một số kinh nghiệm dạy và hệ thống bài tập phần tập làm văn nghị luận lớp 7

32 1.3K 2
một số kinh nghiệm dạy và hệ thống bài tập phần tập làm văn nghị luận lớp 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nguyễn Thuý Hường THCS Tây Mỗ A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI : 1. Chương trình Ngữ văn THCS từ năm học 2001 – 2002 được thực hiện theo Quyết định 03/2002 – BGD&ĐT ngày 24 tháng 1 năm 2002 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Một trong những nguyên tắc nổi bật nhất trong chương trình Ngữ văn đổi mới kì này là việc học tuõn theo nguyên tắc tích hợp và tích cực. Với nguyên tắc này, việc biên soạn sách giáo khoa Ngữ văn đã có những đổi mới đáng kể. Đó là 3 phõn môn Văn, Tiếng việt, Tập làm văn được học song song, đồng bộ, cùng chung một cuốn sách, chung một bài học. Mỗi bài học đều gồm 3 phõn môn. Tuy nhiên, trên thực tế việc dạy phõn môn Tập làm văn trước đõy cũng như hiện nay chưa được giáo viên và học sinh thực sự coi trọng như 2 phõn môn Văn và Tiếng Việt. Xảy ra tình trạng trên có nhiều nguyên nhõn. Có nguyên nhõn chủ quan của giáo viên. Trên thực tế, không ít giáo viên kiến thức tập làm văn nhất là tập làm văn nghị luận cũn rất hạn chế, lúng túng. Cũng có giáo viên nhận thức chưa thật đồng đều giữa việc dạy 3 phõn môn, thường chỉ nghiên cứu sõu về các giờ giảng văn bản, cung cấp kiến thức Tiếng Việt. Có nguyên nhõn khách quan. Ví như tõm lý học sinh chỉ thích nghe giảng văn, làm bài tập Tiếng Việt mà không thích học văn, làm bài tập làm văn… Trên thực tế chúng ta lại thấy : kết quả của một học sinh đối với môn Ngữ văn lại được đánh giá bằng điểm bài viết tập làm văn thường kì. Trong 5 bài kiểm tra lấy điểm hệ số 2 có tới 3 bài viết tập làm văn 2 tiết hoặc ở lớp 7 có 4 bài thì cũng có 2 bài viết tập làm văn 2 tiết. Hay khi thi học kì hoặc thi THPT phần viết tập làm văn cũng chiếm từ 40% - 50% số lượng bài viết bởi kết cấu đề thi vần thường gặp : 20% trắc nghiệm, 80% tự luận : trong đó : 30% cõu hỏi ngắn, viết đoạn, 50% bài tập làm văn. Chính vì thế, nhiều em học sinh nghe giảng văn chăm chú, say mê học văn nhưng bài viết Tập làm văn điểm lại không cao. 1 Nguyễn Thuý Hường THCS Tây Mỗ 2. Trong chương trình Tập làm văn THCS, học sinh được học 6 kiểu bài Tập làm văn: - Văn Tự sự - Văn Miêu tả - Văn Biểu cảm - Văn Hành chính - Văn Nghị luận - Văn Thuyết minh Sỏu kiểu làm văn này được học ở 2 vòng. Vòng 1 : lớp 6 & 7; vũng 2 : lớp 8 & 9. (Riêng kiểu bài Thuyết minh được học ở vòng 2 lớp 8 & 9). Việc bố trí phõn phối chương trình Tập làm văn Nghị luận được đưa vào ngay lớp 7 là một thay đổi lớn của chương trình Tập làm văn so với trước đõy (trước đõy văn Nghị luận được học ở lớp 8 & 9). Cho nên, kiểu bài này, lần đầu, được đưa vào chương trình Ngữ văn lớp 7, sau đó được nõng cao hơn ở tất cả các lớp 8 & 9 THCS và lớp 10,11, 12 THPT. Như vậy, so với các thể loại khác cùng học (Tự sự, Miêu tả, Biểu cảm, Hành chính, Thuyết minh) thì đõy là kiểu bài làm văn được học ở nhiều khối lớp nhất, nó được học đi, học lại theo đúng nguyên tắc tích hợp hàng dọc, tích hợp đồng õm, kiến thức dần được nõng cao và củng cố ở các lớp sau : Lớp Nội dung học 7 Tìm hiểu chung về văn Nghị luận Đặc điểm chung của văn Nghị luận Phương pháp làm bài văn Nghị luận Tìm hiểu chung về Nghị luận chứng minh Tìm hiểu chung về Nghị luận giải thích 8 Trình bày luận điểm Yếu tố biểu cảm trong văn Nghị luận Yếu tố miêu tả, tự sự trong văn Nghị luận 9 Phép phân tích, tổng hợp Nghị luận về sự việc hiện tượng đời sống Nghị luận về tư tưởng, đạo lý Nghị luận về tác phẩm truyện Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ 10 Lập dàn ý bài nghị luận Lập luận trong văn nghị luận Các thao tác nghị luận Viết đoạn văn nghị luận 2 Nguyễn Thuý Hường THCS Tây Mỗ 11 Nghị luận xã hội Phân tích đề, lập dàn ý Thao tác lập luận phân tích Nghị luận văn học Thao tác lập luận so sánh Thao tác lập luận bác bỏ Thao tác lập luận bình luận Tóm tắt văn bản nghị luận Thực hiện chương trình SGK đổi mới THCS cho đến nay đã bước sang năm thứ 10. Nhưng qua thực tế giảng dạy tại các trường phổ thông THCS dư luận của giáo viên, học sinh khi tiếp nhận chương trình này đều thấy khó thực hiện, học sinh lớp 7 khó tiếp thu, vận dụng kĩ năng làm bài kiểu bài Nghị luận này. Vì thế, ai cũng đồn rằng học lớp 7 khó lắm, giáo viên thì ngại dạy lớp 7. Tôi đã từng tiếp xúc với phụ huynh là giáo viên tiểu học, cô có tõm sự : Con mình năm nay học lớp 7, mình không có điều kiện nhiều để dạy con cũng như đi sõu nhưng thấy bảo Ngữ văn lớp 7 khó lắm à ? Nghe nói vậy, tôi cũng không biết trả lời như thế nào cho thoả đáng, nhưng với kinh nghiệm 4 năm đã dạy lớp 7 liên tục tôi khẳng định rằng bất kì kiến thức nào cũng là khó, có điều người dạy làm như thế nào cho học sinh hiểu được cái cốt của nó, làm cho học sinh thích học nó thì sẽ trở nên dễ dàng. Cũng mới ra trường được 5 năm, nhưng qua 4 năm được trực tiếp giảng dạy với các đối tượng học sinh lớp 7, tôi cũng luôn tỡm cách trả lời cõu hỏi làm thế nào để dạy tốt phần Tập làm văn Nghị luận lớp 7. Ngay từ năm đầu được phõn công lớp 7 tôi đã chú trọng phần văn Nghị luận này, cộng với được sự giúp đỡ của các đồng nghiệp trong tổ nên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài này. Xuất phát từ lý luận cũng như thực tế trên đõy, tôi xin trình bày đề tài : “Một số kinh nghiệm dạy và hệ thống bài tập phần Tập làm văn Nghị luận lớp 7”. 3 Nguyễn Thuý Hường THCS Tây Mỗ II. Mục đích của đề tài : 1. Một số vấn đề về tập làm văn Nghị luận : - Giúp giáo viên và học sinh có kiến thức khái quát về Nghị luận. - Hiểu rừ về những vấn đề chủ yếu của văn Nghị luận như luận điểm, luận cứ, lập luận. 2. Hệ thống bài tập Tập làm văn Nghị luận nhằm để : - Học sinh nắm chắc về văn Nghị luận, phân biệt với các kiểu văn khác trong chương trình Ngữ văn. - Học sinh tự nhận biết về văn Nghị luận qua các văn bản đã học. - Học sinh biết sử dụng Nghị luận vào trong đời sống, bài viết, các tác phẩm thơ văn sẽ phải làm. III. Giới hạn của đề tài : 1. Đề tài sẽ trình bày những hiểu biết về văn Nghị luận qua quá trình tỡm tòi tham khảo và hệ thống bài tập mà chúng tôi đã sử dụng. Do dung lượng của một sang kiến kinh nghiệm, chúng tôi chỉ trình bày cụ thể một số dạng trong hệ thống. 2. Đối tượng chính của đề tài là học sinh lớp 7. IV. Nội dung và cách trình bày trong sáng kiến kinh nghiệm : 1. Nêu những kiến thức cơ bản về văn Nghị luận có đưa ví dụ và phõn tích minh hoạ (qua thực tế giảng dạy). 2. Trình bày một số dạng bài mà chúng tôi đã sử dụng hiệu quả. Sau mỗi bài tập, chúng tôi có trình bày định hướng, cách giải quyết. 3. Ứng dụng : Dạy trong giảng bài, giao bài tập về nhà, bài tập bổ trợ, nõng cao. 4 Nguyễn Thuý Hường THCS Tây Mỗ B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Những kiến thức và kinh nghiệm dạy văn Nghị luận : 1. Khái niệm văn Nghị luận : “Nghị” theo cách giải thích nghĩa của yếu tố Hán Việt (sách Ngữ văn lớp 7), là “việc” như nghị sự, hội nghị (Hội họp để bàn việc) “Luận” : Từ điển thuật ngữ văn học giải thích như sau : Là thể văn điển hình của văn chương cổ nhằm trình bày tư tưởng và học thuyết chính trị, triết học, văn nghệ, lịch sử, đạo đức… Đặc điểm của luận là thuyết minh lý lẽ, đạo lý, phõn tích đúng sai, biện bác ý kiến người khác. Ngôn ngữ của luận phải chặt chẽ, khúc triết, có căn cứ, lý lẽ, có ví dụ thực tế để chứng minh. Chức năng của luận là vũ trang cho người đọc một quan điểm, tư tưởng, lập trường quan điểm, có cơ sở lý luận trong đời sống sinh hoạt và học thuật. Chẳng hạn Thiên luận (Bàn về trời) của Tuõn Tử, Luận hành (Cán cõn lập luận) của Vương Sung, Phong kiến luận (Bàn về Phong kiến) của Liễu Tông Nguyên, Thần diệt luận (Bàn về sự chết của thần) của Phạm Chấn, Quá Tần Luận (Bàn về việc trách cứ nhà Tần) của Giả Nghị… đều là những bài luận nổi tiếng của Trung Quốc. Ở nước ta có thể kể đến : Thiên hạ phân hợp đại thế luận của Nguyễn Trường Tộ, Luận bàn chánh học cùng tà thuyết của Ngô Đức Kế, Luận bàn về phép học của La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp (tác phẩm được học trong chương trình Ngữ văn 8 phổ thông THCS) hay Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh. Trong văn học cận đại, hiện đại, do ý thức chính trị xã hội phát triển, báo chí ấn loát trở thành phương tiện phổ thông, luận chuyển thành xã luận, bình luận, tiểu luận nghiên cứu, phê bình văn học… Có thể chia văn bản nghị luận làm 3 loại chủ yếu : - Văn bản nghị luận tổng quát những vấn đề trọng đại : cương lĩnh, tuyên ngôn, lời kêu gọi, hiệu triệu… - Văn bản nghị luận báo chí : xã luận, bình luận… trên các phương tiện thông tin đại chúng. 5 Nguyễn Thuý Hường THCS Tây Mỗ - Văn bản nghị luận hội nghị : Báo cáo chớnh trị, báo cáo tham luận những vấn đề chớnh trị, xã hội, lịch sử, văn hoá, tư tưởng… Trong nhà trường, luận vốn là một kiểu bài làm văn, ngày nay gọi là văn nghị luận. Sách giáo khoa Ngữ văn 7 tập 2 có viết : Văn nghị luận là loại văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó. Muốn thế, văn nghị luận phải có luận điểm rõ ràng, có lý lẽ dẫn chứng thuyết phục. Những tư tưởng, quan điểm của bài văn nghị luận xác lập phải hướng tới giải quyết vấn đề đặt ra trong đời sống thì mới có ý nghĩa. Như vậy, có thể hiểu một cách đơn giản : nếu tự sự là kể lại việc; miêu tả là tái hiện sự vật, hiện tượng; biểu cảm là bộc lộ cảm xúc; thì nghị luận là bày tỏ quan điểm của mình trước một vấn đề nào đó. 2. Đặc điểm của văn bản nghị luận : Văn nghị luận có đặc điểm quan trọng đó là phải có luận điểm, luận điểm được xác lập qua những luận cứ; luận cứ phải được sắp xếp khoa học, lô gớc (nghĩa là phải có phép lập luận). Vì vậy, nói đến văn nghị luận là nói tới luận điểm, luận cứ, lập luận. a. Luận điểm : Ở bài văn nghị luận, tư tưởng, quan điểm chiếm vị trí quan trọng. Trong cả bài văn, mọi ý kiến, mọi chi tiết đều phải hướng vào đó để khẳng định, chứng minh, bàn bạc, bàn luận… Nói cách khác, chính tư tưởng quan điểm cần xác lập sẽ tạo ra cơ sở cho sự liên kết mọi ý trong bài thành một thể thống nhất. Có thể luận điểm được túm tắt ở mấy nội dung sau : - Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng quan điểm trước một vấn đề nào đó. - Luận điểm là linh hồn của văn bản nghị luận, thường được thể hiện ở những cõu khẳng định hoặc phủ định. - Luận điểm phải rừ ràng, phù hợp với cuộc sống. Ở bài này học sinh phải tỡm hiều các yếu tố nội dung của văn bản nghị luận, do đó cần cho học sinh hiểu luận điểm, luận cứ, lập luận. Ở trình độ lớp 7, sách giáo khoa không yêu cầu học sinh đi sõu vào định nghĩa, mà yêu cầu nhận biết, gọi tên đúng, sử dụng đúng các nội dung trên. 6 Nguyễn Thuý Hường THCS Tây Mỗ Luận điểm nói chung là ý kiến về một vấn đề nào đó. Đõy không phải là định nghĩa mà chỉ là chuyển đổi cách nói cho dễ tiếp nhận mà thôi. Từ điển Tiếng Việt giải thích rằng: Ý kiến là “cách nhìn, cách nghĩ, cách đánh giá riêng của mỗi người về sự vật, sự việc, về một vấn đề nào đó”. Như vậy, nếu ai đó nói : “Cơm ngon”, “nước mát” là một ý kiến, nhưng không thể coi là luận điểm. Luận điểm là ý kiến về một vấn đề nhưng phải thể hiện quan điểm, tư tưởng. Luận điểm là linh hồn, tư tưởng, quan điểm của bài nghị luận. Để cho dễ hiểu, sách giáo khoa gọi luận điểm là “ý kiến”. Song trong thực tế nhiều ý kiến không có luận điểm, bởi vì thực chất của luận điểm là tư tưởng, quan điểm. Giáo viên nên biết điều này để có cách sử dụng định nghĩa một cách thích hợp. Có luận điểm chớnh (lớn), tổng quát, bao trùm toàn bài. Có luận điểm phụ (nhỏ), là bộ phận của luận điểm chính. Nói Tiếng Việt giàu đẹp – Đó là luận điểm chính, tổng quát. Từ luận điểm chớnh ấy có thể chia ra các luận điểm phụ như : Tiếng Việt giàu thanh điệu; Tiếng Việt uyển chuyển, tinh tế; Tiếng Việt hóm hỉnh… Cách phõn chia cấp độ luận điểm hiện chưa có cách gọi thống nhất. Gọi là chính - phụ hay lớn - nhỏ đều được. Có luận điểm “nhỏ” nhưng không “phụ”. Có luận điểm “chính” nhưng không “lớn”. Ở đõy sử dụng theo ý nghĩa tương đối. Luận điểm có hình thức phán đoán : Đó là cõu khẳng định tính chất, thuộc tớnh, như : Tiếng Việt giàu đẹp; Bác Hồ sống mói trong sự nghiệp của nhõn dõn ta,… Luận điểm phải rừ ràng, nổi bật mới gõy được chú ý. b. Luận cứ : Luận cứ là những lý lẽ, dẫn chứng làm cơ sở cho luận điểm. Lý lẽ là những đạo lý, lẽ phải đã được mọi người thừa nhận. Lý lẽ xác đáng là lý lẽ nêu ra được nhiều người chấp thuận đồng tình. Dẫn chứng là sự việc, số liệu, bằng chứng để xác nhận cho luận điểm. Dẫn chứng phải xác thực, đáng tin cậy, không thể bác bỏ. Lý lẽ và dẫn chứng đáng tin cậy làm cho luận cứ vững chắc. c. Lập luận : Là cách nêu luận điểm và vận dụng lý lẽ, dẫn chứng sao cho luận điểm được nổi bật và có sức thuyết phục. Luận điểm được xem như kết luận của lập luận. Lập luận bao gồm các cách suy lý, quy nạp, diễn dịch, phõn tích, so sánh, tổng hợp, sao cho luận điểm đưa ra là hợp lý, không thể bác bỏ. Lập luận thể hiện trong cách viết đoạn văn và trong việc tổ chức bài văn. Mở bài cũng có lập luận. Thõn bài và kết bài đều có lập luận. 7 Nguyễn Thuý Hường THCS Tây Mỗ Trong luận cứ cũng có lập luận. Có thể nói, lập luận có ở khắp bài văn nghị luận. Có lập luận mới đưa ra được luận điểm như là kết luận của nó. Khái niệm lập luận ở đõy dùng thay cho thuật ngữ “luận chứng” thường được dùng trong một số sách trước đõy. Lập luận có nghĩa là xõy dựng luận điểm làm cho luận điểm đứng được. Người Trung Quốc dùng “Lập luận” để đối lập với “Bác luận” tức là bác bỏ lập luận của người khác. Nhưng xét ra “Bác luận” cũng chỉ là một các lập luận mà thôi : Lập luận để bác bỏ. Để xõy dựng lập luận trong văn bản nghị luận, cần xác định được luận điểm chớnh xác, minh bạch; tỡm các luận cứ thuyết phục và vận dụng các phương pháp lập luận hợp lý (quy nạp, diễn dịch, nêu vấn đề…). Nói tóm lại : Văn bản nghị luận được tạo lập nhằm giải quyết một vấn đề nào đó được đặt ra trong cuộc sống. Người viết sẽ trình bày các tư tưởng, quan điểm của mình về vấn đề đặt ra nhằm thuyết phục người đọc tán thành và làm theo. Nghệ thuật cơ bản của văn nghị luận là lập luận. Đó là cách trình bày sắp xếp các luận cứ dẫn đến luận điểm, sắp xếp các luận điểm để bênh vực hay phê phán vấn đề đặt ra. Văn bản nghị luận phải dùng từ, đặt cõu chính xác, trong sáng. 3. Kinh nghiệm giảng dạy Tập làm văn nghị luận lớp 7 THCS : Văn bản nghị luận là một trong những kiểu văn bản quan trọng trong đời sống xã hội của con người, có vai trò rốn luyện tư duy, năng lực biểu đạt những quan niệm, tư tưởng sõu sắc trước đời sống. Tác phẩm của các nhà tư tưởng, nhà lý luận, nhà triết học, nhà chớnh trị đều viết dưới hình thức nghị luận. Có thể nói, không có văn nghị luận thì khó mà hình thành các tư tưởng mạch lạc và sõu sắc trong đời sống. Có năng lực nghị luận là một điều kiện cơ bản để con người thành đạt trong đời sống xã hội. Văn nghị luận thực chất là văn bản thuyết lý, văn bản nói lý lẽ nhằm phát biểu các nhận định, tư tưởng, suy nghĩ, quan điểm, thái độ trước một vấn đề đặt ra. Do đó muốn làm văn nghị luận tốt, người ta phải có khái niệm, có quan điểm, có chủ kiến rừ ràng, biết sử dụng khái niệm, biết tư duy lô gớc, đồng thời biết võnh dụng các thao tác phõn tích tổng hợp quy nạp, diễn dịch, so sánh, suy nghĩ… Nói chung là biết tư duy trừu tượng. Đõy là loại hình văn bản tương đối khó đối với học sinh nói chung, nhất là đối 8 Nguyễn Thuý Hường THCS Tây Mỗ với học sinh THCS. Những người quen tư duy cụ thể, cảm tớnh, ít năng lực suy luận sẽ cảm thấy khó. Nhưng chớnh vì vậy mà văn nghị luận sẽ rốn luyện cho học sinh năng lực tư duy, kĩ năng nghị luận và tinh thần tự chủ trước cuộc sống. Chương trình tập làm văn nghị luận THCS chia làm hai cấp độ. Ở lớp 7 thuộc cấp độ một, giới thiệu các thao tác chung nhất. Cần cho các em biết văn nghị luận phải có luận điểm, có lý lẽ, dẫn chứng, có phương pháp lập luận để nối kết các luận điểm nhỏ cùng luận cứ nhằm giải quyết một vấn đề nào đó và đề ra luận điểm lớn. Phương pháp dạy ở đõy không vội nhồi nhét định nghĩa, khái niệm mà nêu ra các ví dụ để học sinh tự cảm thấy trước, rồi gợi dẫn để học sinh thấm dần. Trong chương trình Ngữ văn lớp 7, học hai kiểu bài : Kĩ năng chung về văn nghị luận (học sinh được học 3 tiết : Giới thiệu chung về văn nghị luận; Đặc điểm của văn nghị luận; Phương pháp làm bài văn nghị luận) và Nghị luận chứng minh, giải thích. Đối với các bài cung cấp kĩ năng chung, cần chú ý những điểm sau : a. Nắm chắc các kiến thức, khái niệm : Đõy không phải là yêu cầu riêng của văn nghị luận đối với người giáo viên. Có hiểu chắc kiến thức, khái niệm người giáo viên mới có được tư duy mạch lạc để hướng dẫn các em từng bước tỡm hiểu kiến thức. Đối với một khái niệm khó, trừ tượng như văn nghị luận, điều này càng đòi hỏi cao hơn. Ví dụ như cung cấp khái niệm Luận điểm cho học sinh thông qua văn bản Chống thất học của Hồ Chủ tịch, sách giáo khoa đưa ra nội dung : Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn nghị luận. Để giúp học sinh hiểu được tư tưởng, quan điểm của bài văn là gì ? Giáo viên cần bóc tách được những kiến thức sau cho học sinh : - Vấn đề nêu ra trong văn bản Chống thất học là gì ? (Là chống thất học). - Tư tưởng, quan điểm của người viết về vấn đề đó như thế nào ? (Cần phải thống nhất học, phải chống thất học ngay, xoá nạn mù chữ, giết giặc dốt ngay, có như vậy mới giữ được nền độc lập của đất nước). - Tư tưởng, quan điểm đó được thể hiện rừ nhất ở những cõu nào ? Đó là kiểu cõu gì ? (Cõu “Nhiệm vụ cấp bách lúc này là phải chống thất học…” “Mọi người dõn đều phải biết chữ”…; Đó là kiểu cõu khẳng định, nó thể hiện trực tiếp tư tưởng, quan điểm của người viết). - Cũn những cõu khác, đoạn văn khác có thể hiện tư tưởng, quan điểm đó không ? (Có, gián tiếp thể hiện tư tưởng, quan điểm, ví dụ cõu : Thực dõn Pháp dùng chính 9 Nguyễn Thuý Hường THCS Tây Mỗ sách ngu dõn, vì vậy chín mươi phần trăm dõn ta mù chữ nên chúng dễ bề cai trị…). - Từ đó em rút ra luận điểm là gì ? Vai trò của luận điểm trong bài nghị luận ? (Là tư tưởng, quan điểm của người viết thể hiện qua bài văn, là linh hồn của bài văn nghị luận, nó xuyên suốt toàn bộ văn bản). b. Hệ thống câu hỏi : Do nội dung kiến thức của văn nghị luận cũn khó đối với học sinh lớp 7, người giáo viên phải xõy dựng một hệ thống cõu hỏi mạch lạc, dễ hiểu để dẫn dắt học sinh tỡm hiểu khái niệm. Khi dạy bài đặc điểm của văn nghị luận (tỡm hiểu theo văn bản Chống thất học của Hồ Chủ tịch), tôi đã soạn hệ thống cõu hỏi như sau :  Phần luận điểm : - Xác định vấn đề đặt ra là gì ? - Đối với vấn đề đó, người viết có quan điểm ra sao ?  Đồng ý hay không đồng ý ?  Tán thành hay phản đối, bác bỏ ?  Nên hay không nên ?  Cần thiết hay không cần thiết ? - Những cõu văn nào thể hiện rừ nhất quan điểm đó ? Đó là kiểu cõu gì ? - Những cõu văn khác, đoạn văn khác có thể hiện quan điểm, tư tưởng đó không ? Hóy lập luận để chứng tỏ những cõu văn khác đều gián tiếp thể hiện quan điểm của người viết ? - Vậy luận điểm là gì ? Vai trò của luận điểm trong bài nghị luận ?  Phần luận cứ : - Giải thích theo nghĩa của các yếu tố Hán Việt thì luận cứ là gì ? (những căn cứ để trình bày luận điểm) - Căn cứ là những lý lẽ, dẫn chứng, em hiểu lý lẽ, dẫn chứng là gì ? (Lý lẽ là đạo lý, lẽ phải, nói ra ai cũng công nhận, dẫn chứng là đưa ra những chứng cớ, chứng cớ có thể là những ví dụ, con số, thực tế…) - Vì vậy luận cứ trong văn nghị luận phải đạt được yêu cầu gì ? (thuyết phục).  Phần lập luận : - Theo SGK, lập luận là cách sắp xếp các luận cứ sao cho thể hiện luận điểm rõ ràng nhất. Phân tích cách lập luận trong văn bản Chống thất học để làm rõ khái niệm trên ? 10 [...]... Các bài tập cụ thể : 1 Bài tập 1 : Bài tập trắc nghiệm : Hệ thống bài tập trắc nghiệm được triển khai dưới nhiều dạng : - Khoanh tròn một đáp án đúng - Đánh dấu X ở cuối cõu Bài tập1 : Để củng cố về văn nghị luận, nhận biết về văn nghị luận, chúng tôi giao cho các em làm nhanh bài tập trắc nghiệm khoanh tròn một đáp án đúng Câu 1: Những yếu tố nào không phải là cơ bản trong văn nghị luận ? A- Luận. .. ảnh C- Lập luận Câu 2: Luận cứ trong bài văn nghị luận là gì ? D- Luận cứ A- Dẫn chứng làm sáng tỏ luận điểm B- Lý lẽ làm sáng tỏ luận điểm C- Cả A và B Câu 3: Một bài văn nghị luận có bao nhiêu luận điểm ? A- Một luận điểm B- Một hoặc hai luận điểm C- Một hoặc nhiều luận điểm Câu 4: Trong những vấn đề văn sau, đề nào không phải đề văn nghị luận ? A- Kể một cõu chuyện về tình bạn B- Hóy làm rừ nhận... 3.2B: Dựa vào phần phân tích trên lớp, ví dụ bài tập 3.2A, vẽ sơ đồ các văn bản đã học 14 Nguyễn Thuý Hường THCS Tây Mỗ Bài tập 3.2C: Lấy lại bài tập làm văn về văn nghị luận đã làm, vẽ sơ đồ luận điểm, luận cứ, lập luận trong bài kiểm tra đó 4 Bài tập 4 : Cho một số đoạn văn sau, đoạn văn nào là đoạn văn nghị luận đánh dấu x đằng cuối đoạn và giải thích : a Âm nhạc là nghệ thuật gắn bó với con người từ... phục Bài tập này cũng có thể làm như trên 3 Bài tập 3: Bài tập xác định kiến thức : Bài tập 3.1: Bài tập xác định kiến thức : Tỡm luận điểm, luận cứ, lập luận trong bài Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội (SGK) 13 Nguyễn Thuý Hường THCS Tây Mỗ Bài tập 3.2 : Vừa xác định kiến thức vừa tích hợp : Dựa vào những kiến thức đã học về văn nghị luận, hóy vẽ sơ đồ luận điểm, luận cứ, cách lập luận. .. 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Sách giáo khoa Ngữ văn 6 (NXB Giáo dục – 2002) Sách giáo khoa Ngữ văn 7 (NXB Giáo dục – 2002) Sách giáo viên Ngữ văn 7 (NXB Giáo dục – 2002) Tư liệu Ngữ văn 7 (NXB Giáo dục – 2005) Ôn tập Ngữ văn 7 (NXB Giáo dục – 2006) Bài tập rèn luyện kĩ năng Ngữ văn 7 (NXB Giáo dục – 2006) Ngữ văn 7 nâng cao (NXB Giáo dục – 20 07) Một số kiến thức, kĩ năng và bài tập nâng cao Ngữ văn 7 (NXB Giáo... ứng yêu cầu cụ thể : các bài tập phải đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp; có bài tập học sinh chỉ cần nắm được khái niệm, có bài tập phải sáng tạo, có bài tập học sinh phải vận dụng nhiều kĩ năng khác nhau đã học trong các kiểu văn trước Theo chúng tôi, phần văn nghị luận có các dạng bài tập sau : - 11 Nhận diện văn bản nghị luận Bài tập phõn biệt Bài tập áp dụng Bài tập sáng tạo Nguyễn Thuý... chú 27. 3% 56.25% 45.5% 59.4% 0% Thời gian 12.5% kiểm tra 6% 25% Nguyễn Thuý Hường THCS Tây Mỗ Năm học 2009 – 2010 : Tỷ lệ Thời gian, lớp 7A Khi chưa áp 7B dụng 7C 7D 7E 7A Khi đã áp dụng 7B 7C 7D 7E 27 Dưới TB 11.1% 14.8% 3.8% 14.8% 14.8% 3 .7% 7. 4% 0% 7. 4% 7. 4% Trung bình 37% 40 .7% 25.9% 55.5% 44.5% 22.2% 22.2% 18.5% 44.5% 37% Khá Giỏi Ghi chú 48.1% 44.5% 55.5% 29 .7% 37% 51.9% 55.5% 51.9% 37% 40 .7% 3.8%... 0% 3 .7% 22.2% 14.9% 29.6% 11.1% 14.9% Thời gian kiểm tra tháng 3/2010 Nguyễn Thuý Hường THCS Tây Mỗ C KẾT LUẬN 1 Chương trình Tập làm văn nghị luận lớp 7 nhằm đạt yêu cầu cung cấp những nội dung cơ bản nhất về văn nghị luận bao gồm : Khái niệm, đặc điểm, phương pháp làm bài nghị luận Ngoài ra, dạy văn nghị luận ở lớp 7 nói riêng, trong nhà trường nói chung, giáo viên còn phải rèn cho các em nghị luận. .. nghị luận trong văn chương và trong cuộc sống, các em đã bắt đầu thích tranh luận, thích bảo vệ ý kiến riêng của mình tuy ý kiến đó mới chỉ dừng ở mức độ những đánh giá, những nhận xét Sau đó lại được áp dụng hệ thống bài tập nên học sinh hiểu hơn rất nhiều về văn nghị luận trong đời sống cũng như trong các văn bản phần văn học được học Và tôi cũng rút ra được một điều : muốn dạy tốt phần Tập làm văn. .. Lập luận trong văn nghị luận phải đạt yêu cầu như thế nào ? (Chặt chẽ, khoa học) c Tích hợp : Trong khi dạy có thể đan xen những cõu hỏi liên quan tới những văn bản đã học Từ đó, giúp học sinh hiểu them về các văn bản nghị luận trong sách giáo khoa II Yêu cầu của hệ thống bài tập : Trờn cơ sở của những kiến thức trọng tõm của văn nghị luận giáo viên thiết kế hệ thống bài tập luyện Hệ thống bài tập . bản nghị luận. - Bài tập phõn biệt. - Bài tập áp dụng. - Bài tập sáng tạo. 11 Nguyễn Thuý Hường THCS Tây Mỗ III. Các bài tập cụ thể : 1. Bài tập 1 : Bài tập trắc nghiệm : Hệ thống bài tập trắc nghiệm. Ngữ văn lớp 7, học hai kiểu bài : Kĩ năng chung về văn nghị luận (học sinh được học 3 tiết : Giới thiệu chung về văn nghị luận; Đặc điểm của văn nghị luận; Phương pháp làm bài văn nghị luận) và. đề tài này. Xuất phát từ lý luận cũng như thực tế trên đõy, tôi xin trình bày đề tài : Một số kinh nghiệm dạy và hệ thống bài tập phần Tập làm văn Nghị luận lớp 7 . 3 Nguyễn Thuý Hường THCS

Ngày đăng: 18/12/2014, 21:53

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan