luận án về quá trình nghiện cứu ở các lại cây (đặc biệt trong lâm nghiệp) và các phương pháp canh tác và kỹ thuật lâm sinh

25 492 0
luận án về quá trình nghiện cứu ở các lại cây (đặc biệt trong lâm nghiệp) và các phương pháp canh tác và kỹ thuật lâm sinh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi tiến hành đề tài: “Điều tra đánh giá sinh trưởng của loài cây Keo lai (Acacia mangium x Acacia auriculiformis) trồng tại huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng”. Để làm cơ sở xây dựng mô hình sản lượng trong việc trồng rừng nguyên liệu trong những năm tới. 1.2. Mục đích nghiên cứu Cung cấp thêm những thông tin về sinh trưởng và tính thích nghi của cây Keo lai trồng tại huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng. Làm cơ sở đề xuất được một số biện pháp kỹ thuật cũng như dự báo sản lượng rừng, phục vụ công tác trồng rừng nguyên liệu cho địa phương. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá được tình hình sinh trưởng của rừng Keo lai theo tuổi tại huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng. Phân tích được quy luật kết cấu, tương quan của lâm phần Keo lai. Tìm hiểu được một số biện pháp kỹ thuật canh tác ảnh hưởng đến sinh trưởng và tăng trưởng của rừng. Đề xuất một số giải pháp áp dụng nhằm nâng cao hiệu quả trồng rừng thâm canh hiện nay 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu Rừng trồng Keo lai (Acacia mangium x Acacia auriculiformis) thuần loài, trồng từ 46 năm tuổi. 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài triển khai trên địa bàn huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng. Chỉ nghiên cứu những lâm phần trồng thuần loài, đã có sự cạnh tranh về không gian dinh dưỡng. Kết quả nghiên sinh trưởng tại thời điểm điều tra mà chưa đi sâu nghiên cứu biến động sinh trưởng theo tuổi. 1.5. Ý nghĩa đề tài 1.5.1. Ý nghĩa học tập và nghiên cứu Giúp học viên hiểu biết thêm về các kiến thức điều tra ngoài thực tế, nâng cao kiến thức cả về lý thuyết và thực hành. Từ đó nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật làm tiền đề cho mỗi học viên khi ra trường có kiến thức vững vàng áp dụng vào công tác khi tốt nghiệp ra trường. 1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn sản xuất Kết quả nghiên cứu làm cơ sở để đề xuất những giải pháp kỹ thuật tối ưu nhằm nâng cao năng suất của rừng trồng Keo lai tại huyện Hòa An nói riêng và tỉnh Cao Bằng nói chung. ...................... NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Nội dung nghiên cứu Nội dung 1. Điều tra tình hình sinh trưởng của rừng trồng Keo lai + Tốc độ tăng trưởng đường kính bình quân lâm phần theo tuổi. + Tốc độ tăng trưởng chiều cao bình quân lâm phần theo tuổi. + Tốc độ tăng trưởng trữ lượng bình quân lâm phần theo tuổi. Nội dung 2. Phân tích một số quy luật kết cấu và tương quan lâm phần Keo lai tại Hòa An, Cao Bằng: + Quy luật kết cấu lâm phần (ND; NH; NV ….) + Quy luật tương quan (HD; VD; MG….). Nội dung 3. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh áp dụng trong trồng rừng của địa phương và một số nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng. Nội dung 4. Đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác trồng cây Keo lai nguyên liệu tại huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng.

- 1 - MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Với tình hình phát triển kinh tế - xã hội như hiện nay, nhu cầu gỗ cho xây dựng và các nhu cầu khác trên thị trường nội địa cũng được dự báo sẽ liên tục tăng. Để đáp ứng nhu cầu sử dụng gỗ ngày càng tăng của xã hội và hướng công nghiệp chế biến gỗ đến sự phát triển bền vững thì trồng rừng thâm canh là biện pháp được các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp đặt ra từ nhiều năm qua. Trong hơn thập kỷ qua việc trồng rừng kinh tế đã được chú trọng. Những loài cây trồng rừng kinh tế chủ yếu đó là những loài cây nhập nội bởi cho năng suất cao như keo, bạch đàn, cây keo được trồng phổ biến nhất, gồm các loài: Keo lai, Keo tai tượng, Keo lá tràm, đang được phát triển rộng rãi bởi tính ưu việt của nó. Những năm gần đây, việc đưa cây keo lai trồng ở nước ta mang lại hiệu quả kinh tế cao đã mở ra hướng phát triển kinh tế cho người người dân. Cây keo lai được đưa vào trồng vừa rút ngắn chu kỳ kinh doanh, vừa cho hiệu quả kinh tế cao, cải thiện môi trường tốt. Hiện nay cây Keo lai đã và đang được nhân giống theo nhiều phương pháp. Các nhà khoa học Việt Nam đã nhân được nhiều dòng khác nhau bao gồm giống quốc gia và giống tiến bộ kỹ thuật. Tuy nhiên khi đưa các dòng giống vào sản xuất cần được khảo nghiệm trên từng địa phương hoặc các điều kiện lập địa khác nhau. Trong những năm gần đây diện tích trồng rừng cây Keo lai tại huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng ngày càng được mở rộng nhằm cung cấp nguyên liệu cho Nhà máy ván ép, ván dăm, gỗ bóc, Xưởng chế biến gỗ, sử dụng phục vụ cho đời sống sinh hoạt của người dân. Tuy nhiên việc dánh giá khả năng sinh trưởng làm cơ sở khoa học cho việc xác định biện pháp kỹ thuật tác động cũng như dự báo sản lượng của rừng là cần thiết. Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi tiến hành đề tài: “Điều tra đánh giá sinh trưởng của loài cây Keo lai (Acacia mangium x Acacia auriculiformis) - 2 - trồng tại huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng”. Để làm cơ sở xây dựng mô hình sản lượng trong việc trồng rừng nguyên liệu trong những năm tới. 1.2. Mục đích nghiên cứu Cung cấp thêm những thông tin về sinh trưởng và tính thích nghi của cây Keo lai trồng tại huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng. Làm cơ sở đề xuất được một số biện pháp kỹ thuật cũng như dự báo sản lượng rừng, phục vụ công tác trồng rừng nguyên liệu cho địa phương. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá được tình hình sinh trưởng của rừng Keo lai theo tuổi tại huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng. - Phân tích được quy luật kết cấu, tương quan của lâm phần Keo lai. - Tìm hiểu được một số biện pháp kỹ thuật canh tác ảnh hưởng đến sinh trưởng và tăng trưởng của rừng. - Đề xuất một số giải pháp áp dụng nhằm nâng cao hiệu quả trồng rừng thâm canh hiện nay 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu Rừng trồng Keo lai (Acacia mangium x Acacia auriculiformis) thuần loài, trồng từ 4-6 năm tuổi. 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài triển khai trên địa bàn huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng. Chỉ nghiên cứu những lâm phần trồng thuần loài, đã có sự cạnh tranh về không gian dinh dưỡng. Kết quả nghiên sinh trưởng tại thời điểm điều tra mà chưa đi sâu nghiên cứu biến động sinh trưởng theo tuổi. 1.5. Ý nghĩa đề tài 1.5.1. Ý nghĩa học tập và nghiên cứu Giúp học viên hiểu biết thêm về các kiến thức điều tra ngoài thực tế, nâng - 3 - cao kiến thức cả về lý thuyết và thực hành. Từ đó nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật làm tiền đề cho mỗi học viên khi ra trường có kiến thức vững vàng áp dụng vào công tác khi tốt nghiệp ra trường. 1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn sản xuất - Kết quả nghiên cứu làm cơ sở để đề xuất những giải pháp kỹ thuật tối ưu nhằm nâng cao năng suất của rừng trồng Keo lai tại huyện Hòa An nói riêng và tỉnh Cao Bằng nói chung. Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 1.1.1.Tổng quan những vấn đề nghiên cứu trên thế giới 1.1.1.1. Nghiên cứu mô hình sinh trưởng Mô hình sinh trưởng từ những biểu đồ đơn giản nhất cho đến những phần mềm máy tính phức tạp đã và đang là những công cụ quan trọng trong quản lý rừng (Vanclay, 1998; Pote' and Bartelink, 2002). Sinh khối và hấp thụ cacbon có thể được xác định bằng mô hình sinh trưởng. Trên thế giới đã có rất nhiều mô hình sinh trưởng đã được phát triển và không thể tìm hiểu được phương pháp cụ thể của mỗi mô hình. Vì vậy cần phải xác định được những điểm chung để phân loại mô hình (Vanclay, 1998). Rất nhiều tác giả đã cố gắng để phân loại mô hình theo các nhóm khác nhau với những tiêu chuẩn khác nhau (Pote' and Bartelink, 2002). Có thể phân loại mô hình thành các dạng chính sau đây: 1. Mô hình thực nghiệm/thống kê (empirical model) dựa trên những đo đếm của sinh trưởng và các điều kiện tự nhiên của thời điểm đo đếm - 4 - mà không xét đến các quá trình sinh lý học. 2. Mô hình động thái (process model), mô hình sinh lý học mô tả đầy đủ các cơ chế hóa sinh, lý sinh trong hệ sinh thái và sinh vật (Constable and Friend, 2000). 3. Mô hình hỗn hợp (hybrid/mixed model), kết hợp phương pháp xây dựng hai loại mô hình trên đây để xây dựng mô hình hỗn hợp. Mô hình thực nghiệm đòi hỏi ít tham số (biến số) và có thể dễ dàng mô phỏng sự đa dạng về quản lý cũng như xử lý lâm sinh, nó là công cụ định lượng sử dụng có hiệu quả và phù hợp trong quản lý và lập kế hoạch quản lý rừng (Landsberg and Gower, 1997; Vanclay and Skovsgaard, 1997; Vanclay, 1998). Phương pháp này có thể phù hợp để dự đoán sản lượng ngắn hạn trong khoảng thời gian mà các điều kiện tự nhiên cho sinh trưởng của rừng được thu thập số liệu tạo nên mô hình vẫn chưa thay đổi lớn. Mô hình thực nghiệm thường được thể hiện bằng các phương trình quan hệ hoặc phương trình sinh trưởng dựa trên số liệu sinh trưởng đo đếm thực nghiệm mà thông thường không xét đến ảnh hưởng trực tiếp của các yếu tố môi trường, vì các ảnh hưởng này được coi như đã được tích hợp vào sinh trưởng của cây. Đối với mô hình thực nghiệm, các phương trình sinh trưởng và biểu sản lượng có thể phát triển thành một biểu sản lượng sinh khối hoặc cacbon tương ứng. Tuy nhiên, mô hình sinh trưởng thực nghiệm không đầy đủ. Chúng không thể sử dụng để xác định hệ quả của những thay đổi của điều kiện môi trường đến hệ sinh thái và cây như sự tăng lên của nồng độ khí nhà kính, nhiệt độ, hoặc chế độ nước… (Landsberg and Gower, 1997; Peng et al, 2002). Mô hình động thái mô phỏng quá trình sinh trưởng, với đầu vào là các yếu tố cơ bản của sinh trưởng như ánh sáng, nhiệt độ, dinh dưỡng đất…, mô hình hóa quá trình quang hợp, hô hấp và sự phân phát những sản phẩm của các quá trình này trên rễ, thân và lá (Landsberg and Gower, 1997; Vanclay, - 5 - 1998). Nó còn gọi là mô hình cơ giới (mechanistic model) hay mô hình sinh lý học (physiological model). Mô hình động thái phức tạp hơn rất nhiều so với mô hình thực nghiệm nhưng có thể sử dụng để khám phá hệ quả của sự thay đổi môi trường đến hệ sinh thái, sinh vật (Dixon et al, 1990; Landsberg and Gower, 1997). Tuy nhiên, mô hình động thái cần một số lượng lớn các tham số (biến số) đầu vào, nhiều tham số lại không dễ đo, cần thời gian dài để đo và/hoặc không thể đo được với cá điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật ở các nước đang phát triển (vd. Mô hình nổi tiếng CENTURY mô phỏng động thái cacbon trong hệ sinh thái rừng và nông lâm kết hợp cần tới hơn 600 tham số đầu vào (Ponce-Hernandez, 2004). Hiện nay trên thế giới đã có rất nhiều mô hình động thái hay mô hình hỗn hợp được xây dựng để mô phỏng quá trình phát triển của hệ sinh thái rừng như BIOMASS, ProMod, 3 PG, Gen WTO, CO 2 Fix, CENTURY… (Landsberg and Gower, 1997; Snowdon et al, 2000; Schelhaas et al, 2001). Trong trường hợp không đủ số liệu đầu vào thu thập được từ các quá trình tự nhiên của hệ sinh thái và cây, để sử dụng các mô hình này, người ta phải sử dụng hàng loạt các giả định (assumptions), chính vì vậy tính chính xác của mô hình phụ thuộc rất nhiều vào các sự phù hợp của các giả định này đối với đối tượng nghiên cứu. 1.1.1.2. Về sinh trưởng Pinso và Nasi (1991), đánh giá Keo lai tại Sabah một cách tổng hợp thấy cây lai có ưu thế lai và ưu thế lai này có thể chịu sự ảnh hưởng của cả yếu tố di truyền lẫn điều kiện lập địa. Họ cũng đánh giá được sinh trưởng của cây Keo lai tự nhiên đời F 1 tốt hơn xuất xứ Sabah của Keo tai tượng, song kém hơn xuất xứ ngoại lai như Oriomo (Papua New Guinea) hoặc Claudie River (Queesland, Australia), còn sinh trưởng của những cây đời F 2 trở đi mặc dầu có một số cây có khá hơn nhưng không đồng đều so với trị số trung bình - 6 - và còn kém hơn cả Keo tai tượng. Khảo sát của Cyril Pinso từ năm 1991 đã cho thấy Keo lai có rất nhiều đặc trưng nổi bật so với bố mẹ là nó sinh trưởng nhanh, thân có độ thẳng trung gian giữa hai loài bố và mẹ, chất lượng gỗ tốt hơn so với loài A.mangium. Pinso và Nasi (1991), đánh giá chỉ tiêu chất lượng của cây Keo lai thấy rằng độ thẳng thân, đoạn thân dưới cành, độ tròn đều của thân, ở cây Keo lai đều tốt hơn 2 loài keo bố mẹ và cho rằng Keo lai rất phù hợp cho trồng rừng thương mại. Cây Keo lai còn có ưu điểm là có đỉnh ngọn sinh trưởng tốt, thân cây đơn trục và tỉa cành tự nhiên tốt (Pinyopusarerk, 1990). 1.1.1.3. Về lập địa trồng rừng Keo lai có thể tìm thấy ở tất cả các lập địa trồng A.mangium và sinh trởng tốt trong nhiều trường hợp, tác giả cho rằng Keo lai có yêu cầu lập địa tương tự như A.mangium, Theo Cyrin (1977). 1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam 1.1.2.1. Nghiên cứu về cấu trúc rừng Trong thời gian qua, nghiên cứu về cấu trúc rừng là một trong những nội dung quan trọng nhằm đề xuất các giải pháp kỹ thuật phù hợp. Tuy nhiên, cấu trúc rừng là một vấn đề có nội dung phong phú và đa dạng, cho nên chỉ những đặc trưng cấu trúc có liên quan đến đề tài mới được đề cập đến. Những đặc điểm cấu trúc của các thảm thực vật rừng miền Bắc Việt Nam trên cơ sở kết quả điều tra tổng quát về tình hình rừng miền Bắc Việt Nam từ năm 1961 đến năm 1965 đã được chỉ ra bởi Trần Ngũ Phương (1970). Nhân tố cấu trúc đầu tiên được nghiên cứu là tổ thành và thông qua đó một số quy luật phát triển của các hệ sinh thái rừng được phát hiện và ứng dụng vào thực tiễn sản xuất. Do có sự hỗ trợ của các phần mềm tính toán nên những năm gần đây có - 7 - rất nhiều công trình nghiên cứu định lượng về cấu trúc rừng, nổi bật là các công trình của các tác giả sau: Đồng Sỹ Hiền (1974) dùng hàm Meyer và hệ đường cong Poisson để nắn phân bố thực nghiệm số cây theo cỡ kính cho rừng tự nhiên làm cơ sở cho việc lập biểu độ thon cây đứng ở Việt Nam. Sử dụng hàm phân bố giảm, phân bố khoảng cách để biểu diễn cấu trúc rừng thứ sinh và áp dụng quá trình Poisson vào nghiên cứu cấu trúc quần thể rừng của Nguyễn Hải Tuất (1975), Trong thời gian qua, việc nghiên cứu cấu trúc rừng ở nước ta đã có những bước phát triển nhanh chóng và có nhiều đóng góp nhằm nâng cao hiểu biết về rừng, nâng cao hiệu quả trong nghiên cứu cũng như sản xuất kinh doanh rừng. Tuy nhiên, các nghiên cứu về cấu trúc rừng gần đây thường thiên về việc mô hình hoá các quy luật kết cấu lâm phần và việc đề xuất các biện pháp kỹ thuật tác động vào rừng thường thiếu yếu tố sinh thái nên chưa thực sự đáp ứng mục tiêu kinh doanh rừng ổn định lâu dài. Bản chất của các biện pháp kỹ thuật lâm sinh là giải quyết những mâu thuẫn sinh thái phát sinh trong quá trình sống giữa các cây rừng và giữa cây rừng với môi trường. Vì vậy, để đề xuất được các biện pháp kỹ thuật lâm sinh chính xác, đòi hỏi phải nghiên cứu cấu trúc rừng một cách đầy đủ và phải đứng trên quan điểm tổng hợp về sinh thái học, lâm học và sản lượng. 1.1.2.2. Những nghiên cứu về sinh trưởng So sánh cây Keo tai tượng với cây Keo lai, thì Keo lai có tỷ trọng gỗ lớn hơn 13,2 - 23,5% trong lúc thể thể tích của nó lại lớn hơn Keo tai tượng rất nhiều nên khối lượng gỗ lại càng lớn hơn Keo tai tượng. Còn so với Keo lá tràm tại Đông Nam bộ thì tỷ trọng gỗ tuy kém (15,9%) song thể tích lại lớn hơn nhiều nên khối lượng gỗ của nó vẫn lớn hơn hẳn Keo lá tràm, theo Lê Đình Khả và cộng sự (1997). Một số nghiên cứu về khả năng sinh trưởng, tính thích nghi của Keo lai - 8 - và tính chất gỗ, tác dụng cải tạo độ phì của đất cho thấy với chu kỳ kinh doanh ngắn (7-8 năm) Keo lai đã mang lại hiệu quả kinh tế cao về giá trị kinh tế và sinh thái môi trường. Năng suất bình quân năm đạt từ 20-25 m 3 /ha/năm cao gấp hơn 3 lần so với Bạch đàn Uro, Keo tai tượng năng suất bình quân chỉ đạt 6-8 m 3 /ha/năm. Hiện nay đã có trên 25 tỉnh, thành phố trên cả nước đã và đang trồng Keo lai với diện tích hàng chục ngàn ha. Nghiên cứu của Viên Ngọc Nam, Hồng Nhật (2005) về sinh khối cây Keo lai trồng tại một số tỉnh phía Nam nước ta cho thấy sinh khối Keo lai trồng đạt 46,69-52,11 tấn/ha ở tuổi 5, sinh khối tăng trung bình hàng năm là 9,34 tấn/ha/năm và 82,22-19,68 tấn/ha/năm đối với rừng 7 tuổi, lượng sinh khối tăng trung bình hàng năm 16,44 tấn/ha/năm. Nghiên cứu này đã sử dụng hàm tuyến tính có dạng log (W) = log(a) + log(D1,3) để mô tả tương quan sinh khối các bộ phận của cây với đường kính (D1,3). 1.1.2.3. Về lập địa và kỹ thuật trồng Đề xuất của Trần Quang Việt và cộng sự (2001) về trồng Keo lai cho cả 9 vùng sinh thái có lượng mưa từ 1.500-2.500mm, độ cao so mặt biển 30- 1.000m trên các loại đất Fv, Fs, Fa, FHk, Fhv, FHs, trên đất trống quá thoái hoá với phương thức trồng thuần loại. Nghiên cứu của Đỗ Đình Sâm và cộng sự (2001) kết quả cho thấy để nâng cao năng suất rừng Keo lai, việc bón phân khoáng với phân vi sinh cho thể tích cây tăng so với đối chứng, sau đó là kết hợp bón supe lân với phân vi sinh hoặc NPK với than bùn. Nghiên cứu Nguyễn Huy Sơn (2004), thực hiện cùng thời gian với nghiên cứu trên nhưng thực hiện tại Cam Lộ, Quảng trị cho thấy mật độ cây trồng Keo lai trong khoảng 1.330-2.550 cây/ha thì mật độ 1.660cây/ha là khá hơn sau 1 năm trồng. Việc bón lót phân NPK kết hợp với phân vi sinh đã cho sinh trưởng Keo lai tốt hơn, trong khi việc tỉa cành ở giai đoạn cây còn nhỏ 1 năm tuổi không mang lại kết quả mong đợi. Theo Phạm Thế Dũng, Nguyễn - 9 - Thanh Bình, Ngô Văn Ngọc (2005) từ kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng của rừng Keo lai 3 tuổi cho thấy nếu trồng rừng Keo lai làm nguyên liệu giấy thì mật độ 1.428 cây/ha là thích hợp, nhưng nếu trồng vừa để lấy gỗ lớn vừa để lấy gỗ nhỏ thì mật độ 1.111 cây/ha là thích hợp. 1.2. Tổng quan khu vực nghiên cứu 1.2.1. Điều kiện tự nhiên 1.2.1.1. Vị trí địa lý Hoà An là một huyện miền núi thuộc tỉnh Cao Bằng, nằm ở vị trí trung tâm của tỉnh và gần bao quanh thành phố Cao Bằng. Có toạ độ địa lý từ 106 0 00 ’ 00 ” đến 106 0 24 ’ 33 ” kinh độ Đông và từ 22 0 30 ’ 33 ” đến 22 0 52 ’ 30 ” vĩ độ Bắc. Ranh giới theo địa giới hành chính có giới hạn: - Phía Bắc giáp các huyện Hà Quảng và Trà Lĩnh; - Phía Nam giáp huyện Thạch An; - Phía Đông giáp các huyện Quảng Uyên và Phục Hòa; - Phía Tây giáp các huyện Nguyên Bình và Thông Nông. Hiện nay, huyện Hòa An có tổng diện tích tự nhiên là 60.710,33 ha, dân số là 53.726 người, chia thành 21 đơn vị hành chính gồm 20 xã và 01 thị trấn. Trung tâm huyện Hòa An là thị trấn Nước Hai, nằm trên tỉnh lộ 203 cách thành phố Cao Bằng 16 km về hướng Tây Bắc. Trên địa bàn huyện, giao thông đường bộ chủ yếu là các tuyến đường huyết mạch trong tỉnh gồm có Quốc lộ 3, Quốc lộ 34, tỉnh lộ 204, tỉnh lộ 203 và nhờ có các tuyến đường này mà Hòa An đã trở thành cầu nối giữa trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Cao Bằng với các huyện, thành phố trong tỉnh, với các tỉnh trong vùng và nước láng giềng Trung Quốc (Hòa An cách cửa khẩu Sóc - 10 - Giang 40 km). Nhìn chung, huyện Hòa An có vị trí tương đối thuận lợi để giao lưu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội với các địa bàn khác trong và ngoài tỉnh và với nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa qua cửa khẩu Sóc Giang. 1.2.1.2. Địa hình Huyện Hòa An có kiến tạo địa hình dạng lòng máng dọc theo sông Bằng theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Độ cao trung bình 350 m so với mực nước biển. Địa hình ở đây chia cắt phức tạp, đại bộ phận có đồi núi thấp xen kẽ địa hình castơ (đá vôi) với các thung lũng sâu, kín và bồn địa giữa núi. Sự phân hóa nền địa hình chia thành 3 dạng chính: địa hình đồi núi đất, địa hình thũng lũng và địa hình núi đá. - Dạng địa hình đồi núi đất: có độ cao trung bình từ 300 - 350 m, phân bố ở các xã phía Bắc, Đông Bắc và phía Nam của huyện. Địa hình có độ dốc thoải ở ven rìa các khối núi, càng tiến vào trong càng dốc. Đất đai phần lớn có độ dốc trên 25 0 xen kẽ có các thung lũng hẹp và chân sườn đồi dốc thoải, có độ dốc dưới 20 0 , dạng địa hình này chiếm khoảng 63% diện tích toàn huyện. - Dạng địa hình thung lũng bồn địa: có độ cao trung bình 140 - 200 m so với mực nước biển, phân bố chủ yếu trên địa bàn 8 xã, thị trấn trung tâm huyện dọc theo 2 bờ sông Bằng. Đây là một bồn địa lớn của tỉnh, được hình thành do sự bồi đắp phù sa của các sông, suối thuộc hệ thống sông Bằng, có địa hình tương đối bằng phẳng và là vùng sản xuất lúa màu tập trung lớn của huyện. Dạng địa hình này chiếm khoảng 17% diện tích toàn huyện. - Dạng địa hình núi đá: có độ cao trung bình từ 350 - 400 m, phân bố chủ yếu ở các xã phía Đông, Đông Bắc và phía Tây của huyện trên địa bàn 6 xã, trong đó tập trung chủ yếu ở 4 xã phía Đông huyện. Dạng địa hình này chủ yếu là các dãy núi đá vôi dốc đứng xen kẽ các thung lũng nhỏ, hẹp. Khả năng khai thác sử dụng đất vào mục đích nông nghiệp bị hạn chế, chỉ có thể [...]... biện pháp kỹ thuật lâm sinh áp dụng trong trồng rừng của địa phương và một số nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng Nội dung 4 Đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác trồng cây Keo lai nguyên liệu tại huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng 2.2 Phương pháp nghiên cứu 2.2.1 Cách tiếp cận Ứng dụng những phương pháp tiên tiến trong điều tra rừng để xác định sinh trưởng và tăng trưởng của rừng Áp dụng phần... Tốc độ tăng trưởng trữ lượng bình quân lâm phần theo tuổi 3 2 Một số quy luật kết cấu và tương quan lâm phần Keo lai tại Hòa An, Cao Bằng + Quy luật kết cấu lâm phần (N/D; N/H; N/V ….) + Quy luật tương quan (H/D; V/D; M/G….) 3 3 Một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh áp dụng trong trồng rừng của địa phương và một số nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng 3.3.1 Một số biện pháp kỹ thuật áp dụng trong trồng Keo... sạch ở Việt Nam, Trung tâm nghiên cứu sinh thái và môi trường rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam 11 Hoàng Xuân Tý (2004), Tiềm năng các dự án CDM trong Lâm nghiệp và thay đổi sử dụng đất (LULUCF), Hội thảo chuyên đề thực hiện cơ chế phát triển sạch (CDM) trong lĩnh vực Lâm nghiệp, Văn phòng dự án CD4 CDM - Vụ Hợp tác Quốc tế, Bộ Tài nguyên và Môi trường 12 Nguyễn Tuấn Dũng (2005), Nghiên cứu sinh. .. tưới - Các hiện tượng thời tiết đặc biệt: trên địa bàn huyện Hòa An còn có một số hiện tượng thời tiết đặc biệt như sau: + Mưa đá: có thể xảy ra vào các tháng 3, 4 và 9, 10 Tuy ít gặp nhưng thường gây thiệt hại lớn cho cây trồng ngắn ngày như rau, thuốc lá, ngô, lúa… + Sương muối: có thể xảy ra trong các tháng 12 và tháng 1 thường đi đôi với rét hại nên gây thiệt hại nặng cho các loại cây trồng và đàn... mềm SPSS 1.3 xử lý số liệu và mô phỏng mô hình sinh trưởng cho lâm phần Kế thừa một số số liệu của các chủ rừng đã theo dõi qua quá trình sinh trưởng của rừng 2.2.2 Phương pháp nghiên cứu hiện trường - Lập ô tiêu chuẩn điển hình cho các điều kiện lập địa khác nhau, địa hình khác nhau, diện tích ô tiêu chuẩn 500 m 2 Số lượng ÔTC lập 45 ô, trong - 18 - đó 36 ô dùng để tính toán và 9 ô dùng để kiểm chứng... chí - 23 - Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, số 12/2004 9 Vũ Tấn Phương (2006), Nghiên cứu trữ lượng carbon thảm tươi và cây bụi: Cơ sở để xác định đường cacbon cơ sở trong dự án trồng rừng/tái trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch ở Việt Nam, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, số 8/2006, tr 81 - 84 10 Ngô Đình Quế và CTV (2005), Nghiên cứu xây dựng các tiêu chí và chỉ tiêu trồng rừng... Tháng 8 năm 2014 quan về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của khu vực nghiên cứu Triển khai các hoạt Điều tra và thu thập mẫu từ Từ tháng 9 - 12/2014 động nghiên cứu tại hiện trường hiện trường, thu thập số liệu Giám định và phân tích Phân tích được các mẫu đã Từ tháng 1 - 3/2015 mẫu thu thập Xử lý nội nghiệp, tổng Xử lý số liệu Từ tháng 4 - 5/2015 hợp các kết quả nghiên cứu Viết luận văn Bản thảo luận. .. trưởng đường kính bình quân lâm phần theo tuổi + Tốc độ tăng trưởng chiều cao bình quân lâm phần theo tuổi + Tốc độ tăng trưởng trữ lượng bình quân lâm phần theo tuổi Nội dung 2 Phân tích một số quy luật kết cấu và tương quan lâm phần Keo lai tại Hòa An, Cao Bằng: + Quy luật kết cấu lâm phần (N/D; N/H; N/V ….) + Quy luật tương quan (H/D; V/D; M/G….) Nội dung 3 Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật lâm. .. các biện pháp kỹ thuật thích hợp để đảm bảo sử dụng đất hiệu quả và bền vững * Thủy văn: Hoà An có nguồn nước khá dồi dào với mạng lưới sông - 13 - suối khá dày song lại phân bố không đều Tại các vùng đồi núi thấp, nhìn chung nguồn nước mặt khá phong phú, đáp ứng đủ nước sinh hoạt và sản xuất, nhưng ở các vùng núi đá vôi rất thiếu nước, nhất là vào mùa khô a Nguồn nước mặt Nguồn nước mặt dùng cho sinh. .. Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng của rừng Keo lai 3 tuổi, Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học năm 2005 15 Hoàng Văn Dưỡng (2000), Nghiên cứu cấu trúc và sản lượng làm cở sở ứng dụng trồng rừng và nuôi dưỡng rừng Keo lá tràm (Acacia auriculiformis A.Cunn ex Benth) điều tra tại một số tỉnh khu vực miền Trung Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Khoa học Nông nghiệp, Trường Đại - 24 - học Lâm nghiệp, . của các biện pháp kỹ thuật lâm sinh là giải quyết những mâu thuẫn sinh thái phát sinh trong quá trình sống giữa các cây rừng và giữa cây rừng với môi trường. Vì vậy, để đề xuất được các biện pháp. số biện pháp kỹ thuật lâm sinh áp dụng trong trồng rừng của địa phương và một số nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng. 3.3.1. Một số biện pháp kỹ thuật áp dụng trong trồng Keo lai tại địa phương 3.3.2 phỏng quá trình sinh trưởng, với đầu vào là các yếu tố cơ bản của sinh trưởng như ánh sáng, nhiệt độ, dinh dưỡng đất…, mô hình hóa quá trình quang hợp, hô hấp và sự phân phát những sản phẩm của các

Ngày đăng: 18/12/2014, 10:18

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu

  • 1.1.1.Tổng quan những vấn đề nghiên cứu trên thế giới

    • 1.1.1.1. Nghiên cứu mô hình sinh trưởng

    • 1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam

    • 1.1.2.2. Những nghiên cứu về sinh trưởng

    • Chương 2

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan