Luận văn thạc sĩ quy hoạch Giải pháp quản lý không gian kiến trúc cảnh quan trục đường Quang Trung – Quận Hà Đông – Tp Hà Nội

109 4.6K 60
Luận văn thạc sĩ quy hoạch Giải pháp quản lý không gian kiến trúc cảnh quan trục đường Quang Trung – Quận Hà Đông – Tp Hà Nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN TRỤC ĐƯỜNG QUANG TRUNG – QUẬN HÀ ĐÔNG 8 1.1. Công tác quản lý không gian kiến trúc cảnh quan trục đường trên thế giới và Việt Nam 8 1.2. Công tác quy hoạch trên địa bàn Quận Hà Đông 10 - Vị trí 14 - Hướng chọn đất xây dựng phát triển Hà Đông: Điều chỉnh quy hoạch chung Thị xã Hà Đông thực hiện đồng thời 2 nhiệm vụ: vừa cải tạo vừa xây dựng mới. Kế thừa và hoàn thiện những nghiên cứu trong Quy hoạch chung phê duyệt năm 2001 cũng như các quy hoạch chi tiết và các dự án đầu tư khác có liên quan. Cụ thể: 57 - Điều kiện dân số và đất xây dựng: 57 + Điều kiện đất đai: Tổng đất tự nhiên toàn Quận là 4.832,64 ha, trong đó đất tự nhiên nội thị là 867,5 ha. Tổng diện tích đất xây dựng đô thị là 618,2 ha, bình quân 72 m2/người. Trong đó đất dân dụng là 422,1 ha, bình quân 49 m2/người; đất ngoài dân dụng là 196,1 ha, bình quân 23 m2/người. 59 - Điều kiện tự nhiên: 59 1 MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa đang và sẽ tiếp tục được đẩy nhanh và bao trùm lên hầu hết các lĩnh vực, trong đó có Phát triển kinh tế - xã hội. Hội nhập kinh tế khu vực và thế giới là xu hướng tất yếu của Việt Nam. Quá trình hội nhập đó mang lại nhiều triển vọng về phát triển Kinh tế - Xã hội đối với tất cả các vùng miền trong cả nước song cũng không ít những thách thức trong cạnh tranh. Quận Hà Đông thuộc Thành phố Hà Nội (theo Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 08/05/2009 của Chính phủ) chịu ảnh hưởng trực tiếp từ Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ. Định hướng phát triển không gian Hà Nội sẽ có xu hướng mở rộng không gian theo các hướng vươn ra các vùng ngoại vi bằng hệ thống các đô thị chuỗi điểm – đô thị vệ tinh. Công tác xây dựng phát triển đô thị Hà Đông càng trở nên cấp thiết nhằm tạo tiền đề cho sự phát triển. Hà Đông là nơi hội tụ của tuyến giao thông quan trọng, Tuyến đường Quang Trung là một phần của Quốc lộ 6 đi qua khu vực Quận Hà Đông, có nhiệm vụ quan trọng việc kết nối các khu vực nội thị và ngoại thị, Trung tâm Hà Nội với các vùng, tỉnh trung du và miền núi Tây Bắc. Tuy nhiên, một trong những khó khăn trong công tác quản lý đô thị đó là sự yếu kém trong công tác quản lý kiến trúc cảnh quan trên trục đường, sự trải dài qua các địa phận hành chính của các Phường Yết Kiêu, Phường Quang Trung, Phường Hà Cầu; Bộ máy quản lý đô thị còn chưa thống nhất, chồng chéo,thiếu sự phối kết hợp trong công tác; tốc độ phát triển mau lẹ về hạ tầng – kinh tế - xã hội và mối liên hệ của các đô thị lân cận đã không ít tạo áp lực cho công tác quản lý đô thị tại Hà Đông. 2 Xuất phát từ những luận điểm trên, việc lựa chọn đề tài: Giải pháp quản lý không gian kiến trúc cảnh quan trục đường Quang Trung – Quận Hà Đông – Tp Hà Nội là rất cần thiết, nhằm khắc phục các nhược điểm, bổ sung không chỉ lý luận mà còn đưa ra cách thức quản lý cho địa bàn. Mục đích nghiên cứu : - Đề xuất các giải pháp quản lý không gian kiến trúc cảnh quan cho Trục đường Quang Trung – Quận Hà Đông – Tp Hà Nội nhằm đảm bảo tính thống nhất của không gian tổng thể trục đường và phù hợp với quy hoạch được duyệt. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu : + Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý không gian kiến trúc cảnh quan trên địa bàn nghiên cứu. Những tác nhân ảnh hưởng tới công tác quản lý kiến trúc cảnh quan trong hiện tại và tương lai. + Phạm vi nghiên cứu: Trục đường Quang Trung – Quận Hà Đông – Tp Hà Nội. Phương pháp nghiên cứu : - Khảo sát, điều tra. Phương pháp này trình bày các thành phần chủ yếu, các bước thực hiện bắt đầu bằng việc thảo luận mục đích điều tra, nêu rõ thành phần và mẫu nghiên cứu, các công cụ điều tra được sử dụng, mối quan hệ giữa các biến số, các câu hỏi nghiên cứu, các khoản mục điều tra cụ thể và các bước thực hiện trong phân tích số liệu điều tra. - Phân tích tổng hợp. Qúa trình này bao gồm từ việc phân tích các yếu tố, tìm ra các luận điểm cần nghiên cứu và rút ra điểm chung, riêng của các yếu tố đó. Công tác quản lý đô thị nói chung và quản lý kiến trúc cảnh quan trục đường Quang Trung cũng vậy, đòi hỏi việc phân tích các yếu tố tạo nên hình ảnh đô thị, 3 những đặc điểm của khu vực nghiên cứu, từ đó xác định phương pháp quản lý cho từng khu vực trên cơ sở sự liên quan với toàn tuyến. - So sánh đối chiếu. Công việc này yêu cầu các đối tượng nghiên cứu phải được xem xét dựa trên mối tương quan của chúng với nhau, với các thành tố bên ngoài. - Đề xuất giải pháp. Công tác nghiên cứu bao gồm việc phân tích những tồn tại dựa trên việc khảo sát, điều tra kết hợp Phân tích tổng hợp. Đề xuất các giải pháp cho khu vực nghiên cứu trên cơ sở giải quyết những tồn tại đó. Phạm vi nghiên cứu có giới hạn, học viên tập trung vào việc đưa ra giải pháp quản lý không gian kiến trúc cảnh quan cho trục đường, kết hợp quá trình nghiên cứu cộng đồng. - Sự tham gia của cộng đồng trong quản lý. Phương pháp này đòi hỏi cộng đồng tham gia vừa mang tính chất chiều rộng: đa dạng về cách tiếp cận, các vấn đề đô thị gặp phải; tính chất chiều sâu: thể hiện việc “cộng đồng” được hiểu bao gồm không chỉ dân cư khu vực mà còn cả các tổ chức trong, tổ chức lân cận khu vực cần tham vấn, các chuyên gia, các thành phần lứa tuổi khác nhau, từ đó cùng có nhiều cách tiếp cận một vấn đề. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Thực trạng không gian kiến trúc cảnh quan trục đường Quang Trung – Tp Hà Nội. - Các cơ sở lý luận, cơ sở khoa học liên quan tới công tác quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan khu vực. - Đề xuất giải pháp thực hiện công tác quản lý trong hiện tại và tương lai, gắn kết bảo vệ môi trường và sự tham gia của cộng đồng. - Kết luận, kiến nghị. 4 Kết quả đạt được - Phân tích những đặc trưng của khu vực. - Đưa ra giải pháp quản lý kiến trúc, cảnh quan của khu vực. - Xác định nghĩa vụ và trách nhiệm của đối tượng tham gia đầu tư xây dựng, tiếp nhận, quản lý các công trình xây dựng trên trục đường. Các khái niệm 1. Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị : « Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị gồm những quy định quản lý không gian cho tổng thể đô thị và những quy định về cảnh quan, kiến trúc đô thị cho các khu vực đô thị, đường phố và tuyến phố trong đô thị do chính quyền đô thị xác định theo yêu cầu quản lý” [5]; 2. Quản lý đô thị: Quản lý đô thị là các hoạt động nhằm huy động mọi nguồn lực vào công tác quy hoạch, hoạch định các chương trình phát triển và duy trì các hoạt động đó để đạt được các mục tiêu phát triển của chính quyền thành phố. [11]. 3. Thiết kế đô thị (urban design) được xác định như một hoạt động có tính chất đa ngành tạo nên cấu trúc và quản lý môi trường không gian đô thị. Theo Urban Design Group thì thiết kế đô thị là một quá trình có sự tham gia của nhiều ngành liên quan nhằm định hình cấu trúc hình thể không gian phù hợp với đời sống của người dân đô thị và là nghệ thuật tạo nên đặc trưng của địa điểm và nơi chốn. Đối với Việt Nam, thiết kế đô thị là một khái niệm mới, thiết kế đô thị trong Luật xây dựng năm 2003 được định nghĩa “Thiết kế đô thị là việc cụ thể hóa nội dung quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị về kiến trúc các công trình trong đô thị, cảnh quan cho từng khu chức năng, tuyến phố và các khu không gian công cộng khác trong đô thị. 5 4. Quản lý không gian kiến trúc cảnh quan đô thị. Mặc dù chưa có một khái niệm cụ thể cho công tác quản lý không gian kiến trúc cảnh quan đô thị, một khu vực đặc thù đô thị, tuy nhiên, một trong những nội dung trong quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị được đề cập đến “Đảm bảo tính thống nhất trong việc quản lý từ không gian tổng thể đô thị đến không gian cụ thể thuộc đô thị; phải có tính kế thừa kiến trúc, cảnh quan đô thị và phù hợp với điều kiện, đặc điểm tự nhiên, đồng thời tôn trọng tập quán, văn hóa địa phương; phát huy các giá trị truyền thống để gìn giữ bản sắc của từng vùng, miền trong kiến trúc, cảnh quan đô thị” , với đối tượng bao gồm về không gian đô thị: Khu vực hiện hữu đô thị, khu vực mới phát triển, khu vực bảo tồn, khu vực giáp ranh và khu vực khác; về cảnh quan đô thị: tuyến phố, trục đường, quảng trường, công viên, cây xanh và kiến trúc đô thị : Nhà ở, các tổ hợp kiến trúc, các công trình đặc thù khác. [5]; 5. Quản lý không gian kiến trúc cảnh quan tuyến đường. Công tác quản lý không gian kiến trúc cảnh quan tuyến đường có thể được hiểu là toàn bộ các hoạt động quản lý nhằm tạo lập các không gian công cộng, cảnh quan tuyến phố hài hoà và nâng cao chất lượng, môi trường đô thị, các công trình đảm bảo khoảng lùi theo quy định, chiều cao công trình, khối đế công trình, mái nhà, chiều cao và độ vươn của ô văng tầng 1, các phân vị đứng, ngang, độ đặc rỗng, bố trí cửa sổ, cửa đi về phía mặt phố đảm bảo tính liên tục, hài hòa cho kiến trúc của toàn tuyến. Tại các tuyến phố chính, trục đường chính của đô thị, khu vực quảng trường trung tâm thì việc dùng màu sắc, vật liệu hoàn thiện bên ngoài công trình phải đảm bảo sự hài hòa chung cho toàn tuyến, khu vực và phải được quy định trong giấy phép xây dựng; tùy vị trí mà thể hiện rõ tính trang trọng, tính tiêu biểu, hài hòa, trang nhã hoặc yêu cầu bảo tồn nguyên trạng.Các tiện ích đô thị 6 như ghế ngồi nghỉ, tuyến dành cho người khuyết tật, cột đèn chiếu sáng, biển hiệu, biển chỉ dẫn phải đảm bảo mỹ quan, an toàn, thuận tiện, thống nhất, hài hòa với tỷ lệ công trình kiến trúc. Hè phố, đường đi bộ trong đô thị phải được xây dựng đồng bộ, phù hợp về cao độ, vật liệu, màu sắc từng tuyến phố, khu vực trong đô thị; hố trồng cây phải có kích thước phù hợp, đảm bảo an toàn cho người đi bộ, đặc biệt đối với người khuyết tật; thuận tiện cho việc bảo vệ, chăm sóc cây. Các đối tượng kiến trúc thể hiện mối tương quan tỷ lệ hợp lý. [5]. Hình 1.1: Bản đồ Hành chính Hà Nội – Vị trí nghiên cứu Cấu trúc luận văn 7 MỞ ĐẦU LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NỘI DUNG NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN TRỤC ĐƯỜNG QUANG TRUNG THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUY HOẠCH TRÊN ĐỊA BÀN HIỆN TRẠNG KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN TRỤC ĐƯỜNG QUANG TRUNG THỰC TRẠNG QUẢN LÝ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN QUANG TRUNG CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN CHƯƠNG II: CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ QUẢN LÝ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN TRỤC ĐƯỜNG QUANG TRUNG – HÀ ĐÔNG – HN CƠ SỞ LÝ THUYẾT CƠ SỞ PHÁP LÝ CƠ SỞ THỰC TIỄN KINH NGHIỆM TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP QUẢN LÝ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN TRỤC ĐƯỜNG QUANG TRUNG – HÀ ĐÔNG – HÀ NỘI QUAN ĐIỂM VÀ NGUYÊN TẮC GIẢI PHÁP PHÂN VÙNG QUẢN LÝ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CÁC KHU GIẢI PHÁP VỀ BỘ MÁY QUẢN LÝ SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ CÁC KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ 8 NỘI DUNG CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN TRỤC ĐƯỜNG QUANG TRUNG – QUẬN HÀ ĐÔNG 1.1. Công tác quản lý không gian kiến trúc cảnh quan trục đường trên thế giới và Việt Nam Tại các nước phát triển, công tác giáo dục, vận động cộng đồng dân cư đô thị cùng tham gia quản lý đô thị thông qua việc biên soạn các loại sách hướng dẫn, sách công cụ, sổ tay quy chuẩn thiết kế, các loại tài liệu tuyên truyền khác nhau giúp người dân hiểu biết về các điều lệ pháp quy xây dựng đô thị, tăng thêm ý thức tham gia vào xây dựng đô thị. Tại Nhật có những hoạt động tuyên truyền “Tokyo của tôi” , tại Mỹ là “Hình ảnh tự thân đô thị” đã khơi dậy sự quan tâm, yêu mến của người dân đối với thành phố. Tại Pháp, việc cộng đồng tham gia quản lý cảnh quan đường phố là phổ biến, chính quyền thành phố phối hợp với nhân dân cùng xây dựng tuyến phố trong đó chính quyền hỗ trợ 50% kinh phí đầu tư, cộng đồng có trách nhiệm 50% và có nhiệm vụ chung cho các công tác như: Bảo quản tiện ích đô thị trên đường phố, chăm sóc cây xanh Tất nhiên, để làm được điều đó chính quyền tại các khu vực đã phải vận động, tuyên truyền và đặc biệt có những cơ chế đặc thù, thể hiện sự quan tâm và hiểu biết rất sâu sắc về cộng đồng dân cư. Tại các nước đang phát triển, việc quản lý kiến trúc cảnh quan đường phố gắn liền hơn với công tác thiết kế đô thị, đây là cơ sở để phát triển và quản lý cảnh quan đường phố. Một trong những hiệu quả đạt được xuất phát từ quan niệm đơn giản về không gian công cộng của đô thị - Nơi có những hoạt động phong phú và đa dạng, đồng thời, các nước đã rất chú trọng về yếu tố cảm giác, quan tâm gần hơn với cộng đồng bằng các không gian công cộng. 9 Tại các nước, các trục không gian đô thị luôn được thiết kế và chú trọng. Trục không gian có thể là các đường phố như đại lộ Charles de Gaulle – Champs Elysées (Paris – Pháp) nối từ Bảo tàng Louvre tới La-Défanse dài hơn 8km hay là tuyến cảnh quan ven dòng sông Brisbane (Brisbane –Úc) uốn lượn xuyên suốt thành phố. Trục không gian cũng có thể là sự liên kết các điểm cao như đỉnh núi, nhà cao tầng hay là tuyến nối liền đô thị với thiên nhiên, chú trọng tới siluyet của các khu vực có tầm nhìn rộng, như thành phố Hongkong nhìn từ phía biển, khu vực quảng trường Sant-Marco (Italia) nhìn từ vịnh mang lại tầm nhìn rộng, bao quát và thống nhất, điều đó thể hiện không nhỏ vai trò của đơn vị quản lý đô thị địa phương. Bên cạnh việc chú trọng vẻ đẹp tổng thể, loại bỏ các yếu tố thừa, những yếu tố như chiều cao công trình, mật độ xây dựng, các tiện ích đô thị đều được chính quyền đô thị ở các nước tăng hiệu quả mức tối đa, đảm bảo yếu tố hiệu quả về công năng gắn liền với yếu tố thẩm mỹ và yếu tố thoả mãn của người dân như thành phố Lisbon – Bồ Đào Nha, hình ảnh tuyến phố được cảm nhận qua các kênh thị giác, các tuyến nhìn chính là sự liên kết của các trục đường, không gian mở, quảng trường, những nhà thiết kế đô thị đã kết hợp các tuyến như vườn hoa, tuyến đi bộ Parque Eduardo, quảng trường Marquês de pombal, đại lộ Da Liberdade, quảng trường Do Comercio và biển; hay những tiện nghi đô thị được chú trọng ở thành phố Barcelona – Tây Ban Nha (sử dụng chỗ ngồi và quán ngoài trời hợp lý trước không gian nhà thờ Sagrada Familia gắn với yếu tố nghệ thuật cao). Tại Việt Nam, công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch đang trở nên cấp bách. Tại một số khu vực thành phố lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, những khu đô thị cùng với những tuyến đường đang dần được hình thành và phát triển, tạo nên hình ảnh ấn tượng cho các đô thị. Tuy nhiên, việc thực hiện chưa [...]... chnh Quy hoch chung th ụ H Ni n nm 2020, tm nhỡn n 2050 v Quy hoch iu chnh th xó H ụng n nm 2020 2.3 Hin trng khụng gian kin trỳc cnh quan trc ng Quang Trung - H ụng H Ni 1.3.1 V trớ a lý 14 - V trớ vĩnh phúc bắc ninh Hà nội hải dương hà đông hoà bình hưng yên hải phòng hà nam Hỡnh 1.2: V trớ Qun H ụng i vi Trung tõm H Ni Hỡnh 1.3: V trớ tuyn ng Quang trung trờn a bn Qun H ụng 15 Tuyn ng Quang Trung. .. Yt Kiờu, Phng H Cu v Phng Quang Trung on ng cú mt ct lũng ng 47m, di 3,44 km Phõn on kộo di t Cu Trng ti Ngó ba Ba La Dõn s Qun H ụng phõn b khụng u, tp trung ch yu cỏc khu vc gn ng Quc l 6, on trc ng Quang Trung i qua ni thnh, Tnh l 70, 430, 22, Khu vc trung tõm c thuc phng Yt Kiờu, Nguyn Trói v Quang Trung vi mt dõn s t 200-270 ngi /ha Khu vc phng Vn M v Vn Phỳc cú mt trung bỡnh l 120-150ngi /ha... Thc trng cụng tỏc qun lý khụng gian kin trỳc cnh quan trờn trc ng Quang Trung H ụng H Ni 1.4.1 Thc trng Cụng tỏc qun lý khụng gian kin trỳc cnh quan Cụng tỏc qun lý kin trỳc cnh quan cha cú s phi kt hp thc hin nhim v trờn a bn gia cỏc t chc trong cựng phng, gia cỏc phng vi nhau C th: - Qun lý v h tng giao thụng trờn ng ph l chc nng ca UBND qun v S cụng an, S GTVT m nhim Qun lý v trt t, an ton giao... V nhõn s: Cỏn b thuc t qun lý trt t cỏc phng Quang Trung, phng H Cu v phng Yt Kiờu cũn thiu v s lng, v cha c nõng cao nghip v trong quỏ trỡnh thc hin cng nh khụng cú s kt hp vi cỏc n v thuc phng khỏc Trc ng Quang trung H ụng H Ni thuc qun lý ca 3 phng: Phng Yt Kiờu; Phng H Cu v Phng Quang Trung Cụng tỏc qun lý rng ũi hi yờu cu cao v s kt hp gia cỏc lc lng trong vic gii quyt cỏc vn tn ti, phỏt sinh... dõn C quan qun lý T chc, doanh nghip 33 Hng dn v t chc thc hin cỏc vn bn quy phm phỏp lut, c ch, chớnh sỏch, cỏc quy hoch, k hoch, chng trỡnh, d ỏn ó c cp cú thm quyn phờ duyt; thụng tin, tuyờn truyn, ph bin, giỏo dc phỏp lut v cỏc lnh vc qun lý Nh nc thuc ngnh xõy dng; S 1.2: T chc b mỏy qun lý ụ th Qun H ụng UBND Qun H ụng Phũng QLT i trt t xõy dng qun T vn phũng T qun lý trt t phng Quang Trung. .. trng ụ th Hỡnh 1.11: Hin trng mụi trng trờn tuyn ng Quang Trung [Ngun: Tỏc gi chp thỏng 07/2013] Cỏc im tp kt rỏc thuc phm vi tuyn ng: Cụng tỏc thu gom rỏc thi trờn a bn cũn bt cp, vic tp kt xe rỏc khụng ỳng ni quy nh, xe rỏc chy vo gi cao cng mt trong nhng nhõn gõy mt m nguyờn l quan ụ th im 26 Hỡnh 1.12: Xe rỏc tp kt vo gi cao im trờn a bn Phng Quang Trung [Ngun: Tỏc gi chp thỏng 07/2013] + Hin trng... ho vi kin trỳc xung quanh Ngy 29/07/2011, Chớnh ph phờ duyt Quy hoch chung xõy dng Th ụ H Ni n nm 2030 v tm nhỡn n nm 2050 Theo ú, Tuyn ng Quang Trung núi riờng v cỏc tuyn ng xuyờn tõm khỏc s c tp trung u t, m rng; Quy hoch s dng t cho kt cu h tng giao thụng, xõy dng tuyn ng st H ụng Cỏt Linh Ngy 16/7/2013, Quyt nh s 4324/Q-UBND ngy 16/7/2013 ca UBND Thnh ph H Ni v vic phờ duyt quy hoch phõn khu ụ... chớnh, ti sn ca c quan v cỏc th tc hnh chớnh cú liờn quan + T thi hnh quyt nh : T chc cụng b v thc hin cỏc quyt nh hnh chớnh ca Trung ng, Thnh ph, Qun ó cú hiu lc thi hnh + T chuyờn mụn : Thc hin cụng tỏc qun lý nh nc trong hot ng xõy dng, lp th tc xut x lý cỏc hnh vi vi phm theo quy nh phỏp lut, gii quyt tranh chp xõy dng, tip nhn v th lý gii quyt h s xin phộp tn ti cụng trỡnh xõy dng vi phm; + T... Trờn khu vc Quang Trung, do c thự tuyn ng trng im, cú v trớ quan trng khụng ch vi Qun H ụng m vựng H Ni núi chung, vic m bo an ton giao thụng v mụi trng trong lnh l rt quan trng Tuy nhiờn, 25 cng nh cỏc ụ th khỏc, Qun H ụng phi gỏnh chu nhng tỏc ng xu n mụi trng Tuyn ng Quang Trung liờn tc xt hin tỡnh trng giao thụng quỏ ti vo gi cao im, xe rỏc thng xuyờn hot ng v tp kt rỏc khụng ỳng ni quy nh, tỡnh... Bng cõn i s dng t [Ngun: iu chnh quy hoch chung H ụng n nm 2020] Din Tng din xõy cao Ti tớch t dng a, Ti ti a thiu (m2) t Mt XD Tờn khu vc Tng tớch t khu vc Chc nng Dõn s (%) (HA) (Ngi) Phng Quang Trung Yt 65.8 Kiờu H Cu Cỏc khu trung Kiờu Quang cụng cng Trung H Cu 1-25 25 1-21 Vn Phỳc Yt trỡnh Dch v 35 Thuc khu vc tõm v Cụng 725 7 17 1.3.3 Hin trng v kin trỳc cnh quan trờn trc ng - Hin trng cỏc . tuyến phố hài hoà và nâng cao chất lượng, môi trường đô thị, các công trình đảm bảo khoảng lùi theo quy định, chiều cao công trình, khối đế công trình, mái nhà, chiều cao và độ vươn của ô văng. uốn lượn xuyên suốt thành phố. Trục không gian cũng có thể là sự liên kết các điểm cao như đỉnh núi, nhà cao tầng hay là tuyến nối liền đô thị với thiên nhiên, chú trọng tới siluyet của các. sân phục vụ đi bộ, tầng cao xây dựng tối thiểu 7 tầng. Đối với công trình nhà ở thuộc sở hữu tư nhân, khuyến kích xây dựng có khoảng lùi so với chỉ giới đường đỏ, tầng cao xây dựng tối thiểu

Ngày đăng: 19/12/2014, 09:19

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1.1. Công tác quản lý không gian kiến trúc cảnh quan trục đường trên thế giới và Việt Nam

  • 1.2. Công tác quy hoạch trên địa bàn Quận Hà Đông

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan