cảm quan sinh thái trong truyện ngắn nguyễn huy thiệp

106 4K 32
cảm quan sinh thái trong truyện ngắn nguyễn huy thiệp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGÔ THỊ THU GIANG CẢM QUAN SINH THÁI TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Thái Nguyên - 2014 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGÔ THỊ THU GIANG CẢM QUAN SINH THÁI TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60.22.01.21 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Phan Trọng Thƣởng Thái Nguyên - 2014 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Cảm quan sinh thái trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp” là kết quả nghiên cứu của riêng tôi không sao chép của ai. Các kết quả của đề tài là trung thực và chưa được công bố ở các công trình khác. Nội dung của luận văn có sử dụng tài liệu, thông tin được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí, các trang web theo danh mục tài liệu tham khảo của luận văn. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Thái Nguyên, tháng 8 năm 2014 Tác giả luận văn Ngô Thị Thu Giang Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ ii LỜI CẢM ƠN Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Phan Trọng Thưởng – Viện Văn học Việt Nam về sự hướng dẫn tận tình, chu đáo, đầy tinh thần trách nhiệm của thầy trong quá trình em hoàn thành luận văn. Em xin cảm ơn sự tạo điều kiện giúp đỡ của Ban chủ nhiệm Khoa Ngữ Văn và các thày, cô giáo Khoa Sau đại học - trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên để em được thực hiện đề tài luận văn này. Em cũng xin chân thành cảm ơn bạn bè và những người thân đã động viên và nhiệt tình giúp đỡ em trong thời gian hoàn thành luận văn. Thái Nguyên, tháng 8 năm 2014 Tác giả luận văn NGÔ THỊ THU GIANG Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ iii MỤC LỤC Trang Trang bìa phụ Lời cam đoan i Lời cảm ơn. ii Mục lục ………iii MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 2 3. Đối tượng nghiên cứu 4 4. Mục đích nghiên cứu 4 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 4 6. Phạm vi nghiên cứu 4 7. Các phương pháp nghiên cứu 4 8. Đóng góp của luận văn 5 9. Bố cục của luận văn 6 NỘI DUNG 7 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 7 1.1. Các khái niệm 7 1.1.1. Sinh thái 7 1.1.2. Tự nhiên 8 1.1.3. Môi trường và môi trường sinh thái 9 1.1.4. Cảm quan và Cảm quan sinh thái 10 1.1.5. Phê bình sinh thái 10 1.2. Vấn đề sinh thái và môi trường trong xã hội hiện nay 13 1.3. Vấn đề sinh thái trong văn học nghệ thuật 15 1.3.1. Con người và thiên nhiên trong văn học dân gian 16 1.3.2. Con người và thiên nhiên trong văn học trung đại 20 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ iv 1.3.3. Con người và thiên nhiên trong văn học hiện đại 23 Chương 2. QUAN HỆ GIỮA CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN TRONG CẢM QUAN SINH THÁI QUA TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP 26 2.1. Con người và thiên nhiên trong mối quan hệ gắn bó yêu thương 26 2.2. Con người và tự nhiên trong những mối xung đột 37 2.2.1. Con người tận diệt tự nhiên 38 2.2.2. Phản ứng của tự nhiên trước sự can thiệp của con người 49 2.3. Quan niệm nhân quả và những vấn đề đặt ra trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp 64 Chƣơng 3. NGHỆ THUẬT TIẾP CẬN VẤN ĐỀ SINH THÁI TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP 72 3.1. Nghệ thuật độc thoại nội tâm 72 3.2. Nghệ thuật xây dựng và khai thác tình huống 74 3.3. Nghệ thuật lựa chọn chi tiết 78 3.4. Nghệ thuật tổ chức truyện 82 3.5. Nghệ thuật tổ chức không gian, thời gian 86 3.5.1. Không gian nghệ thuật 86 3.5.2. Thời gian nghệ thuật 89 KẾT LUẬN 94 TÀI LIỆU THAM KHẢO 97 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Văn học Việt Nam những thập niên cuối của thế kỷ XX ghi nhận một hiện tượng “hai lần lạ” trên văn đàn với những tác phẩm đầu tay của tác giả này đã gây xôn xao dư luận và tốn nhiều giấy mực của giới phê bình văn học trong và ngoài nước: Tướng về hưu, Những ngọn gió Hua Tát, Con gái thủy thần, Kiếm sắc, Vàng lửa, Phẩm tiết… Đó là nhà văn Nguyễn Huy Thiệp. Những đặc sắc trong các sáng tác của ông mặc dù có những ý kiến khen chê khác nhau nhưng tất cả đều giống như một khối thuốc nổ và có lực hấp dẫn khó cưỡng đối với độc giả. 1.2. Nguyễn Huy Thiệp có mặt trên nhiều mảng sáng tác như kịch bản văn học, phê bình văn học, tiểu thuyết nhưng truyện ngắn là địa hạt có nhiều mùa gặt bội thu hơn cả. Truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp gây ra nhiều cuộc tranh luận sôi nổi với những ý kiến đa chiều khiến tác phẩm của ông được nhìn nhận đa diện hơn. Hầu hết các ý kiến đánh giá đều khẳng định truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp có nhiều phá cách táo bạo và mới mẻ cùng nghệ thuật kể chuyện sắc sảo, linh hoạt trong mỗi tác phẩm. Tuy nhiên, hầu hết các bài viết đều hướng sự quan tâm đến những vấn đề: Chủ đề lịch sử, không gian và thời gian nghệ thuật, nghệ thuật xây dựng nhân vật, mâu thuẫn thế sự, văn hóa ứng xử mà chưa quan tâm đến một điểm khá mới mẻ và độc đáo của truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, đó là mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong một số truyện ngắn của ông. 1.3. Văn học hiện đại vẫn thường thấy những tác phẩm phản ánh về mối quan hệ giữa con người với con người, những cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh giải phóng dân tộc, những quan điểm nghệ thuật về con người… còn những tác phẩm văn học phản ánh mối quan hệ giữa con người và tự nhiên thường là miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên mà hiếm thấy những tác phẩm nói đến cách ứng xử của con người với thế giới tự nhiên. Ngày nay, trước nhu cầu nóng bỏng của nhân loại về cải thiện môi trường sinh thái, khát vọng về mối giao hoà vĩnh cửu giữa con người và thiên nhiên được phản ánh trong văn học càng thể hiện rõ rệt ý nghĩa thực tiễn và tính thời sự của nó. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 2 Hiện nay, nguy cơ sinh thái là vấn đề nổi lên trên phạm vi toàn cầu và được nhiều nhà văn nói đến nhưng Nguyễn Huy Thiệp đã có tiếng nói của riêng mình về vấn đề này bằng một quan điểm mới mẻ và cập nhật. Cách nói của ông hấp dẫn và dữ dội. Đặc biệt, ông đã nói đến những điều này từ rất sớm, bằng con mắt khách quan của một người miền xuôi khi đến với rừng. 1.4. Việc phản ánh về vấn đề sinh thái trong văn học không phải là sự ngẫu nhiên, xa lạ mà đang là một vấn đề mang tính toàn cầu và cũng là một chủ đề nóng của văn học đương đại. Nguyễn Huy Thiệp đã có những tác phẩm góp chung tiếng nói vào mảnh đất mới này. Chính bởi những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài: Cảm quan sinh thái trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp để nghiên cứu và tìm hiểu thêm về một tác giả trên cảm hứng sáng tác mới. Qua đó, chúng tôi muốn góp một phần nhỏ bé của mình nhằm khẳng định vị trí cũng như những đóng góp của nhà văn đối với sự phát triển của văn học Việt Nam đương đại. Bằng việc khảo sát cụ thể, chi tiết tác phẩm, chúng tôi hi vọng có thêm những phát hiện về thành công cũng như những nét độc đáo, sáng tạo mới mẻ, hiện đại của truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp trên cơ sở lý thuyết phê bình sinh thái của văn học. 2. Lịch sử vấn đề Nghiên cứu về truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp không phải chỉ có một vài công trình mà ông đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Có tới 54 bài bào dài ngắn khác nhau bàn về Nguyễn Huy Thiệp được tập hợp trong cuốn Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp của Phạm Xuân Nguyên và rất nhiều đề tài khác cùng nghiên cứu về các giá trị mà truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp mang lại. Chúng tôi đã nghiên cứu hầu hết các bài viết về Nguyễn Huy Thiệp được tập hợp trong tuyển tập Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp này và thấy rằng những bài viết này bao gồm trong đó những đánh giá về tác phẩm, tác giả, về chủ đề tư tưởng, hình thức nghệ thuật, thi pháp, và không ít bài mang tính chất điểm lại lịch sử tiếp nhận Nguyễn Huy Thiệp, những ý kiến ngổn ngang xung quanh hiện tượng Nguyễn Huy Thiệp. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 3 Các đề tài tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ và luận án tiến sĩ của các trường đại học cũng dành nhiều sự quan tâm đến truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp như nghiên cứu về: Đặc trưng truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp của tác giả Hoàng Kim Oanh, trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh; Người kể chuyện trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp của tác giả Bùi Đức Thiện, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn; Luận án Lời văn nghệ thuật Nguyễn Huy Thiệp của Nguyễn Văn Đông, trường Đại học sư phạm Hà Nội… và một số công trình khác. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp. Đáng chú ý hơn cả là bài viết Mùa xuân – sinh thái và văn chương của GS.TS. Huỳnh Như Phương đăng trên trang web http://nld com đã bàn về vấn đề lý thuyết phê bình sinh thái đã dẫn ra truyện ngắn Muối của rừng của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp và một số ví dụ thực tế khác để nhấn mạnh đến sự tương tác giữa môi trường tự nhiên với con người; đồng thời tác giả cũng chỉ ra vấn đề sinh thái không còn đơn thuần của riêng ngành khoa học nào nữa mà đã trở thành vấn đề toàn cầu trong đó có trách nhiệm của văn chương, đó vừa là vấn đề đạo đức, vừa là vấn đề thẩm mỹ. Ỏ Việt Nam, lý thuyết Phê bình sinh thái là vấn đề khá mới mẻ và chưa nhận được nhiều sự quan tâm. Năm 2012, trong một bài nói chuyện ở Viện Văn học, nhà nghiên cứu người Mỹ Karen Thornber đã giới thiệu về trường phái phê bình sinh thái nhưng cho đến nay có rất ít bài viết hay công trình nghiên cứu cụ thể về vấn đề này. Mới đây, PGS.TS Nguyễn Đăng Điệp mới công bố công trình nghiên cứu Thơ Mới từ góc nhìn sinh thái học văn hóa đã vận dụng lý thuyết Phê bình sinh thái để soi chiếu vào thơ Mới mang đến những cái nhìn rất mới mẻ và thú vị. Ngoài ra còn một số các bài báo khác cũng ít nhiều đề cập đến phê bình sinh thái nhưng mới chỉ dừng lại ở việc chạm đến mà chưa thực sự vận dụng lý thuyết mới này để đánh giá các tác phẩm văn học. Dựa trên những ý kiến bàn luận và các kết quả nghiên cứu đã có về truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, chúng tôi nhận thấy còn một khoảng trống cần lấp đầy Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 4 để hoàn chỉnh hơn bức tranh toàn cảnh về truyện ngắn của tác giả này. Chính vì vậy chúng tôi đã chọn vấn đề nghiên cứu của mình là Cảm quan sinh thái trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. 3. Đối tƣợng nghiên cứu Nguyễn Huy Thiệp là một nhà văn đa tài, sáng tác của ông trải ra ở nhiều thể loại khác nhau: kịch bản văn học, phê bình văn học, tiểu thuyết, truyện ngắn nhưng đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là thể loại truyện ngắn. 4. Mục đích nghiên cứu Với luận văn “Cảm quan sinh thái trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp” chúng tôi mạnh dạn đặt ra các mục đích: Khám phá nội dung và nghệ thuật trong các truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp để nhận thấy cảm quan sinh thái của nhà văn. Chỉ ra vai trò của vấn đề sinh thái trong văn học đối với xã hội hiện nay. Góp thêm một cái nhìn mới về giá trị của truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu Tìm hiểu một số vấn đề lý luận, thực tế, một số khái niệm liên quan. Khảo sát và nghiên cứu nội dung, nghệ thuật các truyện ngắn viết về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên của Nguyễn Huy Thiệp. Liên hệ với các sáng tác viết về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên của các tác giả trong và ngoài nước để thấy được nét riêng của ngòi bút Nguyễn Huy Thiệp. 6. Phạm vi nghiên cứu Chúng tôi tập trung khảo sát một số truyện ngắn được in trong tập: Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp - Nxb Hội nhà văn - 2005 7. Các phƣơng pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp hệ thống Đây là một trong những phương pháp cơ bản của thi pháp học. Trong phạm vi luận văn, chúng tôi áp dụng phương pháp này vào việc tìm hiểu những yếu tố nghệ thuật làm nên diện mạo chung của vấn đề sinh thái và phân tích mối liên hệ giữa chúng với nhau. [...]... http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 1.1.4 Cảm quan và Cảm quan sinh thái Theo Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê, cảm quan là nhận thức, cảm nhận trực tiếp bằng các giác quan [35; tr.139] Từ các khái niệm sinh thái và cảm quan chúng tôi đưa ra cách hiểu về khái niệm cảm quan sinh thái như sau: Cảm quan sinh thái là cảm nhận, suy nghĩ, cách nhìn nhận đánh giá của cá nhân về các vấn đề sinh thái Cảm quan sinh thái không phải... của con người với môi trường trong xã hội hiện nay 9 Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được triển khai thành 3 chương: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài Chƣơng 2: Quan hệ giữa con người và thiên nhiên trong cảm quan sinh thái qua truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp Chƣơng 3: Nghệ thuật tiếp cận vấn đề sinh thái trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp Số hóa bởi Trung tâm Học... tranh toàn cảnh về truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp Luận văn là công trình đầu tiên nghiên cứu về Cảm quan sinh thái trong truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp Kết quả nghiên cứu của luận văn mang đến một cách tiếp cận mới cho các tác phẩm văn học, mở ra hướng đánh giá, thẩm định giá trị nhân văn của văn học Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 5 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ từ góc nhìn sinh thái; đồng thời... thái là mối quan hệ giữa sinh vật và môi trường còn môi trường sinh thái là các điều kiện vô cơ và hữu cơ của các hệ sinh thái ảnh hưởng đến con người Như vậy, khái niệm môi trường sinh thái nằm bên trong khái niệm sinh thái, nó là một phần của sinh thái Môi trường sinh thái là một mạng lưới chỉnh thể có mối liên quan chặt chẽ với nhau giữa đất, nước, không khí và các cơ thể sống trong phạm vi toàn cầu... người với con người trong xã hội; sinh thái tự nhiên là mối quan hệ giữa con người với môi trường tự nhiên Các công trình khác khi nghiên cứu về truyện ngắn Nguyễn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 7 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Huy Thiệp đã nói đến sinh thái xã hội, đưa ra những nhận xét sắc sảo về các vấn đề nóng của cuộc sống đương đại được phản ánh trong các sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp Trong phạm vi luận... sánh Chúng tôi áp dụng phương pháp này trong việc nhìn nhận cách thức xây dựng kết cấu truyện trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp trong tương quan với cách thức xây dựng kết cấu truyện của một số tác giả văn học đương đại khác của Việt Nam cũng như trên thế giới để nhận thấy những nét tương đồng và phong cách cá nhân của Nguyễn Huy Thiệp 7.3 Phương pháp phân tích Trong quá trình thực hiện luận văn, chúng... hình thành của khuynh hướng hoặc trào lưu phê bình sinh thái Năm 1996, tuyển tập Văn bản phê bình sinh thái do Cheryll Glotfelty và Harold Fromm chủ biên được xuất bản Cuốn sách này được công nhận là tài liệu nhập môn của phê bình sinh thái Cuốn sách chia làm ba phần, phân biệt thảo luận sinh thái học và lí luận văn học sinh thái, phê bình sinh thái của văn học và phê bình của văn học sinh thái Cuối sách... và bất ổn Khi mối quan hệ giữa con người và môi trường không được điều hòa tất yếu sẽ xảy ra những xung đột dẫn đến những hậu quả không mong muốn về mặt môi trường sống, ảnh hưởng xấu đến chất lượng sống của con người và các sinh vật khác trong hệ sinh thái Nói đến sinh thái cần hiểu hai mặt của nó, một là sinh thái xã hội, hai là sinh thái tự nhiên Sinh thái xã hội nhấn mạnh đến mối quan hệ giữa con... 1995 những bài báo và chuyên luận phê bình sinh thái quan trọng nhất Năm 1998, tại Luân Đôn, tuyển tập Viết về môi trường: phê bình sinh thái và văn học do nhà phê bình người Anh R Kerridge và N Sammells chủ biên được xuất bản Đây là bộ tuyển tập phê bình sinh thái đầu tiên ở Anh Sách được chia thành ba phần: lí luận phê bình sinh thái, lịch sử phê bình sinh thái và văn học sinh thái đương đại, tổng... trường sống quanh con người Đó là tổ hợp của các yếu tố như: tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, khí hậu, ánh sáng, cảnh quan Theo Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê: “môi trường sinh thái là toàn bộ các điều kiện vô cơ và hữu cơ của các hệ sinh thái ảnh hưởng đến đời sống của xã hội loài người [35] Khái niệm Môi trường sinh thái cần được khu biệt với khái niệm sinh thái Sinh thái là mối quan hệ . Chƣơng 2: Quan hệ giữa con người và thiên nhiên trong cảm quan sinh thái qua truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp Chƣơng 3: Nghệ thuật tiếp cận vấn đề sinh thái trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp . về truyện ngắn của tác giả này. Chính vì vậy chúng tôi đã chọn vấn đề nghiên cứu của mình là Cảm quan sinh thái trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. 3. Đối tƣợng nghiên cứu Nguyễn Huy Thiệp. học, tiểu thuyết, truyện ngắn nhưng đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là thể loại truyện ngắn. 4. Mục đích nghiên cứu Với luận văn Cảm quan sinh thái trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp chúng

Ngày đăng: 18/12/2014, 18:19

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan