Khảo sát một số chỉ tiêu tiểu khi hậu chuồng nuôi và ảnh hưởng của chúng đến nhịp thở của lợn nái mang thai ở các giai đoạn khác nhau tại trại chăn nuôi lợn phước bình 1 của công ty CP việt nam

45 2K 1
Khảo sát một số chỉ tiêu tiểu khi hậu chuồng nuôi và ảnh hưởng của chúng đến nhịp thở của lợn nái mang thai ở các giai đoạn khác nhau tại trại chăn nuôi lợn phước bình 1 của công ty CP việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHẦN 1 MỞ ĐẦU Hiện nay chăn nuôi đang là mũi nhọn phát triển kinh tế trong nông nghiệp, trong đó chăn nuôi lợn đang được chú trọng quan tâm. Với xu hướng phát triển chăn nuôi tập trung quy mô lớn, phương thức chăn nuôi chuồng kín đang dần phổ biến đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, phương thức chăn nuôi này thuận lợi hơn cho công tác kiểm soát dịch bệnh. Chuồng kín có một tiểu khí hậu độc lập được ngăn cách và ít bị ảnh hưởng bởi môi trường ngoài. Tiểu khí hậu bao gồm các chỉ tiêu thông dụng như nhiệt độ, ẩm độ, tốc độ gió và chỉ số nhiệt ẩm (THI) Các chỉ tiêu này là một trong các yếu tố tạo nên môi trường sống và phát triển của lợn, chúng trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng tới quá trình trao đổi chất, cảm giác nóng lạnh và một số chỉ tiêu sinh lý của lợn. Trong đó chỉ tiêu nhịp thở biểu hiện rõ và dễ dàng nhận bằng mắt thường. Khi có sự thay đổi bất kỳ của một trong các chỉ tiêu nói trên thì đều kéo theo sự thay đổi các chỉ tiêu khác và làm thay đổi nhịp thở của lợn. Trại chăn nuôi lợn Phước Bình 1 của công ty CP Việt Nam là một mô hình chăn nuôi chuồng kín điển hình. Tại đây, chuồng nuôi được thiết kế hệ thống dàn mát ở đầu chuồng và hệ thống quạt thông gió cuối chuồng. Tiểu khí hậu chuồng nuôi luôn được giữ ở mức ổn định và được điều chỉnh thường xuyên. Với mục đích tìm hiểu rõ hơn về điều kiện tiểu khí hậu trại chăn nuôi của công ty CP, xác định ảnh hưởng tiểu khí hậu chuồng nuôi đến nhịp thở của lợn nái mang thai ở các giai đoạn khác nhau, từ đó tìm biện pháp khắc phục nhằm đảm bảo sức khỏe cho lợn nái, sự phát triển tốt của thai. Vì vậy tôi thực hiện đề tài: “Khảo sát một số chỉ tiêu tiểu khi hậu chuồng nuôi và ảnh hưởng của chúng đến nhịp thở của lợn nái mang thai ở các giai đoạn khác nhau tại trại chăn nuôi lợn Phước Bình 1 của công ty CP Việt Nam”. Mục tiêu của đề tài: - Khảo sát và đánh giá sự đồng đều của các chỉ tiêu tiểu khí hậu chuồng nuôi tại các vị trí khác nhau trong chuồng và sự giao động các chỉ tiêu đó theo thời gian trong ngày. - Tìm hiểu sự ảnh hưởng của các chỉ tiêu tiểu khí hậu chuồng nuôi tới nhịp thở của lợn nái mang thai ở các giai đoạn khác nhau. 1 PHẦN 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Một số chỉ tiêu tiểu khí hậu 2.1.1. Độ ẩm 2.1.1.1. Độ ẩm tuyệt đối Độ ẩm tuyệt đối a của không khí trong khí quyển là đại lượng đo bằng khối lượng m (tính ra gam) của hơi nước có trong 1m 3 không khí. Đơn vị đo của a là g/m 3 . 2.1.1.2. Độ ẩm cực đại Nếu độ ẩm tuyệt đối của không khí càng cao thì lượng hơi nước có trong 1m 3 không khí càng lớn nên áp suất riêng phần p của hơi nước trong không khí càng lớn. Áp suất này không thể lớn hơn áp suất hơi nước bão hòa p o ở cùng nhiệt độ cho trước nên độ ẩm độ ẩm tuyệt đối của không khí ở trạng thái bão hòa hơi nước có giá trị cực đại và được gọi là độ ẩm cực đại A. Độ ẩm cực đại có độ lớn bằng khối lượng riêng của hơi nước bão hòa trong không khí tính theo đơn vị g/m 3 . * Chú ý: độ ẩm cực đại được lấy bằng khối lượng riêng của hơi nước bão hòa, ví dụ: độ ẩm cực đại ở 28 o C là 27,2(g/m 3 ). 2.1.1.3. Độ ẩm tương đối Độ ẩm tuyệt đối a chưa cho biết không khí ẩm nhiều hay ẩm ít, vì nhiệt độ càng thấp thì hơi nước càng dễ bão hòa và độ ẩm tuyệt đối càng gần độ ẩm cực đại. Để mô tả mức độ ẩm của không khí ở mỗi nhiệt độ, người ta dùng độ ẩm tỉ đối B. Độ ẩm tỉ đối f là đại lượng đo bằng tỉ số phần trăm giữa độ ẩm tuyệt đối a và độ ẩm cực đại A của không khí ở cùng nhiệt độ cho trước: 2 (39.1) Trong khí tượng học, độ ẩm tỉ đối f được tính gần đúng theo công thức: (39.2) Ý nghĩa độ ẩm tỉ đối cho ta biết mức độ ẩm của không khí. Không khí càng ẩm thì độ ẩm tỉ đối của nó càng cao. Có thể đo độ ẩm của không khí bằng các ẩm kế : Ẩm kế tóc, ẩm kế khô – ướt, ẩm kế điểm sương. 2.1.1.4. Ảnh hưởng của độ ẩm không khí Độ ẩm không khí ảnh hưởng đến cân bằng nhiệt của động vật, đặc biệt ở môi trường quá nóng hoặc quá lạnh. Trong trường hợp quá nóng, giảm nhiệt độ cơ thể do bốc hơi nước là rất quan trọng đối với sự ổn định thân nhiệt. Áp suất hơi nước của môi trường càng cao thì sự chênh lệch áp suất hơi nước giữa da hoặc đường hô hấp với không khí càng thấp, do vậy sự bốc hơi càng giảm. Nói chung, sự gia tăng áp suất hơi nước của môi trường ít tác động đến cân bằng nhiệt của các loài động vật chủ yếu dựa vào thở để giảm nhiệt khi có stress nhiệt nhu đối với lợn. Làm mát bằng bốc hơi là một cơ chế tỏa nhiệt quan trọng. Ở động vật ít lông, sự tỏa nhiệt bằng bốc hơi ở da là đặc biệt quan trọng. Trong trường hợp bốc hơi qua đường hô hấp, nhiệt được lấy từ màng nhầy của cơ quan hô hấp phía trên. Việc tăng độ ẩm tưong đối trong bất kỳ nhiệt độ nào đều dẫn đến việc giảm khối lượng nước vận chuyển ra bên ngoài, vì vậy tốc độ bốc hơi giảm. Qua tính toán tốc độ bốc hơi nước ở lợn do Morrison vies (1975) tiến hành ở 29°C và có sử dụng giá trị ẩn nhiệt (latent heat) do Holmes và Mount (1967) [17] đưa ra thì trung bình tổng tỏa nhiệt bằng bốc hơi ở lợn cái 90kg là 3,79; 4,27; 4,10 và 3,10 KJ/lợn/giờ ở độ ẩm tương đối 30, 50, 70 và 90%. Những tính toán đó cho thấy rằng độ ẩm cao đã cản trở tỏa nhiệt bằng bốc hơi ở lợn. Đối vói những lợn có khối lượng 90kg không có sự khác nhau nhiều về phản ứng khi chúng ở trong điều kiện độ ẩm tuơng đối 30 và 94% với nhiệt độ 32°c. Khi nhiệt độ không khí tăng lên đến 36ºC với độ ẩm tương đối 30% thì lợn 3 sụt cân nhưng vẫn sống qua khỏi một giai đoạn kéo dài. Trong trường hợp lợn phải chịu nhiệt độ 36°C và một độ ẩm tương đối tăng từ 30 lên 94% trong 4 giờ thì tần số hô hấp tăng gấp đôi vì thân nhiệt tăng 1,4°C. Về tầm quan trọng của độ ẩm, Holmes vi Close (1977) [19] kết luận f là nhiệt độ 30°c nếu tăng độ ẩm lên 18%, đồng nghĩa với tăng nhiệt độ lên 1ºC. Trong chuồng nuôi gia súc, độ ẩm không khí có liên quan chặt chẽ với nhau. Khi nhiệt độ không khí cao, khả năng giữ hơi nước (độ ẩm cực đại) của không khí tăng và tốc độ nước bốc hơi tăng. Nếu chuồng nuôi ẩm ướt thì độ ẩm tuyệt đối của không khí tăng cao cùng với nhiệt độ. Ngoài độ ẩm của không khí trong chuồng nuôi, người ta còn dùng độ ẩm sinh lý được xác định theo nhiệt độ trên bề mặt hay trong lớp lông của con vật để chỉ trạng thái không khí bao quanh da, lẫn trong lớp lông, hấp thụ nhiệt và nước từ trong da bốc ra. Chỉ tiêu độ ẩm sinh lí nói lên khả năng tỏa nhiệt của con vật, cho thấy con vật có được dễ chịu hay không. Trong trường hợp ngược lại, nếu độ ẩm không khí cao, nhiệt độ không khí thấp thì thúc đẩy các quá trình tỏa nhiệt bằng bức xạ, truyền dẫn và đối lưu dẫn đến cơ thể mất nhiều nhiệt và bị cảm lạnh. Độ ẩm không khí trong chuồng nuôi bị chi phối bơi các yếu tố như: sự lưu thông của không khí, áp suất khí quyển, nước ngầm trong đất, hơi nước do gia súc thở ra, phân, nước tiểu, nước vệ sinh chuồng trại Để đảm bảo độ ẩm thích hợp trong bất kỳ nhiệt độ không khí nào, cần vệ sinh chuồng trại một cách thường xuyên, giảm sự xâm nhập của hơi ẩm vào trong không khí chuồng nuôi. 2.1.2. Nhiệt độ. Nhiệt độ là đại lượng biểu thị mức độ nóng lạnh. Đây là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến cảm giác của gia súc. Người ta thường sử dụng 2 thang nhiệt độ độ C và độ F. 2.1.2.1 Nhiệt độ tới hạn thấp Nhiệt độ tới hạn thấp là mốc nhiệt độ môi trường thấp, động vật phải tăng sản sinh nhiệt lớn hơn nhiệt lượng trao đổi cơ bản để duy trì thân nhiệt. Quá trình này bao gồm các phản ứng tự vệ như co mạch máu ngoại biên, dựng lông, điều chỉnh tập tính để giảm mất nhiệt khỏi bề mặt cơ thể. Tùy thuộc vào điều kiện dinh dưỡng, mật độ nuôi mà mốc nhiệt độ tới hạn 4 thấp có sự khác nhau. Trong trường hợp lợn cùng khối lượng nhưng nuôi cá thể thì nhiệt độ tới hạn thấp là cao và ngược lại khi nuôi theo nhóm, do đặc tính điều hòa nhiệt mang tính chất quần thể nên tiết kiệm được nhiệt năng và cuối cùng là yêu cầu nhiệt ít, nên cần một nhiệt độ tới hạn thấp hơn. Trong cùng khối lượng cơ thể nhưng mức dinh dưỡng cung cấp lớn thì hạ thấy được nhiệt độ tới hạn thấp. 2.1.2.2. Nhiệt độ tới hạn cao Nhiệt độ lới hạn cao là mốc nhiệt độ mà trên đó con vật phải thực hiện cơ chế sinh lý nhằm đưa nhiệt độ cơ thể xuống mức bình thường bằng cách bốc hơi thông qua tiết mồ hôi, tăng tần số hô hấp, giãn mạch máu ngoại biên nhằm tăng sự mất nhiệt từ bề mặt cơ thể. Các phương thức tỏa nhiệt như truyền dẫn, bức xạ và đối lưu được thực hiện. Cũng như nhiệt độ tới hạn thấp, nhiệt độ tới tới cao cũng có thể bị chi phối bởi các yếu tố như đã nêu ở trên. Theo NRC (1981) lợn từ 3 - 100kg có thể chịu đựng được nhiệt độ lên tới 35ºC song lợn nái và đực giống thì không vượt quá 33ºC (bởi ở mức nhiệt độ này sẽ ảnh hưởng đến tính chất sinh vật học của tinh trùng và trứng). 2.1.2.3.Vùng nhiệt trung hòa Vùng nhiệt trung hòa là vùng nhiệt độ môi trường mà ở đó động vật không có trạng thái stress. Nó bắt đầu lừ mốc nhiệt độ tới hạn thấp đến mốc nhiệt độ tới hạn cao. Như dã nói ở phần trên, mỗi loài gia súc, lứa tuổi cũng như mức độ sử dụng khác nhau yêu cầu một vùng nhiệt trung hòa khác nhau. Có một vài sự khác nhau trong các kết quả thí nghiệm về quan hệ giữa nhiệt độ tối ưu và sự phát triển của lợn, đặc biệt là lợn có khối lượng trong khoảng tử 45-90kg. Theo Morrison và cộng sự (1968) đề nghị nhiệt độ là 22°C và độ ẩm tuơng đối 55%; trái lại, theo Hazen và Mangold (1960) cho là 19°C và 55%; theo Cunha (1977) đưa ra một giá trị là 18°C. Trong thực tế không có một khoảng nhiệt độ chính xác có thể được xác nhận. Theo Heitman và cộng sự (1958) và Mangold và cộng sự cho rằng sức sản xuất tốt nhất của lợn đang lớn khi nhiệt độ xung quanh được duy trì trong khoảng 16-21°C. Tuy nhiên, theo Zhang (1994) vùng nhiệt thích bợp của lợn phụ thuộc vào các yếu tố môi trường. Theo NRC (1981) và Yousef (1985) vùng nhiệt trung hòa lại được chia thành 3 vùng nhỏ là: vùng mát, vùng tối ưu và vùng ấm. - Vùng mát là phạm vi ở dưới của trung hòa nhiệt, ngay trên mốc nhiệt độ tới hạn thấp. Các quá trình điều hòa lý học bắt đầu diễn ra. Tốc độ trao đổi chất tăng cường vì vùng này tiếp giáp với nhiệt độ tới hạn thấp, chính vì vậy mà tăng sinh nhiệt. Các quá trình này làm tăng nhẹ nhu cầu năng lượng thức 5 ăn cho duy trì của con vật. Vì vậy sức sản xuất và hiệu quả sử dụng thức ăn có chiều hướng giảm. - Vùng tối ưu là phạm vi ở dưới của vùng nhiệt trung hòa, trong vùng này các chỉ tiêu sinh lý ở trạng thái bình thường, sức sản xuất của con vật là tối đa. - Vùng ấm là phạm vi phía trên của vùng nhiệt trung hòa. Sự giãn mạch máu và thay đổi diện tích bề mặt cơ thể bằng cách thay đổi tư thế của động vật, thu nhận thức ăn có thể bị giảm (Ewing và cs, 1999) [8]. 2.1.2.4. Vùng stress lạnh Là khoảng nhiệt độ thấp hơn vùng nhiệt trung hòa và ngay phía dưới nhiệt độ tới hạn thấp. Các hoạt động cơ học làm giới hạn sự mất nhiệt chuyển dịch về giá trị tối đa và hoạt động trao đổi chất tăng, tốc độ trao đổi chất tiếp tục tăng tới mức cao nhất và có thể duy trì trong một giai đoạn dài. Tuy nhiên, con vật chỉ có thể chịu đựng thêm vài độ thấp hơn. Nhiệt độ cơ thể hạ thấp, kết quả là con vật giảm thân nhiệt và cuối cùng sẽ chết. 2.1.2.5. Vùng stress nóng Là vùng phía trên nhiệt độ tới hạn cao. Trong vùng này, con vật giảm các hoạt động tiêu hao sinh nhiệt trong các mô và thay đổi cách thải nhiệt (như đổ mồ hôi, thở hổn hển, ). Sản lượng nhiệt tăng do năng lượng cần cho tiêu hao nhiệt, thêm vào đó là tích nhiệt từ môi trường, con vật sẽ rất khó tự vệ. Kết quả là lượng ăn vào của con vật giảm và có thể ở trạng thái hôn mê nếu stress nóng nặng. Khi nhiệt độ cơ thể tăng trên mức bình thường do nhiệt mất đi ít hơn sự sinh nhiệt trong cơ thể và nhiệt nhận từ môi trường, cuối cùng con vật chết. Nếu duy trì nhiệt độ ở mức 35ºC thì lợn sẽ bị stress nóng. Tuy nhiên, nếu chỉ có một số thời điểm có nhiệt độ cao và trung bình nhiệt độ ngày đêm không vượt quá 25ºC thì sức sản xuất của lợn ở gần vùng nhiệt tối ưu. Có nhiều phương thức điều hòa thân nhiệt trong điều kiện nhiệt độ môi trường thay đổi, song tất cả chúng đều quy về 2 phương thức chính là điều hòa nhiệt vật lý và điều hòa nhiệt hóa học. 2.1.2.6. Tác động của nhiệt độ tới bộ máy hô hấp của lợn Nhiệt độ cao làm tần số hô hấp tăng lên. Ở gia súc có tuyến mồ hôi kém phát triển thì hoạt động này là rất rõ. Con vật tiết nhiều nước bọt loãng cũng để 6 tỏa nhiệt cho cơ thể. Không như ngựa và bò, lợn bốc hơi qua da kém, do vậy trong môi trường nhiệt độ cao thì bốc hơi nước qua hô hấp để thải nhiệt thừa ra ngoài là chủ yếu. Để thực hiện tỏa nhiệt theo phương thức này, trước tiên con vật phải tăng tần số hô hấp. Theo Morrison và cộng sự (1967) cho thấy rằng: trung bình tần số hô hấp của lợn cái nặng 90kg tăng 8 lần khi nhiệt độ xung quanh tăng từ 15 lên 29ºC với độ ẩm tương đối là 70% tương ướng với tăng 3 lần lượng nước bốc hơi qua đường hô hấp. Trong tự nhiên, chúng ta cũng thường quan sát thấy lợn chống lại ảnh hưởng của nhiệt độ cao bằng cách đắm mình trong các vũng bùn, nước. Điều này gợi cho chúng ta khả năng làm mát cho lợn bằng phương pháp bay hơi nước ở ngoài mặt da. Heitman và Hughes (1949) [16] đã làm thí nghiệm đối với lợn ở nhiệt độ không khí 38ºC để chứng minh tầm quan trọng của việc tăng cường thoát nhiệt từ mặt ngoài da nhằm nâng cao khả năng chịu nhiệt của lợn, sau khi chuồng lợn được làm ướt bằng một luồng nước chảy chậm, trong vòng 20 phút tần số hô hấp giảm từ 150 xuống 75 lần/phút, thân nhiệt cũng giảm. Các phản ứng tự vệ này rất cần thiết cho sự duy trì thân nhiệt khi nhiệt độ không khí gần bằng nhiệt độ cơ thể với điều kiện là độ ẩm tương đối của không khí dưới 50%. Nếu độ ẩm tương đối là 90% hoặc cao hơn thì phản ứng của lợn thể hiện rõ rệt hơn, tần số hô hấp tăng nhanh và nhiệt độ cơ thể đo ở trực tràng cao hơn, lý do là hơi nước đã bảo hòa trong không khí hít vào nên lượng bốc hơi ở đường hô hấp giảm đi. Khi cường độ trao đổi chất càng tăng thì khả năng chịu nhiệt của cơ thể lợn càng giảm. Đối với lợn có chửa, sự gia tăng nhiệt của bào thai đổi hỏi lượng nhiệt đó phải được tiêu hao. Những nghiên cứu ở Việt Nam của một số tác giả cho thấp nhiệt độ môi trường thay đổi thì tần số hô hấp của lợn cũng thay đổi. Bảng 2.1. Tần số hô hấp của lợn ở các mốc nhiệt độ môi trường khác nhau [1]. Loại lợn Nhiệt độ (ºC) 15-20 20-25 25-30 30-35 >35 7 Đực giống 12± 3 16 ± 4 25 ± 4 43 ± 8 86 ± 15 Nái mang thai 14 ± 3 18 ± 6 27 ± 5 56 ± 12 97 ± 9 Nái đẻ 25 ± 5 26 ± 5 32 ± 7 - - Nái nuôi con 24 ± 7 25 ± 7 41 ± 6 62 ± 15 92 ±18 Lợn hậu bị 18 ± 4 22 ± 6 36 ± 8 54 ± 9 85 ± 14 Lợn choai 18 ± 5 20 ± 8 33 ± 7 57 ± 14 91 ± 17 Lợn vỗ béo 13 ± 3 16 ± 4 28 ± 6 65 ± 16 120 ± 26 Như vậy, khi nhiệt độ không khí tăng thì tần số hô hấp của lợn tăng, tăng mạnh khi nhiệt độ không khí từ 30ºC trở lên. Tần số hô hấp tăng, đồng nghĩa với tăng sự mất nước. Nghiên cứu của Toshihiko và Notsuki (1987) [23] trên 6 lợn Landrace thiến ở các khoảng nhiệt độ không khí từ 12-33ºC, độ ẩm 70%, tốc độ gió bằng 1,3m/s cho thấy tỷ lệ nước bốc hơi qua đường hô hấp/tổng lượng nước bốc hơi có sự thay đổi khi nhiệt độ không khí thay đổi. Nước bốc hơi qua đường hô hấp chiếm 50-60% khi nhiệt độ không khí nhỏ hơn 20%,nhưng tăng lên 70% ở nhiệt độ cao. Giá trị tối đa của tỷ lệ này là 74% ở 33ºC. Theo Morrison và cộng sự (1967) khi nghiên cứu ở nhiệt độ không khí 30ºC và độ ẩm tương đối 90% thì tỷ lệ này là 66%. Trong điều kiện nhiệt độ môi trường cao, do sự gia tăng tần số hô hấp dẫn đến một lượng nước mất theo. Theo Trần Cừ và Nguyễn Khắc Khôi (1985) [1], nhiệt độ môi trường càng cao, lượng nước mất đi càng lớn, đồng thời nhu cầu về oxy cũng như sự thải khí CO 2 cũng tăng. Bảng 2.2. Sự biến đổi trạng thái sinh lý hô hấp của lợn ở cá nhiệt độ khác nhau của môi trường Nhiệt độ không khí Tần số hô hấp Độ sâu thở vào Thông khí ở phổi Trao đổi khí ở phổi Nhu cầu O 2 Thải CO 2 17 19 0,74 14,12 288 252 8 21 31 0,61 18,95 378 364 26 47 0,45 21,45 396 378 27 63-87 0,42-0,36 26,89-31,2 466-540 414-430 Nguồn Trần Cừ và Nguyễn Khắc Khôi (1985) [1] Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ đến tần số hô hấp trong điều kiện nhiệt độ biến đổi vùng nhiệt trung hòa là 20ºC (đối với lợn 20-50kg) và 17ºC (đối với lợn 55-80kg) so với khí hậu nhiệt đới (trung bình thấp nhất là 20ºC và trung bình cao nhất là 29ºC, độ ẩm 69-91%) và được đo lúc 23 giờ, đối với lợn 20-50kg hô hấp tăng từ 22-120 lần/phút; còn đối với lợn 55-80kg tăng từ 33-120 lần/phút. Những nghiên cứu của Toshihiko và Notsuki (1987) [23] cho thấy: tần số hô hấp tăng cùng với sự tăng nhiệt độ không khí và đặc biệt tăng mạnh khi không khí đứng yên. 2.1.3. Sự chuyển động của không khí (gió) 2.1.3.1. Nguyên nhân sinh ra gió Gió là sự chuyển động của không khí tương đối với mặt đất theo phương nằm ngang. Nếu khối không khí chịu những áp suất như nhau ở khắp mọi phía thì khối lượng không khí đó ở trạng thái cân bằng. Còn nếu áp suất tác động lên khối không khí không đồng đều thì khối không khí đó di chuyển từ nơi có áp suất cao đến nơi có áp suất thấp. Và sự di chuyển đó cứ tiếp tục cho đến khi nào sự chênh lệch về áp suất bị triệt tiêu [3]. Vậy, nguyên nhân sinh ra gió là do sự phân bố không đồng đều của áp suất trên bề mặt của trái đất, sự phân bố không đồng đều của khí áp lại gây nên bởi sự phân bố không đồng đều của nhiệt độ [3]. Trong hệ thống chuông kín, gió được tạo ra nhờ sự chênh lệch áp suất bằng việc sử dụng hệ thống quạt hút. Khối không khí bên trong chuồng luôn chuyển động từ trong ra ngoài và nguồn không khí mới được hút vào qua hệ thống dàn mát. 2.1.3.2. Ảnh hưởng của gió tới cơ thể gia súc 9 Chuyển động của không khí ảnh hưởng đến tốc độ trao đổi nhiệt thông qua sự chuyển động của chất mang nhiệt và phương thức thoát hơi nước.Tuy vậy, tầm quan trọng của ảnh hưởng này được điều tiết một phần thông qua việc giảm nhiệt độ da nhờ sự co thắt mạch quản làm giảm sự chênh lệch nhiệt độ giữa cơ thể với môi trường. Sự lưu thông của không khí được xác định bởi nhiệt hữu hiệu mà con vật cảm nhận được, đặc biệt là trong điều kiện ẩm kết hợp với tốc độ không khí lớn và khi nhiệt độ không khí thấp. Trong trường hợp đó làm tăng lượng ăn vào. Tốc độ lưu thông không khí thấp cũng làm tăng lượng khí CO 2 và sự nảy sinh của vi sinh vật. Theo Close (1989) [7] thay đổi tốc độ gió 0,2m/s tương đương nhiệt độ môi trường 1ºC, còn trong môi trường nóng, tốc độ tăng độ ẩm tương đối là 15% cũng tương đương tăng nhiệt độ lên 1ºC. Gió ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp tới cơ thể gia súc. Chủ yếu là ảnh hưởng tới quá trình trao đổi nhiệt của nó. Điều đó thể hiện trong việc tăng sự mất nhiệt bằng bốc hơi và đối lưu. Do vậy khi nhiệt độ không khí cao kết hợp với gió mạnh thì giảm được quá trình điều tiết nhiệt của cơ thể. Cho nên trong những ngày nóng nực gió là một yếu tố quan trọng thúc đẩy việc thải nhiệt lượng thừa ra khỏi cơ thể. Trong trường hợp ngược lại, khi nhiệt độ không khí thấp kết hợp gió mạnh thì đó là một tác động không có lợi cho cơ thể, nó làm cho thân nhiệt giảm xuống rất nhanh và lạnh đi. Tốc độ gió tăng lên thì ảnh hưởng một cách phản xạ đến quá trình trao đổi chất của cơ thể. Nếu gió mạnh (>20m/s) thì làm rối loạn quá trình hô hấp, làm cho cơ thể mệt mỏi và ít linh hoạt. Thí nghiệm cho thấy: Cho tốc độ gió nhỏ (0,2m/s) thổi thẳng góc vào da có lông dài 21cm tác động kéo dài trong 55 phút thì nhiệt độ của da giảm 3,5ºC, nhiệt độ trong tầng lông giảm 2,8ºC và nhiệt độ ngoài tầng lông giảm 2,9ºC. 2.1.4. Chỉ số nhiệt - ẩm Chỉ số nhiệt - ẩm (Temperature - Humidity Index, THI) là con số có được do cách tính toán theo phương trình, kết hợp những thông số giữa nhiệt độ và độ ẩm để xây dựng nên một chỉ số, nhờ đó, xác định được khoảng vi khí hậu (trong chuồng nuôi) thuận lợi hoặc bất lợi cho sức khoẻ hoặc năng suất vật nuôi, nhất là trong mùa nóng. Ban đầu, chỉ số này được gọi là “chỉ số không thoải mái”. Tổ hợp các yếu tố khí hậu - Nhiệt độ môi trường hữu hiệu (EAT - effective ambient temperature): Vì động vật luôn tiếp xúc và chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố môi trường cho nên có nhiều cách khi đưa ra các chỉ số nhằm đánh giá phán ứng của động vật. Những chỉ số này thể hiện ảnh huởng tổng hợp của môi trường sống của động vật. 10 [...]... giảm vào buổi tối Như vậy vào buổi trưa và buổi chiều lợn có nguy cơ bị stress nóng Các chỉ số ở bảng trên có sự sai khác nhau về mặt thống kê với mức P . tài: Khảo sát một số chỉ tiêu tiểu khi hậu chuồng nuôi và ảnh hưởng của chúng đến nhịp thở của lợn nái mang thai ở các giai đoạn khác nhau tại trại chăn nuôi lợn Phước Bình 1 của công ty CP Việt. sự ảnh hưởng của các chỉ tiêu tiểu khí hậu chuồng nuôi tới nhịp thở của lợn nái mang thai ở các giai đoạn khác nhau. 1 PHẦN 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2 .1. Một số chỉ tiêu tiểu khí hậu. ty CP Việt Nam . Mục tiêu của đề tài: - Khảo sát và đánh giá sự đồng đều của các chỉ tiêu tiểu khí hậu chuồng nuôi tại các vị trí khác nhau trong chuồng và sự giao động các chỉ tiêu đó theo

Ngày đăng: 18/12/2014, 23:54

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 2.2.3. Chăm sóc lợn nái mang thai

  • Chuồng trại: không sử dụng chuồng 2 bậc, mỗi lợn nái được nhốt riêng một ô chuồng, nhiệt độ trong chuồng luôn đảm bảo từ 22 – 26oC, tốc độ lưu thông gió khoảng 1,2m/s. chuồng luôn được vệ sinh sạch sẻ, khô ráo. Trước khi đẻ 7 - 10 ngày chuyển lợn mẹ sang chuồng đẻ để cho lợn mẹ làm quen với chuồng mới. Chuồng phải được vệ sinh khử trùng theo một quy trình khép kín nhằm đảm bảo chuồng không có vi trùng.

  • Vệ sinh thú y: định kỳ tẩy giun sán trong thời gian có chửa, tẩy lần cuối trước khi đẻ 2 tuần và chú ý tắm rửa định kỳ tuần 2 lần, xịt ghẻ, diệt ký sinh trùng ngoài da trước khi chuyển sang ô chuồng mới.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan