điều tra tình hình mắc bệnh lợn con phân trắng ở đàn lợn con theo mẹ và thực hành thú y tại trại vinh sơn_ việt long – sóc sơn – hà nội

58 1.6K 5
điều tra tình hình mắc bệnh lợn con phân trắng ở đàn lợn con theo mẹ và thực hành thú y  tại trại vinh sơn_ việt long – sóc sơn – hà nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

[Type a quote from the document or the summary of an interesting point. You can position the text box anywhere in the document. Use the Text Box Tools tab to change the formatting of the pull quote text box.] HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM khoa *** kho¸ luËn tèt nghiÖp Đề tài: “ Điều tra tình hình mắc bệnh lợn con phân trắng ở đàn lợn con theo mẹ và thực hành thú y tại trại Vinh Sơn_ Việt Long – Sóc Sơn – Hà Nội” Người thực hiện : Lớp : NTTS – K52 Người hướng dẫn : 1. 2. 3. Bộ môn: Khoa Hà Nội 2014 Phần I MỞ ĐẦU 1.1ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam là một nước nông nghiệp, nền kinh tế chủ yếu dựa vào hai ngành trồng trọt và chăn nuôi. Trong những năm gần đây khi mà đời sống được nâng cao, đòi hỏi những sản phẩm chất lượng. Ngành chăn nuôi lợn cũng không nằm ngoài xu thế đó. Ngành chăn nuôi lợn từ rất lâu đời được coi là nghề truyền thống trong sản xuất nông nghiệp của nước ta. Ngày nay cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, chăn nuôi lợn ngày càng phát triển mạnh mẽ cả về qui mô và số lượng, chuyển đổi cách chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi trang trại khép kín. Hình thức chăn nuôi này cho phép chăn nuôi với số lượng lớn và được đầu tư hơn cả về thức ăn, con giống, kỹ thuật nuôi dưỡng chăm sóc từ đó góp phần giảm tình hình dịch bệnh đem lại lợi nhuận kinh tế cao. Bên cạnh sự phát triển trên, thì thực tế vẫn tồn tại đó là nhiều năm nay ở các cơ sở chăn nuôi nông hộ vẫn thường xuyên xuất hiện một số bệnh gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế, một trong số các bệnh gây thiệt hại lớn là bệnh lợn con phân trắng. Mặc dù bệnh lợn con phân trắng không có tỷ lệ chết cao nhưng sau khi lợn con khỏi bệnh thường còi cọc, giảm khả năng tăng trọng, gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người chăn nuôi. Xuất phát từ thực trạng trên, để góp phần nâng cao năng xuất chăn nuôi, hạn chế tình hình dịch bệnh đặc biệt là bệnh lợn con phân trắng . Chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Điều tra tình hình mắc bệnh lợn con phân trắng ở đàn lợn con theo mẹ và thực hành thú y tại trại Vinh Sơn_ Việt Long – Sóc Sơn – Hà Nội”. 1.2 MỤC ĐÍCH -Điều tra tình hình mắc bệnh lợn con ỉa phân trắng của trại lợn Việt Long -Sóc Sơn- Hà Nội. -Thử nghiệm và so sánh tác dụng điều trị bệnh lợn con phân trắng của ba loại thuốc dùng tại trại. Phần II TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. NHỮNG NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC Bệnh phân trắng lợn con rất hay gặp trong chăn nuôi lợn bệnh xảy ra trên khắp cả nước cũng như trên thế giới. Bệnh đã gây thiệt hại không nhỏ cho ngành chăn nuôi lợn. Bệnh đã làm giảm khả khả năng tăng trọng còi cọc chậm lớn, lợn con dễ bị suy kiệt rồi chết gây thiệt hại kinh tế cao. 2.1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước Ở nước ta, bệnh phân trắng lợn con đã được nghiên cứu từ năm 1959 tại các cơ sở chăn nuôi tập trung. Năm 1962, Hùng Cao đã nhận xét bệnh có thể xảy ra quanh năm ở những nơi chăn nuôi tập chung, bệnh phát mạnh vào mùa đông sang hè ( từ tháng 11 đến tháng 5 ) khi thời tiết thay đổi đột ngột (từ nóng sang lạnh ) Đào Trọng Đạt và cộng sự (1964) nhận định nguyên nhân gây bệnh do ảnh hưởng các nhân tố bên ngoài (sự thay đổi thời tiết đột ngột lợn con bị lạnh thức ăn lợn mẹ kém phẩm chất hoặc thay đổi đột ngột, chuồng trại ẩm ướt …) gây rối loạn thần kinh dẫn đến rối loạn tiêu hoá. Năm 1970, Nguyễn Vĩnh Phước kết hợp với xí nghiệp thuốc thú y phân lập và giám định E.coli trong bệnh bợn con tiêu chảy ở Quang Trung, Kiều Thị,Cầu Ngãi, Yên Sở. Đến năm 1974 ông đã xác định được tỷ lệ nhiễm bệnh phân trắng lợn con xảy ra ở mọi lưá tuổi và ở lợn sơ sinh Năm 1966, Cù Xuân Dần nghiên cứu một chỉ tiêu sinh lý, sinh hoá máu của lợn bệnh và so sánh với lợn bình thường. Nguyễn Văn Lượng 1963 bệnh lợn con ỉa phân trắng là do thiếu nguyên tố vi lượng nên khi ông dùng hợp chất như đồng, sắt bổ xung cho lợn mẹ và lợn con thì khỏi bệnh. Năm 1977 Vũ Văn Ngữ và Nguyễn Hữu Nhạ cho rằng bệnh lợn con ỉa phân trắng là do hiện tượng loạn khuẩn. Sử An Ninh và cộng sự 1981 cho rằng : nguyên nhân phân phản ứng thích nghi của cơ thể đối với các yếu tố stress biểu hiện qua sự biến động về hàm lượng một số thành phần trong máu như đường huyết, sắt, kali, natri,… Năm 1996 Phạm Khắc Hiếu, Bùi Thị Tho khi theo dõi tính kháng thuốc của E.coli phân lập từ lợn con ỉa phân trắng cho biết: số chủng E.coli kháng thuốc từ năm 1978 đến 1988 tăng khá mạnh, nhất là các loại kháng sinh Chloramphenicol, Tetracyline. 2.1.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới Bệnh lợn con phân trắng đã xảy ra từ rất lâu và đã co mặt ở khắp nơi trên thế giới. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về nguyên nhân, cơ chế gây bệnh và biện pháp phòng trị bệnh. Theo Bakhtin A.G (1956) Nguyên nhân gây bệnh lợn con phân trắng chủ yếu do vệ sinh chuồng trại, chăm sóc quản lý kém, thức ăn thiếu chất dinh dưỡng . Cùng với việc phân lập và nghiên cứu các yếu tố gây bệnh của E.coli thì việc nghiên cứu và sản xuất các chế phẩm phòng bệnh tiêu chảy ở lợn cũng được quan tâm. Năm 1979, Zơiway công bố đầu tiên nghiên cứu về sai sót trong chăn nuôi gia súc non và ảnh hưởng của khí hậu của thời tiết gây nên ỉa chảy ở gia súc non, trong đó có ỉa chảy ở lợn. Năm 1939, Maningo nghiên cứu về bệnh đã cho rằng nguyên nhân gây ra bệnh phân trắng lợn con là do thiếu khoáng và vitamin. Năm 1964, Samdrs, Stervens, Saika ở Anh đã xác định ở lợn hai tuần tuổi đều thấy co E.coli trong mẫu phân. Ở Cộng hoà dân chủ đức đã khẳng định kháng nguyên K88 đóng vai trò quan trọng trong nguyên nhân gây bệnh phân trắng lợn con. 2.2. Đặc điểm sinh lý của cơ thể lợn con Ở lợn con, do cấu tạo cũng như chức năng của các cơ quan bộ phận cơ thể đặc biệt là hệ tiêu hoá chưa hoàn chỉnh. Do đó môi trường ngoại cảnh có ảnh hưởng rất lớn đến cơ thể vật nuôi và vật nuôi chịu tác động mạnh mẽ của điều kiện ngoại cảnh và cùng với vi sinh vật có trong đường tiêu hoá như E.coli, salmonella, protzoa…nhân cơ hội này đã phát triển mạnh mẽ trong ruột của lợn con. Vì vậy, đã làm mất sự cân bằng giữa vi sinh vât có lợi và vi sinh vật có hại, khi sức đề kháng của con vật giảm đã tạo điều kiện cho vi sinh vật có hại phát triển mạnh mẽ đẻ gây bệnh. Tuy nhiên tự bản thân nó không gây ra được bệnh, chỉ khi môi trường thay đổi là các vi sinh vật có hại ở đường ruột nhân cơ hội này phát triển làm con vật ỉa chảy nặng. Các yếu tố liên quan gián tiếp là khí hậu, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng, khẩu phần thức ăn thay đổi đột ngột làm mất cân bằng trong cơ thể, quá trình tiêu hoá bị rối loạn dẫn đến quá trình loạn khuẩn trong đương tiêu hoá. Đây Là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn có hại phát triển mạnh cả về số lượng cũng như độc lực gây bệnh. 2.2.1. Đặc điểm tiêu hoá của gia súc non. Cơ quan tiêu hoá của lợn con phát triển nhanh nhưng chưa hoàn thiện. Phát triển nhanh thể hiện sự tăng lên về dung tích dạ dày, ruột non và ruột già. Nhưng cơ quan tiêu hoá của lợn con chưa được hoàn thiện là do một số mem tiêu hoá thức ăn chưa có hoạt tính mạnh, nhất là ở ba tuần tuổi đầu. Lúc đầu ở dạ dày có nồng độ ion H + rất thấp, thậm chí không có , khả năng diệt trùng rất thấp, sau một thời gian bú sữa mẹ làm nồng độ HCL bắt đầu tăng lên. Các tuyến tiêu hoá dần dần được phát triển và khả năng tiêu hoá tốt hơn. Nhìn chung bộ máy tiêu hoá của lợn con biến đổi theo tuổi, còn ở giai đoạn lợn con theo mẹ độ PH rất thấp ở dạ dày (Trần Cừ 1972) 2tuần tuổi: PH =2,82 9tuần tuổi :PH=4,96 Theo Đào Trọng Đạt, Lê Ngọc Mỹ, Phan Thanh Phương, Huỳnh Văn Kháng (1996), lợn con trên 14-16 ngày tuổi tình trạng thiếu axit HCL tự do trong dạ dày không còn là sự cần thiết cho sinh lý bình thường nữa. Do đó việc tập cho lợn con ăn sớm, đặc biệt là việc cai sữa sớm đã rút ngắn được giai đoạn thiếu HCL, hoạt hoá hoạt động miễn dịch, tăng khả năng đáp ứng miễn dịch của cơ thể. 2.2.2. Hệ vi sinh vật đường ruột ở gia súc non * Nhóm vi khuẩn định cư vĩnh viễn bao gồm: Eshcherichia coli, salmonella, shigella, klebsiella, proteus,…trong đó chủ yếu là nhóm vi khuẩn đường ruột “enterobacteriaceae”. Enterobacteriaceae: là một họ vi khuẩn bao gồm các trực khuẩn Gram âm, sống trong đường tiêu hoá của người và gia súc, tồn tại trong phân giác, trong đất và thực vật. Enterobacteriaceae đại diện có: E. coli, Samonella, shigella, klebsiella, proteus. Escherichia(E. coli): vi khuẩn luôn tồn tại trong đường tiêu hoá của người và gia súc, gia cầm. Đây là loại vi khuẩn phổ biến có mặt ở mọi nơi. Khi có điều kiện thuận lợi thì trong cơ thể các chủng E.coli trở nên cường độc gây bệnh cho gia súc gia cầm. Cấu trúc kháng nguyên của E.coli rất phức tạp, có đủ ba loại kháng nguyên. Dựa vào cấu trúc kháng nguyên người ta xác định được 170 kháng nguyên: 80 kháng nguyên K, 56 kháng nguyên H và một số quyết định kháng nguyên F. Bệnh lợn con ỉa phân trắng do serotyp O 78 ,K 88 gây ra ở lợn con thường làm chết lợn ở 1 tuần tuổi và 2 tuần tuổi, do E.coli vào trong cơ thể gây tiêu chảy và bại huyết. -Salmonella (Sal): ở điều kiện thường Salmonella không gây bệnh mà có vai trò góp phần giữ cân bằng hệ vi sinh vật đường tiêu hoá. Khi sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút, vi khuẩn xâm nhập vào một số cơ quan nội tạng và gây bệnh. Cấu tạo kháng nguyên của Salmonella hết sức phức tạp bao gồm ba loại: kháng nguyên H, kháng nguyên K, kháng nguyên O. -Salmonella có hai loại độc tố: nội độc tố và ngoại độc tố. Trong đó nội độc tố là độc tố nguy hiểm, gây độc thần kinh, hôn mê, co giật, gây phù và hoại tử ruột. -Kbsiella: là vi khuẩn không di động, không hình thành nha bào, thường sinh giáp mô. Vi khuẩn Klebsiella có ba loại kháng nguyên: kháng nguyên K, kháng nguyên O dạng S, kháng nguyên O dạng R. -Proteus: thường kí sinh trong đường ruột, bình thường với số lượng ít không gây bệnh. Nhưng khi có các yếu tố bất lợi tác động vào cơ thể làm cho sức đề kháng của cơ thể giảm thì vi khuẩn trỗi dậy gây bệnh và gây tổn thương tại nơi cư trú. -Shigella: không có khả năng di động, cư trú tại ruột già, là một trong những tác nhân gây viêm dạ dày-ruột. Lợn con theo mẹ thích ứng kém với môi trường: hệ thống miễn dịch chưa phát triển, hệ thống enzim tiêu hoá chưa hoàn chỉnh, dự trữ năng lượng cơ thể rất ít, thiếu sắt, điều hoà thân nhiệt kém. 2.2.3. Đặc điểm thích nghi ở lợn con * Hệ thống miễn dịch chưa phát triển: lợn con sơ sinh nhận từ sữa đầu một lượng kháng thể đặc hiệu (IgG) có hiệu quả trong 10 ngày đầu. Nhưng sự hấp thu Immuglobin của sữa đầu cũng giảm nhanh trong vòng 24 giờ sau khi sinh. Do đó tất cả các tác nhân, yếu tố hạn chế bú sữa đầu đều làm tăng tỷ lệ nhiễm bệnh, tỷ lệ tử vong sau khi sinh Miễn dịch chủ động được thực hiện bắt đầu từ 3 tuần tuổi. * Hệ thống enzim tiêu hoá chưa hoàn chỉnh: Ở lợn 15-21 ngày hệ thống enzim chỉ thích ứng cho tiêu hoá sữa (chimozin, chimotripsin cho tiêu hoá protein sữa, lipaza cho lipid và lactoz). Bắt đầu từ 3 tuần tuổi, hoạt tính enzim tiêu hoá. Vì vậy, việc cho lợn con tập ăn sớm sẽ kích thích sự phát triển đầy đủ các loại enzim tiêu hoá. Dự trữ năng lượng rất ít: khi mới sinh, cơ thể lợn con chứa 80% nước và 20% chỉ có lipid, còn ở 3 tuần có 65% là nước và 12% là lipid. Ngoài chất dự trữ là lipid cơ thể cồn có glycogen. Tổng năng lượng dự trữ (lipid + glycogen) khoảng 1000-2000Kcal, chỉ tương đương với 1 lít sữa, năng lượng này chỉ đủ cho lợn sống khoảng 2 ngày. Do đó đòi hỏi phải đảm bảo cho lợn con bú sữa sớm và giữ ấm cho lợn con. Vì năng lượng và các chất dinh dưỡng thu được đều được sử dụng vào việc cấu tạo cơ thể. Có thể nói con vật giai đoạn này rất dễ bị mắc bệnh. Thiếu sắt: thiếu sắt dẫn tới thiếu máu do hàm lượng Hb ( hemoglobin ) dẫn tới hạn chế khả năng sản sinh kháng thể. Hàm lượng huyết sắc tố trong máu của các loài gia súc khác nhau là khác nhau, và ngay trong cùng một giống thì hàm lượng cũng thay đổi. Ngoài ra gia súc ở độ tuổi khác nhau thì số lượng hemoglobin cũng thay đổi. Qua nghiên cứu cho thấy số lượng hồng cầu và hàm lượng hemoglobin thấp ở lợn con sơ sinh, sau đó tăng ở lợn 1-2 tháng tuổi, rồi lại giảm dần và ổn định ở lứa tuổi trưởng thành (Trần Cừ, Cù Xuân Dần 1979). Trong điều kiện nóng ẩm thì hàm lượng Hemoglobin cũng tăng lên điều đó liên quan đến sự phân bố máu và tác dụng kích thích của nhiệt độ, ánh sáng mặt trời đến cơ quan tạo máu. Hàm lượng hemoglobin còn phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng và tình trạng sức khoẻ. Dự trữ sắt lúc mới sinh rất ít (60-70mg ở gan), trong khi đó nhu cầu của cơ thể lợn tới 6-7mg/ngày, mà lượng sắt ở sữa chỉ có 1mg/ngày/con. Điều đó cho thấy lợn con thiếu sắt, nhất là sau cai sữa. Do vậy việc bổ sung sắt là việc làm rất cần thiết trong chăn nuôi lợn nhằm tăng trọng nhanh, hạn chế bệnh lợn con phân trắng. 2.2.4. Đặc điểm về khả năng đáp ứng miễn dịch của lợn con Phản ứng miễn dịch của cơ thể là khả năng phản ứng của cơ thể đối với các chất lạ khi xâm nhập vào cơ thể. Các chất lạ có thể là mầm bệnh, các mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể gia súc non tương đối dễ dàng do các cơ quan bảo vệ cơ thể phát triển chưa hoàn chỉnh. Trong hệ thống tiêu hoá của lợn con lượng enzim và lượng HCl tiết ra chưa đủ để đáp ứng cho quá trình tiêu hoá, gây rối loạn trao đổi chất, hấp thu dinh dưỡng kém. Do vậy, các mầm bệnh như E.coli, Samonella, dễ dàng xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hoá và gây bệnh. Ở lợn con, các yếu tố miễn dịch như bổ thể, profecdin và lysozin được tổng hợp còn ít, khả năng thực bào với các thành phần lạ là rất kém. Vì vậy, việc cho lợn con bú sữa đầu là rất cần thiết do trong sữa đầu có chứa nhiều globulin miễn dịch, những chất bảo vệ lợn con mới đẻ chống nhiễm mầm bệnh. Hai giờ sau khi đẻ, lợn con phải được bú sữa đầu để hấp thu được nhiều globulin miễn dịch từ sữa đầu vào máu trong thời gian 24-36 giờ, nhờ đó có đủ kháng thể trong 5 tuần đầu tiên(Trương Lăng,2007 ). 2.3. BỆNH PHÂN TRẮNG LỢN CON Bệnh phân trắng lợn con là một hội chứng tiêu chảy phân trắng ở lợn con đang theo mẹ, đặc biệt từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi. Bệnh xảy ra quanh năm nhưng hay găp nhất khi thời tiết thay đổi: nóng lạnh bất thường, mưa nhiệt độ và độ ẩm cao,…cũng có nhiều nguyên nhân khác rây ra bệnh như bệnh truyền nhiễm, bệnh kỹ sinh trùng, do các yếu tố ngoại cảnh, thức ăn thay đổi đột ngột… Tiêu chảy là biểu hiện lâm sàng của quá trình bệnh lý dặc thù của đường tiêu hóa. Hiện tượng lâm sàng này tùy theo đặc điểm, tính chất diễn biễn, tùy theo độ tuổi nhất định, tùy theo yếu tố được xem là nguyên nhân chính mà nó còn gọi với nhiều tên khác nhau: Bệnh lợn con phân trắng, chứng khó tiêu, tiêu chảy sau cai sữa, chứng rối loan tiêu hóa… [...]... ——— √n-1 với n ≤ 30 PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI CỦA TRANG TRẠI VINH SƠN- VIỆT LONG – SÓC SƠN – HÀ NỘI 4.1.1 Giới thiệu về trại Vinh Sơn Việt Long – Sóc Sơn – Hà Nội Trại lợn Việt Long – Sóc Sơn – Hà Nội nằm trên địa bàn xã Việt Long huyện Sóc Sơn – Hà Nội Xung quanh trại là đồng ruộng cách khu dân cư 2km, tổng diện tích trại là 5ha Trong đó 2ha dùng thả cá, 1,5ha được... lý, chăm sóc, bổ sung nước và chất điện giải là cần thiết để cơ thể bệnh nhanh chóng hồi phục Phần III NỘI DUNG, ĐỐI TƯỢNG, NGUYYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Tôi thực hiện đề tài n y nhằm tiến hành ngiên cứu nội dung sau: -Điều tra tình hình lợn con ỉa phân trắng trên đàn lợn con theo mẹ từ măm 2008-2010 -Tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con theo lứa tuổi của lợn con -Thử... của lợn con -Thử nghiệm và so sánh một số phác đồ điều trị bệnh lợn con phân trắng -Thực hành công tác thú y tại trại 3.2.ĐỐI TƯỢNG VÀ NGUYÊN LIỆU NGHIÊN CỨU 3.2.1 Đối tượng Lợn con theo mẹ từ 1-21 ng y tuổi ở trại Việt Long- Sóc Sơn- Hà Nội 3.2.2 Nguyên liệu Trong thời gian thực tập chúng tôi sử dụng một số kháng sinh và thuốc bổ trợ sức trợ lực theo y u cầu đề tài a/Biocolistin *Thành phần: trong 100ml... bệnh luôn được chú trọng nhưng vẫn còn một tỷ lệ nhất định mắc một số bệnh truyền nhiễm Trong quá trình thực tập ở trại, chúng tôi đã điều tra về thiệt hại do bệnh truyền nhiễm g y ra trên đàn lợn nuôi tại trại Vinh Sơn _Việt Long – Sóc Sơn – Hà Nội trong 3 năm 200 8– 2010, kết quả điều tra thiệt hại do một số bệnh truyền nhiễm trên đàn lợn từ 2008 - 2010 được chúng tôi trình b y ở bảng 4.5 cho th y. .. Triệu chứng – bệnh tích *Triệu chứng Bệnh thường s y ra ở lợn con, có con mắc rất sớm, ngay sau khi 2-3 giờ và mắc muộn nhất khi lợn con được 21 ngay tuổi Lợn con mắc bệnh đa số thân nhiệt không tăng, nếu tăng thì sau 2-3 ng y là hạ, cũng có con thi thân nhiệt hạ xuống do ỉa ch y mất nhiều nước Lợn con mắc bệnh trong 1-2 ng y đầu lợn con vẫn bú và ch y nh y như thường sau đó con vật ít bú dần và ngừng... cao Bệnh lợn con ỉa phân trắng là một hội chứng lâm sàng rất đa dạng, đặc điểm là viêm dạ d y ruột ỉa ch y và g y sút nhanh Bệnh thường s y ra đối với lợn con sau khi sinh đến 45 ng y tuổi, và chủ y u là giai đoạn lợn con theo mẹ từ 121 ng y tuổi Giai đoạn n y lợn con có sức đề kháng kém, dinh dưỡng phụ thuộc hoàn toàn vào bũ sữa mẹ, thân nhiệt lợn con phụ thuộc nhiều vào y u tố chăm sóc, quản lý và điều. .. của trại ) 90 4.54 4.3 KẾT QUẢ ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH MẮC BỆNH PHÂN TRẮNG LỢN CON TỪ NĂM 2008 – 2010 Trong ngành chăn nuoi lợn, bệnh phân trắng lợn con đã và đang g y những thiết hại nghiêm trọng cho người chăn nuôi Đã có nhiều hướng nghiên cứu về bệnh nhằm tìm ra biện pháp khống chế và làm giảm thiệt hại do bệnh g y ra Trong thời gian thực tập, chúng tôi đã theo dõi bệnh phân trắng lợn con Kết quả điều tra. .. Farrowsure B S y thai, khô thai 3 (nguồn thống kê của trại ) Nhìn chung vacxin phòng bệnh của trại chủ y u là vacxin ngoại (trừ vacxin dịch tả lợn, phó thương hàn dùng cho lợn con) , do mức độ bảo hộ của vacxin cao, lịch tiêm phòng chặt chẽ nên các bệnh truyền nhiễm ít x y ra 4.2 KẾT QUẢ ĐIỀU TRA THIỆT HẠI DO BỆNH TRUYỀN NHIỄM G Y RA CHO ĐÀN LỢN TẠI TRẠI VINH SƠN_ VIỆT LONG – SÓC SƠN – HÀ NỘI Mặc dù, vấn... quả điều tra tình hình mắc bệnh, tỷ lệ chết do mắc bệnh phân trắng lợn con từ năm 2008 – 2010 được trình b y ở bảng 4.6 Qua bảng 4.6 ta th y trên các đàn lợn nuôi tại trại, bệnh phân trắng lợn con thường xuyên mắc với tỷ lệ cao Trong 3 năm 2008 – 2010 tỷ lệ đàn mắc là rất cao, năm 2008 tỷ lệ mắc là 47.37%, tỷ lệ chết là 4.32%, năm 2009 tỷ lệ mắc là 45.2%, tỷ lệ chết là 4.61%, 2010 tỷ lệ mắc là 56.13%,... tỷ lệ mắc bệnh lợn con phân trắng theo lứa tuổi Chúng tôi tiến hành trên những đàn lợn con đồng đều, cùng thời điêm sinh, cùng lứa đẻ, giống nhau về chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng và theo dõi ở 3 giai đoạn: 1,2,3 tuần tuổi 3.3.4 Xác định tỷ lệ mắc bệnh lợn con phân trắng đang theo mẹ Chúng tôi tiến hành trên những đàn lợn con đồng đều, cùng thời điểm sinh ra, cùng lứa đẻ, giông nhau về chế độ chăm sóc, . lợn con phân trắng ở đàn lợn con theo mẹ và thực hành thú y tại trại Vinh Sơn_ Việt Long – Sóc Sơn – Hà Nội . 1.2 MỤC ĐÍCH -Điều tra tình hình mắc bệnh lợn con ỉa phân trắng của trại lợn. NGHIỆP VIỆT NAM khoa *** kho¸ luËn tèt nghiÖp Đề tài: “ Điều tra tình hình mắc bệnh lợn con phân trắng ở đàn lợn con theo mẹ và thực hành thú y tại trại Vinh Sơn_ Việt Long – Sóc Sơn – Hà Nội Người. suis g y tiêu ch y ở lợn con. Ở nước ta cho đến nay chưa có tài liệu nào công bó tác nhân g y bệnh phân trắng lợn con theo hướng visrut. 2.3.2. Cơ chế sinh bệnh Lợn con theo mẹ dưới 21 ng y tuổi

Ngày đăng: 18/12/2014, 10:20

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Phần I

  • MỞ ĐẦU

  • 1.1ĐẶT VẤN ĐỀ

  • 1.2 MỤC ĐÍCH

  • Phần II

  • TỔNG QUAN TÀI LIỆU

  • 2.1. NHỮNG NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC

  • 2.1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước

  • 2.1.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới

  • 2.2. Đặc điểm sinh lý của cơ thể lợn con

  • 2.2.1. Đặc điểm tiêu hoá của gia súc non.

  • 2.2.2. Hệ vi sinh vật đường ruột ở gia súc non

  • 2.2.3. Đặc điểm thích nghi ở lợn con

  • 2.2.4. Đặc điểm về khả năng đáp ứng miễn dịch của lợn con

  • 2.3. BỆNH PHÂN TRẮNG LỢN CON

  • 2.3.1 NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH

  • 2.3.2. Cơ chế sinh bệnh

  • 2.3.3. Triệu chứng – bệnh tích

  • 2.3.4 Biện pháp phòng trị

  • Phần III

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan