phân tích kết quả sản xuất của công ty cổ phần misa, từ đó đề ra giải pháp phát triển công ty

69 527 0
phân tích kết quả sản xuất của công ty cổ phần misa, từ đó đề ra giải pháp phát triển công ty

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH CƠ SỞ THANH HÓA – KHOA KINH TẾ  BÀI TIỂU LUẬN MÔN: PHÂNT TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MISA, TỪ ĐÓ ĐỀ RA GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG TY GIÁO VIÊN HD : NGUYỄN NGỌC THỨC SINH VIÊN TH : NHÓM 06 LỚP : DHKT8ATH THANH HÓA, THÁNG 12 NĂM 2014. DANH SÁCH NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN STT Họ và tên Mssv Ghi chú Điểm 1 Lê Thị Liễu 12000923 2 Hà Thị Thuận 12001043 3 Nguyễn Thị Thúy Điệp 12001143 4 Nguyễn Thị Thu Trang 12001083 5 Trịnh Thị Vân 12001103 6 Lê Văn Hải 12003643 NT 7 Nguyễn Quang Sơn 12001853 NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN …………………ngày … tháng … năm 201 Giảng viên MỤC LỤC CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay, trước tình hình kinh tế nước ta có sự hội nhập với nền kinh tế thế giới thì sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp càng trở nên gay gắt. Đòi hỏi doanh nghiệp phải có các chiến lược và cách kinh doanh linh hoạt để nhằm đem lại hiệu quả kinh doanh cho mình. Vì vậy việc nắm bắt nhu cầu, thu thập và xử lý các thông tin để phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là rất quan trọng. Từ việc phân tích kết quả sản xuất kinh doanh giúp cho doanh nghiệp tìm ra những điểm mạnh và những điểm còn hạn chế để từ đó định hướng ra các chiến lược, những quyết định đầu tư… cho phù hợp với nguồn lực công ty, hạn chế được những rủi ro trong đầu tư khi không nắm bắt được thông tin. Để giúp doanh nghiệp thấy rõ được thực trạng sản xuất kinh doanh cũng như biện pháp để cải thiện rõ được thực trạng sản xuất kinh doanh cũng như biện pháp để cải thiện và nâng cao kết quả sản xuất kinh doanh cho chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần MISA từ đó đề ra giải pháp giúp phát triển công ty ”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần MISA để đề xuất một số giải pháp nâng cao sản xuất kinh doanh của công ty. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Khái quát một số vấn đề lý luận về hoạt động sản xuất kinh doanh Phân tích các nhân tố ảnh hưởng sản xuất kinh doanh của công ty cố phần MISA Phân tích các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian qua Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao kết quả sản xuất kinh doanh cho công ty trong thời gian tới 5 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1.Đối Tượng Nghiên Cứu Của Đề Tài Toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần MISA 1.3.2. Phạm Vi Nghiên Cứu Của Đề Tài Địa điểm: công ty cổ phần MISA Thời gian: từ ngày 10/1/2013-23/5/2013 6 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1 Các khái niệm cơ bản 2.1.1 Khái niệm về doanh thu và các loại doanh thu 2.1.1.1 Khái niệm doanh thu Doanh thu là khoản tiền thu được từ hoạt động bán hàng, hoạt động tài chính hoặc cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp 2.1.1.2 Các Loại Doanh Thu a. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là số tiền thu được từ hoạt động tài chính của doanh nghiệp b. Doanh thu hoạt động tài chính Doanh thu hoạt động tài chính là khoản tiền thu được từ các hoạt động tài chính của doanh nghiệp 2.1.2 Khái niệm chi phí và các loại chi phí 2.1.2.1 Khái niệm Sản xuất của cải vật chất là hoạt động cơ bản của con người là điều kiện tất yếu quyết định sự tồn tại và phát triển của con người. Trong nền kinh tế thị trường việc sản xuất ra các sản phẩm nhằm phục vụ đáp ứng nhu cấu của thị trường đông thời đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Đó là những quá trình mà mỗi doanh nghiệp bỏ ra một chi phí nhất định,là chi phí về đời sống : tiền lương, tiền công, BHXH ngoài ra còn các loại chi phí khác như chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí NVL, chi phí quản lý…, mọi chi phí bỏ ra đều được thể hiện giá trị bằng thước đo tiền tệ. “Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp bỏ ra trong một thời kỳ nhất định”. Trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, Ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh còn có những hoạt động khác không có tính chất sản xuất như: bán hàng, quản lý các hoạt động mang tín chất sự nghiệp. Chi phí sản xuất 7 kinh doanh phát sinh thường xuyên, hàng ngày, gắn liền với từng vị trí sản xuất, từng sản phẩm và hoạt động sản xuất kinh doanh.Việc tính toán, tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh cần được tiến hành trong thời gian nhất định, có thể là quý tháng, năm. Các chi phí này cuối tháng sẽ được bù đắp bằng doanh thu kinh doanh trong kỳ đó của doanh nghiệp. 2.1.2.2 Phân loại chi phí Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gồm nhiều khoản khác nhau về cả nội dung, tính chất, công cụ,mục đích … trong từng doanh nghiệp sản xuất. Để thuận lợi cho công tác quản lý và hách toán cần phải tiến hành phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo các tiêu thức khác nhau nhằm nâng cao tính chi tiết của thông tin chi phí, phục vụ đắc lực cho công tác quản lý, lập kế hoạch đồng thời tạo cơ sở tin cậy cho việc phấn đấu giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh tế của chi phí. Dưới đây là một số cách phân loại chủ yếu. a. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo nội dung tính chất kinh tế của chi phí Cách phân loại này dựa trên nguyên tắc những chi phí có cùng nội dung kinh tế được sắp xếp vào một loại yếu tố chi phí, không cả chi phí đó phát sinh ở lĩnh vực hoạt động nào, địa điểm nào và dùng mục đích gì trong sản xuất kinh doanh. Toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ được chia làm các yếu tố chi phí sau: - Chi phí nguyên vật liệu - Chi phí nhân công - Chi phí TSCĐ - Chi phí dịch vụ mua ngoài - Chi phí khác bằng tiền Cách phân loại này cho biết chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gồm những nội dung chi phí nào, tỷ trọng từng loại chi phí/ tổng số, làm cơ sở cho việc lập kế hoạch cung ứng vật tư, kế hoạch quỹ lương… Tuy 8 nhiên cách nhìn này không cho biết CPSX/ tổng chi phí của doanh nghiệp là bao nhiêu. b. Phân loại chi phí theo mục đích và công dụng của chi phí Cách này căn cứ vào ý nghĩa của chi phí trong giá thành sản phẩm dựa vào mục đích, công cụ của chi phí và mức độ phân bổ chi phí từng đối tượng. Toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh trong kỳ được chia thành các khoản mục. - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: phản ánh toàn bộ chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu… tham gia trực tiếp vào sản xuất chế tạo ra sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ. - Chi phi nhân công trực tiếp: gồm tiền lương,phụ cấp lương, trích BHXH ,BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ với quy định tiền lương phát sinh - Chi phí chung: những chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng sản xuất ( trừ chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp) + Chi phí nhân viên phân xưởng + Chi phí vật liệu và CCDC sản xuất + Chi phí khấu hao TSCĐ + Chi phí dịch vụ mua ngoài + Chi phí bằng tiền khác Ba khoản mục chi phí trên được tính vào gia trị sản xuất, ngoài ra khi tính giá thành toàn bộ còn gồm: chi phí bán hàng, chi phí QLDN. Phân loại theo cách này rất thuận tiện cho việc tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm,phục vụ cho yêu cầu quản lý chi phí sản xuất kinh doanh theo định mức, cung cấp thông tin cho việc lập BCTC, giúp việc đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản xuất, phân tích ảnh hưởng của từng khoản mục chi phí đến giá thành sản xuất cũng như cho thấy vị trí của CPSX trong quá trình SXKD của doanh nghiệp. c. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo mối quan hệ với khối lượng sản phẩm, công việc lao vụ sản xuất trong kỳ. 9 - Chi phí cố định (định phí): là những chi phí không thay đổi về tổng số so với khối lượng công việc hoàn thành trong phạm vi nhất định. - Chi phí biến đổi (biên phí): là những chi phí thay đổi về tổng số, về tỷ lệ so với khối lượng công việc hoàn thành. Phân loại theo cách này thuận lợi cho việc lập kế hoạch và kiểm tra chi phí, xác định điểm hòa vốn, phân tích tình hình tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh. Đồng thời làm căn cứ để đề ra biện pháp thích hợp hạ thấp chi phí sản xuất kinh doanh trên một đơn vị sản phẩm cũng như xác định phương án đầu tư thích hợp. d. Phân loại chi phí sản xuất theo phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và mối quan hệ đơi tượng chịu chi phí. - Chi phí trực tiếp: là những CPSX quan hệ trực tiếp cho sản xuất hoặc đối tượng chịu chi phí - Chi phí gián tiếp: là những CPSX có quan hệ đến sản xuất ra nhiều sản phẩm, không phân định được cho từng đối tượng cho nên phải phân bổ theo đối tượng nhất định. Phân loại theo cách này có ý nghĩa đối với việc xác định phương pháp tập hợp chi phí và phân bổ chi phí một cách hợp lý. Nói chung việc phân bổ chi phí theo tiê thức nào là phải phù hợp với đặc điểm và yêu cầu của doanh nghiệp, là cơ sở cho việc lập kế hoạch, phân tích kiểm tra chi phí và xác định trọng điểm quản lý chi phí nhằm góp phần tiết kiệm chi phí, nâng cao lợi nhuận cho doanh ngiệp. 2.1.2.3 Phạm Vi Chi Phí Sản Xuất Kinh Doanh Của Doanh Nghiệp Nền kinh tế thị trường song song với việc mở rộng môt trường kinh doanh cho các doanh nghiệp có nghĩa các doanh nghiệp phải cạnh tranh với gay gắt.Có thể nói cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường là một cuộc chạy đua khốc liệt trên một tuyến đường với nhứng biển báo và luật lệ luôn thay đổi, không có tuyến đích và không có người chiến thắng vĩnh cửu.Mục tiêu của doanh nghiệp trong cuộc chạy đua đó là lợi nhuận. Nhưng lợi nhuận hạch 10 [...]... điểm khác nhau khi bàn về chức năng của phân tích chức năng của phân tích chức năng của kết quả hoạt động kinh doanh nhưng chung nhất thì phân tích kết quả hoạt động kinh doanh sản xuất có 3 chức năng cơ bản sau: - Chức năng kiểm tra - Chức năng quản trị - Chức năng dự báo - Chức năng kiểm tra 13 Kiểm tra là thông qua phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh mà quản lý sự dụng sao cho hợp lý Thể... lực sản xuất của doanh nghiệp Từ đó doanh nghiệp có thể tìm được các giải pháp thích hợp để khai thác khả năng tiềm tàng trong năng lực sản xuất của doanh nghiệp, làm lợi cho hoạt động kinh doanh 2.3.3 Mục đích của đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh Thông qua việc phân tích nhằm tìm ra và giải thích được mối quan hệ giữa các hoạt động sản xuất và kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp, từ đó đưa ra. .. được sửa dụng và đề ra biện pháp khắc phục, xử lý kịp thời để không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là một chỉ tiêu tổng hợp chịu tác động của nhiều nhân tố Mỗi biến động của từng nhân tố có thể xác định xu hướng và mức độ ảnh hưởng đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là cụ thể hóa bản chất kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp... nhuận và hoạt động sản xuất kinh doanh là một trong công cụ, phương pháp để doanh nghiệp đạt được mục tiêu đó Thông qua việc tính toán các chỉ tiêu hiệu quả của các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà còn cho phép các nhà quản trị phân tích tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất kinh doanh, để từ đó tìm ra các biện pháp điều chỉnh phù hợp với thực tế của thị trường,phù... ta sử dụng hiệu quả SXKD là mục tiêu cuối cùng của hoạt động sản xuất cùng như những trường hợp sử dụng nó như một công cụ để đo lường khả năng đạt đến mục tiêu đã đặt ra 2.2.2 Chức năng của phân tích kết quả hoạt động SXKD Sau mỗi chu kỳ sản xuất kinh doanh, con người thường xuyên phải đánh giá kết quả từ đó rút ra những sai lầm, thiếu sót, tìm ra nhứng nguyên nhân ảnh hưởng tới kết quả, vạch rõ tiềm... phí bỏ ra trong công tác quản trị doanh nghiệp được trừ vào kết quả sản xuất kinh doanh trong kỳ LN từ HĐSXKD= LN gộp- Chi phí bán hàng- Chi phí quản lý Kết quả hoạt động tài chính: là số chênh lệch giữa thu và chi của hoạt động tài chính trong một thời kỳ nhất định Kết quả đó được xác định theo công thức: Lợi nhuận từ HĐTC = Thu nhập từ HĐTC - Chi phí HĐTC Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh... nghiệp phải định hướng cho mình là sản xuất cái gì?Sau đó tiến hành các hoạt động sản xuất ra các sản phẩm đó phục vụ cho nhu cầu của thị trường Hoạt động sản xuất kinh doanh là yêu cầu cơ bản cho sự tồn tại của nền kinh tế.Thông qua hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp sẽ trao đổi các sản phẩm với nhau từ đó có thể tiến hành hợp tác cùng kinh doanh.Hoạt động sản xuất kinh doanh là cơ sở thiết... chi phí, qua đó phản ánh chính xác hiệu quả hoạt động của SXKD của doanh nghiệp, cơ sở để nhà nước quản lý đề ra quyết định chính xác, xác định đúng đắn nguồn thu cho NSNN 2.1.3 Khái niệm về hoạt động sản xuất kinh doanh Trong thời đại hiện nay, hoạt động sản xuất tạo ra của cải vật chất và dịch vụ luôn gắn liền với cuộc sống của con người, công việc sản xuất thuận lợi khi các sản phẩm tạo ra được thị... Giúp nhà quản lý đề ra được hướng phát triển trong tương lai của doanh nghiệp vì hoạt động sản xuất kinh doanh luôn biến đổi không ngừng sao cho phù hợp với môi trường kinh doanh - Thực hiện tốt các mục đích trên nhằm tìm ra xu hướng và phạm vi tác dụng của các nhân tố đấn các kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và dự báo xu hướng phát triển của doanh nghiệp 2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt... quát các mục tiêu đồng thời phân tích sâu sắc hơn các nhân tố tác động đến các mục tiêu đó - Chức năng dự báo Thông qua việc phân tích kết quả kinh doanh có thể dự báo về xu hướng phát triển doanh nghiệp Mọi tài liệu phục vụ cho việc phân tích kinh doanh đều rất quan trọng trong việc xây dựng các chiến lược kinh doanh ngoài ra việc phân tích kết quả hoạt động kinh doanh sản xuất kinh doanh còn dự báo . cứu đề tài: “ Phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần MISA từ đó đề ra giải pháp giúp phát triển công ty ”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở phân tích. CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH CƠ SỞ THANH HÓA – KHOA KINH TẾ  BÀI TIỂU LUẬN MÔN: PHÂNT TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MISA, TỪ ĐÓ ĐỀ RA. tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần MISA để đề xuất một số giải pháp nâng cao sản xuất kinh doanh của công ty. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Khái quát một số vấn đề lý luận về hoạt động sản xuất

Ngày đăng: 18/12/2014, 12:29

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan