TIỂU LUẬN MÔN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP VẤN ĐỀ CÔNG NHẬN HÔN NHÂN ĐỒNG TÍNH TẠI VIỆT NAM

10 772 0
TIỂU LUẬN MÔN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP VẤN ĐỀ CÔNG NHẬN HÔN NHÂN ĐỒNG TÍNH TẠI VIỆT NAM

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC I. NHỮNG QUAN ĐIỂM, NHÌN NHẬN VỀ NGƯỜI LGBT – từ viết tắt chỉ nhóm người đồng tính nữ (Lesbians), đồng tính nam (Gays), song tính (Bisexuals) và chuyển giới tính (Transgender) tại Việt nam hiện nay ......................................................................1 1.1 Cuộc sống những người LGBT tại Việt Nam hiện nay ..................................................1 1.2 Đề xuất công nhận hôn nhân đồng tính ...........................................................................2 II. VIỆT NAM CHƯA SẴN SÀNG ĐỂ CÔNG NHẬN HÔN NHÂN ĐỒNG GIỚI .........2 2.1 Những ảnh hưởng của hôn nhân đồng tính đến gia đình, người thân của những người đồng tính ........................................................................................................................2 2.2 Những rào cản về truyền thống văn hóa hóa ..................................................................3 2.3 Tương lai những đứa trẻ lớn lên trong gia đình người đồng tính .................................4 2.4 Sự lệch lạc trong nhận thức của giới trẻ ..........................................................................6 III. TỔNG KẾT VỀ VẤN ĐỀ CÔNG NHẬN HÔN NHÂN ĐỒNG TÍNH TẠI VIỆT NAM .........................................................................................................................................8 1 PHẦN 2 NHÓM KHÁCH THỂ: NGƯỜI THÂN VÀ NHỮNG NGƯỜI CHỊU TÁC ĐỘNG CỦA HÔN NHÂN ĐỒNG TÍNH Ngày này trong xã hội Việt Nam hai từ đồng tính không còn quá xa lạ đối với mọi người. Xã hội đã nhận thức tích cực hơn về tình yêu đồng giới. Dù rằng thời gian gần đây các vấn đề về hôn nhân đồng tính đã cởi mở và thoáng hơn rất nhiều tuy nhiên việc công nhận hay không công nhận hôn nhân đồng tính trên luật pháp vẫn còn nhiều tranh cãi. Mặc dù ngày nay việc kết hôn và chung sống như vợ chồng giữa các cặp đồng tính không bị cấm hay xử phạt hành chính như trước đây tuy nhiên những hệ lụy và tác động của việc công nhận hôn nhân đồng tính quá lớn nên dù không cấm nhưng việc kết hôn đồng tính cũng không được pháp luật công nhận. Đứng trên vai trò là nhóm khách thế bao gồm gia đình, người thân của người đồng tính và những người chịu tác động của hôn nhân đồng tính trong xã hội, sau khi tìm hiểu và nghiên cứu những ảnh hưởng của việc công nhận hôn nhân đồng tính, chúng tôi đồng quan điểm cho rằng Việt Nam vẫn chưa sẵn sàng để công nhận hôn nhân đồng tính. I. NHỮNG QUAN ĐIỂM, NHÌN NHẬN VỀ NGƯỜI LGBT – từ viết tắt chỉ nhóm người đồng tính nữ (Lesbians), đồng tính nam (Gays), song tính (Bisexuals) và chuyển giới tính (Transgender) tại Việt nam hiện nay 1.1 Cuộc sống những người LGBT tại Việt Nam hiện nay Ở Việt Nam hiện nay, hai từ đồng tính không còn quá xa lạ đối với mọi người. Thời kì đầu, khi khái niệm này xuất hiện, người ta nhìn nhận những người mang giới tính thứ ba là kẻ “bệnh hoạn”, kì thị và có thái độ phân biệt đối xử. Trước đây những người đồng tính thường sống bí ẩn, khép kín, co cụm, ngại bộc lộ, còn ngày nay họ có xu hướng công khai giới tính thật. Bức màn cuộc đời họ được vén lên đã thu hút sự quan tâm của cộng đồng. Người LGBT đã dần công khai và hiện diện như một phần tự nhiên ở nhiều lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống, cùng chung tay xây dựng sự đa dạng của đời sống. Những hoạt động được tổng kết dưới đây là những cột mốc quan trong góp phần rất lớn tạo nên tinh thần đoàn kết, yêu thương giữa người với người, cùng hướng đến một xã hội tôn vinh sự bình đẳng cho mọi người thuộc các xu hướng tình dục, bản dạng giới khác nhau: Tháng 82012, Hội thảo Khát vọng được là chính mình do Trung tâm ICS tổ chức đã trình bày nghiên cứu đầu tiên về người chuyển giới tại Việt Nam đã thu hút sự quan tâm của các nhà làm luật và giới truyền thông, đặc biệt có sự tham gia của đại diện Bộ Tư pháp và Văn Phòng Quốc Hội. Tháng 122012, clip phóng sự Pede về Yuki, một người chuyển giới nữ thu hút gần 300.000 lượt người xem trên YouTube cùng nhiều bình luận và chia sẻ tích cực. Trong lĩnh vực văn hóa – nghệ thuật, việc ca sĩ Nguyễn Hương Giang công khai tại cuộc thi Vietnam Idol đánh dấu một sự hiện diện cần thiết của người chuyển giới, góp phần để xã hội nhìn nhận công bằng hơn với những người chuyển giới nói chung.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HỒ CHÍ MINH KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC LỚP: QUẢN TRỊ K22 – NGÀY 2 0O0 TIỂU LUẬN MÔN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP VẤN ĐỀ CÔNG NHẬN HÔN NHÂN ĐỒNG TÍNH TẠI VIỆT NAM GVHD: TS. Huỳnh Thanh Tú Nhóm thực hiện: Nhóm 1 - Tiểu nhóm khách thể 1. Nguyễn Thị Nguyệt Ánh 2. Nguyễn Lê Thư Bảo 3. Võ Thị Hoàng Dung 4. Nguyễn Hồ Đức 5. Ngô Minh Hằng 6. Lý Quỳnh Hoa TP. Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2014 MỤC LỤC I. NHỮNG QUAN ĐIỂM, NHÌN NHẬN VỀ NGƯỜI LGBT – từ viết tắt chỉ nhóm người đồng tính nữ (Lesbians), đồng tính nam (Gays), song tính (Bisexuals) và chuyển giới tính (Transgender) tại Việt nam hiện nay 1 1.1 Cuộc sống những người LGBT tại Việt Nam hiện nay 1 1.2 Đề xuất công nhận hôn nhân đồng tính 2 II. VIỆT NAM CHƯA SẴN SÀNG ĐỂ CÔNG NHẬN HÔN NHÂN ĐỒNG GIỚI 2 2.1 Những ảnh hưởng của hôn nhân đồng tính đến gia đình, người thân của những người đồng tính 2 2.2 Những rào cản về truyền thống văn hóa hóa 3 2.3 Tương lai những đứa trẻ lớn lên trong gia đình người đồng tính 4 2.4 Sự lệch lạc trong nhận thức của giới trẻ 6 III. TỔNG KẾT VỀ VẤN ĐỀ CÔNG NHẬN HÔN NHÂN ĐỒNG TÍNH TẠI VIỆT NAM 8 1 PHẦN 2 - NHÓM KHÁCH THỂ: NGƯỜI THÂN VÀ NHỮNG NGƯỜI CHỊU TÁC ĐỘNG CỦA HÔN NHÂN ĐỒNG TÍNH Ngày này trong xã hội Việt Nam hai từ đồng tính không còn quá xa lạ đối với mọi người. Xã hội đã nhận thức tích cực hơn về tình yêu đồng giới. Dù rằng thời gian gần đây các vấn đề về hôn nhân đồng tính đã cởi mở và thoáng hơn rất nhiều tuy nhiên việc công nhận hay không công nhận hôn nhân đồng tính trên luật pháp vẫn còn nhiều tranh cãi. Mặc dù ngày nay việc kết hôn và chung sống như vợ chồng giữa các cặp đồng tính không bị cấm hay xử phạt hành chính như trước đây tuy nhiên những hệ lụy và tác động của việc công nhận hôn nhân đồng tính quá lớn nên dù không cấm nhưng việc kết hôn đồng tính cũng không được pháp luật công nhận. Đứng trên vai trò là nhóm khách thế bao gồm gia đình, người thân của người đồng tính và những người chịu tác động của hôn nhân đồng tính trong xã hội, sau khi tìm hiểu và nghiên cứu những ảnh hưởng của việc công nhận hôn nhân đồng tính, chúng tôi đồng quan điểm cho rằng Việt Nam vẫn chưa sẵn sàng để công nhận hôn nhân đồng tính. I. NHỮNG QUAN ĐIỂM, NHÌN NHẬN VỀ NGƯỜI LGBT – từ viết tắt chỉ nhóm người đồng tính nữ (Lesbians), đồng tính nam (Gays), song tính (Bisexuals) và chuyển giới tính (Transgender) tại Việt nam hiện nay 1.1 Cuộc sống những người LGBT tại Việt Nam hiện nay Ở Việt Nam hiện nay, hai từ đồng tính không còn quá xa lạ đối với mọi người. Thời kì đầu, khi khái niệm này xuất hiện, người ta nhìn nhận những người mang giới tính thứ ba là kẻ “bệnh hoạn”, kì thị và có thái độ phân biệt đối xử. Trước đây những người đồng tính thường sống bí ẩn, khép kín, co cụm, ngại bộc lộ, còn ngày nay họ có xu hướng công khai giới tính thật. Bức màn cuộc đời họ được vén lên đã thu hút sự quan tâm của cộng đồng. Người LGBT đã dần công khai và hiện diện như một phần tự nhiên ở nhiều lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống, cùng chung tay xây dựng sự đa dạng của đời sống. Những hoạt động được tổng kết dưới đây là những cột mốc quan trong góp phần rất lớn tạo nên tinh thần đoàn kết, yêu thương giữa người với người, cùng hướng đến một xã hội tôn vinh sự bình đẳng cho mọi người thuộc các xu hướng tình dục, bản dạng giới khác nhau: - Tháng 8/2012, Hội thảo "Khát vọng được là chính mình" do Trung tâm ICS tổ chức đã trình bày nghiên cứu đầu tiên về người chuyển giới tại Việt Nam đã thu hút sự quan tâm của các nhà làm luật và giới truyền thông, đặc biệt có sự tham gia của đại diện Bộ Tư pháp và Văn Phòng Quốc Hội. - Tháng 12/2012, clip phóng sự "Pede" về Yuki, một người chuyển giới nữ thu hút gần 300.000 lượt người xem trên YouTube cùng nhiều bình luận và chia sẻ tích cực. - Trong lĩnh vực văn hóa – nghệ thuật, việc ca sĩ Nguyễn Hương Giang công khai tại cuộc thi Vietnam Idol đánh dấu một sự hiện diện cần thiết của người chuyển giới, góp phần để xã hội nhìn nhận công bằng hơn với những người chuyển giới nói chung. 2 1.2 Đề xuất công nhận hôn nhân đồng tính Cùng với sự nỗ lực của bản thân, dám thể hiện mình, chứng minh người thuộc giới tính thứ ba cũng bình thường như bao người khác, có đóng góp tích cực cho xã hội và khao khát hướng tới một cuộc sống tốt đẹp hơn, cộng đồng người thuộc giới tính thứ ba đã làm thay đổi nhận thức của nhiều người. Trong 10 năm trở lại đây, xã hội đã nhận thức tích cực hơn về tình yêu đồng giới. Sự cố gắng và trông đợi của cộng đồng người đồng tính không chỉ khiến xã hội thay đổi cách nghĩ mà còn mang tới cho chính họ cơ hội được “sống với cuộc đời thật của mình”. Và nghị định số 110/2013/NĐ – CP của chính phủ chính thức cho phép việc tổ chức đám cưới giữa người đồng giới được ban hành thực sự là một phần thưởng lớn, một niềm vui đối với cộng đồng LGBT nói chung và người đồng tính Việt Nam nói riêng. Bộ Tư pháp đề xuất với Chính phủ bãi bỏ quy định về cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính được quy định tại khoản 5 Điều 10 Luật Hôn nhân và gia đình, mà thay vào đó là “không thừa nhận” việc kết hôn. Không thừa nhận tức những người đồng tính vẫn không được thừa nhận là vợ chồng hợp pháp trước pháp luật. II. VIỆT NAM CHƯA SẴN SÀNG ĐỂ CÔNG NHẬN HÔN NHÂN ĐỒNG GIỚI Việc công nhận hay không công nhận hôn nhân đồng tính đang là vấn đề nhiều tranh cãi tại Việt Nam. Ngày nay đã có nhiều sự đấu tranh bảo vệ và dành quyền lợi kết hôn cho người đồng tính và đấu tranh cho việc công nhân hôn nhân đồng tính. Tuy nhiên đứng trên vai trò là nhóm khách thể chúng tôi phản đổi việc công nhận hôn nhân đồng tính trước pháp luật với những lí do sau đây: 2.1 Những ảnh hưởng của hôn nhân đồng tính đến gia đình, người thân của những người đồng tính Có một sự thật là không phải người thân nào cũng có thể dễ dàng chấp nhận sự thật là con cháu mình đồng tính và ủng hộ ngay lập tức hôn nhân đồng tính. Dù có những người cha, người mẹ có hiểu biết và thương con mình nên chấp nhận cho con cái họ được sống thật với giới tính cũng như mong muốn tình yêu đồng giới của con được pháp luật công nhận nhưng vẫn còn đó những gia đình vẫn chưa thể chấp nhận. Hiển nhiên cha mẹ nào cũng muốn con mình “nam ra nam, nữ ra nữ”. Ngay cả việc thừa nhận con cái mình là người đồng tính là một thử thách với cha mẹ thì việc thừa nhận cuộc hôn nhân đồng tính của con là cả một quá trình. Ngay cả đối với những người cha người mẹ hiện tại đứng về phía con mình và kêu gọi mọi người ủng hộ hôn nhân đồng tính thì cũng thừa nhận họ đã rất sốc lúc mới biết sự thật này. Họ đã mất rất nhiều thời gian để tìm hiểu cũng như cần rất nhiều dũng khí để cùng con đương đầu với dư luận. Đôi khi những ông bố bà mẹ thường không muốn chấp nhận sự thật này mặc dù trong lòng họ vẫn nghi ngờ về nó. Còn đối với một số khác, khi sự thật này được hé lộ thì họ có cảm tưởng như một quả bom tấn nào đó đang dội lên đầu họ. Đó là cảm giác đau đớn, xấu hổ, bất lực và thậm chí nhục nhã đan xen nhau. Một người mẹ đã chia sẻ trong một cuộc hội thảo về hôn nhân đồng tính: "Tôi là một cán bộ làm ở một viện khoa học trực thuộc Viện Khoa học Quốc gia Việt Nam. Mặc dù có những hiểu biết sơ đẳng về nhóm người LGBT qua báo chí, internet, thế nhưng, tôi vô cùng sốc khi phát hiện ra con trai mình có những biểu hiện khác thường.” Rất nhiều gia đình phản ứng tiêu cực khi phát hiện sự thật như cấm đoán con 3 gặp gỡ người yêu hay thậm chí từ mặt và đuổi con ra khỏi nhà. Mặc dù bị lên án là hành động nhẫn tâm nhưng nếu đặt vị trí trong hoàn cảnh đó thì cũng cần phải thông cảm cho họ. Điều đầu tiên họ phải đối mặt là sự xì xào bàn tán của những người xung quanh, thậm chí là những người trong họ hàng. Dù cho có thương con cháu nhưng người thân vẫn còn có những mối quan hệ khác ngoài xã hội như bạn bè, đồng nghiệp, hàng xóm Và dĩ nhiên không phải tất cả những người đó đều hiểu và thông cảm. Ngoài trách nhiệm với con thì cha mẹ còn có trách nhiệm với xã hội và thật sự rất khó khăn để cha mẹ vượt qua thuần phong mỹ tục lề lối truyền thống từ xưa đến giờ để chấp nhận cuộc hôn nhân đồng tính của con. Nói rằng với tấm lòng thương con vô bờ bến thì cha mẹ có thể bỏ ngoài tai và mặc kệ dư luận. Điều đó đúng nhưng cuộc sống của gia đình họ vẫn sẽ bị ảnh hưởng dù ít hay nhiều. Vậy thì hãy cho cha mẹ thêm thời gian để tìm hiểu, thêm thời gian để có thêm nhiều dũng khí trước khi sẵn sàng chấp nhận cuộc hôn nhân đồng tính của con. Trong những gia đình theo nề nếp lề lối truyền thống thì việc có con cháu khác thường có thể nói là một nỗi nhục, là một sự “bôi tro, trét trấu” vào dòng họ. Đối với những người cha người mẹ có tính sĩ diện cao và lo lắng cho hình ảnh bản thân thì những lời xì xầm, bàn tán của thiên hạ là điều không thể chịu đựng được. Không thể trách được họ bởi khi sinh con ra, họ cũng có những kế hoạch và dự định cho con mình và làm sao họ có thể không sốc hay suy sụp khi biết được sự thật. Cảm giác khó chịu, dằn vặt khi hàng ngày đối mặt với búa rìu dư luận luôn đeo bám những bậc sinh thành. Vì thế, chấp nhận hôn nhân đồng giới vẫn là quá sức chịu đựng của những bậc phụ huynh. Nói họ không thương con là không đúng vì trong sự cấm đoán sự lựa chọn hôn nhân của con cái cũng có một phần vì yêu con, muốn bảo vệ con trước dư luận. Có cha mẹ nào lại muốn người đời gọi con cái mình bằng những cái tên mang đầy vẻ khinh miệt và kỳ thị như “bóng lại cái”, “biến thái”, “bệnh hoạn” Ngoài ra không dễ gì để cha mẹ thoải mái với việc con trai họ đảm nhận vai trò người vợ và xem một người đàn ông khác là chồng trong một cuộc hôn nhân đồng tính. Dù hiện nay truyền thông với sự hỗ trợ của Internet đã giúp cho mọi người có thêm hiểu biết nhưng liệu trong những người hô hào ủng hộ hôn nhân đồng tính thì có bao nhiêu người ngay lập tức chấp nhận và ủng hộ nhiệt tình ngay từ đầu đối với cuộc hôn nhân đồng tính của chính con cháu họ? Chỉ có những người trong cuộc, những người thật sự trải qua cuộc đấu tranh tâm lý dữ dội mới có thể hiểu được nỗi lòng của những gia đình có con đồng tính. Từng có một người mẹ có học thức và làm trong ngành giáo dục chia sẻ bà đã mất cả 3 năm trời để quen với việc con mình là đồng tính, cũng có gia đình mất 10 năm để chấp nhận sự thật đó. Vì thế, để chấp nhận hôn nhân đồng tính vẫn còn là một con đường rất dài trong nhận thức của cha mẹ nói riêng và người thân nói chung. 2.2 Những rào cản về truyền thống văn hóa Không một đất nước nào tồn tại và phát triển được nếu như không dựa trên cơ sở, nền tảng của truyền thống văn hóa, và Việt Nam cũng không ngoại lệ, chính những truyền thống văn hóa từ lâu đời của ông cha ta xưa đã góp phần không nhỏ hình thành nên một Việt Nam rất riêng, rất mới, và rất lạ trong mắt của nghị trường thế giới nói chung và ở vùng Đông Nam Á nói riêng. Có những cái nhìn, những quan niệm sống từ thời xưa đến nay vẫn còn giữ nguyên giá trị trong nhiều lĩnh vực nhưng đặc biệt là trong lĩnh vực đời sống gia đình. Theo quan điểm truyền thống, hôn nhân là sự kết hợp giữa một người đàn ông được gọi là chồng và một người đàn bà được gọi là vợ, được xác định như một sự xếp đặt của mỗi một xã hội để điều chỉnh mối quan hệ sinh lý giữa đàn ông và đàn bà. Nó là một hình thức xã hội luôn luôn thay đổi trong suốt quá trình phát triển của mối quan hệ giữa họ, nhờ đó xã hội xếp đặt và cho phép họ sống chung với nhau, quy định quyền lợi và nghĩa vụ của họ. Với truyền thống từ xa xưa, nước ta cũng như các nước phương Đông khác rất coi trọng việc sinh con đẻ cái, nối dõi dòng giống, tổ tiên, đề cao gia đình, tôn tộc, anh em… người đàn ông trong gia đình là trụ cột, có nghĩa vụ phải nối dõi tông đường; người phụ nữ phải công 4 dung ngôn hạnh, phải sinh đẻ tốt để giúp gia đình chồng có con nối dõi. Nếu như chấp nhận hôn nhân đồng tính ngay bây giờ thì sẽ đi ngược lại với truyền thống hàng nghìn năm mà dân tộc tự hào và cố gắng duy trì. Đó có thể là một cú sốc rất lớn trong văn hóa. Ngay cả với một nước phát triển văn minh và phóng khoáng như Mỹ thì cũng chỉ có vài tiểu bang công nhận hôn nhân đồng tính thì Việt Nam với bề dày lịch sử và văn hóa mang chịu tác động mạnh mẽ Nho giáo thì công nhận hôn nhân đồng tính là điều không thể thực hiện trong một sớm một chiều. Kết quả nghiên cứu "Thái độ xã hội với người đồng tính" thực hiện năm 2010-2011 (qua phỏng vấn định lượng 854 người và phỏng vấn sâu 31 người ở 4 địa bàn là Hà Nội, Hà Nam, TP HCM và An Giang) cho thấy, hiểu biết của xã hội về vấn đề đồng tính còn rất hạn chế. Đáng nói, trên 75% người được hỏi ủng hộ quyền của người đồng tính, đặc biệt là quyền chung sống và nhận con nuôi, nhưng chỉ có 36% ủng hộ cho phép người đồng tính kết hôn. PGS. Phùng Trung Tập, ĐH Luật Hà Nội bình luận, hôn nhân đồng tính là “trái quan niệm xã hội ngàn năm nhưng nó vốn không trái với tự nhiên". Ông Tập cho rằng, người đồng tính có quyền được hưởng hạnh phúc, họ thích nhau, yêu nhau, quan hệ với nhau về thể xác, cảm xúc thì chúng ta thừa nhận. Dù “thừa nhận” quyền được hạnh phúc của người đồng tính nhưng ông Tập lại cho rằng cho họ kết hôn hay không là chuyện khác, bởi gia đình là một tế bào của xã hội, bản chất của gia đình là sinh con đẻ cái, duy trì nòi giống, phát triển dân tộc. “Nhìn từ góc độ dân trí, văn hóa, quan điểm sống, trật tự xã hội của nước ta hiện nay, tôi cho rằng chưa nên thừa nhận hôn nhân đồng tính", ông Tập nói. Cũng theo ông Tập, Việt Nam không nên “học tập” việc cho phép kết hôn đồng giới theo một số nước, vì văn hóa, quan điểm, tôn giáo, trình độ kinh tế xã hội của nước ngoài khác Việt Nam, thừa nhận là không phù hợp. Mặc dù rất nhiều bạn trẻ không phản đối hôn nhân đồng tính nhưng họ vẫn bày tỏ thấy “sao sao” và “kỳ kỳ”. Kỳ là vì ngày nay, tuy đã rời xa thời phong kiến, kinh tế xã hội cũng phát triển tiến bộ nhiều nhưng trong mỗi người Việt vẫn còn in một dấu ấn khá đậm nét về quan niệm của Nho giáo. Vì thế mà một kiểu gia đình khác đặc biệt như giữa nam và nam hoặc nữ với nữ, không có con cái thì khó có thể chấp nhận được. Và cũng như phần lớn người dân vẫn chưa quen khái niệm khi hai người ở giới tính thứ ba trở thành một cặp. Họ có thể sống chung nhưng gọi là vợ chồng thì có vẻ không hợp, họ không thể sinh ra người thứ ba được như quy luật của một gia đình khác giới thường có. 2.3 Tương lai những đứa trẻ lớn lên trong gia đình người đồng tính Thừa nhận vấn đề nuôi dạy con cái là niềm đau đáu của những người đồng tính. Việc kỳ thị người đồng tính hiện nay ở Việt Nam tuy không còn gay gắt như trước nhưng những tác động của nó, dù chỉ là một câu nói, một thái độ cũng có thể khiến cộng đồng người đồng tính bị tổn thương. Nhất là với những đối tượng liên đới như con cái, cha mẹ cũng không tránh khỏi. Đối với đối tượng là trẻ em, là con cái của những người đồng tính lại là đối tượng dễ bị tổn thương và tác động nhất. Chính vì vậy, những người đồng tính dù đảm bảo đầy đủ về điều kiện kinh tế và chăm sóc con cái cũng vẫn chần chừ trong việc sinh con. "Ai mà chẳng mong muốn có được một đứa con ruột máu mủ của mình bất kể giới tính của mình ra sao. Tuy nhiên, có con rồi nhưng làm sao để đảm bảo cho tương lai của con em mình không gặp phải sự kỳ thị của xã hội thì chúng em cũng chưa thể nào biết được", L.Anh - một đồng tính nữ cho biết. Một số nhà khoa học đã chứng minh rõ ràng rằng những đứa trẻ phát triển tốt nhất khi được nuôi bởi chính cha mẹ ruột. Việc cho phép hôn nhân đồng giới sẽ tạo ra các gia đình khuyết đi vai trò của người mẹ hoặc người cha. Học giả Stanley Kurtz nhấn mạnh hành động này sẽ phá hủy tính chất và sự truyền thống của một gia đình đúng nghĩa. 5 Ngày nay có rất nhiều cặp đồng tính sau khi về chung sống sẽ nuôi thêm con cái để được thực hiện thiên chức làm cha và mẹ. Trước đây, họ thường xin trẻ từ hiệp hội đồng tính nhưng thời gian gần đây, các đôi đồng giới có thể dễ dàng có được những đứa con bằng nhiều cách như thụ tinh nhân tạo, đẻ mướn hoặc xin con nuôi. Tuy nhiên rất nhiều người e ngại, nghi ngờ về tương lai của những đứa trẻ đó sau này sẽ ra sao. Liệu tâm lý của chúng có phát triển bình thường như những đứa trẻ khác khi mà xã hội vẫn còn chưa chấp nhận người đồng tính và liệu khuynh hướng tình dục của chúng có bị ảnh hưởng hay không. Theo một nghiên cứu mới vào năm 2012 của Mark Regnerus, giáo sư tại Đại học Texas được đăng trên Tạp chí nghiên cứu xã hội Hoa Kỳ đã cung cấp thêm nhiều thông tin về vấn đề này. Nghiên cứu khảo sát 15.000 thanh niên, khảo sát kỹ 3.000 thanh niên trong đó 175 được nuôi lớn bởi cặp đồng tính nữ và 73 bởi cặp đồng tính nam. Kết quả cho thấy: trong ngắn hạn, các cặp đồng tính có thể nuôi con tốt như vợ chồng thông thường; nhưng về dài hạn, sự khiếm khuyết về giới tính (thiếu vắng cha hoặc mẹ để nuôi dạy đứa trẻ) là không thể khắc phục được, và con nuôi của họ khi bước vào tuổi thành niên sẽ gặp phải nhiều vấn đề hơn hẳn so với con cái của những gia đình thông thường, cụ thể : Vấn đề gặp phải Con nuôi đồng tính nữ Con nuôi đồng tính nam Gia đình thông thường Thất nghiệp 28% 20% 15% Có ý định tự tử 12% 24% 9% Phải điều trị tâm lý gần đây 19% 19% 9% Có quan hệ đồng tính 7% 12% 2% Bị cưỡng ép quan hệ tình dục 31% 25% 11% Ngoài ra Tiến sĩ xã hội học Trayce Hansen cho biết: "Nghiên cứu của các nhà khoa học xã hội, mặc dù không dứt khoát, cho thấy rằng trẻ em nuôi bởi các cặp đồng tính có nhiều khả năng tham gia vào các hành vi đồng tính hơn so với các trẻ em khác. Các nghiên cứu cho đến nay cho thấy khoảng 8% đến 21% con nuôi của các cặp đồng tính cuối cùng cũng sẽ trở thành đồng tính. Để so sánh, tạm cho khoảng 2% dân số nói chung là đồng tính. Do đó, nếu các tỷ lệ này được xác minh kĩ, con nuôi của các cặp đồng tính có khả năng phát triển thành đồng tính cao hơn 4 đến 10 lần so với những đứa trẻ khác." Trong một bài viết đăng trên trang Enewamerica, tiến sĩ, giáo sư xã hội học Tryce Hansen khẳng định hôn nhân đồng giới thực sự không tốt cho trẻ em. Nhà xã hội học đã viện dẫn các luận chứng, luận cứ chứng minh rằng môi trường tốt nhất và lý tưởng nhất cho sự phát triển 6 của trẻ em là một gia đình có cha và mẹ theo đúng nghĩa. Ông nói: “Hai người phụ nữ có thể là người mẹ tốt nhưng một trong hai không thể là một người cha hoàn hảo”. Hansen khẳng định rõ ràng việc có cha mẹ đồng giới tính là hoàn toàn không tốt cho trẻ em. Mặc dù đồng cảm với những người đồng tính nhưng ông cho rằng chúng ta không nên vì sự đồng cảm đó mà gây ra những thiệt hại cho trẻ nhỏ. Nếu so sánh giữa được và mất, giữa nhu cầu của người đồng tính và trẻ em thì chúng ta không thể để trẻ em là người chịu thiệt thòi. Tại Việt Nam, những đứa trẻ được nuôi dưỡng trong cuộc hôn nhân đồng tính sẽ phải hứng chịu những lời bàn tán. Đối một tâm hồn non nớt của trẻ thì sẽ không thể nào đối phó với những lời dị nghị mà vô tình người lớn gieo vào đầu. Cụ thể khi trẻ đến tuổi bắt đầu đi học và bắt đầu có những mối quan hệ ngoài xã hội thì trẻ có thể phải đối mặt với những câu hỏi về một người cha hay người mẹ bình thường. Chưa kể những gia đình không có thiện cảm với người đồng tính có thể cấm con họ kết bạn với trẻ vì cho rằng đó là một đứa trẻ xuất thân từ một gia đình không bình thường. Một người đồng tính trong một lần vô tình đã nghe được câu chuyện của những đứa trẻ khác đang hướng về con mình, một đứa trẻ nói: “"Con nhỏ đó đi ra từ cái căn nhà đó, mẹ tớ bảo đừng chơi với nó ". Để sự ngây thơ trong sáng của trẻ không bị ảnh hưởng và trẻ có thể phát triển bình thường thì cần phải từng bước xây dựng hệ nhận thức của mọi người trong xã hội để mọi người có thêm nhiều hiểu biết hơn về giới tính thứ ba chứ không chỉ đùng đùng công nhận hôn nhân đồng tính là đủ. 2.4 Sự lệch lạc trong nhận thức của giới trẻ Bối cảnh xã hội Việt Nam ngày nay, nền văn minh nhân loại tiến bộ quá nhanh, nhanh đến nỗi nền giáo dục luân lý và đạo đức không theo kịp đà tiến của tri thức và tư duy. Thế nên, con người mới “èo uột” về nhân cách và luân lý, từ đó sinh ra các “căn bệnh chủ nghĩa”, như: chủ nghĩa tự do (thích làm gì thì làm), chủ nghĩa cá nhân (chỉ biết sống cho mình mà không quan tâm đến người khác), chủ nghĩa hưởng thụ (thích tiêu xài, hưởng lạc thú, thỏa mãn bản thân, tận hưởng sung sướng), chủ nghĩa duy lợi (lợi dụng người thân bạn bè, đánh giá cuộc sống theo những món lợi), chủ nghĩa tương đối (tất cả chỉ là tương đối). Chính vì thế, đời sống luân lý cũng theo đó mà tụt dốc thê thảm. Có hai xu hướng mà những người trẻ bắt chước đó là giả đồng tính nam (gay) và giả đồng tính nữ (lesbian). Theo một số nhà tâm lý học, nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng giả đồng tính là bắt chước lẫn nhau để được "khác người". Nhiều người trẻ đang có xu hướng bị lôi kéo, rủ rê, bắt chước, từ người thường thành giả đồng tính. Có trường hợp thử nhập vai đồng tính cho vui, để tìm hiểu thế giới đồng tính khác với thế giới thực họ đang sống ra sao? Đây được đánh giá là bắt chước để khám phá. Thế nhưng, trường hợp này không nhiều, nếu không nói rằng, quá ít. Những trường hợp bắt chước nhau đồng tính, giả đồng tính đều có nguyên nhân như bị hụt hẫng tâm lý hoặc bế tắc trong cuộc sống gia đình, công việc… Nhiều người trẻ, cuộc sống quá nhạt nhòa, muốn khẳng định mình (không có trình độ, thiếu hiểu biết, kỹ năng sống) đã bắt chước đồng tính để được người khác chú ý đến mình. Điều đáng nói là hiện nay, một số nữ sinh chỉ do đua đòi rồi trở thành đồng tính nữ. Tâm lý học đòi và bị bạn bè rủ rê đã khiến số lượng thanh thiếu niên sa chân vào lối sống buông thả ngày càng nhiều. Hầu hết các đối tượng này đều thừa nhận, khi gia nhập thế giới thứ ba, bản thân họ luôn bị thôi thúc, không cưỡng lại được cho dù biết trước hậu quả. Đáng buồn là có không ít em gái chỉ vì bế tắc có tính nhất thời như bị điểm kém, giận dỗi với bạn bè, gia đình đã thay đổi hình dáng bên ngoài như cắt tóc, mặc 7 quần áo con trai… để gia nhập các nhóm đồng tính. Một trong những nguyên nhân khiến các bạn gái không tự giải thoát được là do những cám dỗ từ đồng tiền. Có người từ chỗ giả đồng tính đã thành đồng tính thật và việc muốn thoát ra khỏi mối tình giả đồng tính là điều không hề dễ dàng. Một giáo viên THPT tại Hà Nội cho biết: “Tôi đã biết về “trào lưu” đồng tính, nhưng theo tôi, có rất ít các em thực sự có vấn đề về giới tính. Đa số, những cặp nữ sinh vẫn là con gái bởi các em chỉ coi đó là trò chơi. Tuy nhiên, những đối tượng này nếu không được uốn nắn kịp thời, bệnh giả sẽ trở thành bệnh thật. Điều này sẽ khiến các em không theo kịp học hành, bị khủng hoảng tâm lý, sự mặc cảm và ám ảnh sẽ theo suốt cuộc đời… Đồng tính tập nhiễm có khi chỉ do môi trường và sự huyễn hoặc của bản thân. Có những cặp cùng giới lúc đầu quan hệ bạn bè bình thường, nhưng dần càng trở nên gần gũi đến khi một trong hai người gặp cú sốc về mặt tình cảm, sự gần gũi cảm thông khiến họ dần phát sinh những cảm xúc như thương nhớ, yêu thương rồi dẫn đến quan hệ đồng giới. Bên cạnh các đồng tính nữ giả, có không ít nam sinh chỉ vì muốn chứng tỏ mình đã vô tình mắc vào bẫy của những kẻ săn tình đồng tính để rồi trượt dài trong mối quan hệ bệnh hoạn đó, bị người tình đồng tính đeo bám doạ dẫm, uy hiếp, thậm chí là mang bệnh. Một số đối tượng đã bị khủng hoảng tâm lí trầm trọng, không thể trở lại trạng thái bình thường. Ông Lê Quang Bình - Viện trưởng Viện nghiên cứu kinh tế, xã hội và môi trường (iSEE) - cho biết: “Hiện nay, ở nước ta có khoảng 1,6 triệu người đồng tính, song tính và chuyển giới”. Thành phần xã hội có nhiều người đồng tính nhất, chính là những người làm nghệ thuật hay giới nghệ sĩ, như: diễn viên, ca sĩ, người mẫu Đây cũng là “thế giới” dễ bị đồng tính hoặc lây đồng tính nhất. Những người đồng tính luôn tìm kiếm bạn tình và họ thường xuyên nhắm tới các sinh viên nam, có ngoại hình ưa nhìn nhưng hoàn cảnh khó khăn, để lôi kéo, dụ dỗ, bao nuôi làm bạn tình. Thực tế, có nhiều nam sinh viên chấp nhận việc đó, và họ từ người bình thường trở thành người đồng tính, rồi lưỡng tính, và không biết cuối cùng mình mang giới tính gì? Giám đốc Sở Tư pháp TP.HCM Uông Thị Xuân Hương: "Xét về phương diện tự do cá nhân thì pháp luật có thể công nhận hôn nhân cùng giới. Nhưng về nhiều phương diện khác như văn hoá, truyền thống, đạo đức thì chưa nên công nhận. Việc thừa nhận hôn nhân cùng giới có thể làm xói mòn các giá trị hôn nhân truyền thống tốt đẹp, cổ xuý cho lối sống lệch lạc tình dục của giới trẻ. Đặc biệt hiện nay, nó có thể làm gia tăng tình trạng chuyển đổi giới tính. Hiện tại người bị dị tật bẩm sinh về giới tính thì pháp luật cho phép xác định lại giới tính rồi, nhưng bây giờ giới trẻ đang chạy theo phong trào đua đòi lẫn nhau để chuyển giới. Nếu công nhận hôn nhân cùng giới thì sẽ dẫn tới hàng loạt vấn đề chuyển giới, gây rối xã hội, vi phạm đạo đức và truyền thống tốt đẹp của dân tộc.Vì vậy chúng tôi cho rằng không thừa nhận hôn nhân cùng giới". Giới trẻ ngày nay với sự tiếp cận thông tin khá thoải mái và dễ dàng thông qua công nghệ ngày càng hiện đại. Ngoài những mặt tích cực do sự phát triển này mang lại bên cạnh đó cũng ảnh hưởng khá lớn đến nhận thức của giới trẻ. Do tiếp cận thông tin khá dễ dàng cùng với độ tuổi chưa chín chắn rất dễ bị ảnh hưởng đến tâm sinh lý của giới trẻ. Và hôn nhân đồng tính nếu được được chấp nhận cũng là một thách thức lớn đối với xã hội. Ngày nay số lượng người mắc bệnh đồng tính ngày càng cao trong đó chiếm phần không nhỏ là số lượng những bạn trẻ sinh ra bình thường nhưng bị tác động bởi môi trường xung quanh nên có những suy nghĩ lệch lạc về giới tính và mắc bệnh theo xu hướng theo phong trào. Nếu hôn 8 nhân đồng tính được chấp nhận chắc chắn sẽ dẫn đến một tỷ lệ không nhỏ các bạn trẻ cũng đua nhau kết hôn đồng tính theo phong trào rồi lại li dị trong thời gian ngắn. Điều này càng làm giảm đi ý nghĩa thiêng liêng của hôn nhân đó là sự gắn kết bền vững vốn là truyền thống văn hóa của các nước châu Á, trong đó có Việt Nam. Nếu hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính, thì sẽ tạo điều kiện cho một bộ phận giới trẻ ăn chơi đua đòi, a dua, dẫn đến hệ lụy xấu khôn lường. Nguy hiểm hơn nhiều người cảm thấy sành điệu hơn nếu mình là người đồng tính, vì vậy họ cố chứng tỏ mình là người đồng tính, tập làm người đồng tính, và kết quả, họ đã thành người đồng tính đích thực. Và trên thực tế, đã xuất hiện những cặp đôi đồng tính "bệnh lý" do lối sống lệch lạc, chứ không phải đồng tính bẩm sinh. Đây được xem như là một tệ nạn của xã hội, bởi vậy, lo ngại này không phải là không có cơ sở. Muốn bàn về hôn nhân đồng giới phải có các bài viết của các chuyên gia về vấn đề này, cần phải phân tích cặn kẽ trong số những người đồng tính có bao nhiêu phần trăm là do bẩm sinh, và bao nhiêu phần trăm là do tập nhiễm. Đây là vấn đề liên quan đến nền tảng của đạo đức xã hội Việt Nam, đừng xem nhẹ mà làm qua loa. III. TỔNG KẾT VỀ VẤN ĐỀ CÔNG NHẬN HÔN NHÂN ĐỒNG TÍNH TẠI VIỆT NAM Hiện tại vấn đề công nhận hôn nhân đồng tính vẫn là vấn đề nhiều tranh cãi không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước khác trên thế giới. Mặc dù phải công nhận rằng những người mắc bệnh đồng tính bản thân họ đã chịu nhiều thiệt thòi so với những người khác, họ hoàn toàn xứng đáng với việc được tôn trọng, được đối xử công bằng. Bên cạnh những người đồng tính có những thái độ, hành vi gây ảnh hưởng xấu cho xã hội vẫn còn một bộ phận rất lớn những người đồng tính đang cố gắng sống thật tốt, cố gắng cống hiến nhiều cho xã hội để dần xóa bỏ những mặc cảm, những ấn tượng xấu xã hội dành cho người đồng tính. Và những người đồng tính thật sự họ cũng khát khao hạnh phúc, cũng muốn được công nhận cuộc hôn nhân của mình với người họ yêu thương, nhưng thật sự những hậu quả và hệ lụy do việc công nhận hôn nhân đồng tính ảnh hưởng rất lớn đến gia đình, xã hội, giới trẻ ngày nay. Qua những nghiên cứu, phân tích những ảnh hưởng của việc công nhận hôn nhân đồng tính ảnh hưởng đến gia đình, xã hội, dù rất thông cảm với những người đồng tính nhưng chúng tôi đồng tình với việc không công nhận hôn nhân đồng tính tại Việt Nam trong bối cảnh hiện tại. Và chúng tôi hoàn toàn đồng ý với việc không cấm đoán, ngăn cản việc kết hôn đồng tính nhưng không công nhận việc kết hôn này trên pháp luật như pháp luật Việt Nam đang thực thi ngày nay.

Ngày đăng: 19/12/2014, 09:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan