nghiên cứu khả năng cạnh tranh của gốm mỹ nghệ việt nam nhằm đẩy mạnh xuất khẩu

72 207 0
nghiên cứu khả năng cạnh tranh của gốm mỹ nghệ việt nam nhằm đẩy mạnh xuất khẩu

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Gốm mỹ nghệ Việt Nam là một mặt hàng đặc biệt phản ánh văn hóa truyền thống lâu đời của dân tộc Việt Nam. Gốm mỹ nghệ Việt Nam đã được thị trường nước ngoài ưa chuộng, điều đó phản ánhqua kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng cao từ 22,4 triệu USD kim ngạch xuất khẩu năm 1995 đã tăng liên tục và đạt mức 147,5 triệu USD vào năm 2004. Thị trường xuất khẩu củangành gốm mỹ nghệ cũng không ngừng được mở rộng từ chỗ chỉ xuất khẩu theo Nghị định thư vào các thị trường Xã hội Chủ nghĩa trong thời kỳ bao cấp, ngày nay gốm mỹ nghệ Việt Nam đã xuất hiện tại hầu hết các thị trường lớn có yêu cầu cao, như: Hoa Kỳ, Châu Âu, Nhật Bản, các nước Trung Đông và Bắc Mỹ.vv. Nhờ sự phát triển tích cực này đã thu hút đầu tư mở rộng sản xuất một cách mạnh mẽ tại các vùng sản xuất lớn như tại Bát Tràng, Bình Dương, Đồng Nai, Vĩnh Long.vv, và đã tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động.Đẩy mạnh xuất khẩu gốm mỹ nghệ còn có ý nghĩa quan trọng là quảng bá văn hoá truyền thống của Việt Nam trên trường quốc tế và là cầu nối giao lưu văn hoá vớicác dân tộc khác trên thế giới, giúp Việt Nam nhanh chóng hội nhập với các nền kinh tế trong khu vực và thế giới. Tuy nhiên, ngành gốm ViệtNam hiện đang phải cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại được sản xuất bởi các đối thủ cạnh tranh lớn, như: Trung Quốc, là nước có kỹ thuật sản xuất cao và thương hiệu đã được khẳng định, Thái lan, Malaysia, Indonesia vv , là những quốc gia cũng có ngành sản xuất gốm phát triển, đã thâm nhập và thiết lập được mối quan hệ thương mại rộng tại các thị trường lớn như Châu Âu, Hoa Kỳ trước chúng ta khá lâu. Vì vậy, sự phát triển của ngành gốm mỹ nghệ Việt Nam tuy phát triển mạnh nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của đất nước và sự phát triển hiện nay cũng chưa bền vững do những yếu tố bất cập trong nội bộ ngành, hơn nữa chúng ta cũng chưa tạo ra được một dòng gốm mang đậm nét văn hoá Việt Nam để có thể khẳng định mộtthế đứng vững chắc trên thị trường. Là 7 một người có thời gian lâu dài gắn bó với lĩnh vực sản xuất, kinh doanh xuất khẩu gốm mỹ nghệ, tác giả nhận thấy nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là do khả năng cạnh tranh của gốm mỹ nghệ Việt Nam thấp hơn các đối thủ cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu. Do đó, với hoài bão ứng dụng những kiến thức đã tiếp thu từ nhà trường và những kinh nghiệm, hiểu biết quý giá đúc

Ngày đăng: 18/12/2014, 09:58

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan