công tác xóa đói giảm nghèo của hội phụ nữ huyện yên định (tỉnh thanh hóa)

69 1.4K 10
công tác xóa đói giảm nghèo của hội phụ nữ huyện yên định (tỉnh thanh hóa)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

A - PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, từ tổ tiên xa xua đến con cháu ngày nay trên mọi lĩnh vực, ở mọi lứa tuổi thì phụ nữ ngày càng khẳng định được vai trò to lớn của mình. Ở mỗi giai đoạn phát triển của lịch sử dân tộc, người phụ nữ luôn biết lựa chọn chỗ đứng, lựa chọn con đường đi đúng đắn vì lợi ích và hành phúc của dân tộc, của gia đình và của bản thân. Đánh giá vai trò của người phụ nữ, Bác Hồ đã viết: “Dân tộc ta đời đời nhớ ơn các bà mẹ Việt Nam đã sinh ra và cống hiến những người con ưu tú đã và đang chiến đấu anh dũng tuyệt với, bảo vệ non sông gấm vọc để lại”. Trong lịch sử cách mạng Việt Nam, người phụ nữ có vai trò rất quan trọng, họ không những làm nên hậu phương vững chắc mà còn là những người chiến sỹ dũng cảm tham gia vào các cuộc đấu tranh cách mạng. Hòa bình lặp lại họ lại bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước. Trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày nay, nguồn lực lao động là một trong những vấn đề quan trọng và được chú ý quan tâm. Trong đó, phụ nữ chiếm tỷ lệ không nhỏ. Nước ta có khoảng 80% dân số tập trung chủ yếu ở nông thôn thì phụ nữ chiếm tới 51,34%, trong sản xuất nông nghiệp lao động chiếm 72%. 1 Trong những năm gần đây, kinh tế nước ta đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ. Đặc biệt việc Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại lớn nhất thế giới WTO đang tạo ra những cơ hội lớn cho kinh tế cũng như xã hội phát triển. Kinh tế phát triển, đời sống nhân dân được nâng cao. Tuy nhiên, quá trình hội nhập thế giới cũng đang tạo ra những thách thức không nhỏ đối với nước ta, nhất là vấn đề khoảng cách giàu nghèo. Một thực tế xảy ra hiện nay: khoảng cách giàu nghèo ở nước ta ngày càng lớn. Đây là mối quan tâm của không chỉ nước ta mà còn của nhiều nước trên thế giới. Để giải quyết vấn đề này, Đảng và Nhà nước ta đã xây dựng chương trình Mục tiêu quốc gia 1 http://vietinfo.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=621&ItemID=12129 Tổng cục thống kê Tình hình kinh tế xã hội tháng 12 năm 2011 1 về xóa đói giảm nghèo, nhằm hỗ trợ cho người nghèo có điều kiện để phát triển kinh tế, tạo sự phát triển đồng đều trên cả nước. Yên Định là một trong những huyện thuần nông của tỉnh Thanh Hóa. Kinh tế của huyện chủ yếu là phát triển nông nghiệp, nên đời sống của người dân trong huyện còn có nhiều khó khăn. Trong những năm qua, do tiếp thu tư tưởng của Đảng và chính sách của Nhà nước, các cơ quan ban ngành của huyện rất quan tâm đến vấn đề xóa đói giảm nghèo, cải tạo đời sống cho người dân. Huyện Yên Định là một huyện thuần nông, phụ nữ chiếm 52% lao động của cả huyện. Với truyền thống cần cù, chịu khó, nỗ lực vươn lên, phụ nữ đã tích cực học tập, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, chăn nuôi. Phụ nữ cũng là một lực lượng đông đảo tham gia thực hiện chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cây trồng, vật nuôi mang lại năng suất, chất lượng. Trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh đã xuất hiện nhiều điển hình phụ nữ làm kinh tế giỏi Phụ nữ huyện đang ngày càng khẳng định được vai trò của mình trong việc phát triển kinh tế gia đình và đẩy mạnh hoạt động xã hội. 2 Để có được kết quả như trên là nhờ vào hoạt động rất tích cực của Hội liên hiệp Phụ nữ huyện Yên Định (tỉnh Thanh Hóa). Hội Phụ nữ huyện Yên Định được coi là một đơn vị đi đầu trong hoạt động xóa đói giảm nghèo. Hội đã cùng với nhiều tổ chức khác tổ chức nhiều chương trình, hoạt động nhằm hỗ trợ cho các hội viên của hội để họ phát triển kinh tế. Nhằm đẩy mạnh phong trào “phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình”. Tuy nhiên, hoạt động của hội vẫn còn nhiều khó khăn và hạn chế cần phải khắc phục. Nghiên cứu này nhằm làm rõ hoạt động của Hội LHPN huyện Yên Định trong công tác XĐGN. Các hoạt động chính trong công tác xóa đói giảm nghèo mà Hội LHPN huyện đang tiến hành? Trong quá trình thực hiện, Hội LHPN huyện đã phối hợp cùng với những tổ chức, ban ngành nào? Hoạt động phối hợp có đem lại hiệu quả cao không? Hội LHPN huyện Yên Định đã đạt được những thành tựu và gặp phải khó khăn gì khi thực hiện công tác XĐGN? 2 Hội LHPN huyện Yên Định, Báo cáo của BCH Hội LHPN huyện khóa XXIII trình Đại hội Đại biểu phụ nữ huyện lần thứ XXIV nhiệm kỳ 2011 – 2016, ngày 13/9/2011 2 Những lý do trên là cơ sở để t lựa chọn đề tài: Công tác xóa đói giảm nghèo của hội phụ nữ huyện Yên Định (tỉnh Thanh Hóa) 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Xóa đói giảm nghèo là một chính sách lớn được Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm. Công tác xóa đói giảm nghèo không còn là nhiệm vụ riêng của Nhà nước hay một quốc gai riêng lẻ, mà nó đã trở thành một vấn đề toàn cầu và mọi người đều cần phải chung tay góp sức. Đối với Việt Nam, công tác xóa đói giảm nghèo đã và đang đạt được những thành tựu đáng kể. Chuẩn nghèo của nước ta liên tục thay đổi và có xu hướng tăng. Tuy nhiên, với mức chuẩn nghèo quy định như hiện nay của nước ta thì vẫn còn thấp hơn rất nhiều so với mức trung bình trung của thế giới. Nếu trước đây, do quan niệm cổ hủ, lạc hậu, nên một thời gian dài, nước ta duy trì tư tưởng việc kiếm tiền là do người đàn ông trong gia đình. Do đó, vai trò của người phụ nữ chưa được đánh giá đúng, họ ít được tham gia vào việc phát triển kinh tế. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, do hoạt động tích cực của Liên hiệp Phụ nữ về công tác bình bẳng giới, tuyên truyền về trách nhiệm cũng như vai trò của người phụ nữ mà tỷ lệ phụ nữ tham gia sản xuất kinh tế ngày càng nhiều. Huyện Yên Định tỉnh Thanh Hóa là một trong những địa phương đi đầu trong toàn tỉnh về việc thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo. Trong những năm qua, Đảng bộ huyện đã phối hợp cùng với các cơ quan đoàn thể thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo đạt được những kết quả rất nổi bật Xóa đói giảm nghèo đã không còn là một vấn đề mới đối với chúng ta. Đã có rất nhiều nghiên cứu xung quanh vấn đề này như: - “Nghèo đói và xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam”. TS. Lê Xuân Bá – TS. Chu Tiến Quang – TS. Nguyễn Hữu Tiến – TS. Lê Xuân Đình (Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, 2001). - “Xóa đói giảm nghèo ở nông thôn Việt Nam” của Nguyễn Hải Hữu. Nghiên cứu về vai trò của hội phụ nữ trong công tác xóa đói giảm nghèo đã thu hút được sự quan tâm của một số nhà Khoa học như: 3 - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ về: “Thực trạng nghèo đói và giải pháp xóa đói giảm nghèo ở một số tỉnh ven biển miền Trung” do PGS. TS Khổng Diễn làm chủ nhiệm. - Đề tài nghiên cứu khoa học Bộ về: “Tình trạng nghèo đói trên thế giới và Việt Nam: hiện trạng, vấn đề và các phương thức giải quyết” do Lương Thị Thu Trang làm chủ nhiệm. Đây là những nghiên cứu có tầm vĩ mô, khái quát. Đối với nghiên cứu của mình, tôi tập trung vào công tác xóa đói giảm nghèo ở huyện Yên Định nói chung, và hướng tới chủ thể thực hiện chính là Hội LHPN huyện Yên Định. 3. Mục tiêu nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Đưa ra những giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động của Hội Phụ nữ Huyện Yên Định trong hoạt động hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. 3.2.Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu và nghiên cứu các văn bản liên quan đến chủ trương, chính sách xóa đói giảm nghèo nói chung và địa phương nói riêng - Tìm hiểu, đánh giá kết quả công tác xóa đói giảm nghèo của Hội phụ nữ Huyện, chỉ ra những kết quả đạt được và những hạn chế của hoạt động. - Tổng hợp, đánh giá đưa ra những khuyến nghị giải pháp nhằm nâng cao hoạt động của Hội phụ nữ Huyện Yên Định trong công tác xóa đói giảm nghèo. 4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Hoạt động của Hội Phụ nữ trong việc thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo. 4.2. Khách thể nghiên cứu Hội Phụ nữ huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa. 4 4.3. Phạm vi nghiên cứu - Không gian: Huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa. - Thời gian: 2008 – 2011. - Nội dung: Tập trung một số chương trình, hoạt động nằm trong nội dung thực hiện công tác XĐGN của Hội LHPN huyện Yên Định như: chính sách hỗ trợ y tế, chính sách hỗ trợ khuyến nông – lâm – ngư nghiệp, chương trình hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế. Từ đó đánh giá được hiệu quả cũng như hạn chế của công tác XĐGN mà Hội LHPN huyện đã và đang tiến hành thực hiện. 5. Mẫu nghiên cứu Hội LHPN huyện Yên Định và một số chi hội 6. Vấn đề nghiên cứu - Nghiên cứu hoạt động của Hội phụ nữ Huyện Yên Định trong công tác xóa đói giảm nghèo như thế nào? - Làm thế nào để công tác xóa đói giảm nghèo của Hội Phụ nữ Huyện Yên Định đạt hiệu quả cao? 7. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp định lượng và phân tích tài liệu có sẵn - Phương pháp tiếp cận hệ thống 8. Giả thuyết nghiên cứu - Hội viên Hội phụ nữ Huyện Yên Định, Tỉnh Thanh Hóa hoạt động tích cực, có vai trò trong công tác xóa đói giảm nghèo, vì vậy chị em phụ nữ có điều kiện để ổn định đời sống, phát triển kinh tế. - Hoạt động của Hội phụ nữ huyện còn chưa đồng đều, chưa có sự liên kết với các tổ chức khác. Do đó việc thực hiện các hoạt động: vay vốn, chuyển giao khoa học kỹ thuật và tạo việc làm cho hội viên còn nhiều hạn chế. 9. Kết cấu của khóa luận MỞ ĐẦU 5 NỘI DUNG - Chương 1: Tổng quan về xóa đói giảm nghèo và vị trí của hội LHPN trong công tác xóa đói giảm nghèo - Chương 2: Hoạt động của Hội LHPN trong công tác XĐGN. Thực trạng và giải pháp. KẾT LUẬN B – PHẦN NỘI DUNG 6 CHƯƠNG 1 – KHÁI LUẬN VỀ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO VÀ VAI TRÒ CỦA HỘI PHỤ NỮ TRONG CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO 1.1 Khái luận về XĐGN 1.1.1 Khái niệm về nghèo đói Nghèo đói được coi là một vấn đề kinh tế - xã hội mang tính chất toàn cầu. Nghèo đói không chỉ là vấn đề tồn tại ở những nước kém phát triển, mà ngay ở những nước có nền kinh tế phát triển thì nghèo đói vẫn là một vấn đề đang tồn tại và cần được giải quyết. Đối với những nước có nền kinh tế kém phát triển, tỷ lệ người nghèo cao thì mục tiêu chung hướng đến sẽ là giảm tỷ lệ người nghèo, nâng cao chất lượng sống cho người dân, đảm bảo cho người dân có được mức sống cơ bản nhất. Đối với những nước có nền kinh tế phát triển, thu nhập bình quân trên đầu người thuộc diện cao thì vẫn không thể tránh khỏi việc trong xã hội tồn tại một bộ phận dân cư bị đánh giá là nghèo. 3 Và đặc biệt, đối với những nước có nền kinh tế càng phát triển thì khoảng cách giàu nghèo càng cao. Do đó, đối với các nước thuộc nhóm này thì sẽ hướng đến mục tiêu chung là xóa nghèo, rút ngắn khoảng cách giữa người giàu và người nghèo, tạo sự công bằng trong xã hội đối với mọi người dân. Như vậy, nghèo đói là một vấn đề mang tính toàn cầu, có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của một quốc gia. Tuy nhiên, có rất nhiều quan niệm khác nhau về nghèo đói, ở mỗi khu vực, ở mỗi hoàn cảnh khác nhau thì lại có những quan niệm nghèo đói khác nhau và cũng sẽ có những biện pháp thực hiện xóa đói giảm nghèo khác nhau. Theo tác giả cổ Trung Quốc cho rằng: “ những người vẫn đang lo toan cho bữa ăn đó là người nghèo, cuộc sống đới với người nghèo chỉ là sinh tồn mà thôi”. 4 Theo Robert McNamara, khi còn là giám đốc của Ngân hàng Thế giới, ông đã cho rằng: nghèo đói tuyệt đối là sống ở ranh giới ngoài cùng của 3 Nguyễn Hữu Tiến (2010), Tập bài giảng Chính sách Xóa đói giảm nghèo Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Hà Nội, trang 7 4 http://www.wattpad.com/89948-%C4%91%E1%BB%8Bnh-ngh%C4%A9a-ngh%C3%A8o 7 tồn tại. Những người nghèo tuyệt đối là những người phải đấu tranh để sinh tồn trong các thiếu thốn tồi tệ và trong tình trạng bỏ bê và mất phẩm cách vượt qúa sức tưởng tưởng tượng mang dấu ấn của cảnh ngộ may mắn của giới trí thức chúng ta”. Theo Word Bank: “Nghèo là đói, thiếu nhà, bệnh không được đến bác sỹ, không được đến trường, không biết đọc, biết viết, không có việc làm, lo sợ cho cuộc sống tương lai, mất con do bệnh hoạn, ít được bảo vệ quyền lợi và tự do”. 5 Theo các quan niệm trên, nghèo đói là sự thiếu thốn về cả vật chất và phi vật chất. Vật chất bao gồm những điều kiện như nhà ở, lương thực, phương tiện đi lại,… Phi vật chất là những yếu tố liên quan đến đời sống tinh thần của con người: không được đến trường, không được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, không được tham gia các dịch vụ vui chơi, giải trí. Một chuyên gia của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) ông Abapia Sen – người nhận giải thưởng Noben 1998 thì cho rằng: nghèo đói là sự thiếu cơ hội lựa chọn tham gia vào các quá trình phát triển của cộng đồng. 6 Theo quan điểm này, những người nghèo do bị thiếu thốn về cuộc sống nên không thể có điều kiện được tham gia với cộng đồng trong việc phát triển chung. Do đó, khoảng cách giữa người giàu và người nghèo càng tăng, khoảng cách vê trình độ dân trí cũng tăng cao. Theo báo cáo gần đây của Liên hợp quốc, thì nhấn mạnh sự cần thiết đưa phương pháp tiếp cận nghèo đói trên cơ sở quyền lợi của con người, cụ thể: - Tự do: con người có quyền có một cuộc sống không bị đói khổ và bị đe dọa do bạo lực, chống đối và bị tổn thương Bình đẳng: mọi người đều có quyền hưởng thụ các thành quả của xã hội, có quyền tham gia vào các hoạt động chung Sự khoan dung: mọi người cần phải được tôn trọng, bao gồm cả niềm tin, văn hóa và ngôn ngữ. Theo quan điểm này, nghèo đói được nhìn nhận một cách toàn diện hơn, không chỉ về mặt đời sống vật chất mà cả tinh thần và ngôn ngữ. 7 5 http://www.wattpad.com/89948-%C4%91%E1%BB%8Bnh-ngh%C4%A9a-ngh%C3%A8o 6 Tài liệu tập huấn dánh cho cán bộ làm công tác XĐGN cấp tỉnh, huyện, Nhà xuất bản Lao động – xã hội, Hà Nội, 2004, trang 20 7 Tài liệu nhóm nghiên cứu, Xác định chuẩn nghèo của Việt Nam thời kỳ 2006 – 2010, Thuộc ban chỉ đạo Chương trình quốc gia về XĐGN giai đoạn 2006 – 2010 (Báo cáo giai đoạn 1 – tháng 7/ 2004) 8 Như vậy, khi nói đến nghèo đói là nói đến sự “thiếu hụt” của con người. Ở mỗi xã hội thì sẽ có một chuẩn riêng để đánh giá mức độ nghèo riêng. Khi người dân không đủ những chuẩn chung đó và bị rơi vào tình trạng thiếu hụt một hay nhiều yếu tố theo chuẩn đề ra thì họ sẽ bị coi là rơi vào tình trạng nghèo đói. Những chuẩn này được đề ra dựa trên những điều kiện cụ thể về kinh tế, xã hội của từng không gian, thời gian cụ thể và phải được xã hội thừa nhận. Đối với ở Việt Nam: Chuẩn nghèo Việt Nam là một tiêu chuẩn để đo lường mức độ nghèo của các hộ dân tại Việt Nam. Chuẩn này khác với chuẩn nghèo bình quân trên thế giới. Theo quyết định của thủ tướng chính phủ Việt Nam 170/2005/QĐ-TTg ký ngày 08 Tháng 07 năm 2005 về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006 – 2010: • Khu vực nông thôn: những hộ có mức thu nhập bình quân từ 200.000 đồng/người/tháng (2.400.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo. • Khu vực thành thị: những hộ có mức thu nhập bình quân từ 260.000 đồng/người/tháng (dưới 3.120.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo. 8 Chuẩn nghèo mới áp dụng cho giai đoạn 2011 – 2015 theo Chỉ thị số 175/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, mức chuẩn nghèo và cận nghèo được xác định: • Khu vực nông thôn: những hộ có thu nhập bình quân từ 400.000 đồng/ người/ tháng trở xuống là hộ nghèo. Những hộ có thu nhập bình quân từ 401.000 đồng đến 520.000 đồng/ người/ tháng là hộ cận nghèo. • Khu vực thành thị: những hộ có thu nhập bình quân từ 500.000 đồng/ người/ tháng trở xuống là hộ nghèo. Những hộ có thu nhập bình quân từ 501.000 đồng đến 650.000 đồng/ người/ tháng là hộ cận nghèo. Chuẩn nghèo được thay đổi theo từng giai đoạn nhất định. Chuẩn nghèo ngày càng tăng thể hiện sự nỗ lực lớn của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta trong việc thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo. 8 http://vi.wikipedia.org/wiki/Ngh%C3%A8o_%E1%BB%9F_Vi%E1%BB%87t_Nam 9 1.1.2 Những đặc trưng cơ bản của nghèo đói. 1.1.2.1 Đặc trưng về nhân khẩu học Các hộ thuộc diện nghèo thường có số nhân khẩu trong gia đình cao hơn bình quân so với các hộ gia đình bình thường. 9 Nguyên nhân của tình trạng này là do người nghèo thường đẻ nhiều, đẻ dày. Đây là vừa là nguyên nhân vừa là hệ quả của nghèo đói. Mức độ hiểu biết của các gia đình nghèo về sinh sản còn nhiều hạn chế, lại thêm những quan niệm lạc hậu nên nhiều gia đình vẫn không nhận thức được hệ quả của việc gia tăng nhân khẩu. Theo đó, những hộ gia đình nghèo đông con sẽ kéo theo tỉ lệ người ăn theo cao, làm cho chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng sâu sắc. Việc các hộ gia đình có đông con nhưng lại thiếu nguồn lao động là một nghịch lý đang xảy ra ở nước ta. Biểu 1: Cơ cấu phân theo giới tính của Việt Nam Đơn vị: % Năm Giới Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Nam 49.21 49.21 49.29 49.43 49.46 Nữ 50.79 50.79 50.71 50.57 50.54 (Nguồn:Tổng cục thống kê) Theo cơ cấu dân số Việt Nam phân theo giới thì tỷ lệ nữ luôn chiếm tỷ lệ cao hơn nam. Trong gia đình, người phụ nữ là người có vai trò rất quan trọng trong việc duy trì giống nòi và thực hiện kế hoạch hóa gia đình. Là người vợ, người mẹ trong gia đình, người phụ nữ cần ý thức được những hậu quả của việc sinh đẻ không có kế hoạch. Từ đó để có thể hạn chế và điều chỉnh mức sinh cho phù hợp với hoàn cảnh gia đình. Tuy nhiên, để có thể thực hiện tốt công tác này thì cũng cần có sự phối hợp từ người chồng, người cha trong gia đình. 1.1.2.2 Sự tiếp cận giáo dục đối với người nghèo còn hạn chế 9 Nguyễn Hữu Tiến (2010), Tập bài giảng Chính sách Xóa đói giảm nghèo Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Hà Nội, trang 22 10 [...]... 909 920 1.530 1.107 948 1.350 952 716 984 Yên Phú Yên Lâm Yên Tâm Yên Giang Yên Ninh Yên Hùng Yên Lạc Yên Thịnh Yên Phong Yên Thái Yên Bái Yên Trường 31 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 Yên Trung Yên Thọ Quý Lộc Thị trấn Thống nhất Định Long Định Liên Định Tăng Định Tường Định Hòa Định Bình Định Thành Định Công Định Tân Định Tiến Định Hưng Định Hải Thị trấn Quán Lào Tổng 1.402 1.615... và tỷ lệ nữ giữa các khu vực như hiện nay 1.1.3 Tổng quan về công tác xóa đói giảm nghèo 13 Công tác xóa đói giảm nghèo là quá trình đưa ra chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, đặc biệt là các hộ nghèo, xã nghèo trên cả nước Công tác xóa đói giảm nghèo là một chiến lược của chính phủ Việt Nam nhằm giải quyết vấn đề đói nghèo và... thức phù hợp Hội phụ nữ (Hội liên hiệp phụ nữ) là một tổ chức chính trị xã hội, tập hợp rộng rãi các tầng lớp phụ nữ Việt Nam Hội là thành viên của Mặt trận tổ quốc và Liên đoàn các tổ chức phụ nữ ASEAN (Hiệp hội các nước Đông Nam Á) Hội phụ nữ Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của giới nữ, có chức năng đại diện cho quyền bình đẳng, dân chủ, lợi ích hợp pháp và chính đáng của phụ nữ, tham gia... thực hiện tập huấn cho chị em hội viên về các hình thức vay vốn, quản lý vốn, đào tạo nghề, giới thiệu việc làm Thanh Hoá hiện có tới 53.000 phụ nữ nghèo làm chủ hộ Bằng nhiều cách làm, đặc biệt là mô hình Câu lạc bộ Phụ nữ xoá đói giảm nghèo đã và đang tạo điều kiện cho phụ nữ nghèo trong tỉnh có điều kiện vươn lên thoát nghèo 13 Công tác xóa đói giảm nghèo của tỉnh Thanh Hóa trong những năm qua được... 645.000.000 đồng 10 Ngoài ra, huyện còn tập trung vào một số chương trình nhằm nâng cao chất lượng đời sống của các hộ nghèo, tạo điều kiện để các hộ nghèo có khả năng vươn lên và phát triển kinh tế, thoát nghèo bền vững Trong những năm qua, công tác xóa đói giảm nghèo của huyện đã có những tác động không nhỏ đến hiệu quả kinh tế - xã hội Trong đó, công tác xóa đói giảm nghèo đã tác động đến sự tăng trưởng... chắc của hội phụ nữ trong công tác XĐGN, nâng cao vị thế của người phụ nữ trong gia đình cũng như trong hoạt động xã hội Tổ chức của Hội được tổ chức chặt chẽ từ huyện đến cơ sở Hiện nay, tại các cơ sở trên địa bàn toàn huyện có tổng số 91 ủy viên Ban thường vụ phụ nữ cơ sở, 345 ủy viên Ban chấp hành phụ nữ cơ sở Ban chấp hành phụ nữ huyện hiện có 27 ủy viên, trong đó có 7 ủy viên thường vụ 32 Hội LHPN... sinh, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Bên cạnh đó, công tác xóa đói giảm nghèo còn giúp ổn định hơn đời sống xã hội của người dân địa phương, giúp cho nhận thức của người dân được nâng cao, tinh thần phấn khởi hơn, phát triển văn hóa và trật tự an toàn xã hội được đảm bảo Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu trên thì công tác xóa đói giảm nghèo của huyện Yên Định vẫn còn gặp phải những tồn tại Thứ nhất là... trong đó có hơn 114.000 hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ đã thoát được nghèo và ổn định sản xuất, tăng thu nhập Huyện Yên Định là một trong những huyện của tỉnh Thanh Hóa đạt được nhiều thành tựu nổi bật trong công tác xóa đói giảm nghèo những năm qua Hiện nay, huyện đang thực hiện một số chính sách, chương trình, dự án giảm nghèo như: - Chính sách, dự án tạo điều kiện cho người nghèo phát triển sản xuất,... gia của phụ nữ vào các công việc của xã hội, làm hạn chế khả năng của người phụ nữ nói chung và của các hội viên của hội phụ nữ nói riêng Hội LHPN là một trong những chủ thể quan trọng trong việc thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo Hiện nay, Hội LHPN đã phối hợp với nhiều tổ chức khác nhau để hỗ trợ cho các hội viên có điều kiện để phát triển kinh tế Hoạt động hỗ trợ vốn của Hội LHPN được triển khai... LHPN huyện hiện có 7 nhân lực, bao gồm: 1 Chủ tịch, 1 Phó chủ tịch, 3 thường vụ chuyên trách và 2 chuyên viên Thực hiện chủ trương chung của Hội LHPN tỉnh và UBND huyện, Hội đã huy động mọi thành viên tham gia thực hiện công tác XĐGN 2.3 Công tác XĐGN của Hội LHPN huyện Yên Định 2.3.1 Tổ chức chỉ đạo Thực hiện chủ chương chung của tỉnh, trong những năm qua Hội LHPN huyện đã tích cực thực hiện công tác . hoạt động rất tích cực của Hội liên hiệp Phụ nữ huyện Yên Định (tỉnh Thanh Hóa). Hội Phụ nữ huyện Yên Định được coi là một đơn vị đi đầu trong hoạt động xóa đói giảm nghèo. Hội đã cùng với nhiều. hoạt động của Hội phụ nữ Huyện Yên Định trong công tác xóa đói giảm nghèo như thế nào? - Làm thế nào để công tác xóa đói giảm nghèo của Hội Phụ nữ Huyện Yên Định đạt hiệu quả cao? 7. Phương. trên là cơ sở để t lựa chọn đề tài: Công tác xóa đói giảm nghèo của hội phụ nữ huyện Yên Định (tỉnh Thanh Hóa) 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Xóa đói giảm nghèo là một chính sách lớn được Đảng

Ngày đăng: 19/12/2014, 08:47

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 3. Mục tiêu nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu

    • 3.1. Mục tiêu nghiên cứu

    • 3.2.Nhiệm vụ nghiên cứu

    • 4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu

      • 4.1. Đối tượng nghiên cứu

      • 4.2. Khách thể nghiên cứu

      • 4.3. Phạm vi nghiên cứu

      • 5. Mẫu nghiên cứu

      • 7. Phương pháp nghiên cứu

        • - Phương pháp định lượng và phân tích tài liệu có sẵn

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan