khảo sát quy mô chăn nuôi, tình hình dịch bệnh và thử nghiệm một số phác đồ điều trị bệnh phân trắng lợn con trên đàn lợn nuôi tại xã thanh mỹ - sơn tây – hà nội

62 2.7K 4
khảo sát quy mô chăn nuôi, tình hình dịch bệnh và thử nghiệm một số phác đồ điều trị bệnh phân trắng lợn con trên đàn lợn nuôi tại xã thanh mỹ - sơn tây – hà nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Báo cáo tốt nghiệp Nguyễn Văn Cường – Thú Y A – K49 PHẦN I: MỞ ĐẦU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong nhiều năm nay, chương trình nạc hóa đàn lợn luôn là mục tiêu hàng đầu của nhà nước ta nhằm cung cấp con giống có chất lượng cao cho người chăn nuôi, với các giống siêu nạc, chỉ số tiêu tốn thức ăn thấp, tỷ lệ nạc lại cao, giá bán ra thị trường hoặc xuất khẩu rất được giá, đem lại lợi nhuận cho người chăn nuôi. Ở nước ta hiện nay, việc phát triển chăn nuôi lợn theo hình thức trang trại đang phát triển nhanh chóng, đặc biệt là các trang trại có vốn đầu tư nước ngoài, được phát triển theo hướng chuyên môn hoá, điển hình như các trang trại lợn của công ty TNHH Charoen Pokphand Việt Nam có vốn đầu tư từ Thái Lan. Những giống lợn ngoại có khả năng sinh trưởng, phát triển nhanh nhưng khả năng thích nghi với điều kiện ngoại cảnh và chống chịu bệnh tật kém. Đây là vấn đề khó khăn mà các trại chăn nuôi thường gặp phải. Trước tình hình đó, yêu cầu các trang trại chăn nuôi phải có qui trình tiêm phòng, vệ sinh phòng bệnh chặt chẽ và kết hợp với điều trị bệnh có hiệu quả. Đối với các trang trại chăn nuôi lợn nái, vấn đề thường gặp và cũng là vấn đề nan giải hiện nay vẫn là bệnh phân trắng lợn con ở lợn con theo mẹ. Bệnh xuất hiện lúc ồ ạt, lúc lẻ tẻ tuỳ thuộc vào sự thay đổi ít, nhiều của các yếu tố chăm sóc, nuôi dưỡng và sự thay đổi của thời tiết khí hậu, với tỷ lệ mắc bệnh cao 70 - 80%, có nơi 100%, tỷ lệ chết có thể 18 - 20% (Đào Trọng Đạt, 1996)[2]. Khi lợn con mắc bệnh mà điều trị lâu khỏi sẽ gây chi phí điều trị cao, lợn con bị còi cọc, chậm lớn, ảnh hưởng đến khối lượng cai sữa của đàn lợn giống, ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng, phát triển của lợn con sau này. Chính vì vậy bệnh phân trắng lợn con đã được nghiên cứu từ rất lâu, từ đó tìm ra nguyên nhân, biện pháp phòng và trị hiệu quả là việc rất quan trọng. 1 Báo cáo tốt nghiệp Nguyễn Văn Cường – Thú Y A – K49 Bệnh này cũng được các trang trại chăn nuôi tư nhân đặc biệt quan tâm và áp dụng chặt chẽ các biện pháp phòng, trị bệnh có hiệu quả, giảm thiểu tối đa những thiệt hại do bệnh gây ra, nâng cao hiệu quả chăn nuôi lợn nái. Xuất phát từ vấn đề trên và để góp phần tư liệu về tình hình dịch bệnh của đàn lợn, nhất là đàn lợn của các trại lợn giống tư nhân, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Khảo sát quy mô chăn nuôi, tình hình dịch bệnh và thử nghiệm một số phác đồ điều trị bệnh phân trắng lợn con trên đàn lợn nuôi tại xã Thanh mỹ - Sơn Tây – Hà Nội ”. 1.2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI + Nắm được quy mô chăn nuôi của trại + Nắm được quy trình vệ sinh phòng bệnh của trại + Nắm được thực trạng dịch bệnh của trại để tìm biện pháp phòng chống hữu hiệu. 2 Báo cáo tốt nghiệp Nguyễn Văn Cường – Thú Y A – K49 PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU BỆNH PHÂN TRẮNG LỢN CON VÀ HỘI CHỨNG TIÊU CHẢY TRONG NƯỚC VÀ TRÊN THẾ GIỚI 2.1.1. Trên thế giới Các nhà khoa học trên thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về bệnh, tiêu biểu như: Theo A-Vkovashiki cho rằng ở giai đoạn chưa trưởng thành, dạ dày lợn con chưa có axít HCl tự do nên tác dụng diệt khuẩn của dạ dày chưa cao và khả năng tiêu hoá của dạ dày, ruột ở mức độ thấp. Đây là một nguyên nhân hết sức quan trọng để quyết định sự hình thành bệnh. Theo Jsenve, nguyên nhân chủ yếu là do stress ẩm, lạnh. Khi các tác nhân stress tác động vào cơ thể dễ gây ra cơ chế bệnh lý, làm mất thăng bằng, giảm khả năng thích nghi của cơ thể với điều kiện ngoại cảnh, tạo điều kiện cho bệnh phát sinh. Paltineae và cộng sự (1975) đã cho biết trong quá trình chẩn đoán bệnh phân trắng lợn con phát hiện thấy E.coli và đề nghị chú ý đến các Serotyp: O 5 , O 8 , O 55 , O 64 , O 78 , O 149 , O 179 . Theo Sokol và cộng sự (1991)[18] cho rằng vi khuẩn E.Coli có vai trò cộng sinh thường trực trong đường ruột trở thành vi khuẩn gây bệnh là vì trong quá trình sống, cá thể vi khuẩn tiếp nhận được các yếu tố gây bệnh mà theo ông đó là các yếu tố gây dung huyết (HY), yếu tố cạnh tranh (Col), yếu tố bám dính (K 88 , K 99 ), độc tố đường ruột (Enterotoxin), yếu tố kháng kháng sinh R. Các yếu tố gây bệnh này không được truyền qua ADN của chromosome mà di truyền bằng ADN nằm ngoài chromosome được gọi là Plasmid, qua hiện tượng trao đổi di truyền bằng tiếp hợp. Chính nhờ các yếu tố gây bệnh này đã giúp cho vi khuẩn bám dính vào tế bào nhung mao ruột non, từ đó gây dung huyết, nhiễm độc huyết. 3 Báo cáo tốt nghiệp Nguyễn Văn Cường – Thú Y A – K49 Theo Bulsa, I. G.et al (1982)[17] các vi khuẩn E.coli gây bệnh đường ruột có khả năng bám dính vào tế bào nhung mao ruột. Sự bám dính này là do pili thực hiện. Có 5 loại kháng nguyên, kháng nguyên K là yếu tố bám dính trong cấu trúc Pili bao gồm K 88ad , K 99 , 987P. 2.1.2. Trong nước Bệnh phân trắng lợn con là một bệnh xảy ra đã rất lâu. Bệnh được chú ý theo dõi khoảng từ năm 1959 tại các cơ sở chăn nuôi. Bệnh có thể xảy ra quanh năm ở những nơi chăn nuôi tập trung, thường phát mạnh từ đông sang hè (từ tháng 11 đến tháng 5), khi thời tiết thay đổi đột ngột (từ oi bức chuyển sang mưa rào, từ khô chuyển sang rét ẩm), hoặc do hiện tượng loạn khuẩn làm bệnh phát hàng loạt. Theo Sử An Ninh (1995)[9] cho rằng: nguyên nhân phát sinh bệnh phân trắng lợn con có liên quan chặt chẽ đến phản ứng thích nghi của cơ thể đối với các yếu tố stress biểu hiện qua sự biến động về hàm lượng một số thành phần trong máu như đường huyết, cholesterol, sắt, Kali, Natri. Bùi Thị Tho, Phạm Khắc Hiếu, Lê Thị Ngọc Diệp (1999)[16], kiểm tra tính kháng thuốc của E.coli phân lập từ lợn con bị bệnh phân trắng tại các tỉnh phía Bắc trong 20 năm (1975 - 1995) cho thấy tính kháng thuốc tăng rất nhanh, tính kháng với nhiều loại kháng sinh cũng tăng rất cao. Theo Đỗ Ngọc Thụy, Cù Hữu Phú (2002)[15], các tác giả đã phân lập vi khuẩn E.coli. Ở lợn mắc bệnh tiêu chảy, đã xác định được các chủng E.coli mẫn cảm cao với các loại kháng sinh Nitrofurazolidon (85%), Neomycine (80%), Sulfonamid (75%). 2.2. ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ LỢN CON Ở lợn con, do cấu tạo cơ thể cũng như chức năng của các cơ quan, bộ phận cơ thể, chức năng của hệ thống thần kinh, thể dịch chưa hoàn thiện, do đó sự thích ứng của lợn con với điều kiện ngoại cảnh còn kém. Hiểu rõ được điều này giúp cho người chăn nuôi có những biện pháp tốt để chăn nuôi tốt và 4 Báo cáo tốt nghiệp Nguyễn Văn Cường – Thú Y A – K49 hạn chế tối đa bệnh phân trắng lợn con. Lợn con theo mẹ có 5 điểm yếu chính khiến lợn con thích ứng kém với môi trường: điều hoà thân nhiệt kém, dự trữ năng lượng cơ thể rất ít, hệ thống enzym tiêu hoá chưa hoàn chỉnh, thiếu sắt, hệ thống miễn dịch và hormone chưa phát triển. * Điều hoà thân nhiệt kém Lúc mới sinh, thân nhiệt của lợn con là 38,5 0 C – 39 0 C, thân nhiệt trung bình là 33 0 C – 35 0 C. Ở giai đoạn này năng lực điều hoà nhiệt rất kém: nhiệt độ trực tràng giảm 2 0 C khi nhiệt độ chuồng nuôi 18 0 C, nhưng sẽ giảm 5 0 C khi nhiệt độ chuồng nuôi là 11 0 C (sau 20 phút). Thân nhiệt trở lại bình thường sau 24h (Vũ Duy Giảng (1997)[3]. * Dự trữ năng lượng cơ thể rất ít Lúc lợn con mới sinh, cơ thể chứa 80% nước và chỉ có 20% lipid (ở 3 tuần có 65% là nước và 12% lipit). Ngoài chất dự trữ cơ thể là lipid còn có glycogen. Tổng năng lượng dự trữ (lipid + glycogen) khoảng 1.000 - 1.200 Kcal, chỉ tương đương với 1 lít sữa, năng lượng này chỉ đủ cho lợn con sống khoảng 2 ngày. Do đó đòi hỏi phải đảm bảo cho lợn con được bú sớm và giữ ấm. Nhờ quá trình oxy hoá mô bào mỡ mà gia súc non điều chỉnh được thân nhiệt và khả năng điều chỉnh thân nhiệt ở gia súc non là khác nhau, phụ thuộc vào độ phát triển khác nhau của các mô bào mỡ của từng cá thể, từng loại gia súc (Đào Trọng Đạt, Phan Thanh Phượng, 1996)[2]. * Hệ thống enzyme tiêu hoá chưa hoàn chỉnh Cơ quan tiêu hoá của lợn con phát triển rất nhanh nhưng chưa hoàn thiện. Phát triển nhanh thể hiện ở sự tăng nhanh về dung tích dạ dày, ruột non và ruột già. Nhưng cơ quan tiêu hoá của lợn con chưa được hoàn thiện do một số men tiêu hóa thức ăn chưa có hoạt tính mạnh, nhất là ở 3 tuần tuổi đầu. Đặc biệt là hàm lượng HCl, ở lợn con việc sản sinh HCl là không đáng kể cho tới 3 tuần tuổi. Lúc cai sữa pH chuyển từ 3 sang 4 - 5. Điều này không đủ để 5 Báo cáo tốt nghiệp Nguyễn Văn Cường – Thú Y A – K49 hoạt tính men pepsin đạt mức tối ưu (pH = 2 - 3). Từ đó mà tăng nguy cơ tiêu chảy. Ở lợn con khi cho con vật ăn thức ăn rắn sớm, HCl sẽ tăng lên cao. Thức ăn protein và chất khoáng có năng lực đệm cao, chống lại sự hạ thấp của pH dạ dày. Theo Đào Trọng Đạt, Phan Thanh Phương, Lê Ngọc Mỹ, Huỳnh Văn Kháng (1996)[2], lợn con trên 14 - 16 ngày tuổi tình trạng thiếu axít HCl tự do trong dạ dày không còn là sự cần thiết cho sinh lý bình thường nữa. Do vậy việc tập cho lợn con ăn sớm, đặc biệt là việc cai sữa sớm đã rút ngắn được giai đoạn thiếu HCl, hoạt hoá hoạt động miễn dịch, tạo khả năng xây dựng nhanh chóng các đáp ứng miễn dịch của cơ thể. Cho tới 15 - 21 ngày, enzyme của lợn con chỉ thích ứng cho tiêu hoá sữa (chimozin, chimotripsin cho tiêu hoá protein sữa, lipaza cho lipid và lactaza cho lactoz). Bắt đầu từ 3 tuần tuổi, hoạt tính enzym tiêu hoá tinh bột và protein thực vật phát triển nhanh. Do đó việc cho lợn con tập ăn sớm sẽ kích thích sự phát triển đầy đủ các loại enzyme tiêu hoá. * Thiếu sắt Thiếu sắt dẫn đến thiếu máu do thiếu hàm lượng Hb (Hemoglobin) dẫn đến hạn chế sản xuất kháng thể. Dự trữ sắt lúc mới sinh rất ít (60 - 70 mg ở gan), trong khi đó nhu cầu của cơ thể lợn tới 6 - 7 mg/ngày, mà lượng sắt ở sữa chỉ có 1 mg/con/ngày. Điều đó cho thấy lợn con thiếu sắt, nhất là khi cai sữa. Vì vậy việc bổ sung sắt là việc cần thiết trong chăn nuôi lợn nhằm tăng trọng nhanh, hạn chế được bệnh phân trắng lợn con . * Hệ thống miễn dịch và hormone chưa hoàn chỉnh Lợn con mới đẻ ra trong máu hầu như không có kháng thể. Lượng kháng thể tăng rất nhanh sau khi lợn con được bú sữa đầu. Cho nên khả năng miễn dịch của lợn con hoàn toàn là thụ động, phụ thuộc vào lượng kháng thể thu được nhiều hay ít từ sữa mẹ. Trong sữa đầu của lợn nái, hàm lượng protein rất cao. Những ngày đầu 6 Báo cáo tốt nghiệp Nguyễn Văn Cường – Thú Y A – K49 mới đẻ hàm lượng protein chiếm tới 18 - 19%, trong đó hàm lượng γ_globulin chiếm số lượng khá lớn (34 - 35%). γ_globulin có tác dụng tạo sức đề kháng cho nên sữa đầu có vai trò quan trọng đối với khả năng miễn dịch của lợn con. γ_globulin trong sữa đầu được lợn con hấp thu bằng con đường ẩm bào. Quá trình hấp thu nguyên vẹn phân tử γ_globulin giảm đi rất nhanh theo thời gian. Nếu lợn con không được bú sữa đầu thì từ ngày 20 - 25 ngày tuổi lợn con mới có khả năng tự tổng hợp kháng thể. Do đó lợn con không được bú sữa đầu sớm thì khả năng mắc bệnh rất cao. Đây là một điều rất quan trọng, đòi hỏi người chăn nuôi cần phải biết, hiểu rõ để có phương pháp chăn nuôi tốt, nhất là chăn nuôi lợn nái sinh sản. (Võ Trọng Hốt, Trần Đình Miên, Võ Văn Sự, Võ Đình Tôn, Nguyễn Khắc Tích, Đinh Thị Nông (2000))[4]. Lợn con mới sinh nhận từ sữa đầu một lượng kháng thể đặc hiệu (IgG) có hiệu quả trong 10 ngày đầu. Hấp thụ Immunoglobulin của sữa đầu cũng giảm nhanh trong vòng 24 giờ sau khi sinh. Tất cả các yếu tố, tác nhân hạn chế bú sữa đầu đều làm tăng tỷ lệ tử vong, tăng tỷ lệ nhiễm bệnh sau khi sinh. Miễn dịch chủ động thực hiện bắt đầu từ 3 tuần tuổi. 2.3. HỆ VI SINH VẬT ĐƯỜNG RUỘT CỦA LỢN Ở trạng thái sinh lý bình thường, giữa vật chủ và hệ vi sinh vật bên trong đường tiêu hoá cũng như các vi sinh vật với nhau trong tập đoàn của chúng luôn ở trạng thái cân bằng. Theo Nguyễn Thị Nội (1978)[10], trong đường tiêu hoá của lợn luôn có rất nhiều vi sinh vật cư trú, chúng giữ chức năng nhất định trong quá trình tiêu hoá và có vai trò sinh lý quan trọng với cơ thể. Hệ vi khuẩn đường ruột bao gồm hai nhóm vi khuẩn lớn. * Nhóm vi khuẩn vãng lai: chúng xâm nhập vào cơ thể qua thức ăn, nước uống, bao gồm: Staphylococcus, Streptococcus, Bacillus subtilis Trong đường tiêu hoá của lợn còn có thêm cả trực khuẩn yếm khí gây thối rữa: 7 Báo cáo tốt nghiệp Nguyễn Văn Cường – Thú Y A – K49 Chlostridium perfringens, Bacillus puticficus, Bacillus fuso bacterium, Plantvincenti, B.fuso bacterium pubatun. * Nhóm vi khuẩn định cư vĩnh viễn: nhóm vi khuẩn này thích ứng với môi trường của đường tiêu hoá trở thành vi khuẩn bắt buộc gồm: Escherichia coli, Salmonella, Shigella, Klebsiella, Proteus Nhóm vi khuẩn định cư vĩnh viễn: chủ yếu thuộc nhóm vi khuẩn đường ruột “Enterobacteriaceae”. Enterobacteriaceae: là một họ lớn bao gồm các trực khuẩn Gram âm, sống trong đường tiêu hoá của người và gia súc, tồn tại trong phân rác, nước tiểu, trong đất hoặc trong thực vật. Enterobacteriaceae đại diện có: E.coli; Salmonella; Klebsiella; Shigella; Proteus. - Escherichia coli (E.coli) Vi khuẩn luôn tồn tại trong đường tiêu hoá người và gia súc, gia cầm. Đây là loại vi khuẩn phổ biến nhất hành tinh, chúng có mặt ở mọi nơi, mọi chỗ. Khi có điều kiện cho cơ thể vật chủ thì các chủng E.coli trở lên cường độc gây bệnh cho gia súc, gia cầm. Cấu trúc kháng nguyên của E.coli rất phức tạp, có đủ ba loại kháng nguyên. Kháng nguyên K cũng có nhiều loại như: L, A, B. Dựa vào cấu trúc kháng nguyên người ta chia E.coli ra làm các Serotyp khác nhau. Dựa vào cấu trúc kháng nguyên người ta đã xác định được 170 kháng nguyên: 80 kháng nguyên K, 56 kháng nguyên H và một số quyết định kháng nguyên F. Bệnh phân trắng lợn con do serotyp O 78 : K 88 gây ra ở lợn con thường làm chết lợn ở 1 tuần tuổi và 2 tuần tuổi, do E.coli vào trong cơ thể gây tiêu chảy và bại huyết. - Salmonella Salmonella thuộc bộ Eubacteriales, họ Enterobacteriaceae, vi khuẩn Salmonella được gọi là trực khuẩn đường ruột. Ở điều kiện bình thường Salmonella không gây bệnh mà có vai trò góp phần giữ cân bằng hệ vi sinh 8 Báo cáo tốt nghiệp Nguyễn Văn Cường – Thú Y A – K49 vật đường tiêu hoá. Khi sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút, vi khuẩn xâm nhập vào một số cơ quan nội tạng và gây bệnh. Cấu tạo kháng nguyên của Salmonella hết sức phức tạp, bao gồm 3 loại: kháng nguyên O, kháng nguyên H, kháng nguyên K. Salmonella có hai loại độc tố: nội độc tố và ngoại độc tố. Trong đó nội độc tố là độc tố rất nguy hiểm, gây độc thần kinh, hôn mê, co giật, gây phù nề mảng payer, hoại tử ruột. - Klebsiella Klebsiella là vi khuẩn không di động, không hình thành nha bào, thường sinh giáp mô và sản sinh niêm dịch. Vi khuẩn Klebsiella có ba loại kháng nguyên: kháng nguyên K, kháng nguyên O dạng S bóng láng và kháng nguyên O dạng R nhám. - Proteus Proteus thường ký sinh ở đường ruột, bình thường với số lượng ít không gây bệnh. Nhưng khi có yếu tố bất lợi tác động vào cơ thể làm cho sức đề kháng của cơ thể giảm thì vi khuẩn trỗi dậy gây bệnh và gây tổn thương tại nơi cư trú. - Shigella Shigella là loại trực khuẩn gram âm, không có khả năng di động. Shigella 2.4. BỆNH PHÂN TRẮNG LỢN CON (Colibacillosis) Bệnh phân trắng lợn con là một hội chứng rất đa dạng, đặc điểm của bệnh là viêm dạ dày - ruột, đi tả và gầy sút nhanh. Theo Phạm Sỹ Lăng, Lê Thị Tài (2000)[7] cho rằng, bệnh phân trắng lợn con là một bệnh truyền nhiễm cấp tính làm chết nhiều lợn con đang bú mẹ, thể hiện đặc trưng bằng triệu chứng ỉa chảy phân trắng - vàng kèm theo bại huyết. Theo các tác giả Lê Thị Tài, Đoàn Thị Kim Dung, Phương Song Liên (2002)[11], bệnh xuất hiện vào những ngày đầu sau khi sinh và suốt trong thời 9 Báo cáo tốt nghiệp Nguyễn Văn Cường – Thú Y A – K49 kỳ bú mẹ. Tỷ lệ mắc bệnh có thể lên tới 50 - 100%, trong đó tỷ lệ chết có thể tới 60 - 70%, nếu không can thiệp kịp thời, bệnh có thể xảy ra quanh năm, nhưng thường phát mạnh khi thời tiết thay đổi đột ngột (từ oi bức chuyển sang mưa rào). 2.4.1. Nguyên nhân Bệnh phân trắng lợn con đã và đang được rất nhiều tác giả quan tâm, nghiên cứu và đưa ra những nhận định khác nhau về nguyên nhân gây bệnh. Song, tập trung nguyên nhân gây bệnh có thể theo hai hướng chính như sau: - Nguyên nhân nội tại - Nguyên nhân do ngoại cảnh * Nguyên nhân nội tại Theo các tác giả Nguyễn Văn Thanh, Bùi Thị Tho, Bùi Tuấn Nhã (2004) [14]. Khi mới sinh, cơ thể lợn con chưa phát triển hoàn chỉnh về hệ tiêu hoá và hệ miễn dịch. Trong dạ dày lợn con thiếu axít HCl do đó pH dạ dày cao (pH = 3 - 4), tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Khi thiếu HCl, Pepsinozen tiết ra không trở thành men pepsin hoạt động được. Khi thiếu men pepsin, sữa mẹ không được tiêu hoá và bị kết tủa dưới dạng casein, gây rối loạn tiêu hoá, tiêu chảy phân màu trắng (màu của casein chưa được tiêu hoá). Hơn nữa khi mới sinh vỏ não và các trung tâm điều tiết nhiệt của lợn con chưa hoàn chỉnh, do đó không kịp thích nghi với sự thay đổi bất thường của thời tiết, khí hậu. Lượng mỡ dưới da của lợn con mới sinh chỉ có khoảng 1%. Lúc khí hậu thay đổi, lợn con mất cân bằng giữa hai quá trình sản nhiệt và thải nhiệt. Đặc điểm này lý giải tại sao bệnh này lại hay xảy ra ồ ạt, hàng loạt khi khí hậu thời tiết thay đổi bất thường. * Nhóm nguyên nhân do ngoại cảnh Gần đây nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đã thống nhất. Bệnh phân trắng lợn con xảy ra do nhiều nguyên nhân phối hợp, liên quan đến hàng loạt các yếu tố. Do đó việc phân chia nguyên nhân chỉ là tương đối, nhằm 10 [...]... đàn lợn con theo mẹ tại trại lợn giống siêu nạc Thanh Mỹ - Sơn Tây – Hà Nội - Điều tra tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con trên đàn lợn con theo mẹ từ năm 2006 – 2008 và các tháng trong năm 2009 - Tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con theo lứa đẻ của lợn mẹ + Theo dõi triệu chứng lâm sàng của lợn con mắc phân trắng lợn con + Thử nghiệm một số loại thuốc điều trị bệnh phân trắng lợn con 3.3 PHƯƠNG PHÁP... – NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Lợn con giai đoạn theo mẹ từ 1 - 21 ngày tuổi ở trại lợn giống siêu nạc Thanh Mỹ - Sơn Tây – Hà Nội 19 Báo cáo tốt nghiệp Nguyễn Văn Cường – Thú Y A – K49 3.2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU + Điều tra tình hình chăn nuôi, dịch bệnh của trại lợn giống siêu nạcThanh Mỹ - Sơn Tây – Hà Nội + Điều tra tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con trên đàn lợn con. .. Tình hình bệnh phân trắng lợn con trong trại sẽ được chúng tôi trình bày ở những phần sau 4.3.2 Kết quả theo dõi tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con của trại * Kết quả tỷ lệ mắc, chết của bệnh phân trắng lợn con từ năm (200 6- 2008) Trong các trang trại chăn nuôi lợn, nhất là các trại chăn nuôi lợn nái sinh sản, bệnh phân trắng lợn con là một bệnh nan giải gây những thiệt hại không nhỏ cho người chăn. .. nuôi Tuy được phòng bệnh tốt, nhưng bệnh vẫn xảy ra trong trại với tỷ lệ không nhỏ Để xác định rõ tình hình mắc bệnh phân trắng trên đàn lợn con theo mẹ ở trại, chúng tôi đã tiến hành điều tra tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con tại trại qua 3 năm (2006 - 2008), được trình bày ở bảng 4.3 Bảng 4.3.2 Kết quả điều tra tỷ lệ mắc và chết của bệnh phân trắng lợn con trong 3 năm (2006 - 2008) Chỉ tiêu Số. .. 4.1.1 Vài nét cơ bản về trại lợn giống siêu nạc Thanh mỹ - Sơn Tây - Hà Nội Trại lợn giống siêu nạc nằm trên địa phận xã Thanh Mỹ - Sơn Tây - Hà Nội Trại nằm gần trung tâm thị xã Sơn Tây Tổng diện tích của trại khoảng 1.5 ha, trong đó 1 ha dùng để chăn nuôi, 0,5 ha là ao cá, còn lại là diện tích đất để xây thêm trại, nhà ở cho công nhân 22 Báo cáo tốt nghiệp Nguyễn Văn Cường – Thú Y A – K49 Trại được thành... nuôi thuận lợi cho lợn là một việc rất quan trọng Trại lợn giống siêu nạc Thanh Mỹ - Sơn Tây – Hà Nội là một trại lợn có trang thiết bị hiện đại, thiết kế phù hợp với việc vệ sinh thú y Hai bên đường vào khu chăn nuôi là hệ thống ao thả cá, do đó chỉ có một đường duy nhất vào khu chăn nuôi trên đường này có hố vôi tiêu độc xe ôtô Khi công nhân vào khu nuôi lợn đều phải sát trùng tại nhà sát trùng và. .. năm Năm 2006 số đàn là 748 đàn, lợn con là 6.986 con; năm 2007 có 960 đàn, số lợn con là 9.120 con; năm 2008 có 1.342 đàn, số con đẻ ra là 13.407 con Cũng qua bảng 4.3.2 ta thấy, trong 3 năm tỷ lệ đàn lợn mắc bệnh là rất 31 Báo cáo tốt nghiệp Nguyễn Văn Cường – Thú Y A – K49 cao, như năm 2006 tỷ lệ là 70,18%, 2007 là 66,45%, năm 2008 là 59,98% Điều đó chứng tỏ bệnh phân trắng lợn con là một bệnh xảy ra... lệ còi cọc do điều trị dài ngày và tỷ lệ chết, giảm được tổn thất cho trại, đem lại hiệu quả chăn nuôi cao cho trại * Kết quả điều tra tình hình lợn mắc bệnh phân trắng lợn con qua các 32 Báo cáo tốt nghiệp Nguyễn Văn Cường – Thú Y A – K49 tháng trong năm 2009 Trại lợn giống siêu nạc Thanh Mỹ - Sơn Tây – Hà Nội là 1 trại nuôi khép kín hoàn toàn Tuy nhiên, hoạt động chăn nuôi của trại vẫn bị ảnh hưởng... mắc bệnh lợn con phân trắng theo độ tuổi của lợn con Để xác định nội dung này, chúng tôi tiến hành trên những đàn lợn con đồng đều nhau, có cùng thời điểm sinh, cùng lứa đẻ, giống nhau về chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng và theo dõi trong 3 giai đoạn: 1, 2 và 3 tuần tuổi * Phương pháp xác định tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con theo lứa đẻ của lợn mẹ Để thực hiện được nội dung này, chúng tôi chọn ra trong đàn. .. – Thú Y A – K49 Tổng số con mắc lại Tổng số con điều trị khỏi Tỷ lệ tái phát (%) = Tỷ lệ chết (%) Tỷ lệ còi cọc (%) Tổng số con chết Tổng số con theo dõi = = Tổng số con còi cọc Tổng số con điều trị khỏi x 100 x 100 x 100 * Phương pháp xử lý số liệu Các số liệu thu thập được chúng tôi xử lý bằng phương pháp thống kê sinh học trên phần mềm Excel PHẦN IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 QUY MÔ CHĂN NUÔI CỦA . nghiên cứu đề tài: “ Khảo sát quy mô chăn nuôi, tình hình dịch bệnh và thử nghiệm một số phác đồ điều trị bệnh phân trắng lợn con trên đàn lợn nuôi tại xã Thanh mỹ - Sơn Tây – Hà Nội ”. 1.2. MỤC. nạcThanh Mỹ - Sơn Tây – Hà Nội. + Điều tra tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con trên đàn lợn con theo mẹ tại trại lợn giống siêu nạc Thanh Mỹ - Sơn Tây – Hà Nội. - Điều tra tình hình mắc bệnh. trại lợn giống siêu nạc Thanh Mỹ - Sơn Tây – Hà Nội. 19 Báo cáo tốt nghiệp Nguyễn Văn Cường – Thú Y A – K49 3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU + Điều tra tình hình chăn nuôi, dịch bệnh của trại lợn giống

Ngày đăng: 18/12/2014, 10:46

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • PHẦN I: MỞ ĐẦU

  • 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ

  • 1.2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI

  • PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

  • 2.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU BỆNH PHÂN TRẮNG LỢN CON VÀ HỘI CHỨNG TIÊU CHẢY TRONG NƯỚC VÀ TRÊN THẾ GIỚI

  • 2.1.1. Trên thế giới

  • 2.1.2. Trong nước

  • 2.2. ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ LỢN CON

  • 2.3. HỆ VI SINH VẬT ĐƯỜNG RUỘT CỦA LỢN

  • 2.4. BỆNH PHÂN TRẮNG LỢN CON (Colibacillosis)

  • 2.4.1. Nguyên nhân

  • 2.4.2. Cơ chế gây bệnh

  • 2.4.3. Triệu chứng – bệnh tích.

  • 2.4.5. Phòng và trị bệnh

  • PHẦN III: ĐỐI TƯỢNG – NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

  • 3.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

  • 3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

  • 3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

  • PHẦN IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

  • 4.1. QUY MÔ CHĂN NUÔI CỦA TRẠI

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan