, tổ. * Các sáng kiến kinh nghiệm. * Danh sách học sinh giỏi cấp tỉnh và cấp toàn quốc. * Danh sách kết quả giáo viên được kiểm tra toàn diện của trường, Sơ û Giáo dục. * Kết quả thi TN THPT của tổ bộ môn, trường và tỉnh để tham khảo và đối chiếu. * Bảng kê chất lượng cuối năm học của cá nhân , khối lớp (xin xem phụ lục số 6). b. Các hồ sơ cần thiết của tổ chuyên môn : b1. Các loại kế hoạch : Kế hoạch tổ chuyên môn, kế hoạch phòng bộ môn, kế hoạch kiểm tra 1 tiết, kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi b2. Phân phối chương trình chính thức của Hội đồng bộ môn, của Bộ Giáo dục. b3. T ổ chức tổ: Lí lòch giáo viên, thông tin cá nhân. b4.V ăn bản hướng dẫn: Tập trung các v a ên bản của trường v à của Sở Giáo dục b5. Các loại văn bản báo cáo: Tập trung các văn bản gởi trường, gởi giáo viên, văn bản thống kê điểm thi, chấm điểm thi đua, sơ kết học kì, tổng kết năm học. b6. Thời khóa biểu. b7. Thống kê chất lượng kiểm tra (Xin xem phụ lục sổ 5,6). b8. Đề kiểm tra 1 tiết, thi học kì của từng khối. b9. Hồ sơ kiểm tra nội bộ, kiểm tra toàn diện giáo viên. b10. Hồ sơ lưu: Thống kê chất lượng giảng dạy 2 năm học liền kề, sổ theo dõi hoạt động các thành viên tổ. Đây là những hồ sơ cần thiết và khá đầy đủ để tổ chuyên môn hoạt động có hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ và nâng dần chất lượng chuyên môn và tay nghề của giáo viên. 2. Về chất lượng giảng dạy: a. Sinh hoạt khối chuyên môn: T ổ chuyên môn phân chia GV giảng dạy theo từng khối lớp v à mỗi khối có một khối trưởng quản lí. Sinh hoạt của khối là trao đổi nội dung cần thống nhất về việc thực hiện PPCT, sách giáo khoa, thống nhất nội dung kiểm tra 1 tiết, kiểm tra học kì và cùng tham gia ý kiến trong viêc giảng dạy một bài nào đó. Để tránh tiêu cực trong việc học thêm và dạy thêm, trường TKN tổ chức kiểm tra chung các môn T oán, Lí , Hóa v à Anh văn. Mỗi giáo viên sẽ ra 1 đề kiểm tra chung bao gồm các yêu cần đã thống nhất theo một ma trận đề nhất đònh. Với ưu thế ứng dụng CNTT v ào quản lí và giảng dạy nhà trường sẽ quyết đònh chọn và tổng hợp thành một đề kiểm tra chung và sao thành 4 hoặc 8 mã đề khác nhau để kiểm tra cùng một thời điểm và giáo viên được yêu cầu nộp trước 2 hoặc 3 ngày.Như vậy, các đề đề nghò đã được soạn đầy đủ theo từng phần đã được thống nhất và giáo viên có trách nhiệm về tính chính xác, việc bảo mật và mức độ khó dễ của đề mình. Ngoài ra, hình thức sinh hoạt khối chuyên môn cũng là hình thức để nâng cao tay nghề của giáo viên, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và đây cũng là một biện pháp để thể hiện sự đoàn kết gắn bó trong chuyên môn và trong công tác. Thí dụ: Nội dung ôn tập dành cho hs lớp 12 môn ngoại ngữ (đính kèm phụ lục). III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯƠC: Khi thực hiện các biện pháp trên, nhiệm vụ của tổ chuyên môn đã được thực hiện khá tốt góp phần thực hiện thành công nhiệm vụ năm học của trường và của Sở giao cho. Hồ sơ của tổ chuyên môn đáp ứng yêu cầu quản lí của nhà trường, yêu cầu kiểm tra của các cấp trên, khi cần các số liệu, biểu mẫu thống kê, tổ đều có đầy đủ. Công tác giảng dạy bộ môn ngoại ngữ được thực hiên đúng theo hướng dẫn của Bộ v à Sở GD v à ĐT đáp ứng yêu cầu đối với giáo dục hiên nay.Tỉ lệ học sinh đạt điểm TB trở lên của môn ngoại ngữ của trường, tỉ lệ đỗ tốt nghiệp THPT tăng dần từng năm học, trường có tỉ lệ học sinh đạt ĐTB trở lên khá cao và môn ngoại ngữ góp phần đưa trường TKN vào nhóm trường có tỉ lệ đỗ TN THPT cao và ổn đònh trong nhiều năm. Sau đây là bảng thống k ê tỉ lệ TN THPT v à điểm trên TB môn Anh v a ên trong kì thi tốt nghiệp THPT Năm học 2008-2009, khi tỉ lệ điểm trên TB môn Anh văn toàn quốc là 46,55%, tỉnh là 48,57%, thì tỉ lệ của trường TKN xếp hàng thứ hai trong toàn tỉnh( 72,73%). Kết quả đạt được như trên là do có những thuận lợi như sau: Trường Thủ Khoa Nghóa v ốn có bề dày thành tích cao, đội ngũ quản lí có nhiều kinh nghiệm và có tính ổn đònh lâu dài , trường đã áp dụng thành công nhiều biện pháp để nâng cao chất lượng giảng dạy. So với các trường khác trong tỉnh, chất lượng đầu vào của trường không cao, bao gồm nhiều đòa bàn khác nhau nên chất lượng học tập hs không đồng đều , nhưng trường lại có tỉ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp rất cao trên 90%, tổ đã góp phần tích cực trong việc nâng cao và giữ vững tỉ lệ đỗ tốt nghiệp hàng năm của trường. Đội ngũ giáo viên có tuổi nghề khá cao và trình độ chuyên môn tương đối tốt làm nòng cốt tổ chuyên môn, giáo viên được chọn dạy khối 12 là những giáo viên có năng lực giảng dạy tốt, có ý thức nâng cao chuyên môn, học tâp kinh nghiệm trao đổi kinh nghiệm và có sự hỗ trợ lẫn nhau để cùng có kết quả giảng dạy tốt. IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Trong những năm đầu, T ổ trưởng gặp nhiều khó khăn khi điều hành tổ do chưa có kinh nghiệm điều hành tổ và chưa có sự hướng dẫn cụ thể sau một năm học, việc phân loại, lưu trữ càng thêm khó khăn. Với kinh nghiệm có được khi bắt đầu một năm học mới, tôi tiến hành phân loại và lưu trữ hồ sơ cần thiết đồng thời chuẩn bò sắp xếp để tiếp nhận và phân loại các văn bản mới theo các tiêu chuẩn như sau: - Các hồ sơ có tính kế thừa cần lưu lại gồm có : Sổ kế hoạch, Sổ tổ chức, chất lượng giảng dạy, v ăn bản hướng dẫn lâu dài. - Các hồ sơ cập nhật gồm có : a. Nhân sự. GV chuyển đến và chuyển đi. b. Danh hiệu thi đua. c. Kết quả kiểm tra toàn diện. d. Danh sách hs đạt giải, hs giỏi cấp tỉnh, hs giỏi cấp quốc gia. e. Danh sách SKKN đạt giải cấp trường, cấp tỉnh. f. Tỉ lệ hs đỗ tốt nghiệp THPT, tỉ lệ hs đạt điểm trên trung bình môn Anh văn của trường và của tỉnh. g. Các văn bản sử dụng cho từng năm học Sự phân loại hồ sơ lưu trữ cần thực hiện ngay từ đầu năm học, nếu không, tổ trưởng sẽ gặp nhiều khó khăn hơn khi cần các văn bản hướng dẫn cần thiết để thực hiện công tác quản lí. Để nâng cao chất lượng giảng dạy, sinh hoạt tổ khối chuyên môn cần có đònh kì và hoạt động có hiệu quả chứ không mang tính hình thức, đối phó. Quá trình trao đổi giữa các thành viên sẽ thống nhất được các nội dung cơ bản, kiến thức trọng tâm cần được giảng dạy cho hs, đảm bảo chuẩn kiến thức cơ bản của môn học. Thực hiện đề kiểm tra chung có ưu điểm là đảm bảo giáo viên dạy đủ khối lượng kiến thức cơ bản, học sinh không học lệch, học tủ để đối phó với kiểm tra.Vì vậy, học sinh cần có năng lực vận dụng kiến thức đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục. Đề kiểm tra tổng hợp là đề kiểm tra của các giáo viên dạy cùng khối lớp đảm bảo tính đa dạng v à tránh được tiêu cực trong giảng dạy. Dự giờ giáo viên đồng nghiệp cần dược xem trọng. Đây là biện pháp có hiệu quả để nâng cao tay nghề cuả giáo viên, nó có ích cho cả hai đối tượng giáo viên được dự giờ và cả giáo viên dự giờ, qua đó có rút kinh nghiệm có ích cho từng cá nhân. V ề việc phụ đạo hs yếu kém là biện pháp giúp học sinh cũng cố các kiến thức mà hs đã học bổ sung các kiến thức cơ bản và nâng dần chất lượng học tập.Để có kết quả tốt trong việc phụ đạo, tính vừa sức cần được chú trọng; ngoài ra, giáo viên cũng cần có nhiệt tình và trách nhiệm vì đây là hs yếu kém, các em thường có nhiều mặc cảm về sức học của mình. Thống nhất nội dung thi TNPT giúp cho giáo viên có tài liệu giảng dạy cụ thể dựa trên hướng dẫn của Bộ và Sở Giáo dục. Nhờ đó, chất lượng giảng dạy đồng đều và đảm bảo được kiến thức cơ bản.Đây cũng là biện pháp giúp đỡ giáo viên mới dạy khối 12 tiếp cận nội dung ôn thi dễ dàng và có hiệu quả, tránh được sự lúng túng thiếu kinh nghiệm khi chọn nội dung cần thiết để ôn thi. Như vậy mặt bằng khá đồng đều , không có sự chênh lệch quá lớn đối với hs khối 12, từ đó tạo thuận lợi cho việc nâng cao tỉ lệ hs đạt ĐTB trong kì thi TN THPT Với các biện pháp trên, chúng tôi cho rằng có thể áp dụng cho các tổ chuyên môn khác để quản lí hồ sơ tốt và đạt được chất lượng giảng dạy ngày càng cao hơn. Để quản lí tổ chuyên môn có hiệu quả, vai trò tổ trưởng góp phần quan trọng trong hoạt động chung của nhà trường Với mục đích trên, yêu cầu đòi hỏi tổ trưởng cần có năng lực chuyên môn vững vàng để có thể thống nhất các tranh luận về kiến thức bộ môn. Tổ trưởng cũng cần nắm được năng lực của tất cả các giáo viên trong tổ chuyên môn để có thể tham mưu với Ban giám hiệu một cách thiết thực về chuyên môn. C. KẾT LUẬN: Nhiệm vụ chung của năm học là thực hiện có hiệu quả chương trình phổ thông mới, đổi mới kiểm tra đánh giá, thúc đẩy đổi mới dạy và học theo chuẩn kiến thức, kó năng của chương trình giáo dục phổ thông. Nội dung hoạt động tổ chuyên môn là xây dựng nề nếp giảng dạy giáo viên, áp dụng các biện pháp nhằm mục đích nâng cao chất lương dạy và học. Nhà trường tiến hành hoạt động dạy và học, tổ chuyên môn cần làm tốt nhiệm vụ vừa là đơn vò hành chính vừa là đơn vò quản lí chuyên môn. Hoạt động tổ chuyên môn quyết đònh chất lượng đào tạo của bộ môn mình trong nhà trường. Các năm đầu tiên khi tỉ lệ TN THPT được quan tâm thì tỉ lệ học sinh có điểm trên trung bình môn Anh văn thường bò trường phê bình vì tỉ lệ nầy thường kém hơn các môn khác,mặc dù nỗ lực giảng dạy của giáo viên không hề nhỏ và tỉ lệ nầy không thấp lắm so với mặt bằng chung của cả tỉnh. Với các biện pháp chỉ đạo chuyên môn của BGH, chúng tôi cũng đôi lúc gặp khó khăn.Vấn đề họp khối được qui đònh tối thiểu 2 tuần /1 lần để trao đổi chuyên môn, giáo viên ngại mất thời gian. Trong cuộc họp giáo viên ngại trao đổi ý kiến, sợ không đi đến thống nhất nội dung. Nhưng qua thực tiễn,với sự quyết tâm nâng cao chất lượng, giáo viên cần chủ động khi họp. Giáo viên ít kinh nghiệm sẽ trao đổi, học tập giáo viên dạy lâu năm nòng cốt chuyên môn, nhiệt tình hướng dẫn. Đây là một trong các biện pháp nâng cao chuyên môn hữu hiệu. Thực hiện đề kiểm tra chung với ma trận đề được thống nhất có nhiều ưu điểm. Đề kiểm tra tổng hợp được tất cả các đề của giáo viên dạy cùng khối, kiến thức kiểm tra đa dạng, phong phú, tránh được chủ quan khi chỉ chọn một đề của một giáo viên trong khối, tránh được tiêu cực của việc dạy thêm học thêm. Học sinh được kiểm tra kiến thức một cánh công bằng trên mặt bằng chung của lượng kiến thức đã học.Tồn tại có thể có là tính bảo mật của đề kiểm tra, giáo viên không nộp đề kiểm tra vì ỷ lại các giáo viên khác đã nộp đề, do đó Ban giám hiệu cần có kiểm tra và phê bình kòp lúc các nội dung vi phạm. Ngoài ra với chương trình giảng dạy đã ổn đònh trường có thể lập ngân hàng đề kiểm tra và Ban giám hiệu có thể tự thiết kế đề kiểm tra cho từng môn theo yêu cầu chung về việc ra đề kiểm tra đã thông báo. Nội dung ôn thi tốt nghiệp cần có sự đầu tư để đảm bảo đầy đủ kiến thức cơ bản cần thiết, tránh soạn quá sơ sài hoặc quá rộng đều không phù hợp. Yếu tố quan trọng nhất vẫn là con người. Nêú không có năng lực, không có sự nhiệt tình, không có ý thức học tập tự nghiên cứu dể nâng cao tay nghề, không có sự thân thiện với học sinh thì không thể nào có kết quả giảng dạy tốt được. Nếu học sinh không tích cực học tập, không có ý thức vươn lên thì không thể nào giảm tỉ lệ học sinh học yếu kém, tăng tỉ lệ học sinh khá giỏi lên được. Ban giám hiệu cần hỗ trợ các biện pháp cần thiết để giáo viên dạy tốt. Trên đây là một số biện pháp tổ bộ môn đã thực hiện, bước đầu có hiệu quả qua nhiều năm học. Quản lí tổ bộ môn còn đòi hỏi nhiều nội dung khác để chất lượng bộ môn được nâng cao. Đề nghò các thầy cô góp ý thêm. . tốt. Trên đây là một số biện pháp tổ bộ môn đã thực hiện, bước đầu có hiệu quả qua nhiều năm học. Quản lí tổ bộ môn còn đòi hỏi nhiều nội dung khác để chất lượng bộ môn được nâng cao các biện pháp trên, chúng tôi cho rằng có thể áp dụng cho các tổ chuyên môn khác để quản lí hồ sơ tốt và đạt được chất lượng giảng dạy ngày càng cao hơn. Để quản lí tổ chuyên môn. của môn học. Với nhiệm vụ của tổ chuyên môn như trên, vai trò của tổ chuyên môn góp phần quan trọng trong việc quyết đònh kết quả giảng dạy cuối năm của bộ môn mình. Bộ môn

Ngày đăng: 20/12/2014, 07:17

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan