ĐỀ TÀI: Nghiên cứu động thái một số chỉ tiêu sinh lý hoá sinh theo tiến trình sinh trưởng, phát triển

88 460 1
ĐỀ TÀI: Nghiên cứu động thái một số chỉ tiêu sinh lý hoá sinh theo tiến trình sinh trưởng, phát triển

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Cây Chuối (Musa paradisiaca L.) thuộc họ chuối (Musaceae) họ thực vật hạt kín, lớp 1 lá mầm. Thân thảo lá rất to, hình bầu dục, có bẹ lá ôm nhau thành thân giả: cao 3- 4 m. Cụm hoa dạng bông thẳng hoặc treo, nhô ra từ bẹ lá có nhiều bó hoa hẹp bao bằng lá bắc to có màu. Hoa đối xứng bên, lưỡng tính hoặc đơn tính, hoa cái tạo thành quả thường ở phần gốc của trục chung. Đài dính liền với 2 cánh và có cánh môi trong 6 nhị có 1 nhị lép, bao phấn 3 ô bầu hạ 3 ô, mọc nhiều noón, đớnh noón trung trụ. Quả mọng dài, hạt có nội nhũ bột, có 2 chi khoảng 70 loài. Cây chuối có nguồn gốc ở Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Chuối trồng chủ yếu ở các nước nhiệt đới, nhiều nhất là ở châu Á và Trung Mỹ, trong đó đáng kể là Philippines, Malaysia, Trung Quốc (Đảo Hải Nam), Việt Nam, Panama, Hawaii… Trên thế giới chuối là một trong số cây ăn quả được trồng nhiều nhất, cùng với cam quít, nho, táo, bom. Năm 1978, các nước nhập chuối tới 7,5 triệu tấn, trong khi nhập cam quít 5,4 triệu tấn, bom 3,6 triệu tấn, nho 1,46 triệu tấn, dứa 0,54 triệu tấn. Chứng tỏ chuối được con người ưa chuộng và trao đổi rất nhiều. Ở Việt Nam, chuối được trồng ở mọi nơi vì chuối dễ trồng có thể sống trên nhiều loại đất và lại có nhiều dinh dưỡng vì thế trồng chuối thu được lợi ích kinh tế cao, nên việc trồng chuối được nông dân rất quan tâm. Chuối là cây ăn trái cung cấp nhiều năng lượng, chứa nhiều chất đường bột, các loại vitamin dễ tiêu hoá ngoài ra thân và bẹ lá chuối đều có công dụng đối với cuộc sống của con người. Chuối không chỉ dùng để ăn tươi mà cũn có thể làm nguyên liệu chế biến các sản phẩm như chuối sấy khô, làm mứt chuối. 2 Trong y học dõn gian, chuối cũn được dùng để trị một số loại bệnh như sạn mật, loét dạ dày tá tràng, huyết áp…[21] Hà Nội là thủ đô của cả nước, diện tích đất cho trồng trọt là rất hạn hẹp vì vậy người dân khu vực ngoại thành có thể tận dụng đất để trồng chuối thu được sản phẩm quả có giá trị kinh tế và dinh dưỡng. Loại chuối mà được người dân ưa thích hơn cả đó là giống chuối tây quả có đặc điểm vỏ mỏng, quả vị ngọt đậm, thơm. Để bổ sung kiến thức về giá trị của quả chuối tõy tụi quyết định thực hiện đề tài “Nghiên cứu động thái một số chỉ tiêu sinh lý hoá sinh theo tiến trình sinh trưởng, phát triển của quả chuối tây tại huyện Thanh Trì – Hà Nội” . 2. Mục đích của đề tài - Theo dõi động thái sinh trưởng của quả chuối tây trồng tại huyện Thanh Trì Hà Nội từ lúc hình thành đến khi quả chín. - Định tính và định lượng thành phần dinh dưỡng trong thịt quả qua các pha sinh trưởng phát triển từ đó rút ra quy luật chuyển hóa sinh lí, hóa sinh các chất dinh dưỡng từ khi quả non đến khi quả chín. - Xác định phẩm chất của quả chuối và thời gian chín sinh lí thực sự của quả. Đề tài của chúng tôi cũng mong muốn giúp người nông dân hiểu rõ hơn về giá trị của quả chuối tõy và tiến trình sinh trưởng phát triển của nó để có biện pháp chăm sóc cây phù hợp nhằm đạt năng suất cao, ổn định; đề xuất thời điểm thu hoạch phù hợp với việc bảo quản, vận chuyển; đảm bảo giá trị dinh dưỡng và giá trị thương phẩm cao nhất. Vì quả chuối sau khi thu hái vẫn tiếp tục chín và hô hấp mạnh, chuối thuộc loại quả có hô hấp tuổi khủng hoảng[39]. Quả chuối khi chớn thỡ mềm dễ dập nát khó khăn cho việc vận chuyển và nhanh chóng bị giảm chất lượng và giá trị thương phẩm gây trở ngại cho việc tiêu thụ sản phẩm. 3 PHẦN NỘI DUNG Chương I TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Đặc điểm sinh học của cõy chuối 1.1.1. Nguồn gốc phân loại Cây chuối có tên khoa học là: Musa paradisiaca L [2] Thuộc chi: Musa Họ: Musaceae Bộ: Gừng (Zingiberales) Chuối có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới ở Đông Nam Á và Úc. Ngày nay, nó được trồng khắp vùng nhiệt đới. Chuối được thuần hóa ở Đông Nam Á. Ở Việt Nam có khoảng 15 loài chia làm 2 chi Ensete và Musa. Số loài là thế nhưng chỉ loài chuối ăn quả thông thường có số lượng giống khá nhiều: chuối già, chuối xiêm, chuối lá, chuối cao, chuối tiêu, chuối cơm, chuối ngự Song giống chuối có giá trị kinh tế chỉ có vài giống, thực tế có ba nhóm giống phổ biến là chuối tiêu, chuối tây và chuối ngự [2, 33]. * Chuối tiêu (chuối già) Nhóm chuối tiêu gồm hầu hết những giống được bán trên thị trường thế giới. Những giống chuối tiêu thuộc nhóm này, tuỳ theo chủng loại, có đặc tính khác nhau về chiều cao và thời gian sinh trưởng. Ở Việt Nam, trồng loài lùn cao và lùn thấp, sức chống bệnh tốt hơn. Giống này có năng suất cao, chất lượng tốt, chịu rét tốt. Khi chuối chín bột chuyển hết thành đường nên ăn dễ tiêu [22]. * Chuối tây (chuối sứ, chuối xiêm) Nhóm chuối tây nói chung có quả to nhưng ngắn, vỏ mỏng, thẳng, không cong cong như chuối tiêu. Chuối tây mọc khoẻ, hơn chuối tiêu ở mặt 4 chịu hạn, chịu úng, chịu đất xấu và chống bệnh. Giá trị về cung cấp năng lượng ở chuối tây cao hơn chuối tiêu, nhiều bột hơn [22]. * Chuối ngự (chuối cau) Loại chuối này nhỏ trái, nhỏ buồng, có hương vị thơm, ngọt nhưng năng suất thấp Hiện nay ba giống chuối tiêu, chuối tây và chuối ngự được trồng phổ biến nhất và cũng là ba giống được thị trường chấp nhận, có nhiều tiềm năng xuất khẩu nếu như công nghệ mới về cải thiện giống, kỹ thuật trồng trọt và công nghệ sau thu hoạch được đầu tư và thực hiện nghiêm túc. Đặc trưng sinh trưởng, phát triển của buồng và quả chuối, ngoài bản chất di truyền còn phụ thuộc vào điều kiện sống do vậy cần xem xét khái quát điều kiện sinh thái và đặc điểm sinh học chung của cây chuối trước khi đi sâu phân tích quá trình chín của quả. 1.1.2. Đặc điểm hình thái của cây chuối Ước tính có khoảng 300 giống chuối hiện được trồng trên thế giới. Mặc dầu, số lượng giống chuối là nhiều như vậy nhưng về mặt hình thái chúng đều có cấu tạo cơ bản giống nhau. 1.1.2.1. Rễ chuối Rễ chuối là rễ chùm, nhỏ và mềm. Rễ chuối sơ cấp của cây con trồng bằng hạt thường chết sớm và được thay thế bằng hệ thống rễ hữu hiệu. Cây chuối con trồng bằng thân ngầm có hệ thống rễ hữu hiệu ngay từ những rễ đầu tiên. Rễ chuối phát sinh từ hệ thống mạch tiếp giáp giữa vỏ thân ngầm và rễ trụ. Lá Thân giả Lá Thân giả 5 Các rễ cái thường mọc thành từng nhóm 3 đến 4 rễ ở bề mặt rễ trụ của thân ngầm chuối, trước tiên có màu trắng và hơi mềm sau đó trở nên cứng. Đường kính rễ cái từ 5 – 10 mm. Số lượng rễ thay đổi tùy theo tình trạng sinh trưởng của cây, thân ngầm chuối khoẻ có khoảng 200 đến 300 rễ cái còn sống ở cây mẹ. Từ lúc trồng đến khi chết cây chuối có tổng cộng khoảng 600 – 800 rễ cái. Trong điều kiện thuận lợi, mỗi ngày rễ cái có thể vươn dài 2 - 4,2 cm. Chúng thường mọc nhiều ở phần trên thân ngầm, phớa dưới chỗ tiếp giáp với bẹ lá, từ vị trí này chúng phát triển theo hướng nằm ngang trong tầng đất mặt, các rễ cái mọc ra ở phần dưới của thân ngầm thường có khuynh hướng mọc theo chiều thẳng đứng. Tuy nhiên, không có sự khác biệt rõ ràng giữa hai loại rễ này. Rễ cái có thể phát triển dài 5 – 10 cm và sâu 75 cm, đôi khi xuống sõu hơn 1,2 m. Rễ cái mọc nhiều nhất từ tháng thứ năm sau khi trồng. Từ các rễ cái sẽ mọc ra nhiều rễ nhánh ngang có đường kính nhỏ hơn rễ cái, từ 1 – 2 mm, dài tối đa khoảng 15 cm, mỗi ngày vươn dài khoảng 1 – 2 cm. Rễ nhánh ngang có nhiều lông để hút nước và dưỡng liệu nuụi cõy, nờn thường được gọi là rễ dinh dưỡng[31]. Rễ nhánh ngang thường mọc cạn trong tầng đất từ 15 – 30 cm và mọc ở phần cuối của rễ cái, vì vậy khi bón phân không nên bón gần gốc [31]. 1.1.2.2. Thân chuối Cây chuối là loài thân thảo lớn nhất. Chuối là loại cây có thân ngầm, nông dõn gọi là củ chuối. Bộ phận quen gọi là thân chỉ là một thân giả do các bẹ lá cấu tạo thành. Toàn bộ cây cao trung bình khoảng 3 - 5 m, có giống như chuối sáp cao tới 10 m. Từ thân chính (thân ngầm) mọc lên thân giả và rễ. Thân ngầm chuối hay còn gọi là thân thật nằm dưới mặt đất, khi phát triển đầy đủ có thể đạt đến đường kớnh 30 cm. Phần bên ngoài chung quanh thân ngầm được bao phủ bởi những vết sẹo từ bẹ lỏ cú dạng tròn. Ở đáy mỗi bẹ lá đều có một chồi mầm nhưng chỉ 6 có các chồi ở phần giữa đến ngọn thân ngầm là phát triển được, có khuynh hướng mọc trồi dần lờn. Cỏc sẹo bẹ lá mọc rất gần nhau làm thành khoảng cách lóng rất ngắn. Phần mô phân sinh ở ngọn thân ngầm cho ra cỏc lỏ chuối ngay từ khi cõy cũn nhỏ. Khi cây trưởng thành, điểm sinh trưởng ở thân ngầm chuối chuyển hoá thành một hoa. Trước tiên, thân thật bị thu hẹp từ 30 cm xuống còn 5 -8 cm, sau đó vươn dài ra khỏi thân giả cùng với một buồng hoa. Phần bên trong thân ngầm chuối gồm 2 vựng chớnh là trục trung tâm và vỏ thân ngầm. Sau khi tách khỏi cây mẹ, thân ngầm chuối phát triển theo chiều ngang ít đi, các chồi mầm nhanh chóng phát triển lên khỏi mặt đất thành lập một thân mới gọi là thân giả. Thân giả cao từ 2 -8 cm tùy giống, được hình thành do các bẹ lá ốp sát vào nhau. Màu sắc thân giả thay đổi tùy giống. 1.1.2.3. Lá chuối Đặc điểm chung của lá chuối là lá lớn, mọc xen. Từ khi trồng đến khi đốn cây, cây chuối mọc ra chừng khoảng 60 – 70 lá. Các loại lỏ trờn cõy gồm có:- Lá vảy: Mọc trên chồi lỳc cũn nhỏ, chỉ có bẹ và gân lá. - Lỏ mỏc: Lỏ cú bẹ với phiến lá rất nhỏ, hình lưỡi mác. - Lá mo (lá bắc): Mọc trên phát hoa (cùi buồng) và trên buồng hoa (bắp chuối). - Lá cờ: Chỉ có một lá cờ, xuất hiện báo hiệu cây sắp trổ hoa. Phiến lá to, ngắn, cuống lá rất rộng. - Lá bàng: Là loại lỏ chính của cây, cấu tạo gồm bẹ lá, cuống lá, phiến lá với gõn chớnh và cỏc gõn phụ. - Đọt xì gà: Là giai đoạn phiến lá chưa nở ra, vẫn còn cuộn tròn. * Bẹ lá: Mọc từ thân ngầm, vươn dài ra trên mặt đất. Cắt ngang bẹ thấy có dạng hình lưỡi liềm giữa phình to 2 -3 cm, mỏng dần về hai bên. Trong bẹ có 7 những lỗ hổng to chứa đầy không khí, chiếm gần hết diện tích với các vách ngăn là cỏc bó mạch dẫn. Khi bẹ lỏ phớa ngoài già, sẽ bị các bẹ non bên trong nong ra làm dạng lưỡi liềm của thân bẹ càng mở rộng [31]. Trờn thân giả, các bẹ lá xếp thành vòng xoắn ốc chênh nhau một góc từ 150 – 170 0 . Chân bẹ mở rộng bao quanh thân ngầm, khi chết để lại sẹo bị suberin hóa. Ngoài việc đếm lá còn xanh để biết chuối mọc nhanh hay chậm, việc quan sát các bẹ chuối mà phiến lá đó khụ sẽ biết chuối mọc mạnh hay yếu. Ở các cây chuối mọc nhanh thì các bẹ này có khuynh hướng tỏch nghờng ra khỏi thân giả. Bẹ dính sát vào thân khi cây mọc yếu. Bẹ lá thường sống lâu hơn phiến, mọc theo hình xoắn ốc, dài tối đa 30 cm mỗi ngày. * Phiến lá: Rất rộng, mọc đối xứng qua gõn chớnh, phiến lá dày 0,35 – 1 mm, cú cỏc gõn phụ song song nhau và thẳng gốc gõn chớnh. Tùy giống mà gân phụ nổi rõ lên hay không. Trước khi trổ, lá chuối cuốn lại còn gọi là đọt xì gà, khi trổ thì phiến bên trái mở ra trước. Khi nhiệt độ trên 25 0 C với đầy đủ nước và dinh dưỡng, đọt xì gà có thể vươn dài 17 cm/ngày (phát triển mạnh nhất vào ban đêm). Khi điều kiện thời tiết thuận lợi thì khoảng năm đến chín ngày sẽ nở ra một lá (giống Naine và Poyo), tám đến mười một ngày ở giống Gros Michel. Nhiệt độ thấp sẽ kéo dài thời gian nở lá, ở nhiệt độ dưới 16 0 C thỡ lỏ không nở được, ở 25 0 C lá nở bình thường. Chiều dài phiến lá thường thay đổi nhiều hơn chiều rộng. Kích thước phiến lá còn tùy thuộc các thời kì tăng trưởng của cây chuối, chất dinh dưỡng, các yếu tố khí hậu (nhất là nhiệt độ) [31]. Một cây chuối đang phát triển tốt thường có khoảng mười đến mười lăm lá bàng, trong đó 4 – 5 lỏ trờn ngọn là quang hợp mạnh nhất. Nếu chuối mọc thật tốt thì có thể có hai mươi lá bàng. Khi buồng quả sắp chớn thỡ số lá bàng còn độ 6 – 8 lỏ trờn cõy. Như vậy, khi chưa có buồng một cây chuối cần có khoảng mười lá xanh mới xem là sinh trưởng tạm được. Ở nước ta, 8 chuối trồng ít khi đạt được số lá nói trên vì mức độ thâm canh thường thấp, sâu bệnh nhiều [31] * Cuống lá: Đỉnh bẹ hẹp dần và dầy lên tạo thành cuống lỏ, cỏc bú sợi trong bẹ xếp chặt hơn nhưng vẫn còn các lỗ thông khí. Cuống lá thường dai chắc để mang nổi phiến lá. Cuống của lá càng mọc sau thì càng dài ra hơn. Khoảng cách giữa hai cuống lỏ trờn thõn giả gọi là lóng giả, lóng càng ngắn càng biểu hiện cây mọc kém. Phiến lá chuối lớn dần mãi cho đến khi chuối sắp trổ buồng. Gõn chính: Là nơi cuống lá kéo dài và nhỏ dần có mang phiến lá hai bên. Ở phần gõn chớnh cú một tầng tế bào đặc biệt để trương nước. Chuối thiếu nước thì sẽ héo và phiến lá uốn cong vào ở tầng này để giảm bớt sự thoát hơi nước. Thời gian một lá chuối sống từ khi nở đến khi khô là 100 – 200 ngày tùy điều kiện dinh dưỡng và sâu bệnh [31]. 1.1.2.4. Hoa chuối và quả chuối * Hoa chuối: Cụm hoa dạng bông thẳng hoặc treo, nhô ra từ bẹ lá có nhiều bó hoa hẹp bao bằng lá bắc to có màu. Hoa đối xứng bên, lưỡng tính hoặc đơn tính, hoa cái tạo thành quả thường ở phần gốc của trục chung. Đài dính liền với 2 cánh và có cánh môi, trong 6 nhị có 1 nhị lép, bao phấn 3 ô, bầu hạ 3 ô, chứa nhiều noón, đớnh noón trung trụ. Có rất nhiều hoa trong một buồng, có thể lên tới 19 ngàn hoa. Trên buồng, hoa mọc thành từng 9 chùm (nải hoa) trờn chóp của thân ngầm, theo đường xoắn ốc. Hoa sắp thành hai hàng tạo thành nải chuối. Những chùm hoa mọc sau có số hoa ít dần và kích thước cũng nhỏ dần. Hoa cỏi có núm và vòi nhụy lớn, cánh hoa thường có màu trắng chia thành năm khía ở đỉnh, nhị đực không có túi phấn. Hoa đực cú noón thoái hóa, vòi nhụy nhỏ và nhị đực có bao phấn, nhưng ở các giống trồng trọt thì ít khi bao phấn chứa phấn hoa. Một ngày sau khi nở, hoa đực rụng. Hoa cái không có tầng tế bào rụng ở đáy noón nờn không rụng. Đầu núm nhụy hoa cái có mật hoa để thu hút ong, bướm, kiến. * Quả chuối: Quả chuối ra thành nải treo, mỗi tầng (gọi là nải) có tới 20 quả, và mỗi buồng có 3–20 nải. Buồng chuối nặng 30–50 kg. Một quả trung bình nặng 125 g, trong số đó vào khoảng 75% là nước và 25% là chất khô. Mỗi quả riêng có vỏ dai chung quanh thịt mềm ăn được. Trong cùng một nải cũng có sự khác biệt về kích thước quả. Quả ở hàng trên lớn hơn ở hàng dưới. Sự khác biệt này lớn nhất ở nải thứ nhất (15%) và giảm dần đến nải cuối cùng thì không có sự khác biệt nữa. Kích thước trung bình của quả giảm dần từ nải thứ nhất đến nải cuối và thường quả nải cuối chỉ đạt 55 – 60% so với nải thứ nhất [31]. 1.1.3. Đặc diểm sinh thái của cây chuối Nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp 20 – 25 o C. Ở miền Bắc nước ta mùa đông nếu nhiệt độ xuống dưới 15 o C nhiều ngày, đó cú biểu hiện ngọn chuối bị rụt lại, lá nhạt màu, thân bị nứt, hoa trổ khụng thoỏt. Xuống 5 – 6 o C cây chuối bị vàng lá hoặc chết, nhất là chuối mới trồng. Chuối chịu được nhiệt độ cao tới 40 o C, tuy vậy tình trạng này rất ít xảy ra ở nước ta. Giống chuối tiêu khi quả chín nếu gặp nhiệt độ cao quả to nhưng vỏ dày, không chín vàng, ruột nhão và hơi chua, ít thơm. Nếu chín vào mùa thu đông nhiệt độ thấp, màu quả vàng và chất lượng tốt hơn. Các vườn chuối trồng trong khí hậu á nhiệt đới thường có năng suất cao hơn các vườn chuối ở khí hậu nhiệt 10 đới như ở Việt Nam, tuy rằng ở vựng ỏ nhiệt đới có nhiệt độ thấp vào mùa đông làm chuối ngừng tăng trưởng cả tháng. Nếu chuối chưa có buồng, gặp nhiệt độ thấp thì số lá ra nhiều hơn (40 -45 lá thay vì 30 – 35 lá), thời gian lá xuất hiện lâu hơn, nghĩa là lâu thu hoạch. Nếu chuối bắt đầu trổ buồng mà gặp lạnh thì buồng sẽ hư hại, các hoa chuối sẽ ít hơn. Sau khi trổ buồng mà gặp trời lạnh thì thời gian chín có thể kéo dài đến sáu tháng, ruột chuối bị vàng đi, vỏ bị bầm, dễ thối, phẩm chất xấu[31]. Lượng mưa: Trong mùa mưa, lượng mưa đạt 1500 – 2000 mm, phân bố đều, là đủ cho nhu cầu của chuối. Cây chuối yêu cầu nước rất nhiều do diện tích lá lớn. Người ta đó tớnh với giống chuối tiêu trồng 2.500 cõy/ha thỡ mỗi tháng tiêu thụ gần 2.000 m 3 nước. Trong thực tế chỉ cần lượng mưa mỗi tháng khoảng 130 – 150 mm là đáp ứng đủ yêu cầu nước của cây. Cây chuối là cây chịu hạn kém do bộ rễ ăn nông và sức hút nước yếu. Ngay ở những vựng cú lượng mưa hàng năm trên 2.000 mm nhưng có mùa khô rõ rệt thì cũng phải tưới nước mới có năng suất cao. Ở miền nhiệt đới, mỗi tháng nắng cần tưới tiêu trên 180 mm mới đủ thỏa mãn nhu cầu về thoát hơi nước cho chuối. Việt Nam có khí hậu gió mùa, lượng mưa phân bố không đều trong năm. Mùa nắng kéo dài khoảng sáu tháng, lượng mưa không đáng kể và ở vùng đất cao, thủy cấp trong đất rút xuống sâu, chuối bị thiếu nhiều nước cần phải được tưới. Hạn và rét là nguyên nhân chính làm chuối trổ hoa không hết, buồng nhỏ và vặn vẹo, chất lượng kém. Ngược lại, cây chuối chịu úng cũng kém so với nhiều cây ăn quả khác. Nước ngập trên 10 ngày liên tục cây sinh trưởng kộm, lỏ vàng và có thể chết [31]. Ánh sáng: Tất cả các giống chuối đều cần nhiều ánh sáng, vì ánh sáng rất cần thiết cho quá trình quang hợp. Các khí khổng mặt dưới của lá chuối bắt đầu mở để quang hợp khi cường độ ánh sáng bắt đầu từ 1000 lux và tăng dần từ 2000 – 10000 lux, chậm dần từ 10000 đến 30000 lux, sau đó [...]... dụng hoá chất trong bảo quản hoa quả Từ thực tiễn đó, chúng tôi đã lựa chọn đề tài "Nghiên cứu động thái một số chỉ tiêu sinh lí, hoá sinh theo tiến trình sinh trưởng và phát triển của quả chuối tõy (Musa paradisiaca L.) nhằm tìm ra thời điểm chín sinh lí của quả chuối tây với mong muốn giúp người nông dân xác định được thời điểm thu hoạch tốt nhất 20 Chương II PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên. .. vào mùa hè là thích hợp 3.1.2 Động thái của một số chỉ tiêu sinh lí theo tiến trình sinh trưởng và phát triển của quả chuối tây trồng tại Thanh Trì – Hà Nội Quả chuối tây khi mới được hình thành chỉ có khối lượng trung bình khoảng 19-20g, qua quá trình sinh trưởng và phát triển của quả đến thời kì thu hoạch, khối lượng quả có thể tăng gấp 8 – 9 lần so với quả ban đầu Sự sinh trưởng của quả đi kèm với... phần mềm Microsoft Excel theo các phương pháp thống kê toán học: Trung bình số học: n X  X i 1 i n Độ lệch chuẩn: n  (X i 1  X )2 với n ≥ 30 n n  i (X i 1 i  X )2 Với n < 30 n 1 - Sai số trung bình: m   n 31 Chương III KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Động thái của một số chỉ tiêu sinh lí theo tiến trình sinh trưởng, phát triển ở quả chuối tây tại Thanh Trì – Hà Nội 3.1.1 Theo dõi thời điểm ra... phõn tích số liệu Số liệu được phõn tích tại phòng hoá sinh protein Viện Công nghệ sinh học thuộc Viện Khoa học và công nghệ Việt Nam - Một số nguyên tố khoáng: N, P, K, Ca, S, Fe, Mg, Na được phân tích bằng phương pháp hấp phụ nguyên tử Một số nguyên tố khoáng được phõn tích tại phòng khoa học và kỹ thuật phõn tích, viện hoá học 30 2.3.2.3 Phương pháp xử lý số liệu [23] Số liệu được xử lý trên phần... nghiệm Một phần mẫu được bảo quản ở nhiệt độ -800C, -40oC phần khác được sấy khô để giữ được phẩm chất ban đầu của quả Các chỉ tiêu sắc tố, axit hữu cơ, vitamin C, enzim được ưu tiên phân tích trước Các chỉ tiêu số lượng (kích thước, trọng lượng, thể tích) được cân đo lặp lại 20-30 lần các chỉ tiêu còn lại được nhắc lại 3 lần/đợt 2.3.2.2 Phương pháp phân tích các chỉ tiêu * Các chỉ tiêu sinh lý - Phương... đều thuộc loài Musa paradisiaca, là cây tam bội thể bắt nguồn từ 2 loài: Musa acuminata (nhị bội thể 2n = 22, phát sinh ở Malaixia) và Musa balbisiana (nhị bội phát sinh ở Ấn Độ) [33] Ở Việt Nam, chuối được trồng phổ biến ở nhiều vùng trong cả nước Đế phát triển nghề trồng chuối, ngày nay ở Việt Nam cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu cơ bản về cây chuối như khả năng tái sinh chuối[20], nghiên cứu. .. Mỗi loại quả có sự phát triển định tính rất khác nhau, tuy vậy sự sinh trưởng của chúng đều diễn ra theo một cách tương tự nhau rõ rệt Từ đó người ta có thể phân biệt nhiều giai đoạn trong quá trình hình thành và đời sống của một quả [18]: + Giai đoạn “trước nở hoa” tương ứng với quá trình gia tăng số lượng tế bào + Nở hoa được đặc trưng bởi sự ngừng sinh trưởng cỏc mụ + Giai đoạn sinh trưởng dón dài... chuối còn non, điểm sinh trưởng tận cùng của thân đã sinh ra lá gồm có phần đế rất phát triển gọi là bẹ lỏ, cỏc bẹ lá ôm chặt vào nhau hình thành nên thân giả của cây chuối Cây chuối sau khi sản sinh ra một số lá (trung bình khoảng 30 lá), điểm sinh trưởng ngọn dưới tác động của hoocmon ra hoa ngừng phõn hoỏ cỏc lỏ ban đầu và phõn hoá ra hoa Kết quả theo dõi thời gian ra hoa và quá trình hình thành quả... Phương pháp nghiên cứu 2.3.1 Phương pháp nghiên cứu thời điểm phát triển hoa Dựa trên kinh nghiệm của người làm vườn, tôi theo dõi thời điểm ra hoa, ngày nở hoa để tính thời gian Quan sát hình thái của hoa bằng kính lúp và bằng mắt thường Với mỗi thời điểm phát triển hoa đều chụp hình 2.3.2.Phương pháp nghiên cứu quả 2.3.2.1 Phương pháp thu mẫu Mẫu được thu theo phương pháp lấy mẫu hỗn hợp Trên toàn... sinh hoá của quả theo tiến trình sinh trưởng phát triển, chúng tôi tiến hành nghiên cứu ở các thời điểm sau: - Thời điểm ra lá cờ và ra hoa - Thời điểm quả 2 tuần tuổi - Thời điểm quả 6 tuần tuổi - Thời điểm quả 10 tuần tuổi - Thời điểm quả 12 tuần tuổi - Thời điểm quả 14 tuần tuổi - Thời điểm quả 15 tuần tuổi - Thời điểm quả 16 tuần tuổi - Thời điểm quả 17 tuần tuổi 2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu . kiến thức về giá trị của qu chuối tõy tụi quyết định thực hiện đề tài Nghiên cứu động thái một số chỉ tiêu sinh lý hoá sinh theo tiến trình sinh trưởng, phát triển của qu chuối tây tại huyện. hoá chất trong bảo qu n hoa qu . Từ thực tiễn đó, chúng tôi đã lựa chọn đề tài " ;Nghiên cứu động thái một số chỉ tiêu sinh lí, hoá sinh theo tiến trình sinh trưởng và phát triển của qu . thời gian chín sinh lí thực sự của qu . Đề tài của chúng tôi cũng mong muốn giúp người nông dân hiểu rõ hơn về giá trị của qu chuối tõy và tiến trình sinh trưởng phát triển của nó để có

Ngày đăng: 19/12/2014, 18:28

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan