thực trạng chuyển đổi nghề nghiệp của hộ gia đình phường cao xanh thành phố hạ long - tỉnh quảng ninh hiện nay

40 556 0
thực trạng chuyển đổi nghề nghiệp của hộ gia đình phường cao xanh thành phố hạ long - tỉnh quảng ninh hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Báo cáo thực tập Phần I: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Quảng Ninh là trung tâm chính trị quốc gia và cũng là khu du lịch trong nước và quốc tế. Trong đó có Cao Xanh được xác định là phường thuộc trung tâm của Thành Phố Hạ Long, Phía Đông có Phường Cao Thắng, Phía Tây giáp Vịnh Hạ Long, Phía Nam giáp phường Yết Kiêu và Phường Trần Hưng Đạo, Phía Bắc giáp Phường Hà Khánh. Phường Cao Xanh được thành lập năm 1981 trên cơ sở tách ra từ Thị Trấn Cao Thắng - Thị xã Hòn Gai - Tỉnh Quảng Ninh, thành 2 Phường Cao Thắng và Cao Xanh. Năm 1994 Phường Cao Xanh tiếp nhận hợp nhất toàn bộ xã Thành Công – Thành Phố Hạ Long. Trong quá trình xây dựng và phát triển, với những thành tích đã đạt được, sau 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Phường Cao Xanh đã vinh dự 02 được chủ tịch nước tặng thưởng huân chương lao động hạng nhì và nhiều bằng khăn, giấy khen của Bộ, ban ngành của Trung Ương, Tỉnh và TP. Với chính sách mở cửa và nền kinh tế thị trường Hạ Long đang từng ngày thay đổi và phát triển. Sau khi tách Phường 1981 Hạ Long đã có nhưng bước tiến mới nhất. Sự phát triển nhanh chóng của các nền kinh tế các khu đô thị đã làm thay đổi hoàn toàn bộ mặt của Hạ Long. Từ 1 Phường nông nghiệp sau hơn 30 năm phát triển Cao Xanh đã cơ bản trở thành 1 Phường công nghiệp.Cao Xanh đang đối mặt với tình trạng thất nghiệp của bộ phận không nhỏ người nông dân sau khi tách ra từ Phường Cao Thắng. Điều này làm ảnh hưởng lớn đến thu nhập và đời sống của họ. Nó cũng làm phát sinh nhiều tệ nạn xã hội và hàng loạt các vấn đề liên quan khác trên địa bàn. Câu hỏi đặt ra là: Việc làm và thu nhập của người dân Phường Cao Xanh sẽ ra sao khi mới tách ra Phường mới? Báo cáo thực tập Có thể thấy ngay rằng, tình trạng việc làm và thu nhập của ngưòi dân sau khi sát nhập vùng đô thị mới là vấn đề hết sức cấp bách cả về lý luận và thực tiễn. Nó đòi hỏi các cấp các ngành phải có sự nghiên cứu và tìm ra các biện pháp giải quyết cho phù hợp chính vì vậy tác giả chọn đề tài: “Thực trạng chuyển đổi nghề nghiệp của hộ gia đình Phường Cao Xanh Thành Phố Hạ Long - Tỉnh Quảng Ninh hiện nay ” Nghề nghiệp việc làm luôn có ý nghĩa rất quan trọng đối với người lao động. Nghề nghiệp là nguồn chính tạo ra thu nhập và là cơ sở để con người tồn tại. Nghề nghiệp việc làm luôn là mối lo lớn nhất của mỗi gia đình, mỗi cá nhân, nếu có được nghề nghiệp, việc làm sẽ ổn định và duy trì đảm bảo cho cuộc sống của mỗi gia đình. Hịên nay đất nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá, đang trên đà đổi mới và phát triển toàn diện cả về kinh tế, văn hoá, chính trị, xã hội. Thì vấn đề nghề nghiệp, việc làm của người dân đã trở thành vấn đề chung của toàn xã hội và mỗi ngưòi dân vì đó là một trong những tiêu chí để đánh giá sự phát triển của mỗi quốc gia, sự phồn vinh của mỗi dân tộc. Trong quá trình Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá như vậy đã biến nhiều vùng nông thôn trở thành khu đô thị mới tạo nên những biến đổi mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế, làm cho cơ cấu nghề nghiệp việc làm cũng có nhiều thay đổi tác động trực tiếp đến đời sống của bà con nhân dân, đặc biệt là các hộ trong diện từ làm nghề thêm, từ ngành ngư dân sang nghề kinh doanh buôn bán. Khi đó chúng ta sẽ thấy rất rõ rằng thực trạng nghề nghiệp việc làm của dân sau khi tách từ Phường Cao Thắng sang Phường mới là một vấn đề rất cấp bách về mặt lý luận và thực tiễn. Nó đòi hỏi các cấp, các ngành phải vào cuộc để tìm ra cách giải quyết phù hợp . Phường Cao Xanh là Phường đầu tiên trong toàn Thành Phố Hạ Long được sát nhập Phường mới vào năm 1981. Để thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương UBND Phường đã tuyên truyển, vận động nhân dân phát triển kinh tế bằng nhiều ngành nghề kinh doanh buôn bán là nghề chính. Báo cáo thực tập Khi sát nhập vùng đô thị mới nhiều gia đình phải chuyển đổi từ nghề nông nghiệp sang làm nghề kinh doanh và dịch vụ khác. Sự thay đổi đó kéo theo những thay đổi lớn về lối sống mà những hộ này buộc phải thích ứng trước những đòi hỏi của quá trình công nghiệp hoá Chính vì vậy tác giả chọn đề tài: “Thực trạng chuyển đổi nghề của hộ gia đình Phường Cao Xanh TP Hạ Long Tỉnh Quảng Ninh trong gia đoạn hiện nay”. Với báo cáo này hy vọng sẽ góp một phần nhỏ vào việc cung cấp một số thông tin trong quá trình nghiên cứu về lý luận và thực tiễn. 2. Câu hỏi nghiên cứu: Câu 1: Hiện nay người dân phường Cao xanh sinh sống bằng nghề gì? Nghề đó họ làm được bao lâu hay mới chuyển đổi vì sao? Câu 2: Xu hướng nghề nghiệp trong tương lai của người dân địa phương? Câu 3: Người dân và chính quyền phải làm gì để việc chuyển đổi nghề nghiệp của người dân phù hợp với nhu cầu của thực tê? 3.Mục đích nghiên cứu Nhằm mô tả thực trạng về nghề nghiệp việc làm của hộ gia đình như thế nao? Và với thực trạng đó họ hành động ra sao, Thực trạng nghề nghiệp của họ có liên quan đến cuộc sống sinh hoạt của người dân Phường Cao Xanh – TP Hạ long - Tỉnh Quảng Ninh. Nhằm phân tích và làm rõ các yếu tố tác động đến thực trạng nghề nghiệp cũng như sự chuyển đổi cơ cấu lao động việc làm trên địa bàn Cao xanh. Dưới sự tác động của quá trình đô thị hóa ( so sánh giai đoạn – trước và sau năm 2005). Tìm hiểu các khuyến nghị của người dân địa phương các cấp. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu: Trong quá trình thực tập tại địa bàn có thể thấy rằng sự chuyển đổi ngành nghề của người dân Phường Cao Xanh –TP Hạ Long - Tỉnh Quảng Ninh ở mức độ cao, mọi hộ gia đình sau khi chuyển đổi ngành nghề cuộc Báo cáo thực tập sống của họ có thu nhập cao hơn, mức sống ổn định hơn, thu nhập so với trước khi chuyển đổi ngành nghề khá hơn mang lại cho người dân có cuộc sống ổn định. Bên cạnh đó người dân thiếu vốn, trình độ học còn hạn chế về phụ nữ. Khi chuyển đổi ngành nghề của người dân trong Phường Cao Xanh Tỉnh Quảng Ninh cần phải đẩy mạnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, giải quyết vấn đề lao động việc làm đưa vào chương trình hành động thực hiện nhiệm vụ trọng tâm trong năm. Khuyến khích các tổ chức cá nhân dạy nghề và đào tạo nhiều nghề và việc làm mới tại địa phương gần cơ sở sản xuất với thị trường tiêu thụ sản phẩm. Phường Cao Xanh cần phải đẩy mạnh cơ cấu nghề nghiệp nông thôn, tập trung triển khai thực hiện các chương trình nghề nghiệp hoá, thực hiện tốt chuyển đổi từ công việc ngư dân sang nghề kinh doanh buôn bán. Đẩy mạnh và phát triển các ngành nghề kinh doanh và dịch vụ để từng bước cải thiện cuộc sông sinh hoạt của người dân, đồng thời phát triển các ngành đó mỗi ngày một tăng lên thành ngành thu nhập chính cho người dân. Phát huy ngành nghề vốn có của địa phương. Tạo hành lang pháp lý và mở rộng thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm của ngành nghề, phát triển mạnh các hoạt động kinh doanh dịch vụ cho đời sống nhân dân, cần phối hợp đồng bộ giữa các ban ngành, lực lượng xã hội, tích cực tuyên truyền trong nhân dân để nâng cao nhận thức cho người dân tạo cơ hội bình đẳng và tiếp cận trực tiếp về đào tạo việc làm cho mỗi công dân, khuyên khích người lao động học tập, đào tạo và tự tìm kiếm việc làm. 5.Ý nghĩa thực tiễn và ý nghĩa lý luận. 5.1. Ý nghĩa thực tiễn Trong quá trình nghiên cứu giúp chúng ta mô tả thực trạng vấn đề: “Nghề nghiệp việc làm của các hộ gia đình Phường Cao xanh TP Hạ Long - Tỉnh Quảng Ninh” trong quá trình công nghiệp hoá. Từ đó có những thay đổi trong nhận thức và hành động đối với việc giải quyết việc làm cho người dân sau khi thành lập Phường mới trong giai đoạn hiện nay cũng như trong Báo cáo thực tập các giai đoạn tiếp theo, đồng thời cũng chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến nghề nghiệp, việc làm của hộ gia đình, thấy được những khó khăn, thuận lợi của hộ về vấn đề chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm trong quá trình công nghiệp hoá. Trên cơ sở nghiên cứu, thực trạng nghề nghiệp việc làm và nguyên nhân của nó tác giả đưa ra một số kiến nghị giải pháp làm cơ sở tham khảo cho các ngành nhằm giải quyết vấn đề nghề nghiệp việc làm của người dân sau khi thay đổi nghề nghiệp. 5.2. Ý nghĩ lý luận: Qua nghiên cứu này góp phần làm sáng tỏ một số lý thuyết xã hội hoá như: Thuyết cơ cấu chức năng, thuyết lựa chọn hợp lý, thuyết hành động xã hội và một số thuyết thuộc ngành xã hội học kinh tế, xã hội hoá lao động… Nghiên cứu vận dụng các lý thuyết xã hội học và các phương pháp nghiên cứu xã hội học vào việc nghiên cứu, lý giải một cách khoa học những hoạt động thực tế về việc làm và thu nhập của người dân Phường Cao Xanh TP Hạ Long Tỉnh Quảng Ninh. Khi chuyển đổi ngành nghề tại khu vực này. Trên cơ sở vận dụng lý thuyết, các tri thức các khái niệm, các lý thuyết xã hội hoá đại cương, có điều kiện vận dụng vào thực tế rút ngắn khoảng cách giữa lý luận và thực tiễn cuộc sống. Kết quả nghiên cứu này giúp tìm hiểu những năng lực tiềm ẩn của người dân trong quá trình tìm kiếm, lựa chọn cho mình nghề nghiệp phù hợp sau sát nhập vùng đô thị mới. Từ đó đề ra những chính sách những biện pháp phù hợp với sự phát triển của quy luật đó. 6. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 6.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Thực trạng nghề nghiệp, việc làm của người dân Phường Cao Xanh TP Hạ Long Tỉnh Quảng Ninh. 6.2. Khách thể nghiên cứu Chúng tôi chọn các hộ gia đình đang sinh sống tại địa bàn Phường Cao Xanh TP Hạ Long Tỉnh Quảng Ninh làm khách thể nghiên cứu đề tài. 6.3. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: Phường Cao Xanh TP Hạ Long Tỉnh Quảng Ninh Phạm vi thời gian: Từ 21 tháng 03 năm 2011 Báo cáo thực tập 7.Phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp phân tích tài liệu Tài liệu thông tin định lượng được thu thập bằng việc xử lý sản phẩm sản xuất với phỏng vấn bảng hỏi. Các phỏng vấn nhóm tập trung vào phỏng vấn sâu cá nhân của các thành viên trong đoàn nghiên cứu có liên quan đến sự chuyển đổi cơ cấu lao động việc làm ở khu 8 Phường Cao Xanh. Các báo cáo và tham luận của cán bộ Đảng uỷ xã và các vấn đề Kinh tê - xã hội, chính trị, văn hoá, an ninh quốc phòng của xã hội. Ngoài ra báo cáo còn sử dụng những dữ liệu những thông tin KT-XH thu thập được từ sách báo, các tạp chí… liên quan đến vấn đề nghiên cứu. 7.2. Phương pháp quan sát Chúng tôi tiến hành quan sát các công việc mà người dân ở đây làm hàng ngày, quan sát các ngôi nhà phương tiện mà họ đang sinh sống. 7.3. Phương pháp phỏng vấn bảng hỏi Đoàn chúng tôi tiến hành phỏng vấn 450 đối tượng là những người đại diện cho các hộ gia đình đang sinh sống và làm việc tại khu 8 Phường Cao Xanh TP Hạ Long Tỉnh Quảng Ninh để thu nhập thông tin về cuộc sống, môi trường, y tế, nghề nghiệp việc làm của người dân ở đây. 7.4. Phương pháp phỏng vấn sâu cá nhân Được thực hiện với 5 hộ gia đình chuyển đổi nghề nghiệp và cũng làm nhiều nghề khác nhau. 7.5. Phương pháp thu nhập thông tin cụ thể Chúng tôi đã đến tại nhà riêng và đã thu nhập được các thông tin chính xác từ các hộ gia đình. 7.6. Phương pháp luận nghiên cứu Khi nghiên cứu tôi đã sử dụng phương pháp bảng hỏi và phương pháp phỏng vấn sâu từng hộ gia đình và từng đối tượng mà chúng tôi quan tâm nghiên cứu. Báo cáo thực tập 8. Khung lý thuyết Điều kiện KT_XH Chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn Quá trình đô thị hoá sát nhập mới Nghề hiện nay Nghề trước kia Xu hướng nghề tương lai Báo cáo thực tập Phần 2: NỘI DUNG CHÍNH Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Cơ sở phương pháp luận. * Quan điểm Macxit về phép biện chứng duy vật Vận dụng tổng hợp những lý luận và quan điểm Macxit về phép biện chứng duy vật đòi hỏi phải tập chung vào một số vấn đề sau: - Những quy luật vận động và phát triển của xã hội phải được xem xét một cách khách quan như nó đang tồn tại. - Xem xét các hiện tượng xã hội phải hướng đến cái bản chất, không hướng đến cái ngẫu nhiên, cái bất bình thường. - Những hiện tượng xã hội phải được xem xét trong mối quan hệ nhân quả, có sự tương tác ảnh hưởng đến nhau. - Khi nghiên cứu một hiện tượng, vấn đề xã hội cần tuân theo nguyên tắc lịch sử cụ thể. Trong báo cáo này, tác giả nghiên cứu cũng dựa trên cơ sở phương Pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử MacLêNin để xem xét vấn đề chuyển đổi nghề nghiệp việc làm trong mối tương quan với các yếu tố: Giới tính, độ tuổi, học vấn. Đây cũng chính là những nhân tố quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm của người dân địa phương. Đồng thời người nghiên cứu cũng phân tích việc làm hiện tại của người dân địa phương Cao Xanh trong quá trình công nghiệp hoá và có sự so sánh với giai đoạn trước đó (giai đoạn trước năm 2005) để thấy được rõ hơn sự biến đổi cơ cấu lao động việc làm của họ. * Các chính sách của Đảng – Nhà Nước Công cuộc đổi mới toàn diện nền kinh tế đất nước được khởi xướng từ đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V, chỉ thị 100(1981) của ban bí thư Trung ương Đảng về “ Khoán sản phẩm nông nghiệp” cho từng lao động trong hợp Báo cáo thực tập tác xã là sự khởi đầu phá bỏ cơ chế quan liêu bao cấp và phương pháp kỹ năng về hành chính mệnh lệnh của thời chiến đến năm 1989 Bộ chính trị BCH Trung ương Đảng đã đề ra nghị quyết 10 về “ Đổi mới quản lý nông nghịêp” được khái quát trên một số điểm sau: - Tiếp tục giải phóng sức lao động sản xuất, chuyển nền kinh tế tự cấp, tự túc snag nền kinh tế nhiều thành phần, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và kinh tế nông thôn phù hợp với tiềm năng theo định hướng đa dạng hoá sản xuất, phát triển nông thôn toàn diện và công nghiệp hoá nông thôn. - Thực hiện điều chỉnh một số bước về sở hữu tư liệu sản xuất, giao khoán ruộng đến từng hộ gia đình nông thôn, hoá giá tư liệu sản xuất và cơ sở vật chất kỹ thuật của hợp tác xã trước đây mà tập thể quản lý kém hiệu quả để giao bán cho hộ gia đình xã viên. - Khẳng định vai trò tự chủ của chủ hộ gia đình xã viên, thực hiện chủ trương “ai giỏi nghề nào thì làm nghề ấy” và khuyến khích làm giàu bằng lao động chính đáng. Nhờ vậy, ở các vùng nông thôn nước ta nói chung và ở Phường Cao Xanh - Hạ Long - Quảng Ninh nói riêng đã có thêm nguồn động lực mới trong quá trình chuyển đổi cơ cấu lao động việc làm. 1.1.2 Các lý thuyết áp dụng * Lý thuyết hành động xã hội Hành động xã hội là hành động của mối quan hệ giữa con ngưòi và xã hội đồng thời là cơ sở của đời sống xã hội của con người. Xét thêm phương diện triết học, hành động xã hội chính là một hình thức hay một cách thức giải quyết các mâu thuẫn hoặc các vấn đề xã hội. Hành động xã hội được tạo bởi phong trào xã hội, các tổ chức, các phái chính trị. Trong xã hội học hành động xã hội được hiểu cụ thể hơn và thường được gắn vơi các chủ thể hành động và các cá nhân. Theo M.Weber: “ Hành động xã hội là một hành động bị điều chỉnh bởi hệ thống các biểu tượng mà các cá nhân dùng trong tương tác hàng ngày”. Báo cáo thực tập Theo V.Pareto: “Trong mỗi chủ thể hành động đều có cả hành động logic và hành động phi logic”. Trong đó hành động logic là cốt lõi, là cơ sở của mọi quá trình hành động. Hành động logic là hành động hướng tới các mục đích. Còn hành động phi logíc là hành động theo bản năng, sự ham muốn, lợi ích thúc đẩy vốn là cố hữu của con người và tạo ra một hằng số tâm lý bền vững của bất kỳ một hành động phi logic nào. Nói cách khác hành động phi logíc là hành động mà mục đích và phương trâm trái ngược nhau, không ăn khớp với nhau. Như vậy hành động phi logic là hành động mà chủ thể hành động theo ý thức hoặc không theo ý thức. Trong nghiên cứu này người nông dân với mục đich kiếm được việc làm đem lại thu nhập cao. Vì thế trong thực tế họ hành động bằng nhiều hính thức khác nhau để cuối cùng đạt được mục đích. Có người tìm đến công việc đơn giản ít cần đến trình độ học vấn, có người học và làm nghề thủ công truyền thống, có ngưòi kiếm một công việc thời vụ nào đó để chờ đợi một công việc phù hợp khi có cơ hội, có người đi học nghề để nâng cao trình độ nhằm tìm kiếm một công việc có thu nhập cao hơn… Tất cả dù có mục đích là tìm được một công việc thích hợp có thu nhập cao cho gia đình và bản thân. * Lý thuyết lựa chon hợp lý Theo Triedman và Hechterthif các chủ đề hành động được xem như là nhân vật hoạt động có mục đích và có các sở hữu riêng. Hành động của các chủ thể được thể hiện để đạt được mục đích phù hợp với hệ thống cơ sở của chủ thể hành động. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động, chủ thể hoạt động chịu nhiều tác động của các yếu tố. Ở đề tài này chủ thể hoạt động và nhữung hộ gia đình người dân khi thay đổi nghề nghiệp và các yếu tố tác động đến họ bao gôm: Điều kiện sống, mức sống gia đình, trình độ học vấn, tuổi giới tính… Thêm vào đó là các yếu tố bên ngoài như chính quyền toàn thể nơi mà họ đang sinh sông. [...]... Trên cơ sở thừa kế các kết quả của các tác giả và bổ sung thêm một số khía cạnh trong quá trình nghiên cứu, đế tài “ Thực trạng nghề nghiệp của hộ gia đình Phường Cao Xanh Thành phố Hạ Long – tỉnh Quảng Ninh Nhằm đi sâu vào tìm hiểu phân tích thực trạng nghề nghiệp của hộ gia đình trong nền kinh tế thị trường ( Cụ thể ở phường cao Xanh Thành phố Hạ Long – Tỉnh Quảng Ninh 1.2.2.Tổng quan địa bàn nghiên... năng của xã hội học Qua thời gian học tập rèn luyện tại trường, em đã về địa phương thực tập và viết đề tài: Thực trạng nghề nghiệp của hộ gia đình Phường Cao xanh – Thành phố Hạ Long - Tỉnh Quảng Ninh trong gia đoạn hiện nay ” Em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Đảng Uỷ, Khoa xã hội học của Trường, đến các giảng viên đã tận tình chỉ bảo cho em trong thời gian học tập tại Trường và thời gian thực. .. hộ gia đình có ý định chuyển làm nghề khác là đã giả Như vậy các hộ gia đình đã có mức thu nhập ổn định, đã hài lòng với nghề hiện tại của mình, những hộ có ý muốn chuyển sang nghề bán hàng rong một hộ gia đình chiếm tỷ lệ 0.4%; vậy là nghề này không còn phù hợp với xã hội công nghiệp hoá hiện nay Nghề buôn bán 7 hộ chiếm tỷ lệ 2,8% hầu như những hộ gia đình từ nghề khác muốn chuyển sang là những hộ. .. CÁO THỰC TẬP ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỘ GIA ĐÌNH PHƯỜNG CAO XANH - THÀNH PHỐ HẠ LONG TỈNH QUẢNG NINH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Giáo viên hướng dẫn: TS Nguyễn Thị Thu Hà Sinh viên thực tập : Bùi Thị Huyền Lớp : K52-PN1 Khoa : Xã hội học Tháng 3 năm 2011 LỜI CẢM ƠN Báo cáo thực tập Trong thời gian học tập và rèn luyện tại Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội & Nhân Văn Cùng với sự dạy nhiệt tình của. .. cứu Công cuộc đổi mới trong hơn 20 năm qua đã tác động mạnh mẽ tới sự chuyển đổi nghề nghiệp việc làm của hộ gia đình, làm thây đổi diện mạo đời sống kinh tế và các lĩnh vực khác của đời sống xã hội Việt nam Nghề nghiệp của hộ gia đình liên quan trực tiếp đến đời sống sinh hoạt của từng hộ gia đình, vì thế luôn thu hút sự quan tâm của toàn xã hội Trong thực tế thực trạng nghề nghiệp của người dân là... nghề nghiệp của họ ít Đã cố định với nghề nghiệp của mình Thay đổi nghề nghiệp đạt 30 hộ chiếm tỷ lệ 12 % còn không có dự định thay đổi nghề nghiệp chiếm tỷ lệ 88% số lượng hộ gia đình Như vậy ngành nghề của người dân địa phương ổn định đa số các hộ gia đình không có ý định chuyển làm nghề khác Bảng 6: Hộ dân dự định chuyển đổi ngành nghề Nghề Số lượng hộ làm các nghề Bán hàng rong 1 Buôn bán 7 Buôn... hết 31/12/2009 Tỷ lệ hộ dân có mức sống khá giàu chiếm 38%; trung bình 60.4%; hộ nghèo chiếm 0.8 % ( trong đó hộ nghèo theo tiêu chí quốc gia có 17/38 hộ ) Phường Cao Xanh được thành lập năm 1981 trên cơ sở tách ra từ thị trấn Cao Thắng thị xã Hòn Gai tỉnh Quảng Ninh, thành 2 phường Cao Thắng và Cao Xanh Năm 1994 Phường Cao Xanh tiếp nhận hợp nhất toàn bộ xã Thành Công –TP Hạ Long Trong quá trình xây... người dân trong phường co cơ hội thích ứng và phát triển khi quá trình công nghiệp hoá đang diễn ra mạnh mẽ trên địa bàn phường đặc biệt là sự thích ứng của người dân đối với sự chuyển dịch cơ cấu nghề nghiệp Việc làm trước những thách thức và đòi hỏi của quá trình công nghiệp hoá Báo cáo thực tập Chương 2: VẤN ĐỀ NGHỀ NGHIỆP HIỆN NAY CỦA NGƯỜI DÂN PHƯỜNG CAO XANH 2.1 Thực trạng ngành nghề của người dân... sự chuyển đổi nghề nghiệp việc làm của các hộ gia đình Báo cáo thực tập 2.4 Xu hướng nghề nghiệp trong tương lai Thực trạng cơ cấu nghề nghiệp, việc làm của người dân hiện nay rất đa dạng, tỷ lệ lao động của địa phương tham gia đầy đủ ở tất cả các ngành nghề Nhưng chủ yếu là lao động trong các ngành Buôn bán, dịch vụ và kinh doanh là những ngành có tỷ lệ lao động tham gia nhiều nhất trong cơ cấu nghề. .. điểm tình hình văn hoá – kinh tế - xã hội tại địa bàn nghiên cứu: Cao Xanh được xác định là phường thuộc trung tâm của TP Hạ Long - Phía đông giáp phường Cao Thắng - Phía tây giáp Vịnh Hạ Long - Phía nam giáp phường Yết Kiêu và phường Trần Hưng Đạo - Phía bắc giáp phuờng Hà Khánh Diện tích tự nhiên của phường là 701 ha, dân số 17.905 với 4.591 hộ, 10 khu phố và 128 tổ dân Thành phần dân tộc Kinh chiếm . bàn Phường Cao Xanh TP Hạ Long Tỉnh Quảng Ninh làm khách thể nghiên cứu đề tài. 6.3. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: Phường Cao Xanh TP Hạ Long Tỉnh Quảng Ninh Phạm vi thời gian: Từ 21. ra từ Thị Trấn Cao Thắng - Thị xã Hòn Gai - Tỉnh Quảng Ninh, thành 2 Phường Cao Thắng và Cao Xanh. Năm 1994 Phường Cao Xanh tiếp nhận hợp nhất toàn bộ xã Thành Công – Thành Phố Hạ Long. Trong quá. các kết quả của các tác giả và bổ sung thêm một số khía cạnh trong quá trình nghiên cứu, đế tài “ Thực trạng nghề nghiệp của hộ gia đình Phường Cao Xanh Thành phố Hạ Long – tỉnh Quảng Ninh Nhằm

Ngày đăng: 19/12/2014, 09:29

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan