cho vay kinh doanh bất động sản tại các ngân hàng thương mại thành phố hồ chí minh

62 245 0
cho vay kinh doanh bất động sản tại các ngân hàng thương mại thành phố hồ chí minh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Lý do chọn đề tài Bất động sản là hàng hoá đặc biệt, có giá trị rất lớn và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống kinh tế xã hội. Lĩnh vực kinh doanh bất động sản dù mang lại nhiều lợi nhuận nhưng vẫn là một ngành kinh tế nhạy cảm và chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn, mức độ rủi ro phụ thuộc nhiều vào sự biến động giá cả trên thị trường bất động sản. Đối với các ngân hàng thương mại trên thế giới, cho vay trong lĩnh vực bất động sản hoặc cho vay thế chấp bằng bất động sản, nhìn chung là nghiệp vụ phổ biến. Ở Việt Nam, do thị trường tài chính chưa phát triển nên nguồn vốn trong thị trường bất động sản phụ thuộc hoàn toàn vào hệ thống ngân hàng thương mại. Tỷ trọng dư nợ tín dụng đối với cho vay trong lĩnh vực bất động sản và cho vay có bảo đảm bằng tài sản là bất động sản chiếm đa số trong nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng thương mại. Do đó tác động của thị trường bất động sản có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của các ngân hàng thương mại. Đó cũng là lý do mà tác giả đã lựa chọn đề tài: “Cho vay kinh doanh bất động sản tại các Ngân hàng thương mại Thành phố Hồ Chí Minh”. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá thực tế, tác giả đã đề xuất một số biện pháp nhằm kiểm soát rủi ro tín dụng đối với lĩnh vực kinh doanh bất động sản, góp phần ổn định hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại. 2. Mục tiêu nghiên cứu Thứ nhất: Nghiên cứu thị trường bất động sản Việt Nam, những lý luận về việc cung cấp tín dụng và kiểm soát tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản, trong đó có nghiên cứu kinh nghiệm của các ngân hàng trên thế giới, điển hình là Mỹ Thứ hai: Đề tài phân tích thực tế hoạt động tín dụng; nhận diện và đánh giá rủi ro đối với tín dụng bất động sản của các ngân hàng thương mại trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Trang 2 Thứ ba: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, và nghiên cứu những tồn tại, vướng mắc khó khăn trong hoạt động tín dụng bất động sản, đề tài đề xuất một số giải pháp nhằm kiểm soát rủi ro tín dụng trong lĩnh vực bất động sản, góp phần nâng cao hiệu quả vốn tín dụng ngân hàng và góp phần phát triển thị trường bất động lành mạnh, bền vững. 3. Phạm vi nghiên cứu Trong phạm vi nghiên cứu, đề tài chỉ giới hạn ở: 1. Đối tượng nghiên cứu: Đề tài chỉ giới hạn trong phạm vi các Ngân hàng thương mại và thị trường bất động sản trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. 2. Thời gian: Số liệu nghiên cứu được sử dụng từ năm 2006tháng 062009 3. Đề tài giới hạn ở việc đề xuất những giải pháp để kiểm soát rủi ro mà không đi sâu vào nghiên cứu các công cụ, kỹ thuật phòng chống rủi ro. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận theo chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử để nhìn nhận sự việc theo sự vận động và phát triển. Phương pháp tổng hợp số liệu dựa trên: các báo cáo của các cơ quan chức năng, tài liệu trên các phương tiện thông tin đại chúng: trên báo, tạp chí chuyên ngành, Internet… Phương pháp thống kê so sánh: theo thời gian, theo chỉ tiêu… Tham khảo ý kiến các chuyên gia trong lĩnh vực bất động sản, ngân hàng; các công trình tài liệu được công bố trên báo chí. 5. Nội dung nghiên cứu Luận văn có khối lượng 70 trang, được trình bày với kết cấu như sau: Chương I: Cơ sở lý luận về kiểm soát rủi ro tín dụng đối với kinh doanh bất động sản Chương II: Thực trạng kiểm soát rủi ro tín dụng đối với kinh doanh bất động sản tại các Ngân hàng thương mại trên địa bàn TPHCM Chương III: Các giải pháp kiểm soát rủi ro tín dụng đối với kinh doanh bất động sản tại các Ngân hàng thương mại trên địa bàn TPHCM Do hạn chế về thời gian và tài liệu nghiên cứu, luận văn còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý của Quý thầy cô và các bạn đọc quan tâm. Trang 3 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHO VAY KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN

Ngày đăng: 19/12/2014, 00:17

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan