vai trò của người phụ nữ trong gia đình xưa và nay - nghiên cứu về người phụ nữ với công việc nhà-bất bình đẳng

30 5.1K 19
vai trò của người phụ nữ trong gia đình xưa và nay - nghiên cứu về người phụ nữ với công việc nhà-bất bình đẳng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Họ và tên: Nguyễn Thị Quy Lớp: K55- Xã hội học BÀI TIỂU LUẬN MÔN XÃ HỘI HỌC GIA ĐÌNH Giảng viên: Th sĩ: Lê Thái Thị Băng Tâm Đề bài: Hãy chọn một vấn đề thuộc lĩnh vực nghiên cứu của Xã hội học Gia đình để phân tích? Bài làm: Đề tài: “Vai trò của người phụ nữ trong gia đình xưa và nay”. (nghiên cứu về người phụ nữ với công việc nhà-bất bình đẳng) MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài…………………………………………………………………………………… 2 PHẦN NỘI DUNG Nguyễn Thị Quy-K55 XHH 1 Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài………………………………………………… 4 1.1Các khái niệm………………………………………………………………………………………… 4 1.1.1 Bình đẳng giới…………………………………………………………………………………….4 1.1.2. Bất bình đẳng giới………………………………………………………………………………4 1.1.3. Gia đình……………………………………………………………………………………………4 1.1.4. khái niệm “phụ nữ”……………………………………………………………………………… 5 1.1.5. khái niệm “vai trò”………………………………………………………………………………5 1.2. Lý thuyết áp dụng………………………………………………………………………………….5 Chương 2: Vai trò của người phụ nữ trong gia đình xưa,nay và sự bất bình đẳng trong sự phân công lao động……………………………………………………………………………………8 2.1. Vai trò của người phụ nữ trong xã hội xưa và bất bình đẳng……………………………….8 2.2. Vai trò của người phụ nữ trong thời hiện đại và vấn đề bất bình đẳng trong phân công lao động…………………………………………………………………………………………………13 Chương 3: Xu hướng của vấn đề trong tương lai…………………………………………………23 PHẦN KẾT LUẬN…………………………………………………………………………28 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………….29 PHẦN MỞ ĐẦU Nguyễn Thị Quy-K55 XHH 2 1. Lý do chọn đề tài Theo ước tính của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) năm 2002, hàng năm nền kinh tế toàn cầu đã bỏ qua khoảng 11 tỉ USD Mỹ từ thu nhập của phụ nữ do họ làm những công việc gia đình mà không được tính công. Thực tế, vô hình chung, công việc gia đình được coi như là nhiệm vụ của riêng nguời phụ nữ, đó là những “ lao động không công”, không được trả lương và cũng không được xã hội ghi nhận. Sự bất bình đẳng này tồn tại ở mức độ này hay mức độ khác và không ngoại trừ một quốc gia nào. Tại Việt Nam, sự chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường dưới sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN đã dẫn đến những thay đổi căn bản trong tiến trình phát triển kinh tế – xã hôi của đất nước, đồng thời thúc đẩy sự đổi mới tư duy trên nhiều lĩnh vực. Điều này đã tạo ra sự chuyển đổi về cơ cấu xã hội vã cùng với nó là sự thay đổi trong phân công lao động. Theo kêt quả điều tra xã hội học của Trung tâm nghiên cứu khoa học về gia đình và phụ nữ tiến hành năm 2002 thì trong gia đình hiện nay, người vợ là người làm chính các công việc nhà. Tỷ lệ này đặc biệt cao trong các công việc như: Nấu ăn: 77.8%; mua thực phẩm: 86.9%; giặt quần áo: 77.6%; chăm sóc con cái: 43.4%. Người đàn ông có tham gia vào các công việc gia đình nhưng với tỷ lệ rất thấp, chỉ chiếm dưới 5%. Hiện nay, mặc dù Luật Bình đẳng giới được Quốc hội khóa XI, thông qua ngày 29- 11-2006 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2007, quy định nguyên tắc bình đẳng giới trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình; biện pháp bảo đảm bình đẳng giới và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân trong việc thực hiện bình đẳng giới. Hơn nữa, vấn đề về phụ nữ với công việc nội trợ đã được quan tâm nhiều, vấn đề bất bình đẳng cũng đã tốn nhiều giấy mực, tuy nhiên về vấn đề phụ nữ với công việc nhà và bất bình đẳng về công việc nhà hiện nay chưa được nhiều người quan tâm chú ý và nhìn nhận đúng vấn đề. Mảng đề tài này khá mới, có cách nhìn mới mẻ trong việc phát hiện ra “lỗ hổng” trong xã hội hiện nay khi thực hiện luật bình đẳng giới. Và sau khi có ban hành luật bình đẳng giới thì người phụ nữ có còn độc quyền trong các công việc nhà nữa hay không?Đó trở thành câu hỏi lớn mà các cả xã hội quan tâm và Nguyễn Thị Quy-K55 XHH 3 những nhà xã hội học cần nghiên cứu, đặc biệt là những người quan tâm về gia đình và giới. Vậy,hiện nay người phụ nữ có đúng là đang được bình đẳng hay không, đó là một câu hỏi lớn hiện nay?Và trong bài này, tôi xin đưa ra vấn đề này để bàn luận. PHẦN NỘI DUNG Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài 1.1Các khái niệm: 1.1.1 Bình đẳng giới: Là tình trạng (điều kiện sống, sinh hoạt, làm việc ….) mà trong đó phụ nữ và nam giới được hưởng vị trí như nhau, họ có cơ hội bình đẳng để tiếp cận, sử dụng các nguồn lực để mang lại lợi ích cho mình, phát hiện và phát triển tài năng của mỗi giới nhằm cống hiến cho sự phát triển của quốc gia và được hưởng lợi từ sự phát triển đó. (Khái niệm bình đẳng giới theo công ước CEDAW) 1.1.2. Bất bình đẳng giới là sự khác biệt giới gây thiệt hại hoặc làm cản trở sự tiến bộ của nam hoặc nữ. 1.1.3. Gia đình là khái niệm được sử dụng để chỉ một nhóm xã hội hình thành trên cơ sở các quan hệ hôn nhân (quan hệ tính giao và quan hệ tình cảm) và quan hệ huyết thống nảy sinh từ quan hệ hôn nhân đó (cha mẹ, con cái, ông bà, họ hang nội ngoại). Gia đình có thể hiểu như một đơn vị xã hội vi mô, nó chịu sự chi phối của xã hội song có tính ổn định, độc lập tương đối. Nó có quy luật phát triển riêng với tư cách là một thiết chế xã hội đặc thù.Những thành viên gia đình được gắn bó với nhau về trách nhiệm và quyền lợi kinh tế, văn hóa, tình cảm một cách hợp pháp được nhà nước thừa nhận và bảo vệ (Lê Ngọc Văn-Nguyễn Linh Khiếu-Đỗ Thị Bình 2002:21). 1.1.4. khái niệm “phụ nữ” Nữ giới là một khái niệm chung để chỉ một người, một nhóm người hay toàn bộ những người trong xã hội mà một cách tự nhiên, mang những đặc điểm giới tính được xã hội thừa nhận về khả năng mang thai và sinh nở khi cơ thể họ hoàn thiện và chức năng giới tính hoạt động bình thường. Nguyễn Thị Quy-K55 XHH 4 Phụ nữ chỉ một, một nhóm hay tất cả nữ giới đã trưởng thành, hoặc được cho là đã trưởng thành về mặt xã hội.Nó cho thấy một cái nhìn ít nhất là trung lập, hoặc thể hiện thiện cảm, sự trân trọng nhất định từ phía người sử dụng.Nó đề cập đến, hoặc hướng người ta đến những mặt tốt, hoặc ít nhất là không xấu, đến những giá trị, những đóng góp, những ảnh hưởng tích cực từ những nữ giới này. 1.1.5. khái niệm “vai trò” Theo Robertsons vai trò là một tập hợp các chuẩn mực, hành vi, quyền lợi và nghĩa vụ được gắn liền với một vị thế xã hội nhất định. Khái niệm vai trò xã hội bắt nguồn từ khái niệm vai diễn trên sân khấu.Vai diễn trên sân khấu đòi hỏi diễn viên phải nhập tâm, bắt chước và học tập đóng vai của những nhân vật được đạo diễn phân đóng. 1.2. Lý thuyết áp dụng Trong đề tài này tôi sử dụng lý thuyết tương tác biểu trưng để giải thích. Tất cả các nhà tương tác biểu trưng đều nhất trí về vai trò trung tâm của con người là khả năng tạo nên và sử dụng những biểu trưng. Theo Steven L.Nock (1987), một cách tiếp cận đặc biệt thành công của các nhà tương tác biểu trưng là nghiên cứu về gia đình như một hệ thống vai trò vì thế được gọi là thuyết vai trò. Các nhà xã hội học thấy rằng nó (lý thuyết vai trò) rất có ý nghĩa nếu ta coi gia đình như một màn kịch, trong đó các thành viên đóng vai trò nhất định. Như vậy, mỗi thành viên phụ thuộc vào các thành viên khác trong khi đóng vai trò của mình. Nhà xã hội học Ralph Turner (1970) cho rằng có hai quá trình cần hiểu: Thứ nhất: là phải tìm hiểu xem các hoạt động được nhóm lại như thế nào để sao cho một người làm việc này (làm một công việc nhất định) mà không phải là người khác. Thứ hai: việc phân chia các nhiệm vụ như thế nào để các thành viên đóng đúng vai trò của mình. Các vai trò được chia thành nhiều cụm như thế nào Nguyễn Thị Quy-K55 XHH 5 Tại sao trong mỗi gia đình, mỗi thành viên phải tự nhận trách nhiệm và nhiệm vụ (đóng vai trò ) nhất định chứ không phải cái khác. Câu trả lời nằm trong vấn đề là: xã hội đã ổn định và các vai trò trong gia đình: cha, mẹ, anh, chị em… nhưng chung hơn, việc nhóm các vai phụ thuộc vào hai vấn đề: Một là: mỗi thành viên phải tự tìm vai trò của mình (để có thể tồn tại) Hai là: những đòi hỏi chức năng của gia đình. Một vai trò có thể tồn tại được chính là vai trò đó cho phép cá nhân xác lập một tính cách trong gia đình.Mọi người phải tìm thấy vai trò như vậy.Sự phấn đấu cho một vai trò biểu hiện trong quyền lực gia đình. Khi các thành viên được nhận định trong các vị trí nhất định các vị trí biểu hiện sự thỏa hiệp của họ.Khuynh hướng của sự phát triển các vai trò thỏa hiệp để tránh đi sự phá vỡ vai trò (bỏ bớt những ham muốn để thực hiện các vai trò). Các vai trò trong gia đình là sự mặc cả và luôn luôn phát triển. Nội dung vai trò của bố hay mẹ luôn được ấn định (được khoanh vùng) bởi hàng loạt sự mong đợi của xã hội. và nội dung cụ thể của nó là kết quả của sự mặc cả hình thức và độ dài của tương tác. Các vai trò ngoài gia đình được ấn định bởi sự mong đợi hình thức.Các vai trò nhiều khi đối lập nhau. Ví dụ, một ông chủ có thể rất cực đoan, hiếu chiến, làm việc chăm chỉ. Những khi ở nhà thì hoàn toàn ngược lại.Sự khác biệt giữa thế giới bên trong và bên ngoài được phân rõ khi một người lạ đến gia đình mình. Trước mặt khách , họ phải hành động như thế nào để bộc lộ vai trò bên ngoài hơn là vai trò gia đình của họ. Trên thực tê thì bất kì hiện tượng nào buộc thành viên trong gia đìn thay đổi vai trò của mình, nó sẽ làm ảnh hưởng đến các thành viên khác trong gia đình.Ví dụ như người chồng mất việc.Điều này ảnh hưởng đến gia đình, vì nóa tạo ra sự đổi khác trong gia đình. Sử dụng lý thuyết này trong vấn đề để giải thích vai trò của người phụ nữ trong gia đình, không chỉ đóng góp, làm việc nhà mà còn làm kinh tế để bổ xung kinh tế cho gia đình. Thuyết biểu trưng cho thấy vai trò của người phụ nữ được xã hội gán cho, được xã hội mong đợi, gia đình, người thân mong đợi, vì thế vai trò của người phụ nữ ngày càng Nguyễn Thị Quy-K55 XHH 6 được đề cao và người phụ nữ cố gắng làm theo đúng vai trò của mình mà xã hội đề ra, gia đình mong muốn. Và ở đây người phụ nữ không chỉ làm việc nhà mà còn phải làm các công việc bên ngoài xã hội, họ đóng góp vào kinh tế gia đình không kém gì đấng mày râu, tuy nhiên về tới nhà họ vẫn làm việc và không có người chồng giúp đỡ, mặc định công việc đó là công việc của phụ nữ. Một vai trò có thể tồn tại được chính là vai trò đó cho phép cá nhân xác lập một tính cách trong gia đình. Mọi người phải nhìn thấy vai trò như vậy .sự phấn đấu cho một vai trò biểu hiện trong quyền lực trong gia đình. Ở trong bài viết này thì người phụ nữ có vai trò là người vợ, người mẹ, người con dâu,… Từ đó xác định rõ vai trò của mình và thực hiện vai trò đó như đã thỏa thuận. Gia đình Việt Nam truyền thống, vai trò của người phụ nữ không được đề cao ngoài xã hội, dường như họ bị gắn cái thiên chức làm vợ, làm mẹ, chăm sóc cho gia đình. Những tư tưởng nho giáo đã ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống con người. Người phụ từng trải qua hang nghìn năm đảm đang (đảm nhiệm, trách nhiệm) và chịu đựng, hy sinh.Nhưng họ không được đề cao.Người phụ nữ truyền thống trong gia đình xưa phải có đủ “tam tòng, tứ đức”.Họ nghiếm nhiên trở thành biểu trưng gắn liền với ngôi nhà, con cái, không có quyền đưa ra ý kiến hay quyết định gì trong gia đình cũng như ngoài xã hội. Nhưng ngày nay – xã hội công nghiệp hóa hiện đại hóa thì khác, nam nữ bình đẳng, người phụ nữ trong gia đình hiện đại đã tự khẳng định mình, vai trò của mình trong gia đình và xã hội ở khía cạnh khác không phải là bếp núc, con cái … mà ở nhiều lĩnh vực trong xã hội…, họ đóng góp phát triển kinh tế trong gia đình và xã hội ( họ tham gia các hoạt động chính trị, là các nữ doanh nhân)không những khẳng định vai trò trong gia đình mà họ còn cho thấy tầm quan trọng trong xu thế phát triển và hội nhập của thế giới. Và công việc của họ hiện tại có đơn thuần là công việc nhà như trước? hay ôm cả công việc nhà và công việc xã hội? và như thế có phải là “bình đẳng”? Chương 2: Vai trò của người phụ nữ trong gia đình xưa,nay và sự bất bình đẳng trong sự phân công lao động. Nguyễn Thị Quy-K55 XHH 7 2.1. Vai trò của người phụ nữ trong xã hội xưa và bất bình đẳng: Lịch sử dân tộc Việt Nam đã khẳng định vai trò và những đóng góp to lớn của phụ nữ Việt Nam trên các lĩnh vực trong các thời kỳ xây dựng và phát triển đất nước. Theo những tài liệu khảo cổ học, ở Việt Nam đã tồn tại thời kỳ Mẫu quyền khá dài trong xã hội nguyên thủy với vai trò quan trọng, quyết định của người phụ nữ trong gia đình và xã hội. Trong buổi bình minh của lịch sử và trong giai đoạn phát đạt của xã hội nguyên thủy, dân tộc nào cũng trải qua một thời kỳ mẫu hệ và chế độ mẫu quyền.trong đó phụ nữ làm chủ gia đình, dòng họ; phụ nữ có vai trò lớn lao trong sinh hoạt kinh tế, đời sống xã hội cũng như trong đời sống văn hóa tinh thần. Ở Việt Nam, mỗi người đều ghi nhớ chuyện Mẹ Âu Cơ và Bố Lạc Long Quân là những người khai sáng ra lịch sử dân tộc. Mẹ đẻ ra trăm trứng trong cùng một bọc, nở thành trăm chàng trai. Mẹ và Bố lại chia đều con đi ở miền núi và miền biển, thành nhân dân miền núi và miền xuôi bây giờ. Công lao to lớn của Mẹ Âu Cơ đã được truyền tụng hàng ngàn đời nay ở vùng đất Tổ (Phú Thọ) chứng tỏ mẹ là người “mang nặng đẻ đau” và cũng là người khai sáng văn hóa dân tộc. Theo cố Giáo sư Sử học Trần Quốc Vượng: Khi bước sang chế độ phụ quyền không phải bất cứ đâu và lúc nào cũng đều mang hình thức cổ điển, hà khắc (người phụ nữ bị truất hẳn vai trò và quyền hành xã hội, trở thành nô lệ gia đình như cách nói của Lê Nin - điển hình là Hy Lạp), nhiều xã hội chuyển sang phụ quyền dưới một hình thức “êm dịu hơn”. Theo đó, bước vào thời đại văn minh, phụ nữ nhiều nước vẫn được coi trọng và có ảnh hưởng đối với nhiều công việc, Phụ nữ Việt Nam xưa ở trong trường hợp thứ hai này. Do đó, ở Việt Nam, nếu trong thời đại nguyên thủy, phụ nữ là người chủ yếu giữ việc hái lượm, tham gia săn bắt, rồi làm nghề nông nguyên thủy, chăn nuôi, thủ công cùng với công việc trong nhà, thì đến thời đại xã hội có giai cấp, người phụ nữ vẫn là người tham gia đầy đủ vào tất cả các khâu lao động trong xã hội và gia đình. Trong khi đó ở nhiều nước trên thế giới cổ đại, người phụ nữ chỉ còn tham gia các công việc gia đình. Giáo sư Lê Thị Nhâm Tuyết đã viết: “Nếu ở hầu hết thời đại nguyên thuỷ, phụ nữ là người đứng đầu cộng đồng thân tộc của họ, thì đến thời đại xã hội có giai cấp, trong khi ở Nguyễn Thị Quy-K55 XHH 8 nơi này nơi khác, gia đình là do người đàn ông làm chủ nhưng ở Việt Nam, điều đó chỉ có trên danh nghĩa, còn trong thực tế, người phụ nữ vẫn là người điều khiển hầu hết công việc gia đình. Nếu ở hầu hết thời đại nguyên thuỷ, phụ nữ là người lãnh đạo và tham gia vào tất cả các hoạt động xã hội, thì đến thời đại xã hội có giai cấp, trong khi ở nơi này nơi khác, phụ nữ mất hẳn chức năng ấy, thì ở Việt Nam, đông đảo phụ nữ vẫn là những “công dân chính trị” rất độc đáo.” Đây chính là tiền đề để người phụ nữ Việt Nam cổ đại vẫn tiếp tục có những cống hiến lớn lao vào lịch sử dân tộc. Việt Nam là một quốc gia nằm trong khu vực cội nguồn của nền nông nghiệp lúa nước. Lịch sử đã chứng minh rằng trong quá trình phát triển của nền văn minh lúa nước, người phụ nữ luôn đóng vai trò trụ cột trong lao động sản xuất. Tục thờ nữ thần của người Việt đã xuất hiện từ lâu đời và phát triển trải qua các thời kỳ lịch sử trên cơ sở truyền thống coi trọng vai trò của người phụ nữ. Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam được xây dựng và lưu truyền từ huyền Mẹ Âu Cơ, Bố Lạc Long Quân đến việc thờ các nữ thần nông nghiệp như bà Dâu (Chùa Dâu),bà Đậu (chùa Bà Đậu); thờ các Mẫu Tam Phủ (Trời- Đất- Nước), Mẫu tứ phủ (Trời- Đất- Nước-Địa), Mẫu Tứ pháp (Mây- Mưa-Sấm-Chớp) đến các nghi lễ thờ cúng “Mẹ Lúa” của nhiều dân tộc ở Việt Nam. Điều đó đã phản ánh vai trò quan trọng của người phụ nữ trong nghề nông từ thời cổ đại và xuyên suốt tiến trình lịch sử cho đến ngày nay. Cố Giáo sư Trần Quốc Vượng cũng đã khẳng định: “Trên chặng đường chuyển hóa từ mẫu hệ sang phụ hệ và cả mãi về sau này nữa – xã hội Việt Nam cổ truyền đã thừa hưởng và vẫn bảo lưu một truyền thống vững chắc và tốt đẹp: đó là vai trò quan trọng của người đàn bà, người mẹ, trong gia đình, ngoài xã hội” Từ ngàn xưa, vai trò của người Mẹ, người phụ nữ được tôn trọng, đề cao trong xã hội Việt Nam. Trong dân gian, chúng ta thấy nhân dân lao động Việt Nam vừa kính cha vừa ơn mẹ - Chữ hiếu hai vai. "Công cha như núi Thái sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra” Nguyễn Thị Quy-K55 XHH 9 Người mẹ Việt Nam có tầm quyết định đối với sự phát triển của các con về nhiều mặt (thể chất, tình cảm, đạo lý làm người…). Do đó lời cửa miệng dân gian nói: “Con dại cái mang”, “Phúc đức tại mẫu”, “Cha sinh chẳng tày mẹ dưỡng” Có khi trong xã hội Việt Nam cổ truyền người vợ được coi trọng hơn cả chồng “Lệnh ông không bằng cồng bà”. Từ đó thể hiện vai trò của người phụ nữ trong việc gia đình và việc xã hội, ảnh hưởng của người phụ nữ đó chính là vai trò. Đó là những công lao mà phụ nữ xưa đã làm và được ghi nhận, nhưng bên cạnh đó là những bất công, bất bình đẳng mà người phụ nữ phải chịu: Do nhận thức, thói quen suy nghĩ và các phong tục tập quán, sự bất bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới đã ăn sâu bám chắc trong đầu óc con người thành tư tưởng “trọng nam khinh nữ”. Những phong tục tập quán lạc hậu, cổ hủ, đạo đức phong kiến “tam tòng, tứ đức” được khuyến khích duy trì để trói buộc người phụ nữ, chà đạp lên tình cảm và nhân phẩm của chị em… dần dần thành thói ứng xử thô bạo của người đàn ông đối với đàn bà. Tư tưởng này dần dần trở thành quy tắc, thành thông lệ, không cần có luật pháp bảo vệ, nó vẫn có tác động cưỡng chế, điều chỉnh hành vi ứng xử của người đàn ông đối với đàn bà. Hôn nhân dưới chế độ phong kiến không dựa trên tình yêu mà dựa trên quyền lợi của dòng họ, tất cả vì mục đích chính trị.Người phụ nữ trở thành vật đánh đổi, hy sinh cho những mưu đồ của thế lực cầm quyền.Các thứ bậc cao trong xã hội đều giành cho hoàng gia, hoàng tộc, quân đội của triều đình và một tầng lớp trí thức gồm toàn đàn ông, những người chỉ có nhiệm vụ học hành để ra làm quan.Giai cấp thống trị, đã sử dụng các phương tiện khác nhau để biến hệ tư tưởng Nho giáo thành công cụ duy trì quyền lực đối với phụ nữ. Hơn nữa dưới chế độ phong kiến, quyền hành quốc gia tập trung vào tay vua. Trong gia đình thì tập trung vào người đàn ông gia trưởng.Người phụ nữ được coi là tài sản của chồng, vì vậy luật nhà Trần cho phép đàn ông nếu có vợ ngoại tình được coi vợ như nô tỳ và được phép cầm bán.Phép nhà Hồ quy định, nếu binh sĩ ra trận mà nhút nhát thì vợ, con, điền sản phải xung công. Triều đình phong kiến nhà Lý còn có tục bắt cung nữ chết theo vua hoặc hoàng hậu bằng cách đưa họ lên hỏa thiêu Nguyễn Thị Quy-K55 XHH 10 [...]... sống gia đình mình Vai trò của người phụ nữ được khẳng định qua thời gian: Trong thời kì gia đình, từ vị trí không được tham gia bàn bạc vào các công việc lớn thì đến ngày nay thì người phụ nữ có quyền bình đẳng hơn xưa là tham gia trực tiếp và bàn bạc công việc gia đình cũng như ngoài cộng đồng xã hội Người phụ nữ ngày có xu hướng quyết định các công việc trong gia đình (tuỳ từng gia đình) Vấn đề nay. .. 2.2 Vai trò của người phụ nữ trong thời hiện đại và vấn đề bất bình đẳng trong phân công lao động: Gia đình được coi là tế bào của xã hội thì người phụ nữ được coi là hạt nhân của tế bào này.Đồng thời, gia đình là nơi thể hiện thực chất sự bình đẳng và nâng cao địa vị của người phụ nữ. Nói đến giải phóng phụ nữ, người ta dường như quên mất rằng, gánh nặng gia đình còn đang đè nặng lên vai các bà, các người. .. cảm của con người trong gia đình là cơ sở để hoàn thành mọi công việc Nếu mọi người tự quên đi nét Nguyễn Thị Quy-K55 XHH 21 tâm lý quen thuộc Việc gia đình là của phụ nữ thì chẳng cần hô hào, đấu tranh vì bình đẳng, người phụ nữ vẫn được “cởi trói” khỏi gia đình Như vậy nói là bình đẳng, tuy nhiên phần nhiều công việc nhà vẫn do người phụ nữ đảm nhiệm và chỉ có 5% người đàn ông đảm nhiệm công việc. .. của mình, gia đình phải tiến hành một loạt các hoạt động sống , các thành viên trong gia đình cung phải đảm nhiệm các vai trò nhất Nguyễn Thị Quy-K55 XHH 12 định Các vai trò này được cấu trúc hóa trên cơ sở những thiết chế của gia đình và sự kì vọng của xã hội.Trung tâm của cấu trúc này là vai trò sản xuất kinh doanh của người phụ nữ nhiều hơn người chồng và các thành viên khác trong gia đình .Vai trò. .. nên hiểu việc gia đình không phải của riêng ai thì mọi hoạt động của ngưòi phụ nữ trong gia đình mới có ý nghĩa.Để tiến tới bình đẳng trong gia đình cần phá đi những rào cản tư tưởng phong kiến xưa cũ, phải làm thay đổi cách nghĩ của cả hai giới trong công việc gia đình. Cả hai giới phải có nhận thức đúng đắn về chức năng, vai trò giới mình để từ đó có sự chia sẻ hợp lý trong công việc gia đình Tính... của xã hội trong tương lai Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, việc giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống của gia đình là điều rất cần được coi trọng; trong đó phụ nữ giữ vai trò chủ đạo.Ảnh hưởng của người phụ nữ tác động đến hầu hết các lĩnh vực trong cuộc sống gia đình Người xưa có câu: “ Đàn ông xây nhà, Đàn bà xây tổ ấm” quả không sai Vai trò của người phụ nữ. .. nên hiểu việc gia đình không phải của riêng ai thì mọi hoạt động của ngưòi phụ nữ trong gia đình mới có ý nghĩa.Để tiến tới bình đẳng trong gia đình cần phá đi những rào cản tư tưởng phong kiến xưa cũ, phải làm thay đổi cách nghĩ của cả hai giới trong công việc gia đình. Cả hai giới phải có nhận thức đúng đắn về chức năng, vai trò giới mình để từ đó có sự chia sẻ hợp lý trong công việc gia đình Tính... do phụ nữ được bình đẳng trong học tập nên nên có vị trí, uy tín trong xã hội hơn trước nên phần thưởng trong gia đình là mà họ nhận được chính là sự công bằng Vai trò của nguời phụ nữ ngày càng phát triển Tuy nhiên nhiều phụ nữ hiện nay quá quan tâm đến công việc xã hội mà quên đi bổn phận làm vợ làm mẹ của mình Trước kia trong gia đình người đàn ông làm chủ nhiều hơn so với hiện nay còn hiện nay người. .. vị trí ngang bằng với nam giới” Một thực tế, vợ chồng cùng làm việc, nếu cần một người phải hy sinh công việc để chăm lo gia đình thì phần lớn vẫn là phụ nữ Nghiên cứu của Ủy ban quốc gia Vì sự tiến bộ phụ nữ cho thấy, việc nhà chiếm khá nhiều thời gian trong ngày của một phụ nữ, trung bình 6 tiếng Tuy nhiên, những đóng góp của phụ nữ vào công việc nội trợ thường không Nguyễn Thị Quy-K55 XHH 24 được... người vợ hy sinh công việc xã hội để chăm lo gia đình Để bình đằng giới thực sự đi vào cuộc sống, trước hết cần có sự nhận thức đúng ở cả hai giới, đặc biệt là nam giới Người phụ nữ trong xã hội xưa thì phải ở trong nhà lo việc gia đình, người phụ nữ ngày nay thì không chỉ quán xuyến việc nhà mà còn làm cả các công việc trong xã hội, và rất ít có được sự phụ giúp của người chồng.vì thế vấn đề bất bình . nghiên cứu của Xã hội học Gia đình để phân tích? Bài làm: Đề tài: Vai trò của người phụ nữ trong gia đình xưa và nay . (nghiên cứu về người phụ nữ với công việc nhà-bất bình đẳng) MỤC LỤC PHẦN MỞ. 2: Vai trò của người phụ nữ trong gia đình xưa, nay và sự bất bình đẳng trong sự phân công lao động……………………………………………………………………………………8 2.1. Vai trò của người phụ nữ trong xã hội xưa và bất bình đẳng …………………………….8 2.2 là công việc nhà như trước? hay ôm cả công việc nhà và công việc xã hội? và như thế có phải là bình đẳng ? Chương 2: Vai trò của người phụ nữ trong gia đình xưa, nay và sự bất bình đẳng trong sự

Ngày đăng: 18/12/2014, 20:19

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan