báo cáo thực tập công tác xã hội cá nhân, nhóm tại làng trẻ em sos điện biên

41 3.2K 30
báo cáo thực tập công tác xã hội cá nhân, nhóm tại làng trẻ em sos điện biên

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Báo cáo thực tập Công tác xã hội cá nhân, nhóm LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đợt thực tập công tác xã hội cá nhân, nhóm tại làng trẻ em SOS Điện Biên Phủ, cũng như hoàn thành báo cáo thực tập này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của ban giám đốc làng trẻ em SOS Điện Biên Phủ, anh Trương Tuấn Anh và Lê Thị Út cán bộ giáo dục và cũng là kiểm huấn viên của tôi. cùng các công nhân viên, các mẹ, làm việc tại làng. Tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới giám độc Nguyễn Xuân Phong, phó giám đốc Phạm Văn Huấn , anh Trương Tuấn Anh, chị Lê Thị Út cán bộ giáo dục, đã trưc tiếp chỉ dẫn, cung cấp tài liệu liên quan và góp ý sửa chữa giúp tôi hoàn thành tốt đợt thực tập cũng như bản báo cáo này đáp ứng được thời gian và yêu cầu đăt ra. Qua đây tôi cũng bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới mẹ Quàng Thị Thợi và các em trong nhà số 7 là nha hoa đào, đã xem tôi như môt thành viên trong gia đình SOS, đã giành cho tôi nhiều tình cảm, đã giành không ít thời gian đóng góp ý kiến, thông tin cần thiết giúp tôi hoàn thành đợt thực tập. Tôi cũng chân thành cảm ơn sâu sắc tới qúy thầy cô giáo trong khoa công tác xã hội, đăc biệt là Ths. Nguyễn Trọng Tiến giáo viên hưỡng dẫn trưởng khoa công tác xã hội, thầy giáo chủ nhiệm: thầy Nguyễn Ngọc Tùng và cô giáo bộ môn công tác xã hội: cô Trần Thị Ánh Tuyết đã đỡ chỉ đạo, hưỡng dẫn, chuyền nhiều kỹ năng công tác xã hội cá nhân, nhóm cho chúng tôi trong suất quá trình học tập nghề công tác xã hội tại trường cũng như đợt thực tập này. Tôi xin chân thành cảm ơn! Học viên Quàng Văn Thái 1 Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Trọng Tiến Học viên: Quàng Văn Thái Báo cáo thực tập Công tác xã hội cá nhân, nhóm LỜI NÓI ĐẦU " Trẻ em như búp trên cành Biết ăn, biết ngủ, học hành là ngoan". Hiện nay đất nước ta đang trên con đường phát triển và hội nhập kinh tế thế giới bước vào kỷ nguyên mới, đời sông người dân luôn được cải thiện từng bước, cũng với sự phát triển đó con người đối mặt với nhiều thử thách do nền kinh tế mang lại. các vấn đề xã hội ngày càng phức tạp trong đó đối tương chịu thiệt thòi nhất là trẻ em. " Trẻ em hôm nay Thế giới ngày mai" Trẻ em là nguồn lực phát triển của quốc gia, là tài sản lớn nhất của đất nước. Do đó Đảng và nhà nước ta đã có nhiều chính sách dành cho trẻ em. Những trường lớp được đầu tư xây dựng nhiều hơn, trẻ được đến trường vui chơi cùng bạn bè, thầy cô giáo. nhằm tạo điều kiện cho trẻ có cơ hội để phát triển một cách cách toàn diên. Nhưng bên cạnh đó, chung ta không khỏi thông cảm xót xa, thương cảm khi bắt gặp những em bé phải lao động để lo miêng cơm, manh áo từng ngày cùng với những xếp vé số trên tay đi khắp phố phường bán rong và thấp thoáng ở đâu đó những hình ảnh nhỏ nhắn của các em trong những bãi rácđể đi tìm phế liệu bán kiếm tiền. Như chúng ta đã biết trẻ em khi được sinh ra đều có quyền được vui chơi, học tập, có quyền được tham gia các hoạt động bổ ích, có quyền được được bảo vệ, được chăm sóc, được giáo dục tất cả các quyền cơ bản đó đều được quy định đầy đủ trong quy ước quốc tế về quyền trẻ em vào năm 1990 nước ta là nước đầu của Châu Á ký công ước quốc tế về quyền trẻ em. Tuy nhiên thực tế không phải trẻ em nào cũng được hưởng những quyền đó do hoàn cảnh gia đình. Đó cho thấy điều kiện kinh tế phát triển không đồng đều 2 Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Trọng Tiến Học viên: Quàng Văn Thái Báo cáo thực tập Công tác xã hội cá nhân, nhóm như hiên nay và nhiều lý do khác nữa (như vùng nui, vùng đô thị, do chiến tranh, dịch bệnh, điều kiện gia đình ). Chúng ta không khỏi xót xa khi nhìn thấy nhưng hoàn cảnh như thế. Chính vì thế chúng ta cần nghiên cứu tìm ra các biện pháp phòng ngừa và giải quyết thực trạng của các em có hoàn cảnh khó khăn (như trẻ em không nơi nương tựa, mồ côi, trẻ em lang thang, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn ). Đó là một chiến lược cấp bách và lâu dài. Hiện nay để thực chiến lược đó, mô hình làng trẻ em SOS do ông Hermann Gmeiner sáng lập ra là môt mô hình tiêu biểu, vững bền cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn và làng SOS Điện Biên phủ được thành lập cũng chính là vì mục đích cao cả đó. Là một sinh viên học nghành công tác xã hội với mong muốn góp một phần sức nhỏ bé của mình vào sự phát triển của xã hội, một phần sức rất nhỏ bé vào làng quê hương minh, cũng như trang bị kiến thức thực tế của mình về nghề công tác xã hội " những kiến thức, những kỹ năng thực hành công tác xã hội, từ lý thuyết vào trong thực tiễn ". Chúng tôi đã quyết định chọn làng SOS Điện Biên Phủ để thực tập lần này. Trong suất quá trinh thực tập tại làng SOS Điện Biên Phủ tôi đã tìm hiểu, nghiên cứu thông qua sự giúp đỡ của cán bộ công nhân viên trong làng và thực hiện quá trình thực tập công tác xã hội cá nhân, nhóm tại làng và được cụ thể hóa trong bản báo cáo thực tập này. Báo cáo gồm có 4 phần: Phần I: Tìm hiểu về cơ sở thực tập. Phần II: Thực hành công tác xã hội cá nhân, nhóm. Phần III: Tự lượng giá quá trình thực tập. Phần IV: Khuyến nghị. 3 Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Trọng Tiến Học viên: Quàng Văn Thái Báo cáo thực tập Công tác xã hội cá nhân, nhóm 4 Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Trọng Tiến Học viên: Quàng Văn Thái Báo cáo thực tập Công tác xã hội cá nhân, nhóm PHẦN I: KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG CỦA LÀNG TRẺ EM SOS ĐIỆN BIÊN PHỦ * QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TỔ CHỨC SOS QUỐC TẾ. Làng trẻ em SOS là một tổ chức phi chính phủ giúp đỡ và bảo vệ trẻ em mồ côi, lang thang, cơ nhỡ Tổ chức được thành lập nào năm 1949 bởi Hermann Gmeiner ở Inst cộng hòa Áo. Tổ chức được điều hành hệ thống làng trẻ em SOS - SOS - Kinderdorf được thành lập năm 1960. Tổ chức SOS lớn mạnh và phát triển để giúp đỡ những trẻ em bị thiệt thòi trên toàn thế gới và cho đến nay thì làng trẻ em SOS đã phát triển tới 132 quốc gia trên thế giới, 438 làng trẻ em SOS và 346 nhà thiếu nhi SOS mang đến ngôi nhà mới cho hơn 60.000 trẻ em, hơn 13.1000 trẻ em tham gia các trường mẫu giáo SOS, các trường Hermann Gmeiner và các trung tâm đào tạo nghề SOS. Khoảng 39.7000 người được hưởng lợi từ các chương trình của trung tâm Y tế SOS và 11.5000 người được hỗ trợ bởi các trung tâm xã hội SOS. Làng SOS được thành lập với mục đích cao cả nhằm mang lại sự quan tâm chăm sóc như trong một gia đình " trẻ nghèo đói, lang thang, trẻ mồ côi ". Hàng triệu trẻ em đang thang mà không có một mái âm gia đình. Làng trẻ em SOS chính là một gia đình một chố dựa tinh thần thứ hai của các em. * Sơ lược sự hình thành và phát triển làng trẻ em SOS ở Việt Nam. Ở Việt Nam Làng trẻ em SOS quận Gò Vấp thành phố Hồ Chí Minh được thành lập đầu tiên ở Việt Nam năm 1967, đến năm 1975 phải ngừng hoạt động do tình hình chính trị lúc đó. Đến năm 1987 dưới sự chấp nhận của chính phủ Việt Nam, Bộ LĐTB & Xã hộ đã ký với tổ chức SOS quốc tế hiệp định hợp tác và phát triển Làng trẻ 5 Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Trọng Tiến Học viên: Quàng Văn Thái Báo cáo thực tập Công tác xã hội cá nhân, nhóm em SOS ở Việt Nam, đồng thời thành lập lại làng trẻ em SOS ở quận Gò Vấp thành phố Hồ Chí Minh và thành lập làng trẻ em SOS ở Hà Nội. Năm 1989 thành lập Làng trẻ em SOS ở Đà Lạt và vinh. Năm 1990 thành lập Làng trẻ em SOS ở Đà Nắng. Năm 1993 thành lập Làng trẻ em SOS ở Hải phòng và Cà Mâu. Năm 1995 thành lập Làng trẻ em SOS ở Việt Trì, Khánh Hòa, Bến Tre. Năm 2008 thành lập Làng trẻ em SOS ở Điên Biên. Đến nay tổng số Làng trẻ em SOS Ở Việt Nam là 14 Làng trẻ em SOS đang hoạt động trải đều từ Bắc Vào Nam. I - Khái quát về lịch sử làng trẻ em SOS Điện Biên Phủ. 1. Lịch sử thành lập và phát triển. Điện Biên là một tỉnh biên giới miền núi thuộc vùng Tây Bắc, tỉnh Điện Biên có 9 đơn vị hành chính trong đó có 1 thành phố, 1 thị xã và 7 huyện. Diện tích đất tự nhiên tỉnh Điên Biên là 9.554,9km2, dân số trên 491.000 người, mật độ dân số là 51km29(1/4/2009) với 18 dân tộc anh em sinh sông. Điện Biên Phủ là một thủ phủ của tỉnh Điện Biên. Nơi đây vào ngày 7/5/1954 đã chứng kiến thắng lợi của quân đội nhân dân Việt Nam đánh tan tập đoàn cứ điểm cuối cùng của Thực dân Pháp ở Đông Dương, làm lên thăng lợi " lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu ". Làng trẻ em SOS Điện Biên Phủ được xây dựng bằng ngần kinh phí tài trợ của quỹ Herman Gmeiner Đức và Hiệp hội Làng trẻ em SOS Áo. Làng được xây dựng với quy mô 14 nhà gia đình có khả năng chăm sóc và nuôi dưỡng 140 trẻ em mồ côi, không nơi nương tựa. Làng trẻ em SOS Điên Biên Phủ có địa điểm tại đội 19 xã Thanh Hưng - Huyện Điện Biên - tỉnh Điên Biên - Làng trẻ em SOS Điên Biên Phủ được khởi công xây dựng từ ngày 13/11/2008 và hoàn thành đi vào hoạt động tháng 6 Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Trọng Tiến Học viên: Quàng Văn Thái Báo cáo thực tập Công tác xã hội cá nhân, nhóm 9/2009. Được sự quan tâm của các cấp chính quyền đặc biệt là các nhà tài trợ nước ngoài để phục vụ mục đích cao cả nên giờ đây Làng đã đi vào hoạt động tốt, tuy mới thành lập giờ Làng đã nuôi dưỡng 110 trẻ. Làng trẻ em SOS Điện Biên Phủ là một tổ chức hoạt động về phát triển trẻ em, giúp đỡ các em có hoàn cảnh khó khăn có được một mái ấm gia đình, giúp trẻ thiếu sự chăm sóc của cha mẹ được sống trong một gia đình mới và phát triển một cách tự nhiên nhất có thể, hỗ trợ các em từ nhỏ cho đến khi trưởng thành để các em có khả năng tự lập, có trách nhiệm và biết đóng góp cho xã hội. Các em khi được đón về Làng được nuôi dưỡng trong các gia đình, mỗi một ngôi nhà là một gia đình, mỗi một gia đình có 10 trẻ, ở đó có 1 người mẹ là người phụ nữ độc thân, nguyện không xây dựng gia đình, đem hết tình yêu thương của mình chăm sóc cho trẻ, coi trẻ như con đẻ của mình, ngược lại trẻ cũng coi các mẹ như mẹ đẻ của mình. Trong 110 trẻ của Làng có: 63 trẻ nam; có 47 trẻ nữ; có 6 trẻ dân tộc Kinh; có 53 trẻ dân tôc Thái; có 49 trẻ dân tộc HMông; có 1 trẻ dân tộc Xạ Phang; có một dân tộc nùng; Năm học 2011 đến 2012 có 3 trẻ đi học THCS; 83 trẻ đi học tiểu học; 24 trẻ học mẫu giáo. Mặc dù mới thành lập còn nhiều khó khăn các trẻ đi học hầu hết đi bộ, tiền ăn hành tháng chỉ vẻn vẹn 400.000 đ/trẻ. Song các trẻ đều đã cố gắng vượt qua khó khăn vươn lên trong học tập. Kết thúc năm học trong tổng số 86 trẻ đi hoc có 28 trẻ đạt học sinh giỏi, 44 trẻ đạt hoc sinh khá chiếm tỷ lệ 83,7% và 14 trẻ học lực trung bình. Trẻ em được trai qua tuổi thơ hạnh phúc sẽ được chuẩn bị tốt để phát triển khả năng một cách đầy đủ nhất trong cuộc sống sau nay. " Nỗi bất hạnh lớn nhất của một đứa trẻ là không thuộc về đâu cả. thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu giáo dục còn dễ dàng cho một đữa trẻ đương đầu hơn là việc bị cô đơn, không có gia đình, không thuộc về ai." 7 Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Trọng Tiến Học viên: Quàng Văn Thái Báo cáo thực tập Công tác xã hội cá nhân, nhóm Làng trẻ em SOS Điện Biên phủ đã được các cấp chính quyền địa phương trao tặng giấy khen. Ngày 10/12/2010 được cuộc bảo trợ xã hội tặng giấy khen. Ngày 31/12/2011 bộ lao động thương binh xã hội tặng giấy khen. 2. Cơ câu đánh đạo và sơ đồ tổ chức của Lang trẻ em SOS Điện Biên phủ. 2.1. Cơ cấu lãnh đạo. Ban giám đốc: 1. Nguyễn Xuân Phong Giám đốc 2. Phạm Văn Huấn Phó giám đốc Các nhân viên: Gồm 3 nhân viên giáo dục, 2 giáo viên mâm non, 1 thư ký, 1 nhân viên kế toán, một nhân viên cung cấp điện nước, 1 nhân viên lái xe, 3 nhân viên bảo vệ, 1 nhân viên Y tế. Làng trẻ em SOS Điện Biên Phủ chịu sự lánh đạo giám sát của Làng trẻ em SOS Việt Nam, trong đó giám đốc Làng điều hành quản lý mọi hoạt động của Làng, phó giám đốc quản lý mọi hoạt đông của Làng SOS. 8 Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Trọng Tiến Học viên: Quàng Văn Thái Báo cáo thực tập Công tác xã hội cá nhân, nhóm 2.2. Sơ đồ tổ chức của Làng trẻ em SOS. 2.3. Đội ngũ cán bộ, công nhân viên làm việc tại Làng. Ban giám đốc : 1. Nguyễn Xuân Phong Giám đốc 2. Hoàng Tự Cường Phó giám đốc Các nhân viên : 1. Nguyễn Thị Thìn Thư ký 2. Phạm Thị Thanh Nga Nhân viên kế toán 3. Trương Tuấn Anh Nhân viên giáo dục 4. Trần Thị An Nhân viên giáo dục 5. Lê Thị Út Nhân viên giáo dục 6. Nguyễn Thị Hoài Giáo viên mầm non 9 Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Trọng Tiến Học viên: Quàng Văn Thái GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC CÁN BỘ GIÁO DỤC THƯ KÝ NHÂN VIÊN KẾ TOÁN NHÂN VIÊN Y TÉ NHÂN VIÊN BẢO VỆ CÁC BÀ MẸ, BÀ DÌ TẤT CẢ CÁC TRẺ TRONG LÀNG SOS Báo cáo thực tập Công tác xã hội cá nhân, nhóm 7. Vũ Thị Rồi Giáo viên mầm nôn 8. Nguyễn Thị Huyền Nhân viên Y tế 9. Phạm Minh Tuấn Nhân viên bảo vệ 10. Nguyễn Đức Cảnh Nhân viên bảo vể 11. Lương Văn Thụ Nhân viên bảo vệ 12. Bùi Văn Thao Nhân viên cung cấp điện nước 13. Nguyễn Văn Cường Nhân viên lái xe Các bà mẹ, bà dì: 1. Nguyễn Thị Hoan Bà mẹ nhà hoa mai. 2. Lò Thị Tím Bà mẹ nhà hoa bưởi. 3. Lò Thị Thành Bà mẹ nhà hoa phong lan. 4. Lò Thị Phóng Bà mẹ nhà hoa thiên lý. 5. Lò Thị Mai Bà mẹ nhà hoa hồng. 6. Quàng Thị Thợi Bà mẹ nhà hoa đào. 7. Lường Thị Thương Bà mẹ nhà hoa ban trắng. 8. Nguyễn Thị Nguyệt Bà mẹ nhà hoa lay ơn. 9. Nguyễn Thị Lý Bà mẹ nhà hoa sữa. 10. Vì Thị Bình Bà mẹ nhà hoa cúc. 11. Trần Thị Lệ Bà mẹ nhà hoa sim tím. 12. Phạm Thị Thúy Bà dì 13. Cà Thị Pâng Bà dì 14. Tòng Thị Thoảng Bà dì 10 Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Trọng Tiến Học viên: Quàng Văn Thái [...]... và giáo dục trẻ Làng trẻ em SOS Điện Biên là một cộng đồng đầy tình thương và luôn có sự gắn kết với nhau em lại những điều kiện tốt đẹp nhất cho những trẻ em thiệt thòi mồ côi không nơ nương tựa Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Trọng Tiến 16 Học viên: Quàng Văn Thái Báo cáo thực tập Công tác xã hội cá nhân, nhóm PHẦN II : THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN, NHÓM I - thực hành công tác xã hội cá nhân 1 Bối... nhất giành cho những trẻ em thiệt thòi, cân bằng đời sống vật chất lẫn tinh thần, vì trẻ em là mâm xanh của đất nước Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Trọng Tiến 11 Học viên: Quàng Văn Thái Báo cáo thực tập Công tác xã hội cá nhân, nhóm III - Các đối tượng xã hội được Làng trẻ em SOS Điện Biên Phueđón nhận Làng trẻ em SOS là một cộng đồng, Làng nhận và chăm sóc, nuôi dưỡng những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt... Văn Thái Báo cáo thực tập Công tác xã hội cá nhân, nhóm 3.2 Giai đoạn 2: Thực hành công tác xã hội cá nhân Ngày Địa điểm Tại văn phòng Làng 15/6/2012 SOS Điện Biên Phủ Công việc Gặp gỡ xin ý kiến chỉ đạo của kiểm huấn viên Tiếp cận làm quen với thân Tại nhà thân chủ ( nhà chủ hoa đào) Thực hiện cuộc vấn đàm lần một Tại nhà thân chủ ( nhà hoa đào) Thu thập thông tin liên quan đến thân chủ Tập hợp và... Nơi sinh: Xã nà tấu - Huyện Điện Biên - Tỉnh Điện Biên Nơi cư trú hiện nay: Làng trẻ em SOS Điện Biên Phủ, đội 19 Thanh Hưng, huyện Điện Biên - Tỉnh Điện Biên Dân tộc: Thái Tôn giáo: Không Quá trình sinh sống và lớn lên: Tình trạng học vấn là: 3/12 Tình trạng nghề nghiệp: học sinh Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Trọng Tiến 18 Học viên: Quàng Văn Thái Báo cáo thực tập Công tác xã hội cá nhân, nhóm Tình... trình các bước làm việc của công tác xã hội, nhưng giải quyết vấn đề chưa sâu sắc Nhưng đây cũng là bài học kinh nghiệm cho tôi sau này khi giải quyết vấn đề trong công tác xã hội cũng như kinh nghiệm trong quá trình nghề mà tôi yêu thích Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Trọng Tiến 31 Học viên: Quàng Văn Thái Báo cáo thực tập Công tác xã hội cá nhân, nhóm II - Công tác xã hội nhóm 1 Lựa chọn tiếp cận nhóm. .. nhập với cộng đồng xã hội, trở thành những người có ích cho xã hội 2 Chức năng và nhiệm vụ của Làng SOS Điện Biên Phủ 2.1 Chức năng của Làng SOS Điện Biên Phủ Làng trẻ em SOS Điện Biên Phủ thể hiện chức năng đón nhận và chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục, cho trẻ mồ côi không nơi nương tựa trên địa bàn Điện Biên và các tỉnh lân cận, những trẻ em được đón nhận vào Làng theo định của tổ chức SOS, có sự hưỡng... tiểu học Xã Mường Phăng 1 Hù A Sáu 05/01/2003 3 Thanh Hưng huyện Điện BiênTỉnh Điện Biên Trường tiểu học Xã 2 Lò Văn Trường 11/02/2003 3 Thanh Hưng Nà Tấu - Huyên Điện Biên Tỉnh Điện Biên Trường tiểu học Xã Trung Thu 3 Vàng A ký 03/02/2004 3 Thanh Hưng Huyện Tủa chùa Tỉnh Điện Biên Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Trọng Tiến 32 Học viên: Quàng Văn Thái Báo cáo thực tập Công tác xã hội cá nhân, nhóm Trường... kết thúc kế hoạch thực tập của cá nhân, nhóm Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Trọng Tiến 25 Học viên: Quàng Văn Thái Báo cáo thực tập Công tác xã hội cá nhân, nhóm 4 Tiến trình làm việc với thân chủ 4.1 Giai đoạn 1: tiếp cận và khám phá Sau khi đã làm quen và tìm hiểu được một số thông tin trước đó về thân chủ, tôi đã bắt đầu công việc của mình, sử dụng các kỹ năng trong công tác xã hội cá nhân để tìm hiểu... cáo thực tập Công tác xã hội cá nhân, nhóm * Sơ đồ phả hệ của thân chủ ? Bà nội Ông nội Bố ? M ẹ Chị Trườn g Chị Trường Trường Ghi chú Đàn ông Đàn bà Không biết thông tin ? ? Đã chết Quan hệ thân thiết Quan hệ xa cách Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Trọng Tiến 20 Học viên: Quàng Văn Thái Báo cáo thực tập Công tác xã hội cá nhân, nhóm * Sơ đồ sinh thái Trường học Bệnh viện cơ sở y tế Ban lãnh đạo Làng Công. .. của nhóm Tiếp cận nhóm cũng như thân chủ để thực hiện hoạt động can 6/7/2012 thiệp giải quyết vấn đề của thân chủ Tại nhà thân chủ ( nhà Tiếp tục và hoàn thành thực Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Trọng Tiến 24 Học viên: Quàng Văn Thái Báo cáo thực tập Công tác xã hội cá nhân, nhóm hoa đào) hiện hoạt động can thiệp và giải quyết vấn đề của thân chủ 9/7/2012 Tiếp tục thực hiện công tác xã hội nhóm Tại nhà . Báo cáo thực tập Công tác xã hội cá nhân, nhóm LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đợt thực tập công tác xã hội cá nhân, nhóm tại làng trẻ em SOS Điện Biên Phủ, cũng như hoàn thành báo cáo thực tập. Báo cáo thực tập Công tác xã hội cá nhân, nhóm PHẦN II : THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN, NHÓM I - thực hành công tác xã hội cá nhân. 1. Bối cảnh chọn thân chủ. Sau khi tôi bước vào Làng trẻ. viên: Quàng Văn Thái Báo cáo thực tập Công tác xã hội cá nhân, nhóm 4 Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Trọng Tiến Học viên: Quàng Văn Thái Báo cáo thực tập Công tác xã hội cá nhân, nhóm PHẦN I: KHÁI

Ngày đăng: 19/12/2014, 08:43

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan