trẻ em hư trong những gia đình giàu có, cha mẹ có trình độ học vấn cao

12 718 0
trẻ em hư trong những gia đình giàu có, cha mẹ có trình độ học vấn cao

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Họ và tên: Trịnh Thị Hoa Lớp: k55 – Xã hội học Ngày sinh: 24 – 10 – 1992 MSSV: 10030267 Bài tiểu luận cuối kì Môn: Xã hội học gia đình Giảng viên: Th.s Lê Thái Thị Băng Tâm Đề bài: Hãy chọn một vấn đề thuộc lĩnh vực nghiên cứu của Xã hội học gia đình để phân tích, tập trung vào ba nội dung: 1, Tính bức xúc của vấn đề 2, Giải thích trên cơ sở lí thuyết, dữ liệu, kết quả nghiên cứu về nguyên nhân của vấn đề 3, Phân tích, biện luận có tính thuyết phục về xu hướng của vấn đề trong tương lai. Bài làm: “ Trẻ em hư trong những gia đình giàu có, cha mẹ có trình độ học vấn cao ” 1 Trịnh Thị Hoa, lớp k55 xã hội học “ Gia đình là cấu trúc xã hội dựa trên quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng, hoặc những quan hệ than thiết khác giữa các cá nhân để cùng chung sống” ( Lê Ngọc Hùng 2009: 273 ). Theo Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2005 của Việt Nam : “trẻ em qui định trong luật này là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi”. “ Trẻ em hư trong những gia đình giàu có, cha mẹ có trình độ học vấn cao ” là một trong những vấn đề được xã hội rất quan tâm hiện nay. Gia đình là tế bào của xã hội, cái nôi thân thương của mỗi người, nơi những nhân cách của mỗi đứa trẻ được hình thành và phát triển. Trong xã hội truyền thống cũng như xã hội hiện đại, vai trò của gia đình, trong đó đặc biệt là cha, mẹ, luôn được khẳng định trong nuôi dưỡng, giáo dục, quản lý và định hướng cho những khát vọng vươn tới của trẻ. Bởi thế, trong giáo dưỡng trẻ, gia đình nào có phương pháp giáo dục đúng, tạo dựng được môi trường nhân ái, nhân văn thì nhân cách tốt đẹp của trẻ có cơ hội phát triển. Ngược lại, gia đình nào không có phương pháp giáo dục con trẻ, không tạo được môi trường giáo dục nhân văn, sẽ là nguyên nhân dẫn con cái đến con đường vi phạm pháp luật. Xu hướng trẻ em và người chưa thành niên phạm tội ngày càng gia tăng: theo thống kê của cơ quan chức năng Bộ Công an cho biết: Từ 2000 - 2006, số vụ phạm tội do trẻ em và người chưa thành niên gây ra là 74.389 vụ với 95.103 đối tượng, riêng năm 2006, là hơn 10.000 vụ, năm 2007 toàn quốc có 10.361 vụ, gồm 15.589 đối tượng, thì 6 tháng đầu năm 2008 đã xảy ra 5.746 vụ, gồm 9.000 đối tượng (tăng 2% số vụ). Số vụ án do người chưa thành niên gây ra chiếm khoảng trên 15% tổng số vụ án hình sự, có tới 72% số người chưa thành niên phạm tội cho rằng các em không nhận được sự quan tâm, chăm sóc đầy đủ của cha mẹ và gia đình. ( Vũ Thị Thu Quyên, 2011) Như vậy, xã hội càng phát triển, con người càng bị xoáy sâu vào công việc nên có rất ít thời gian quan tâm tới gia đình của mình, vì thế, để chăm lo đầy đủ về mặt tình cảm cho con cái là rất khó. Tình trạng này thường tập trung trong những gia đình giàu có, bố mẹ giữ các chức vụ cao trong xã hội, học không có dủ thời gian quan tâm, chăm sóc tới con cái của họ. Chính vì thế, con cái cảm thấy thiếu thốn về mặt tình 2 Trịnh Thị Hoa, lớp k55 xã hội học cảm, nên đã đi tìm kiếm niềm vui cho riêng mình, từ đó sinh ra hư hỏng, không nghe lời bố mẹ. Với sự phát triển của kinh tế xã hội và mặt trái của cơ chế thị trường, giới trẻ thời nay hầu như được gia đình nuông chiều thái quá. Ngoài số tiền chi phí cho việc học tập, các em còn được chu cấp những khoản tiền khá “xủng xỉnh”, phục vụ nhu cầu sinh hoạt, vui chơi, giải trí. Có thể nói, được đáp ứng đầy đủ mọi yêu cầu là một trong những nguyên nhân làm cho giới trẻ có lối sống sa đọa, dẫn đến những hệ lụy xấu. Ở hầu hết gia đình giàu có, việc giao tiếp giữa cha mẹ và con cái chính là “tiền”. Vì vậy dẫn đến một thực tế là con trẻ không biết quý trọng sức lao động mà tiêu xài hoang phí, không chăm lo học tập chỉ biết dựa vào cha mẹ. Hiện nay, rất nhiều gia đình có điều kiện kinh tế khá giả nên con cái họ được bao bọc, nuông chiều thái quá. Khi con bảo cần tiền là cha mẹ sẵn sàng cho mà không cần biết khoản tiền đó dùng để làm gì. Từ đó dẫn đến việc giới trẻ “xài” tiền phung phí vào những mục đích không lành mạnh. Không ít cô cậu đang độ tuổi đi học, nhưng đã sớm đua đòi, chạy theo mốt này mốt nọ, xài quần áo, dày dép "hàng hiệu", mỹ phẩm đắt tiền. Có rất nhiều các bài viết trên các tạp chí, sách báo, trên intrernet…. đã đề cập đến việc giáo dục con cái trong các gia đình hiện nay, nhất là trong những gia đình có hoàn cảnh khá giả, nền kinh tế vững chắc: Trên baomoi.com tháng 8/2012 có đăng bài “ Con nhà giàu dễ hư” của Lê Phương : “ Gần như là một lẽ đương nhiên, những đứa trẻ xuất thân từ gia đình giàu có hay bố mẹ là quan chức “bự” thường được chiều chuộng, muốn gì được nấy. Nhiều ông bố bà mẹ mê làm ăn nên không có điều kiện gần gũi, quan tâm giáo dục con cái ”. Chính vì thế, để bù đắp lại tình cảm cho con, cha mẹ thể hiện tình thương yêu qua những đồng tiền cho con dễ dãi và việc đáp ứng đầy đủ ngay tức khắc những yêu cầu của con. Vì thế, lớn lên những đứa trẻ này có thói quen ỉ lại, ích kỷ, chây lười và tiêu tiền như rác. Hậu quả tệ hại hơn là một số bỏ học, trốn nhà đi bụi, sống buông thả, chơi bời thác loạn, nghiện ngập; thậm chí không ít trường hợp bị nhiễm các căn bệnh xã hội…. 3 Trịnh Thị Hoa, lớp k55 xã hội học “ Con hư hỏng vì cha mẹ quá giàu” của La hoàn trên báo Vietnamnet.vn ngày 11/12/2012 đã nói lên được tình trạng trẻ em hư hỏng trong những gia đình giàu có: “ Từ một đứa trẻ ngoan, học giỏi, do bố mẹ bận rộn không có thời gian chăm sóc, chỉ biết ném cho em một “cục tiền” hàng tháng, K. sa đà vào game online và biến thành một đứa trẻ bướng bỉnh sẵn sàng cầm gậy đánh lại bố ”. Do bố mẹ phải đi công tác dài ngày, chỉ có mình K ở nhà, vì thời gian rảnh rỗi quá nhiều nên K đã tìm thú vui cho mình là chơi game. Từ đó, K suốt ngày bỏ học, cãi lại lời bố mẹ và sa vào các trò chơi game bạo lực. Có thể lấy dẫn chứng trường hợp Hồ Viết Khánh (SN 1993) trú tại xóm 6, xã Nam Xuân, huyện Nam Đàn, là học sinh trường THPT Dân lập Sào Nam, cũng vì được gia đình nuông chiều, dẫn đến hư hỏng. Do sa sút về đạo đức và nhân cách, chỉ vì một mâu thuẫn nhỏ, cậu học trò này đã dùng dao sát hại Nguyễn Hữu Hoàng (SN 1993), trú tại xóm 1, xã Nam Xuân. ( báo Công an Nghệ An online, 12/10/2012). Do được nuông chiều từ nhỏ nên mới học đến lớp 7, Dũng đã bỏ học, theo đám bạn chơi bời hư hỏng rồi nghiện ma túy lúc nào không biết. Mỗi lần lên cơn nghiện, cậu ta lại về nhà đe dọa bố, mẹ, bà nội đòi tiền. Thậm chí, Dũng còn nhiều lần cầm dao, gậy chửi bới, đòi đánh đập những người trong gia đình. Ngay cả bà nội của Dũng là người hết lòng thương yêu và cưng chiều cháu, nhưng nhiều hôm lên cơn nghiện, hắn lại rượt đuổi bà chạy khắp. Và đau lòng hơn, Dũng còn dùng chày gỗ đánh chết bà nội của mình chỉ vì không đáp ứng tiền cho cậu sử dụng ma túy. ( báo Công an Nghệ An online, “ Nuông chiều quá thái, giới trẻ hư hỏng ngày càn nhiều”, 12/10/2012). Như vậy, chính vì cha mẹ không có thời gian rảnh rỗi chăm sóc, bù đắp cho con cái những thiếu thốn về mặt tình cảm nên con cái mới trở nên hư hỏng, sa vào các con đường tội lỗi không tự ý thức được những hàng động của mình. Và vấn đề này là một trong những vấn đề bức xúc, đang được xã hội rất quan tâm. Trẻ em là mầm non tương lai của đất nước, là trụ cột của đất nước sau này. Vì vậy, việc giáo dục nhân cách, phẩm chất đạo đức cho trẻ là việc làm rất cần thiết và cấp bách hiện nay. Nếu công việc giáo dục này không được hoàn thành tốt thì nó sẽ để lại những hậu quả hết sức nghiêm trọng cho xã hội. 4 Trịnh Thị Hoa, lớp k55 xã hội học Chính từ những lí do trên, tôi chọ đề tài của mình là: “ Trẻ em hư trong những gia đình giàu có, cha mẹ có học vấn cao” để hiểu rõ được thực trang và nguyên nhân tại sao ở trong những gia đình bố mẹ có trình độ học vấn cao mà con cái lại hư hỏng. Có rất nhiều lí do dẫn đến hiện tượng “ Trẻ em hư trong những gia đình giàu có, cha mẹ có trình độ học vấn cao ” như: Con hư do thiếu tình cảm cha mẹ Trên thực tế, cũng có nhiều trường hợp bố mẹ là người tốt, có đủ kiến thức và trình độ hiểu biết nhưng không chú ý đúng mức đến việc giáo dục con cái hoặc không có điều kiện giáo dục chúng. Có người ỷ lại cho nhà trường, một số mải lo làm ăn, kiếm sống hoặc phải đi công tác trong một thời gian dài. Có gia đình bố mẹ ly hôn, có con ngoài giá thú, một trong hai người chết hoặc vì lý do nào đó phải xa cách dẫn đến việc con cái bị bỏ rơi, thiếu sự dạy dỗ và tình thương gia đình. Những đứa trẻ không được chăm sóc và dạy dỗ chu đáo sẽ có tâm lý lệch lạc, tự do ngang bướng, thậm chí bất cần. Chúng dễ dàng phạm tội khi bị rủ rê, lôi kéo Số liệu thống kê của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao cho thấy 71% trẻ vị thành niên phạm pháp là do không được quan tâm chăm sóc đến nơi đến chốn. Một nghiên cứu mới đây của Bộ Công an cũng chỉ ra nguyên nhân phạm tội của trẻ vị thành niên xuất phát từ gia đình: 8% trẻ phạm tội có bố mẹ ly hôn, 28% phàn nàn bố mẹ không đáp ứng nhu cầu cơ bản của các em, 49% phàn nàn về cách đối xử của bố mẹ. Như vậy, có nhiều gia đình bố mẹ mải làm ăn kiếm tiền nên không có thời gian chăm sóc, giao lưu, dạy dỗ con cái, con cái cảm thấy thiếu thốn tình cảm từ phía cha mẹ, dẫn đến việc chán chường, đi tìm kiếm những niềm vui khi thời gian rảnh rỗi, đàn đúm bạn bè ăn chơi hư hỏng. Bố mẹ nuông chiều khiến trẻ hư Con hư còn bởi cách dạy. Sự quá nuông chiều, thỏa mãn mọi nhu cầu con cái của bố mẹ sẽ tạo nên thói quen đòi gì được nấy. Bên cạnh sự nuông chiều, cha mẹ bao bọc mọi việc khiến cho con trẻ hình thành tính ỷ lại, dựa dẫm, sống ích kỷ, lười nhác, không ý thức về trách nhiệm, luôn đòi hỏi được phục vụ, được hưởng thụ. 5 Trịnh Thị Hoa, lớp k55 xã hội học Đến một lúc nào đó, khi gia đình không thỏa mãn những yêu sách hoặc không có điều kiện phục vụ thì con cái trở nên bất mãn, thậm chí thù ghét bố mẹ. Để gây áp lực với gia đình, chúng thường chọn giải pháp bỏ nhà đi bụi, tụ tập với bạn bè hư. Nhiều trường hợp trẻ trộm cắp tài sản của chính bố mẹ mình hoặc của người khác để thỏa mãn những nhu cầu không chính đáng như đua đòi ăn diện, đánh bạc, hút chích Cha mẹ thiếu trách nhiệm trong việc giáo dục con cái hoặc quá nuông chiều con cái, chỉ biết lo cho con đầy đủ về mặt vật chất đều là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tội phạm của trẻ: 70% trẻ em phạm tội do không có sự chăm sóc của gia đình, 21 % trẻ em phạm tội do được nuông chiều quá mức ( Ngô Hoàng Oanh 2012 : 05). Trẻ chưa có nhận thức đầy đủ về những hành vi của mình, có những tư tưởng sai lầm, lệch lạc so với các chuẩn mực xã hội nên đua đòi theo bạn bè xung quanh. Trong các lí do trên, lí do chủ yếu và quan trọng nhất của tình trạng trẻ em hư trong những gia đình giàu có, cha mẹ có trình độ học vấn cao hiện nay là: cha mẹ không có thời gian chăm sóc, bù đắp sự thiếu thốn về mặt tình cảm cho con cái; họ bù đắp cho con cái bằng cách cho con những khoản tiền tiêu hàng tháng, con tiêu hết thì bố mẹ lại cung cấp thêm. Chính điều đó đã dẫn tới những hành vi lệch chuẩn nhằm tạo ra niềm vui cho bản thân mình của những trẻ em trong gia đình giàu có. Nguyên nhân của hiện tượng trẻ em hư trong những gia đình giàu có, cha mẹ có trình độ học vấn cao được giải thích qua các lí thuyết xã hội học: lí thuyết cấu trúc chức năng và lí thuyết nhu cầu của Maslow  Lí thuyết cơ cấu chức năng: Trong lí thuyết này, xã hội được nhìn như một hệ thống hoàn chỉnh của các quan hệ qua lại của các bộ phận, mỗi bộ phận có thể liên quan đến bộ phận khác, nếu tồn tại một cấu trúc nào đó, bản thân sự tồn tại đó phải gắn liền với lợi ích về mặt chức năng. Thuyết cơ cấu chức năng cho thấy những hành vi cá nhân luôn nằm trong cấu trúc nhất định, mặc dù cá nhân luôn có sự lựa chọn những ứng xử trong một tình huống cụ thể. 6 Trịnh Thị Hoa, lớp k55 xã hội học Theo George Murdock, chức năng của gia đình không tách dời chức năng của nó đối với các thành viên. Nó cùng một lúc phục vụ cả hai chức năng và phần nhiều theo cùng một cách. Áp dụng lí thuyết cơ cấu chức năng vào đề tài nghiên cứu: Chức năng gia đình chỉ phương thức biểu hiện hoạt động sống của gia đình gắn liền với những nhu cầu của xã hội đối với gia đình ( với tư cách là thiết chế xã hội) và những nhu cầu của cá nhân đối với gia đình (với tư cách là một nhóm tâm lí xã hội). Gia đình đảm nhiệm nhiều chức năng khác nhau: chức năng sinh sản, chức năng bảo vệ, chức năng xã hội hóa, chức năng điều tiết hành vi tình dục, tình cảm và sự gắn bó, cung cấp địa vị xã hội. Gia đình có chức năng rất quan trọng trong quá trình hình thành nhân cách của trẻ. Gia đình với chức năng tạo ra tình cảm và sự gắn bó giữa các thành viên trong gia đình: gia đình mang đến cho các thành viên của mình các quan hệ nồng ấm và thắm tình, giúp cho họ cảm thấy hài lòng cũng như an toàn. Chúng ta mong đợi ở người thân hiểu mình, chăm sóc mình và luôn ở bên cạnh khi chúng ta cần đến họ. Với đề tài “ trẻ em hư trong những gia đình giàu có, cha mẹ có trình độ học vấn cao” thì do cha mẹ quá bận rộn với các công việc ngoài xã hội nên không có thời gian chăm sóc, dạy dỗ con cái, bù đắp cho con những tình cảm thiêng liêng và quý giá của gia đình, vì vậy gia đình chưa tạo ra được tình cảm thân thiết và sự gắn bó giữa các thành viên trong gia đình lại với nhau ( tình cảm giữa cha mẹ và con cái). Đôi khi điều con muốn chỉ là hàng ngày được ăn cơm cùng bố mẹ, có một bữa cơm gia đình đầm ấm, vui vẻ, được trò chuyện, tâm sự cùng bố mẹ mỗi khi có chuyện vui hoặc buồn, mong nhận được sự quan tâm thấu hiểu từ phía cha mẹ…, nhưng do công việc quá bận rộn, cha mẹ đi làm từ sáng sớm đến tối khuya mới về, nên cha mẹ bù đắp tình cảm cho con cái bằng cách cho con những khoản tiền hàng tháng, con tiêu hết, bố mẹ lại cho. Chính điều đó làm cho trẻ trở nên chán nản, cảm thấy bị cô lập và dễ sa vào các tệ nạn xã hội.  Lí thuyết nhu cầu của Maslow 7 Trịnh Thị Hoa, lớp k55 xã hội học Maslow là người đầu tiên đưa ra hệ thống các nhu cầu của con người, thuyết về thang phân cấp nhu cầu của Ông được chia thành 5 bậc: từ thấp đến cao, từ nhu cầu vật chất đến nhu cầu hoàn thiện và phát huy tiềm năng của bản thân: 1, Nhu cầu về sinh lí: ăn, ở, ngủ, mặc 2, Nhu cầu về an toàn an sinh: nhà ở, Việc làm, sức khỏe… Tự 3, Nhu cầu văn hóa xã hội: được hội hoàn Nhập, được giao lưu thiện 4, Nhu cầu tự trọng: được chấp nhận Tôn trọng Có một vị trí trong một nhóm người 5, Nhu cầu tự khẳng định: nhu cầu Giao tiếp xã hội Hoàn thiện, phát triển trí tuệ… An toàn Vật chất Mọi hành vi của con người đều do sự thúc đẩy của những nhu cầu nhất định. Khi nhu cầu được thỏa mãn, con người sẽ cảm thấy hài long và mãn nguyện. Song nhu cầu của con người luôn được thỏa mãn từ nhu cầu bậc thấp đến nhu cầu bậc cao: khi con người có đủ cơm ăn, áo mặc rồi thì họ sẽ mong muốn có được một đời sống tinh thần hoàn thiện. Từ những nhu cầu bậc thấp như nhu cầu về vật chất, sinh lí khi được thỏa mãn nó chuyển sang đòi hỏi, đáp ứng nhu cầu về an toàn. Cuối cùng là có thể đem lại sự tự hoàn thiện cho bản thân mỗi người. Theo lí thuyết trên, áp dụng vào đề tài nghiên cứu ta có thể thấy: Khi điều kiện vật chất của trẻ em trong những gia đình giàu có đã được đáp ứng đầy đủ thì những trẻ em này mong muốn có được một đời sống tình cảm, tinh thần phong phú: đó tình thương yêu, sự quan tâm, gần gũi, sự thông cảm, sẻ chia từ phía cha mẹ đối với các em. Nhưng vì điều kiện công việc, vì cuộc sống về mặt vật 8 Trịnh Thị Hoa, lớp k55 xã hội học chất của gia đình nên bố mẹ bận rộn với công việc, không có nhiều thời gian dành cho con cái. Chính vì thế, trong những thời gian rảnh rỗi, các em thường đi tìm thú vui cho mình như: chơi game, đua đòi cùng bạn bè, sa vào những con đường tội lỗi… Chính những mong muốn được thỏa mãn nhu cầu về tinh cảm, về tinh thần này mà các em đã chọn cho mình những hành động tương ứng để đáp ứng nhu cầu đó. Trẻ em hư trong các gia đình giàu có, cha mẹ có trình độ học vấn cao có xu hướng tăng trong tương lai: Xã hội càng phát triển, các loại hình vui chơi giải trí xuất hiện ngày càng nhiều, đời sống của con người ngày càng được nâng cao thì nhu cầu của con người ngày càng tăng.Thực tế cho thấy, đa phần các đối tượng dính vào các “động mại dâm”, “quán lắc”, các tụ điểm cà phê, karaoke đèn mờ… là con em các gia đình giàu có hoặc có bố mẹ làm lớn. Bởi lẽ, con nhà nghèo không thể có tiền đem “đốt” ở những nơi ấy. Rồi những vụ đua xe trái phép, những thanh niên chơi bời, tụ tập đàn đúm tại các vũ trường, quán bar cũng chủ yếu là con nhà giàu. Hiện nay, các loại hình thức giải trí này ngày càng phát triển và mở rộng ở các thành phơ lớn, nơi tập trung những gia đình giàu có, có nền kinh tế vững chắc , tạo điều kiện cho trẻ em tiếp cận với những hình thức giải trí này dễ dàng và nhanh chóng hơn. Nhà tâm lý Trịnh Trung Hòa, Trung tâm tư vấn Linh Tâm cho rằng, thực trạng đau lòng mà không ít nhà giàu phải hứng chịu hiện nay là con cái hư hỏng, sa vào các tệ nạ xã hội. Con nhà giàu có hai hệ: Một là giàu do làm ăn lương thiện, những doanh nhân làm ăn chân chính, do trí tuệ và tài năng. Dạng thứ hai là giàu có do làm ăn phi pháp, hoặc giàu có một cách bất ngờ, do trúng xổ số, do đất cát, chứng khoán Ở những gia đình giàu có một cách bất thường, nếu không chú trọng giáo dục con cái thì con cái dễ sinh hư. Kiểu ăn chơi của các quý tử con nhà giàu thường rơi vào các gia đình kiểu này. ( Trần Thị Tươi, 2009). Hiện nay, và trong tương lai, khi nền kinh tế ngày càng phát triển thì cơ hội làm giàu cho các gia đình càng nhiều, bố mẹ chỉ lo làm ăn kinh tế, không chú trọng tới việc giáo dục nhân cách cho trẻ. Đây chính là nguyên nhân quan trọng làm cho trẻ em hư trong những gia đình giàu có ngày càng có xu hướng tăng. 9 Trịnh Thị Hoa, lớp k55 xã hội học Trong thời gian qua, xu hướng phạm tội ngày càng được trẻ hoá với các vi phạm pháp luật mang tính tập thể, quy mô ngày càng lớn; tội phạm vị thành niên ngày càng gia tăng (chiếm 15-18%); điều đáng lo ngại hơn là trẻ vị thành niên trong thời gian gần đây lại phạm các tội đặc biệt nghiêm trọng, kể cả các tội phạm giết người, hiếp dâm, buôn bán ma tuý, cố ý gây thương tích, trộm cắp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, cưỡng đoạt tài sản… ngày càng có xu hướng tăng lên; theo số liệu thống kê của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội thì tình hình tội phạm giết người ngày càng tăng lên, nguy hiểm và đáng báo động là trong thời gian gần đây nhiều đối tượng thực hiện tội phạm giết người lại rơi vào một số bị can, bị cáo có tuổi đời còn rất trẻ và số lượng này không ngừng tăng lên trong thời gian gần đây; phải chăng đó chính là những dấu hiệu đã đến lúc phải báo động về việc giá trị đạo đức của một bộ phận trẻ vị thành niên đã bị xuống cấp nghiêm trọng. ( Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Quảng Ngãi- Sở Tư Pháp, 2012) Trong xã hội ngày nay, nhiều gia đình nhà giàu sống theo kiểu khép kín, các thành viên trong gia đình không có sự kính trọng, thương yêu, giúp đỡ, chăm sóc lẫn nhau mà chỉ tình cảm hoá sự chân thành, tình yêu thương bằng những nghĩa vụ và bổn phận cần phải thực hiện nên đã vô hình chung tạo ra sự xa cách, lãnh cảm, không có sự thân mật giữa các bậc cha mẹ, ông bà với con cái như trước đây, đó cũng chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng hiện nay có rất nhiều em nhỏ, trẻ em vị thành niên đã mắc phải bệnh trầm cảm, nhiều em cảm thấy mình bị lạc lõng và bị bỏ rơi nên lao vào con đường nghiện game online, các trò chơi điện tử, các tệ nạn xã hội… với mục đích tìm các cảm giác lạ, tìm các niềm vui mới trong xã hội vốn đã đầy rẫy sự phức tạp với vô vàn các tác động xấu. Đất nước ngày càng phát triển, con người dần dần chỉ lo làm ăn kinh tế mà quên đi bù đắp tình cảm về phía gia đình. Đó cũng chính là nguyên nhân không nhỏ làm gia tăng tỉ lệ trẻ em hư trong những gia đình giàu có trong tương lai. Hơn nữa, trong thời gian gần đây đã có nhiều gia đình, trong đó cha mẹ không quan tâm đến việc giáo dục nhân cách cho con cái, mà phần lớn đều có tâm lý chung là chuyển giao nghĩa vụ này cho nhà trường và các thầy cô giáo. Nhưng nhà trường và các thầy cô giáo chỉ chú trọng đến việc giáo dục và chăm lo đến sự phát triển về tri thức, vì thế việc giáo dục về nhân cách cho con cái và thế hệ học sinh, sinh viên vẫn 10 Trịnh Thị Hoa, lớp k55 xã hội học [...]... sẻ, động viên, giúp đỡ giáo dục nhân cách từ bố mẹ, ông bà, người thân trong gia đình Nhưng gia đình đã không hoàn thành tốt được nhiệm vụ và trách nhiệm của mình, điều đó đã làm cho các em sa vào các con đường tội lỗi Như vậy, trong quá trình chăm sóc, giáo dục, chúng ta chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội, chưa chọn lựa những hình thức giáo dục đạo đức phù hợp với trẻ em. .. với con trẻ, khi còn cắp sách đến trường, bố mẹ không nên cho những món tiền lớn Có những gia đình giàu có khi con làm được việc gì đó khiến bố mẹ hài lòng, họ sẵn sàng thưởng con hàng ngàn đô la Điều đó vô hình trung “xúi” trẻ con hư ng thụ những đồng tiền không phải của mình một cách bất bình thường Họ đã vô tình dạy con lối sống hư ng thụ, chỉ để đến khi phải gánh lấy những hệ lụy từ lối sống hư ng... muộn Như vậy, để trẻ em phát triển một cách toàn diện và đầy đủ về đời sống vật chất và tinh thần, trở thành người có ích cho gia đình, nhà trường và xã hội, cha mẹ nên quan tâm, đầu tư cho con cái của mình cả về mặt vật chất và tinh thần, giành nhiều thời gian cho gia đình và chăm sóc con hơn nữa để giúp trẻ có thể phát triển nhân cách nột cách hoàn thiện hơn 11 Trịnh Thị Hoa, lớp k55 xã hội học Danh... Con hư hỏng vì cha mẹ quá giàu, báo Vietnamnet.vn, 2012 2, Báo Công an Nghệ An online, Nuông chiều quá thái giới trẻ hư hỏng ngày càng nhiều, 2012 3, Ngô Hoàng Oanh, Tình hình phạm tội vị thành niên, thực trạng, nguyên nhân và giải pháp, báo Dân trí, 2012 4, Vũ Thị Thu Quyên, Vấn đề đặt ra và nguyên nhân phạm tội của người chưa thành niên, báo chí với trẻ em, 2011 5, Lê Phương, Con nhà giàu dễ hư, ... sinh lý của các em, không nghiêm khắc hoặc chưa dành thời gian hợp lý cho việc quản lý, nuôi dưỡng, dạy bảo con cái, làm cho nhóm đối tượng này có tâm lý ỷ lại, có nhận thức, hành động sai lầm, coi thường pháp luật, dẫn đến con đường phạm pháp Với nền kinh tế ngày càng phát triển như hiện nay thì việc chăm lo tốt về mặt tình cảm cho con cái là rất khó và đồng nghĩa với việc tỉ lệ trẻ em phạm tội ngày... chưa thành niên, báo chí với trẻ em, 2011 5, Lê Phương, Con nhà giàu dễ hư, báo Phụ Nữ, 2012 6, Trần Thị Tươi, Hội chứng con nhà giàu, báo Dân Trí, 2009 7, Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Quảng Ngãi- Sở Tư Pháp, Tội phạm vị thành niên ngày càng tăng, 2012 12 Trịnh Thị Hoa, lớp k55 xã hội học . những gia đình bố mẹ có trình độ học vấn cao mà con cái lại hư hỏng. Có rất nhiều lí do dẫn đến hiện tượng “ Trẻ em hư trong những gia đình giàu có, cha mẹ có trình độ học vấn cao ” như: Con hư do. luận có tính thuyết phục về xu hư ng của vấn đề trong tương lai. Bài làm: “ Trẻ em hư trong những gia đình giàu có, cha mẹ có trình độ học vấn cao ” 1 Trịnh Thị Hoa, lớp k55 xã hội học “ Gia đình. tuổi”. “ Trẻ em hư trong những gia đình giàu có, cha mẹ có trình độ học vấn cao ” là một trong những vấn đề được xã hội rất quan tâm hiện nay. Gia đình là tế bào của xã hội, cái nôi thân thương

Ngày đăng: 18/12/2014, 20:19

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan