nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm gỗ việt nam trên thị trường nhật bản

84 534 1
nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm gỗ việt nam trên thị trường nhật bản

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu, Việt Nam đang thực hiện chuyển đổi và đã thu được những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội quan trọng, được cả cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao. Trong quá trình hội nhập, Việt Nam cũng đang cố gắng phát huy tiềm năng, nội lực để sản xuất ra những mặt hàng chủ lực có khả năng cạnh tranh trên thương trường quốc tế. Đặc biệt, trước và sau khi gia nhập WTO, xuất khẩu đồ gỗ đã có những bứt phá ngoạn mục, vươn lên vị trí thứ 5 chỉ đứng sau dầu thô, dệt may, giày dép và thủy sản và chính thức trở thành thành viên của “câu lạc bộ tỉ đô”. Và hiện nay Việt Nam đứng thứ 4 ở khu vực Đông Nam Á về xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ. Việt Nam đã và đang nổi lên như một quốc gia xuất khẩu gỗ đầy tiềm năng trong khu vực và trên thế giới, thu hút sự quan tâm của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp cũng như báo giới. Nhờ khai thác lợi thế so sánh về giá nhân công rẻ, vị trí địa lý, đất đai hết sức thuận lợi cũng như thể hiện sự khéo léo, tinh tế, nét văn hóa truyền thống trên từng sản phẩm mà người tiêu dùng ngày càng ưa thích các sản phẩm gỗ của Việt Nam, đặc biệt là người dân Nhật Bản. Nhật Bản là đối tác kinh tế lớn thứ ba thế giới và hiện đang là đối tác thương mại lớn thứ tư của Việt Nam. Hàng năm, Nhật Bản nhập khẩu khối lượng hàng hóa trị giá khoảng 500 tỷ USD trong đó nhập từ Việt Nam 7,7 tỷ USD (2010) chiếm khoảng 11-16% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. Hơn nữa giữa Nhật Bản và Việt Nam lại gần gũi về mặt địa lý và có những nét tương đồng về văn hóa, điều này càng tạo nhiều thuận lợi cho Việt Nam có thể tăng cường xuất khẩu sang Nhật Bản đáp ứng nhu cầu ngoại tệ mạnh, cho nhập công nghệ nguồn và thu hút đầu tư trực tiếp từ Nhật Bản vào nước ta. Nhu cầu về đồ gỗ của thế giới nói chung và thị trường Nhật Bản – thị trường tiêu thụ khổng lồ của châu Á nói riêng – ngày càng tăng, mở ra một cơ 1 hội lớn cho ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam. Bên cạnh cơ hội lớn, chúng ta cũng đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và thách thức. Trong điều kiện toàn cầu hóa và quốc tế hóa đời sống kinh tế thế giới ngày càng sâu sắc hiện nay, cạnh tranh xuất khẩu nói chung và xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản nói riêng ngày càng mạnh mẽ và quyết liệt. Những mặt hàng mà chúng ta có lợi thế xuất khẩu sang Nhật Bản thì cũng chính là những mặt hàng mà nhiều nước và khu vực trên thế giới, nhất là các nước trong ASEAN và Trung Quốc có điều kiện thuận lợi để xuất sang thị trường này. Trước bối cảnh cạnh tranh xuất khẩu ngày càng gay gắt và những yêu cầu khắt khe về nhập khẩu, đồ gỗ Việt Nam xuất sang thị trường Nhật Bản thời gian qua tuy đã có nhiều thành tựu, nhưng cũng bộc lộ rõ những yếu kém và hạn chế trong phát huy những tiềm năng và lợi thế của đất nước để duy trì và mở rộng thị phần trên thị trường nhập khẩu lớn nhất nhì thế giới này. Chính vì vậy, việc nghiên cứu và tìm ra những giải pháp góp phần nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm gỗ Việt Nam trên thị trường thế giới nói chung và thị trường Nhật Bản nói riêng là vô cùng quan trọng, cần thiết và cấp bách hiện nay. Xuất phát từ tính cấp thiết trên được đặt ra trong thực tiễn, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm gỗ Việt Nam trên thị trường Nhật Bản” làm chuyên đề thực tập. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài Đề tài được nghiên cứu nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm gỗ Việt Nam trên thị trường Nhật Bản. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Để thực hiện được mục đích trên, đề tài cần thực hiện các nhiệm vụ sau đây: - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về sức cạnh tranh của hàng hóa và sự cần thiết phải nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm gỗ Việt Nam trên thị trường Nhật Bản. - Phân tích thực trạng cạnh tranh và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm 2 gỗ Việt Nam trên thị trường Nhật Bản, từ đó rút ra những ưu điểm và hạn chế cũng như những nguyên nhân của những hạn chế đó trong việc nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm gỗ Việt Nam trên thị trường Nhật Bản. - Nghiên cứu định hướng của Việt Nam trong xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Nhật Bản, dự báo những lợi thế, bất lợi của sản phẩm gỗ Việt Nam trên thị trường Nhật Bản, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa diễn ra gay gắt như hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là sức cạnh tranh của sản phẩm gỗ Việt Nam trên thị trường Nhật Bản. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: bài viết tập trung nghiên cứu sức cạnh tranh của sản phẩm gỗ Việt Nam trên thị trường Nhật Bản - Về thời gian: giai đoạn từ năm 2000-2010 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng các phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm phương pháp luận. Đồng thời, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích tổng hợp cũng được sử dụng để luận giải các vấn đề lý luận và thực tiễn. 5. Kết cấu của đề tài Ngoài các phần như lời nói đầu, kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo, phụ lục, đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Lý luận chung về sức cạnh tranh của hàng hóa và sự cần thiết nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm gỗ Việt Nam trên thị trường Nhật Bản Chương 2: Thực trạng cạnh tranh và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm gỗ Việt Nam trên thị trường Nhật Bản Chương 3: Phương hướng và một số giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm gỗ Việt Nam trên thị trường Nhật Bản 3 Chương 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ SỨC CẠNH TRANH CỦA HÀNG HOÁ VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM GỖ VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CẠNH TRANH 1.1.1. Khái niệm cạnh tranh Khái niệm cạnh tranh từ lâu đã được rất nhiều nhà kinh tế học của các trường phái kinh tế khác nhau quan tâm và nghiên cứu trên nhiều góc độ với phạm vi và cấp độ khác nhau. Theo cuốn từ điển kinh doanh của Anh (1992): "Cạnh tranh là sự ganh đua, kình địch giữa các nhà kinh doanh trên thị trường nhằm giành cùng một loại tài nguyên sản xuất hoặc cùng một loại khách hàng về phía mình". Còn trong đại từ điển tiếng Việt: "Cạnh tranh là sự tranh đua giữa những cá nhân, tập thể có chức năng như nhau nhằm giành phần hơn, phần thắng về mình". Theo từ điển Thuật ngữ kinh tế học: "Cạnh tranh là sự đối lập giữa các cá nhân, tập đoàn hay quốc gia và nó nảy sinh khi hai hay nhiều bên cố gắng giành lấy thứ mà không phải ai cũng có thể giành được". Khi nghiên cứu về chủ nghĩa tư bản, C. Mac đã nhận xét: "Cạnh tranh tư bản chủ nghĩa là sự ganh đua, đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm giành được những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoá để thu được lợi nhuận siêu ngạch". Tuy nhiên, ngày nay cạnh tranh lại được thừa nhận và được coi là môi trường, động lực của sự phát triển. Thế giới đã quan niệm: "Cạnh tranh là cuộc đấu tranh gay gắt, quyết liệt giữa các nhà sản xuất kinh doanh với nhau dựa trên chế độ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất nhằm đạt được những điều kiện sản 4 xuất và tiêu thụ có lợi nhất, đồng thời tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất phát triển". Báo cáo về cạnh tranh toàn cầu đã đưa ra khái niệm cạnh tranh trong phạm vi một quốc gia: "là khả năng của nước đó đạt được những thành quả nhanh và bền vững về mức sống, nghĩa là đạt được các tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao, được xác định bằng thay đổi của tổng sản phẩm quốc nội trên đầu người theo thời gian". Ở Việt Nam, một số nhà kinh tế cho rằng: "Cạnh tranh là vấn đề giành lợi thế về giá cả hàng hoá, dịch vụ và đó là con đường, phương thức để giành lấy lợi nhuận cao cho các chủ thể kinh tế". Tóm lại, cạnh tranh xét về bản chất luôn được nhìn nhận trong trạng thái động và ràng buộc trong mối quan hệ so sánh tương đối. Mọi quan hệ giao tiếp mà các bên tham gia nỗ lực tìm kiếm vị thế có lợi cho mình đều có thể diễn tả trong khái niệm cạnh tranh. Khái niệm cạnh tranh được xem xét đầy đủ trên cả hai mặt: mặt tích cực là tạo động lực cho việc vươn tới một kết quả tốt nhất. Nhưng một khi những kĩ năng này được thể hiện một cách cực đoan, nó có thể dẫn đến một thực trạng tiêu cực với kết quả trái ngược. Cạnh tranh là quá trình kinh tế mà ở đó các chủ thể kinh tế ganh đua nhau, tìm mọi biện pháp, cả nghệ thuật lẫn thủ đoạn để đạt được mục tiêu kinh tế của mình: thường là nhằm chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng cũng như các điều kiện sản xuất, tiêu thụ có lợi nhất, tối đa hoá lợi nhuận. 1.1.2. Phân loại cạnh tranh Cạnh tranh có thể được phân chia thành nhiều hình thức khác nhau theo nhiều cách khác nhau: • Căn cứ vào phạm vi hoạt động ngành kinh tế: - Cạnh tranh trong nội bộ ngành: là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cùng một loại sản phẩm, dịch vụ. 5 - Cạnh tranh giữa các ngành: là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ trong các ngành kinh tế khác nhau. • Căn cứ vào tính pháp lý của cạnh tranh: - Cạnh tranh hợp pháp - Cạnh tranh bất hợp pháp • Căn cứ vào tính chất, mức độ can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế: - Cạnh tranh tự do: là cạnh tranh trong một thị trường hoàn toàn không có sự điều tiết của Nhà nước và pháp luật. - Cạnh tranh có sự điều tiết của Nhà nước: là cạnh tranh được định hướng, được bảo vệ và giới hạn bởi các thể chế, chính trị và pháp luật. • Căn cứ vào mục đích, phương thức cạnh tranh: - Cạnh tranh lành mạnh: là hình thức cạnh tranh trung thực, bằng năng lực vốn có của doanh nghiệp. - Cạnh tranh không lành mạnh: là cạnh tranh bằng các thủ đoạn, công cụ bất hợp pháp. • Căn cứ theo chiến lược cạnh tranh - Cạnh tranh trực diện: là cạnh tranh trực tiếp, công khai giữa các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. - Cạnh tranh không trực diện: Đánh thọc sườn, đánh tập hậu. • Căn cứ vào hình thái cạnh tranh: - Cạnh tranh hoàn hảo: là loại cạnh tranh tự do, theo đó có nhiều công ty vừa và nhỏ tham gia vào thị trường với sản phẩm tương tự nhau về phẩm chất, quy cách, chủng loại, mẫu mã… - Cạnh tranh không hoàn hảo: là loại hình cạnh tranh mà theo đó việc độc quyền sản xuất và tiêu thụ sản phẩm được tập trung vào một hay một vài tập 6 đoàn thống trị như lĩnh vực ô tô, thiết bị viễn thông, dầu khí • Căn cứ vào phạm vi địa lý: - Cạnh tranh trên phạm vi từng quốc gia: Quá trình cạnh tranh này thúc đẩy đổi mới công nghệ, tăng năng suất, hạ giá thành sản xuất, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, góp phần nâng cao sức cạnh tranh chung của sản phẩm trong ngành cũng như của quốc gia khi tham gia vào thương mại quốc tế. - Cạnh tranh trên phạm vi quốc tế: Trên thị trường thế giới, cạnh tranh giữa những nhà sản xuất, xuất khẩu được phân chia theo các mức độ sau: + Cạnh tranh giữa các nhà sản xuất, xuất khẩu thuộc nhóm nước phát triển với nhóm đang phát triển. Đây là sự cạnh tranh gay gắt nhất vì trình độ công nghệ kĩ thuật giữa các bên có sự chênh lệch khá rõ rệt. + Cạnh tranh giữa các nhà sản xuất, xuất khẩu thuộc nhóm nước phát triển với nhau. Đây là quá trình cạnh tranh giữa các nhà sản xuất, xuất khẩu cỡ lớn có khả năng tài chính mạnh và trình độ công nghệ cao. + Cạnh tranh giữa các nhà sản xuất, xuất khẩu thuộc nhóm nước đang phát triển với nhau. Sự cạnh tranh này nhìn chung không có chênh lệch quá lớn về quy mô, khả năng tài chính và trình độ khoa học công nghệ cũng như lợi thế về lực lượng nhân công dồi dào với giá rẻ, tài nguyên thiên nhiên phong phú 1.1.3. Các công cụ cơ bản của cạnh tranh Kinh doanh trong nền kinh tế thị trường không thể tránh khỏi sự cạnh tranh, mà bản chất của cạnh tranh trong kinh doanh là phải tạo ra được ưu thế so với các đối thủ. Muốn vậy, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thường phải sử dụng khéo léo các công cụ cạnh tranh. Đó là:  Cạnh tranh thông qua giá cả 7 Trong thương mại quốc tế, các doanh nghiệp thường đưa ra một giá mức giá thấp hơn giá của các đối thủ cạnh tranh nhằm lôi cuốn khách hàng, qua đó tiêu thụ được nhiều hoá đơn hơn.  Cạnh tranh thông qua sản phẩm Khi thu nhập và đời sống của dân cư ngày càng cao thì phương thức cạnh tranh bằng giá cả thường không hiệu quả và chất lượng sản phẩm sẽ là mối quan tâm của khách hàng.  Cạnh tranh thông qua mạng lưới kênh phân phối Thiết lập mạng lưới kênh phân phối hợp lý hiệu quả sẽ là yếu tố rất có lợi để cạnh tranh. Hàng hoá được cung cấp đúng nơi, đúng lúc, kịp thời đáp ứng nhu cầu khách hàng một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất sẽ tạo được lòng tin uy tín đối với khách hàng và sẽ được khách hàng lựa chọn.  Cạnh tranh thông qua các hoạt động xúc tiến quảng cáo Quảng cáo và xúc tiến bán hàng là những hoạt động nhằm nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá. Quảng cáo là nghệ thuật thu hút khách hàng thông qua các phương thức như in ấn, bưu điện, truyền thanh, báo, phát thanh, thư từ, danh mục hàng hoá và các bản thuyết minh để giới thiệu một cách rộng rãi các loại hàng hoá, các thông tin dịch vụ của doanh nghiệp.  Cạnh tranh thông qua dịch vụ bán hàng Đây là phương thức cạnh tranh hết sức phổ biến trên thị trường quốc tế và có thể thực hiện được trước, trong và sau khi bán hàng tuỳ thuộc vào loại hình kinh doanh. Đó có thể là dịch vụ bán hàng tận nơi cho khách hay dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng, lắp đặt, chạy thử 1.1.4. Các mô hình cạnh tranh 1.1.4.1. Mô hình cạnh tranh của M.Porter 8 Mô hình 5 sức mạnh (the five forces) của Mỉcheal Porter đã xác định mức độ khốc liệt của cạnh tranh trong ngành nhằm giúp doanh nghiệp và nhà đầu tư xác định cơ hội kinh doanh cũng như những đe doạ trong kinh doanh khi quyết định xâm nhập vào một thị trường nhất định. Sơ đồ 1.1: Mô hình 5 sức cạnh tranh của Micheal Porter Nguồn: http://ecvin.net * Nhân tố 1: Đối thủ cạnh tranh Các đối thủ cạnh tranh cũng luôn có những tham vọng, những phương sách, những thủ đoạn như doanh nghiệp đã thực hiện. Sự am hiểu về đối thủ cạnh tranh trực tiếp cho phép sử dụng các thủ thuật phân tích, duy trì các hồ sơ về đối thủ và từ đó có cách ứng xử phù hợp. Khi xem xét về đối thủ cạnh tranh chúng ta cần xem xét hai vấn đề: Cường độ cạnh tranh trong ngành và Phân tích đối thủ cạnh tranh trực tiếp. * Nhân tố 2: Khách hàng Khách hàng là một tác lực có sức mạnh trong môi trường cạnh tranh, sự tín nhiệm của khách hàng có thể là tài sản có giá trị nhất của doanh nghiệp. 9 ĐỐI THỦ TIỀM NĂNG NHÀ CUNG CẤP CÁC ĐỐI THỦ CẠNH TRANH TRONG NGÀNH KHÁCH HÀNG SẢN PHẨM THAY THẾ Khách hàng có quyền lực mua với doanh nghiệp thông qua sức ép giảm giá, giảm khối lượng hàng mua, có quyền đòi hỏi chất lượng và dịch vụ tốt hơn với cùng một mức giá Sức mạnh của khách hàng phụ thuộc 2 yếu tố cơ bản: mức độ nhạy cảm của họ đối với giá và việc mặc cả nợ của họ. * Nhân tố 3: Nhà cung cấp Là người cung cấp các nguồn lực đầu vào cho doanh nghiệp như vật tư, thiết bị, lao động, tài chính nên nhà cung cấp có khả năng chi phối tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. * Nhân tố 4: Các đối thủ tiềm ẩn Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn thường có ưu thế về công nghệ mới, khả năng tài chính và đã nghiên cứu, phân tích, đánh giá và suy xét kĩ lưỡng trước khi gia nhập thị trường Do vậy khi xâm nhập vào ngành, họ sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh vô cùng nguy hiểm, với khả năng mở rộng sản xuất và chiếm lĩnh thị trường của các doanh nghiệp hiện tại. * Nhân tố 5: Các sản phẩm thay thế Sản phẩm thay thế là loại sản phẩm khác có thể thoả mãn tương tự nhu cầu khách hàng nhưng nó lại có sự khác biệt và sức cạnh tranh cao hơn. Chính vì vậy, nó là nhân tố đe doạ làm mất thị trường và lợi nhuận của doanh nghiệp. 1.1.4.2. Mô hình cạnh tranh SWOT Phương pháp phân tích SWOT phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, hiểm hoạ và đưa ra các phương án phối hợp các điểm mạnh, điểm yếu với các nguy cơ và cơ hội thích hợp nhằm mục đích: - Phối hợp S/O: phối hợp các điểm mạnh với các cơ hội của doanh nghiệp. Điều quan trọng là doanh nghiệp sử dụng các điểm mạnh của mình nhằm khai thác các cơ hội. - Phối hợp S/T: phối hợp các điểm mạnh với các nguy cơ của doanh 10 [...]... thực trạng cạnh tranh và sức cạnh tranh của sản phẩm gỗ Việt Nam trên thị trường Nhật Bản cũng như để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm gỗ Việt Nam trên thị trường này thì việc nắm được những thông tin chung nhất về thị trường gỗ Nhật Bản với các quy định của thị trường và hệ thống phân phối là vô 28 cùng quan trọng và cần thiết 2.2.1.1 Khái quát về thị trường gỗ Nhật Bản Nhật Bản sau chiến tranh thế... Đông Nam Á và cả các nước xuất khẩu gỗ cao cấp từ châu Âu Vì vậy, việc nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm gỗ Việt Nam trên thị trường Nhật Bản là vô cùng cần thiết trong bối cảnh như hiện nay Nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm gỗ Việt Nam trên thị trường Nhật Bản có vai trò sau: • Góp phần quan trọng trong việc phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế • Củng cố và nâng cao uy tín của sản phẩm gỗ Việt. .. sức cạnh tranh của sản phẩm gỗ xuất khẩu Việt Nam trên thị trường Nhật Bản thì bên cạnh việc phân tích đối thủ cạnh tranh, quan hệ cung cầu trên thị trường, việc nghiên cứu thực trạng hoạt động của xuất khẩu sản phẩm gỗ chế biến Việt Nam sang thị trường Nhật Bản trong thời gian qua là vô cùng cần thiết 2.2.1 Về thị trường gỗ Nhật Bản Nhật Bản là thị trường rộng lớn nhưng tính cạnh tranh rất cao do lượng... nhất của doanh nghiệp Nó là nền tảng cho việc nâng cao uy tín và thương hiệu nhà sản xuất, điều này gắn liền với khả năng nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá 1.3 SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM GỖ VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN Khu vực hoá, quốc tế hoá là khuynh hướng chủ yếu của thế kỷ XXI, chấp 16 nhận mở hoà nhập vào thị trường quốc tế là chấp nhận xu hướng cạnh tranh. .. phần nâng cao thu nhập cho một số lượng lớn lao động liên quan đến ngành chế biến gỗ xuất khẩu từ đó tạo động lực cho phát triển kinh tế 19 Chương 2 THỰC TRẠNG CẠNH TRANH VÀ NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM GỖ VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN 2.1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU CỦA NGÀNH GỖ VIỆT NAM 2.1.1 Đặc điểm ngành chế biến gỗ xuất khẩu của Việt Nam Những đặc điểm cơ bản của ngành... biến gỗ xuất khẩu nói chung và ngành chế gỗ xuất khẩu Việt Nam nói riêng là một trong những vấn đề quan trọng trong việc phân tích thực trạng cạnh tranh và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm gỗ Việt Nam trên thị trường Nhật Bản Trước hết phải kể đến những đặc điểm cơ bản chủ yếu của ngành chế biến gỗ xuất khẩu: - Nhu cầu về sản phẩm gỗ rất đa dạng Rừng từ lâu đã gắn bó với con người và sản phẩm gỗ. .. mại Việt Nam - Nhật Bản đã có những bước phát triển khá tốt đẹp trong thời gian qua Nhật Bản luôn là một trong những thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với các mặt hàng như dầu thô, cà phê, chè, hải sản, giày dép, hàng dệt may và sản phẩm chế biến gỗ trong đó sản phẩm gỗ chiếm 20% kim nhập nhập khẩu gỗ của Nhật Bản Và để đánh giá một cách sâu sắc được thực trạng cạnh tranh và nâng cao sức cạnh. .. cao sức cạnh tranh của sản phẩm gỗ Việt Nam Thực tế trong thời gian qua sản phẩm gỗ Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất vào 3 thị trường Mỹ, EU và Nhật Bản Sự gần gũi về địa lý, nét tương đồng về văn hoá và sức tiêu thụ khổng lồ tại Á Châu là những yếu tố để chúng ta quan tâm đến thị trường Nhật Bản Nhật Bản là nước phát triển, thu nhập bình quân người dân cao, nhu cầu tiêu dùng đa dạng được đánh giá là thị. .. vững nền kinh tế • Củng cố và nâng cao uy tín của sản phẩm gỗ Việt Nam trên thị trường thế giới Nhật Bản là một thị trường rất khó tính và yêu cầu rất khắt khe về chất lượng sản phẩm Khi sản phẩm gỗ của nước ta cạnh tranh được trên thị trường Nhật Bản thì đương nhiên được các thị trường khác công nhận, từ đó uy tín được nâng cao • Nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu, gia tăng doanh số cho xuất khẩu... sang các nước thị trường của người tiêu dùng Hiện nay sản phẩm gỗ Việt Nam đã xuất khẩu sang 120 quốc gia với giá cả hợp lý và chất lượng vừa phải, hợp với thị hiếu của người tiêu dùng Những thị trường lớn của Việt Nam là Hoa Kỳ (chiếm 38-41%), EU (chiếm 28-44%) và Nhật Bản (chiếm 12-15%) thị phần giá trị sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam (Nguồn: Báo cáo tổng hợp quy hoạch chế biến gỗ Việt Nam đến năm . thiết nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm gỗ Việt Nam trên thị trường Nhật Bản Chương 2: Thực trạng cạnh tranh và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm gỗ Việt Nam trên thị trường Nhật Bản Chương. về sức cạnh tranh của hàng hóa và sự cần thiết phải nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm gỗ Việt Nam trên thị trường Nhật Bản. - Phân tích thực trạng cạnh tranh và nâng cao sức cạnh tranh của sản. nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm gỗ Việt Nam trên thị trường Nhật Bản 3 Chương 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ SỨC CẠNH TRANH CỦA HÀNG HOÁ VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM GỖ

Ngày đăng: 19/12/2014, 20:46

Mục lục

  • Ma trận SWOT

    • Nguồn: http://vi.wikipedia.org

      • Trong đó: S - Thị phần của mặt hàng x của quốc gia i

      • R - Doanh thu của một mặt hàng của quốc gia i

        • Môi trường chính trị - pháp luật

        • Môi trường tự nhiên - văn hoá xã hội

        • 2.2.2. Tình hình xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam vào thị trường Nhật Bản

        • Nguy cơ - T

        • Điểm yếu - W

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan