điều tra tình hình mắc hội chứng tiêu chảy ở đàn bê nuôi tại hà nội

60 1.9K 21
điều tra tình hình mắc hội chứng tiêu chảy ở đàn bê nuôi tại hà nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, tôi đã được nhận sự dạy dỗ chỉ bảo của các thầy cô giáo, đặc biệt là các thầy cô giáo trong khoa Thú y đã tận tình giúp tôi có những kiến thức cơ bản về nghề nghiệp cũng như tư cách, đạo đức của người làm khoa học kỹ thuật. Đến nay tôi đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, nhân dịp này cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất tới: Các thầy cô giáo trong khoa Thú y, đặc biệt là Th.s Phạm Thị Lan Hương – giảng viên bộ môn Nội - Chẩn - Dược - Độc Chất, Khoa Thú Y- Trường ĐHNN Hà Nội đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cho tôi trong suốt quá trình thực tập. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn BSTY Trần Văn Vũ – Phó giám đốc Xí nghiệp chăn nuôi bò Phù Đổng, cùng các anh chị, cô chú trong xí nghiệp đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập tại xí nghiệp. Tôi cũng xin cám ơn gia đình, bạn bè đã động viên giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực tập tốt nghiệp. Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2014 Sinh viên Đinh Thị Thu Hoài i MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i MỤC LỤC ii DANH MỤC BẢNG v DANH MỤC ĐỒ THỊ iv DANH MỤC HÌNH iv PHẦN I 1 MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục đích nghiên cứu đề tài 2 PHẦN II 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2 2.1. Khái niệm về hội chứng tiêu chảy 3 2.2. Nguyên nhân gây hội chứng tiêu chảy 3 2.2.1. Môi trường ngoại cảnh thay dổi 4 2.2.2. Do thức ăn, nước uống 6 2.2.3. Nguyên nhân do vi sinh vật 7 2.2.4. Do ký sinh trùng 10 2.3. Bệnh lý và lâm sàng của hội chứng tiêu chảy ở bê 11 2.3.1. Bệnh lý 11 2.3.2. Lâm sàng 12 2.4. Cơ chế và hậu quả của hội chứng tiêu chảy ở bê 14 2.4.1. Cơ chế 14 2.4.2. Hậu quả 15 2.5. Chẩn đoán hội chứng tiêu chảy ở bê 19 ii 2.6. Biện pháp phòng và trị hội chứng tiêu chảy 21 2.6.1. Phòng bệnh 21 2.6.2. Điều trị 22 PHẦN III 27 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP 27 NGHIÊN CỨU 27 3.1. Đối tượng nghiên cứu 27 3.2. Địa điểm và thời gian thực hiện 27 3.3. Nội dung nghiên cứu 27 3.4. Phương pháp nghiên cứu 27 3.4.1. Xác định bê bệnh 27 3.4.2. Theo dõi các chỉ tiêu lâm sàng 28 3.4.3. Điều tra tỉ lệ mắc hội chứng tiêu chảy bê 28 3.4.4. Xây dựng phác đồ điều trị thử nghiệm ở bê mắc hội chứng tiêu chảy 28 3.5. Phương pháp xử lý số liệu 29 PHẦN IV 30 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 30 4.1. Đặc điểm tự nhiên và xã hội của xí nghiệp 30 4.1.1. Giới thiệu chung về xí nghiệp 30 4.1.2. Đặc điểm khí hậu và thủy văn khu vực quanh xí nghiệp chăn nuôi bò Phù Đổng 32 4.2. Kết quả điều tra cơ cấu đàn bò sữa của xí nghiệp chăn nuôi bò Phù Đổng năm 2010-2013 33 4.2.1. Cơ cấu đàn bò sữa của xí nghiệp chăn nuôi bò Phù Đổng 33 4.2.2. Cơ cấu giống bò sữa khai thác tại xí nghiệp chăn nuôi bò Phù Đổng 34 4.3. Kết quả điều tra dịch bệnh của đàn bò sữa tại xí nghiệp chăn nuôi bò Phù Đổng năm 2010-2013 35 4.4. Kết quả điều tra tình hình mắc một số bệnh trên đàn bê nuôi tại Xí nghiệp 38 4.5. Kết quả điều tra tình hình mắc hội chứng tiêu chảy ở bê nuôi tại xí nghiệp 39 iii 4.6. Kết quả theo dõi các chỉ tiêu lâm sàng 41 4.6.1. Thể trạng 41 4.6.2. Trạng thái phân và số lần đi ỉa trong ngày 43 4.6.4. Tần số tim mạch 45 4.6.5. Tần số hô hấp 46 4.7. Điều trị hội chứng tiêu chảy ở bê 47 PHẦN IV 49 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 49 5.1. Kết luận 49 5.2. Đề nghị 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO 51 iv DANH MỤC BẢNG Bảng 4.1. Lịch tiêm phòng vacxin cho đàn bò 32 Bảng 4.2. Cơ cấu đàn bò sữa của xí nghiệp năm 2010-2013 33 Bảng 4.3. Cơ cấu giống đàn bò sữa khai thác tại xí nghiệp 34 Bảng 4.4. Điều tra dịch bệnh của đàn bò sữa tại xí nghiệp năm 2010-2013 37 Bảng 4.5. Một số bệnh thường gặp trên đàn bê và kết quả điều trị 38 Bảng 4.6. Tỷ lệ bê mắc hội chứng tiêu chảy tại xí nghiệp từ tháng 7 tới tháng 9 năm 2013 40 Bảng 4.7. Thể trạng của bê tiêu chảy 42 Bảng 4.9. Thân nhiệt, tần số tim mạch, tần số hô hấp của bê tiêu chảy 45 Bảng 4.10. Kết quả điều trị bê bị tiêu chảy 47 Bảng 4.11. So sánh hiệu quả hai phác đồ điều trị 47 v DANH MỤC ĐỒ THỊ Đồ thị 4.1. Tình hình mắc bệnh trên đàn bê nuôi tại xí nghiệp 38 từ 7/2013 đến 9/2013 38 Đồ thị 4.2. Tỷ lệ bê con mắc hội chứng tiêu chảy trong ba tháng 7,8,9 năm 2013 40 DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Sơ đồ cơ chế và hậu quả của hội chứng tiêu chảy 16 Hình 2.2. Các thể mất nước 17 Ảnh 4.1. Bê mắc hội chứng tiêu chảy 42 Ảnh 4.2. Phân bê tiêu chảy 44 Ảnh 4.3. Phân bê bình thường 44 iv PHẦN I MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Chăn nuôi ngày càng có vị trí hết sức quan trọng trong cơ cấu ngành nông nghiệp. Sản phẩm của ngành chăn nuôi là nguồn thực phẩm không thể thiếu được đối với nhu cầu đời sống con người. Chủ trương hiện nay của nhà nước là phát triển ngành chăn nuôi thành ngành sản xuất hàng hóa thực sự nhằm tạo ra sản phẩm chăn nuôi có chất lượng cao phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và một phần cho xuất khẩu. Nói tới ngành chăn nuôi phải kể tới chăn nuôi bò bởi tầm quan trọng và ý nghĩa thiết thực của nó đối với đời sống kinh tế xã hội của nhân dân. Đặc biệt trong những năm gần đây Nhà nước ta đã và đang đầu tư phát triển chăn nuôi bò sữa. Số lượng bò sữa nước ta đã tăng từ 11 ngàn con năm 1990 lên 35 ngàn con năm 2000, tăng trưởng bình quân 12,3%/năm. Tổng sản lượng sữa tươi tăng từ 9,3 ngàn tấn lên 52,2 ngàn tấn, tăng trưởng bình quân 18,8%/năm. Sữa tươi sản xuất trong nước mới đáp ứng được khoảng 8% nhu cầu tiêu thụ, 92% sản phẩm sữa phải nhập khẩu. Từ khi có Quyết định 167/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 26/10/2001 về một số biện pháp và chính sách phát triển bò sữa Việt Nam thời kỳ 2001-2010, các địa phương đã ban hành nhiều chính sách về phát triển chăn nuôi bò sữa. Số lượng bò sữa tăng từ 41,2 ngàn con năm 2001 lên 113,2 ngàn con năm 2006, tốc độ tăng đàn bình quân trong giai đoạn này là 24,9%/năm, trong đó các tỉnh phía Bắc tăng 43,7%/năm, các tỉnh phía Nam tăng 22,1%/năm. Do chăn nuôi bò sữa vẫn còn là một nghề sản xuất còn mới mẻ, phần lớn người chăn nuôi bò sữa chưa có những kinh nghiệm cũng như kiến thức cần thiết. Vì vậy người chăn nuôi bò sữa đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc 1 chọn giống, chăm sóc nuôi dưỡng, khai thác và bảo quản sữa đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng, từ đó dẫn tới ảnh hưởng tới hiệu quả chăn nuôi. Một trong những nguyên nhân ảnh hưởng chủ yếu đến hiệu quả kinh tế của chăn nuôi bò đó là tình hình dịch bệnh. Trong đó đặc biệt là bệnh về tiêu chảy. Tiêu chảy là triệu chứng chung, đặc trưng và thường xuất hiện trong bệnh lý đường tiêu hóa của gia súc. Bệnh thường xảy ra khi gia súc chuyển vùng, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng không hợp lý, thức ăn kém phẩm chất, do bội nhiễm vi khuẩn như E.coli, Salmonella…trong đó những điều kiện bất lợi của ngoại cảnh là yếu tố mở đường, đóng vai trò quan trọng trong quá trình bệnh. Bệnh tiêu chảy thấy ở mọi lứa tuổi nhưng nhiều nhất vẫn là ở bê sơ sinh tới 3 tháng tuổi. Theo Lê Minh Trí (1995) ở bê nghé có 70-80% tổn thất nằm trong thời kì bú sữa mẹ và 80-90% trong đó là hậu quả do bệnh tiêu chảy gây ra. Xuất phát từ thực trạng trên để hạn chế thiệt hại do bệnh gây ra và nâng cao hiệu quả chăn nuôi tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Điều tra tình hình mắc hội chứng tiêu chảy ở đàn bê nuôi tại Xí nghiệp chăn nuôi bò Phù Đổng và biện pháp điều trị” 1.2. Mục đích nghiên cứu đề tài - Điều tra tỉ lệ mắc hội chứng tiêu chảy ở bê nuôi tại Xí nghiệp chăn nuôi bò Phù Đổng - Đưa ra phác đồ điều trị bệnh đạt hiệu quả cao, góp phần làm giảm thiệt hại do bệnh gây nên. PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2 2.1. Khái niệm về hội chứng tiêu chảy Tiêu chảy là ỉa nhanh, nhiều lần trong ngày, trong phân có nhiều nước do rối loạn chức phận tiêu hóa (ruột tăng cường co bóp và tiết dịch). Tiêu chảy ở trâu bò là một hiện tượng bệnh lý phức tạp, gây ra bởi sự tác động tổng hợp của nhiều yếu tố. Một trong những nguyên nhân quan trọng là sự tác động của điều kiện ngoại cảnh bất lợi, gây ra các stress cho cơ thể. Mặt khác các khâu chăm sóc nuôi dưỡng, chuồng trại không thường xuyên vệ sinh sạch sẽ, thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn, nhiễm kí sinh trùng đường ruột…tạo điều kiện thuận lợi cho sự xâm nhập của mầm bệnh và gây quá trình bệnh lý ở cơ thể vật chủ, dẫn đến các biểu hiện lâm sàng, trong đó có tiêu chảy. Đây là những nguyên nhân đóng vai trò quan trọng trong bệnh tiêu chảy ở gia súc nói chung và bò nói riêng. Bệnh lý của hội chứng tiêu chảy thường xuất hiện cấp tính hoặc mãn tính , tùy thuộc vào tính chất và nguyên nhân bệnh tác động. Đặc điểm của hội chứng tiêu chảy thường là con vật bị rối loạn tiêu hóa dẫn tới tiêu chảy nhiều lần trong ngày, trong phân có nhiều nước hơn so với bình thường do tăng tiết dịch ruột. Trong điều kiện nước ta hiện nay, hầu hết các cơ sở chăn nuôi đều chưa có biện pháp khống chế hiệu quả đối với hội chứng tiêu chảy. Vật nuôi có thể bị mắc bệnh quanh năm, đặc biệt là vụ Đông Xuân khi thời tiết thay đổi đột ngột hay vào những giai đoạn chuyển mùa trong năm. 2.2. Nguyên nhân gây hội chứng tiêu chảy Tiêu chảy là biểu hiện lâm sàng của quá trình bệnh lý ở đường tiêu hóa. Tùy theo đặc điểm, tính chất, diễn biến; tùy theo độ tuổi trâu bò; tùy theo yếu tố được coi là nguyên nhân chính mà hội chứng tiêu chảy ở trâu, bò được gọi bằng các tên khác nhau. Ví dụ: bệnh bê nghé ỉa phân trắng, bệnh ỉa chảy ở trâu bò sau cai sữa, chứng khó tiêu, chứng rối loạn tiêu hóa… 3 Nguyên nhân gây tiêu chảy rất phức tạp. Trong quá trình nghiên cứu hội chứng tiêu chảy, rất nhiều tác giả đã tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, tiêu chảy là một hiện tượng bệnh lý, có liên quan tới rất nhiều các yếu tố, có yếu tố là nguyên nhân nguyên phát, có yếu tố là nguyên nhân thứ phát. Do một tác nhân bất lợi nào đó, trạng thái cân bằng của khu hệ vi sinh vật đường ruột bị phá vỡ, tất cả hoặc chỉ một loài nào đó sản sinh quá nhiều sẽ làm biến động số lượng vi khuẩn đường ruột và vi khuẩn vãng lai. Vi khuẩn gây bệnh sẽ nhân cơ hội tăng mạnh về cả số lượng và độc lực. Những vi khuẩn có lợi ở đường tiêu hóa do không cạnh tranh được nên giảm đi. Cuối cùng quá trình loạn khuẩn xảy ra, khả năng hấp thu bị rối loạn gây hiện tượng tiêu chảy (Vũ Văn Ngũ và cs, 1979). Vi khuẩn đường ruột có vai trò không thể thiếu được trong hội chứng tiêu chảy ( Hồ Văn Nam và cs, 1994). Tiêu chảy là một hội chứng thường xuất hiện ở trâu bò mọi lứa tuổi nhưng tập trung nhiều nhất ở giai đoạn còn non. Hội chứng này không những làm giảm tăng trọng, giảm tỉ lệ nuôi sống, dễ dàng làm kế phát các bệnh khác và làm giảm hiệu quả kinh tế của người chăn nuôi. Bệnh gây ra do các vi khuẩn đường ruột như E. coli, Enterobacter, Klebsiella, Sallmonella với tỉ lệ tương ứng là 66.7%, 40.7%, 3.7%, 3.7% và có thể điều trị khỏi bằng các loại kháng sinh như Amicacin, Norfloxacin, Gentamycin, Neomycin, Colistin ( Châu Bá Lộc và cs, 2000). Vì vậy, phân biệt thật rạch ròi nguyên nhân gây tiêu chảy không đơn giản. Ngày nay, người ta thống nhất rằng, phân loại chỉ có nghĩa tương đối, chỉ nêu lên yếu tố nào là chính, xuất hiện đầu tiên, yếu tố nào là phụ hoặc xuất hiện sau, từ đó đề ra phác đồ phòng, trị bệnh có hiệu quả mà thôi. Nhìn chung, hội chứng tiêu chảy ở gia súc xảy ra do các nguyên nhân chủ yếu sau: 2.2.1. Môi trường ngoại cảnh thay dổi Cơ thể trâu bò luôn chịu những biến đổi bất thường về nhiệt độ, ẩm độ và luôn phải tự điều chỉnh đối với sự thay đổi của điều kiện ngoại cảnh, dẫn tới sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút, khả năng mắc bệnh cao. Nước ta nằm trong 4 [...]... 3.3 Nội dung nghiên cứu - Điều tra tỉ lệ mắc hội chứng tiêu chảy ở đàn bê lai hướng sữa từ sơ sinh tới 12 tháng tuổi nuôi tại Xí nghiệp chăn nuôi bò Phù Đổng - Đưa ra phác đồ điều trị bệnh đạt hiệu quả cao, góp phần làm giảm thiệt hại do bệnh gây nên 3.4 Phương pháp nghiên cứu 3.4.1 Xác định bê bệnh Biểu hiện lâm sàng của hội chứng tiêu chảy nói chung, dễ thấy và điển hình nhất là hiện tượng ỉa chảy: ... xuống của hõm hông thành bụng trong một phút kết hợp với sử dụng tai nghe nghe vùng phổi của gia súc 3.4.3 Điều tra tỉ lệ mắc hội chứng tiêu chảy bê Trực tiếp điều tra qua quan sát thực nghiệm và chẩn đoán lâm sàng và thông qua sự ghi chép sổ sách của Xí nghiệp 3.4.4 Xây dựng phác đồ điều trị thử nghiệm ở bê mắc hội chứng tiêu chảy Căn cứ vào kết quả phân lập vi khuẩn đường ruột ở bê mắc bệnh cùng với... biết, những bê nghé mắc bệnh tiêu chảy do E.coli ở thể nhẹ có thể qua khỏi sau một vài ngày mà không cần điều trị, nhưng khoảng 15 - 20% số bê nghé bị bệnh ngày một nặng hơn, suy sụp hoàn toàn, nhiễm độc huyết dẫn đến chết nếu không điều trị tích cực Ngoài những triệu chứng chung của bê nghé mắc hội chứng tiêu chảy, các triệu chứng điển hình cho từng loại bệnh cũng biểu hiện rất rõ Những triệu chứng đặc... điện giải và rối loạn cân bằng điện giải 2.5 Chẩn đoán hội chứng tiêu chảy ở bê Để việc điều trị đạt hiệu quả cao thì việc chẩn đoán tìm ra nguyên nhân gây tiêu chảy rất quan trọng Chẩn đoán một bệnh chính xác là rất khó khăn, song để chẩn đoán chính xác được nguyên nhân gây ra hội chứng tiêu chảy càng khó khăn hơn Do vậy, khi chẩn đoán hội chứng tiêu chảy cần phải chú ý xem xét rất nhiều yếu tố: đặc điểm... rối loạn tiêu hoá, gây hiện tượng loạn khuẩn và tiêu chảy ở gia súc (Đào Trọng Đạt và cs, 1996) Đối với những vi khuẩn gây bệnh đường ruột, độc tố do chúng tiết ra hoặc các sản phẩm độc sinh ra trong quá trình huỷ hoại tế bào sẽ tác động lên cơ chế hấp thu ở ruột và gây ra tiêu chảy Như vậy, bệnh lý của hội chứng tiêu chảy ở bê nghé tập trung chủ yếu ở đường tiêu hoá, từ tổn thương dẫn đến viêm ở ruột... trường chăn nuôi, tránh gia tăng mức độ ô nhiễm Để có hiệu quả 22 điều trị bệnh cao, điều quan trọng nhất là phải xác định được nguyên nhân gây ra tiêu chảy để từ đó mới có phương pháp điều trị hợp lý * Một số loại kháng sinh và hóa dược dùng trong điều trị tiêu chảy ở trâu bò Như đã trình bày ở trên, tiêu chảy có thể do vi khuẩn gây ra.Trường hợp này, cần dùng kháng sinh điều trị tiêu chảy Có rất... Phòng tiêu chảy bằng cách tẩy ký sinh trùng Ký sinh trùng là một trong những nguyên nhân gây tiêu chảy ở gia súc Bê nghé thường bị bệnh phân trắng do giun đũa Neoascaris vitulorum, trâu bò trưởng thành thường hay bị tiêu chảy khi mắc bệnh sán lá gan…Vì vậy, áp dụng những biện pháp phòng trị bệnh ký sinh trùng cũng là một trong những biện pháp phòng tiêu chảy ở gia súc Theo Phạm Văn Khuê và cs (1996), hàng... phép chẩn đoán phân lập hội chứng tiêu chảy với các bệnh truyền nhiễm: - Bệnh thương hàn ở bê nghé: là bệnh do vi khuẩn Salmonella gây ra, vi khuẩn xâm nhập vào lớp tế bào biểu mô, sản sinh độc tố đường ruột, phá huỷ niêm mạc ruột gây tiêu chảy Ở thể viêm ruột cấp thân nhiệt tăng 40-41 oC, ỉa chảy hoặc có trường hợp kiết lỵ, phân hôi thối chứa màng nhầy 13 - Bệnh tiêu chảy bê nghé do vi khuẩn E.coli... tràng, manh tràng, tiêu chảy cấp hoặc mãn tính, phân lỏng màu vàng, đôi khi có lẫn máu, tỷ lệ bệnh và chết trong đàn cao, điều trị bằng kháng sinh không có hiệu quả 2.4 Cơ chế và hậu quả của hội chứng tiêu chảy ở bê 2.4.1 Cơ chế Tiêu chảy có thể do 1 trong 3 cơ chế hoặc kết hợp cả 3 cơ chế gây ra - Hấp thu kém đơn thuần hoặc hấp thu kém kết hợp với lên men vi sinh vật dẫn đến tiêu chảy Khi hấp thu kém,... ỉa chảy cho bê non Những ký sinh trùng thường là nguyên nhân tiền phát cho nhiễm khuẩn và ỉa chảy nặng ở bê nghé (Phạm Sỹ Lăng và cs, 2002) Lê Văn Năm (2004) cho biết: ở lợn con, bê, nghé nhiễm cầu trùng, do các kỹ thuật viên thường sai sót trong chẩn đoán, dẫn tới 30 – 50% gia súc non bị bệnh chết, số còn lại còi cọc và chậm lớn 2.3 Bệnh lý và lâm sàng của hội chứng tiêu chảy ở bê 2.3.1 Bệnh lý Tiêu . tiêu chảy ở đàn bê nuôi tại Xí nghiệp chăn nuôi bò Phù Đổng và biện pháp điều trị” 1.2. Mục đích nghiên cứu đề tài - Điều tra tỉ lệ mắc hội chứng tiêu chảy ở bê nuôi tại Xí nghiệp chăn nuôi bò. hình mắc một số bệnh trên đàn bê nuôi tại Xí nghiệp 38 4.5. Kết quả điều tra tình hình mắc hội chứng tiêu chảy ở bê nuôi tại xí nghiệp 39 iii 4.6. Kết quả theo dõi các chỉ tiêu lâm sàng 41 4.6.1 hội chứng tiêu chảy ở bê 11 2.3.1. Bệnh lý 11 2.3.2. Lâm sàng 12 2.4. Cơ chế và hậu quả của hội chứng tiêu chảy ở bê 14 2.4.1. Cơ chế 14 2.4.2. Hậu quả 15 2.5. Chẩn đoán hội chứng tiêu chảy ở

Ngày đăng: 18/12/2014, 10:34

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan