đánh giá thực trạng chăn nuôi gia cầm trong các nông hộ tại xã hồng thái – huyện phú xuyên – hà nội

71 1.2K 2
đánh giá thực trạng chăn nuôi gia cầm trong các nông hộ tại xã hồng thái – huyện phú xuyên – hà nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Khóa luận tốt nghiệp Phạm Tín Văn – CNTY – K51 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày 10 tháng 08 năm 2014 Sinh viên Phạm Tín Văn Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Khoa Chăn nuôi và NTTS i Khóa luận tốt nghiệp Phạm Tín Văn – CNTY – K51 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các tập thể và cá nhân trong và ngoài trường. Nhân dịp hoàn thành luận văn này, Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với thầy giáo hướng dẫn TS. Vũ Đình Tôn cán bộ giảng dạy khoa Chăn nuôi & Nuôi trồng thủy sản, trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong thời gian thực tập. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Bộ môn Chăn nuôi chuyên khoa và toàn thể các thầy cô giáo khoa Chăn nuôi & Nuôi trồng thủy sản đã quan tâm giúp đỡ tôi trong thời gian vừa qua. Xin cảm ơn ThS. Phan Đăng Thắng và toàn thể cán bộ của Trung tâm nghiên cứu liên nghành phát triển nông thôn đã góp ý và giúp đỡ cho tôi thực hiện đề tài này. Tôi xin được gửi lời cảm ơn tới các cán bộ và nhân dân xã Hồng Thái đã luôn quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện để tôi hoàn thành báo cáo này. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn bè, những người luôn ở bên, giúp đỡ động viên tôi trong suốt quá trình học tập cũng như trong thời gian thực tập tốt nghiệp và hoàn thành khóa luận. Hà Nội, ngày 10 tháng 08 năm 2014 Sinh viên Phạm Tín Văn Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Khoa Chăn nuôi và NTTS ii Khóa luận tốt nghiệp Phạm Tín Văn – CNTY – K51 MỤC LỤC PHẦN I 1 MỞ ĐẦU 1 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1.2. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU NGHIÊN CỨU 2 1.2.1. MỤC ĐÍCH 2 1.2.2. YÊU CẦU 3 PHẦN II 4 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 2.1 Cở sở lý luận 4 2.1.1 Khái niệm về hệ thống 4 2.1.2. Khái niệm hệ thống nông nghiệp 5 2.1.3. Khái niệm về hệ thống chăn nuôi 7 2.1.4. Các yếu tố trong chăn nuôi 8 2.1.5. Nghiên cứu và chẩn đoán các hệ thống chăn nuôi 10 2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 12 PHẦN III 20 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 20 NGHIÊN CỨU 20 3.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 20 3.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 20 3.3. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 20 3.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 20 3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21 PHẦN IV 24 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 24 4.1. TÌNH HÌNH CHUNG VỀ XÃ HỒNG THÁI 24 4.1.1. Điều kiện tự nhiên của xã Hồng Thái 24 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 26 4.1.3. Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội 27 4.2. Hoạt động sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp 28 4.3. Phân loại các loại hình chăn nuôi gia cầm tại xã 29 4.4. Thông tin chung về các nông hộ điều tra 34 4.5. Quy mô chăn nuôi trong các nông hộ điều tra 36 4.6. Nguồn gốc và các giống gia cầm được nuôi trong hệ thống 37 4.7. Chuồng trại trong chăn nuôi gia cầm 39 4.8. Năng suất chăn nuôi gia cầm theo các hệ thống 41 4.8.1. Năng suất chăn nuôi gia cầm sinh sản 41 4.8.2. Năng suất chăn nuôi gia cầm thịt 45 Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Khoa Chăn nuôi và NTTS iii Khóa luận tốt nghiệp Phạm Tín Văn – CNTY – K51 4.9. Hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gia cầm 48 4.9.1. Hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gia cầm sinh sản 48 4.9.2. Hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gia cầm thịt 52 4.9.3. So sánh hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gia cầm theo các hệ thống 53 4.10. Giá và sự biến động giá liên quan đến chăn nuôi gia cầm 55 4.10.1. Sự biến động của giá thức ăn trong chăn nuôi gia cầm 55 4.10.2. Sự biến động của giá gia cầm giống 57 4.10.3. Sự biến động của giá gia cầm thịt 58 PHẦN V 61 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 61 5.1 Kết luận 61 5.2 Đề nghị 62 TÀI LIỆU THAM KHẢO 63 Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Khoa Chăn nuôi và NTTS iv Khóa luận tốt nghiệp Phạm Tín Văn – CNTY – K51 DANH MỤC BẢNG Bảng 1: Cơ cấu sử dụng đất đai của Xã Hồng Thái 24 Bảng 2: Điều kiện kinh tế xã hội của xã Hồng Thái 26 Bảng 3: Tình hình chăn nuôi gia cầm của xã Hồng Thái từ 2007 – 2009 29 Bảng 4. Số hộ theo dõi dựa trên hệ thống chăn nuôi tại xã Hồng Thái 29 Bảng 5. Thông tin chung về các nông hộ theo dõi theo các hệ thống 34 Bảng 6. Số lượng gia súc, gia cầm trong các nông hộ theo dõi theo các hệ thống chăn nuôi (con/hộ/lứa) 36 Bảng 7. Các giống gia cầm được nuôi trong các hệ thống 37 Bảng 8: Chuồng trại trong chăn nuôi gia cầm theo các hệ thống (%) 39 Bảng 9. Năng suất chăn nuôi gia cầm sinh sản trong các nông hộ (n: số đàn) 43 Bảng 10. Năng suất chăn nuôi gia cầm thịt trong các nông hộ (n: số đàn) 46 Bảng 11: Hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gia cầm sinh sản 49 Bảng 12. Hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gia cầm thịt trong nông hộ 52 Bảng 13. So sánh hiệu quả kinh tế chăn nuôi gia cầm theo các hệ thống 53 Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Khoa Chăn nuôi và NTTS v Khóa luận tốt nghiệp Phạm Tín Văn – CNTY – K51 DANH MỤC ĐỒ THỊ Hình 1: Mô hình VAC của nông hộ 5 Hình 2. Sự biến động của giá thức ăn trong chăn nuôi gia cầm từ tháng 8/2009 tới 7/2010 56 Hình 3. Sự biến động của giá con giống gia cầm tại vùng nghiên cứu từ tháng 8/2009 tới 7/2010 57 Hình 4. Sự biến động của giá gia cầm thịt tại vùng nghiên cứu từ tháng 8/2009 tới tháng 7/2010 59 Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Khoa Chăn nuôi và NTTS vi Khóa luận tốt nghiệp Phạm Tín Văn – CNTY – K51 PHẦN I MỞ ĐẦU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Chăn nuôi gia cầm là một trong những hoạt động của ngành chăn nuôi đã có từ lâu đời ở nước ta, mang lại nhiều lợi ích kinh tế cao và chiếm một tỷ trọng quan trọng trong ngành chăn nuôi nói riêng cũng như sản xuất nông nghiệp nói chung. Chăn nuôi gia cầm hàng năm cung cấp khoảng 350 – 450 nghìn tấn thịt và hơn 2,5 - 3,5 tỷ quả trứng (Bộ NN & PTNT năm 2007) cho nhu cầu thực phẩm của thị trường cũng như nhu cầu về con giống của người dân. Đem lại một nguồn thu đáng kể cho người chăn nuôi và cũng góp phần đáng kể cho sự phát triển của ngành Nông nghiệp nước ta. Hệ thống chăn nuôi ở các địa phương của nước ta khá phong phú, đa dạng, mang tính đặc thù riêng của mỗi vùng như: điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội, phong tục tập quán chăn nuôi ở địa phương. Chọn phương thức nuôi nào để mang lai hiệu quả kinh tế cao, chất lượng sản phẩm tốt, có sức canh tranh trên thị trường hiện đang là một vấn đề bức thiết, nan giải của Nông nghiệp Việt Nam nói chung và chăn nuôi nói riêng. Ngành chăn nuôi gia cầm là ngành mang lại hiệu quả kinh tế cao và chiếm tỷ trọng lớn trong ngành chăn nuôi, tuy nhiên ngành chăn nuôi gia cầm vẫn gặp nhiều thách thức và khó khăn như giá cả thức ăn tăng cao, khó khăn về kỹ thuật chăn nuôi, thiếu vốn chăn nuôi, vấn đề dịch bệnh vẫn đang là mối lo hàng đầu trong chăn nuôi. Dịch cúm gia cầm cuối năm 2003 xảy ra ở hầu hết các tỉnh và thành phố với số lượng gia cầm bị chết và tiêu huỷ hàng loạt lên tới hơn 53,9 triệu con, trong đó số gà bị tiêu huỷ là 30,4 triệu con, thuỷ cầm là 23,5 triệu con (Bộ NN& PTNN năm 2003). Dịch bệnh xảy ra do nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chủ yếu do công tác phòng, chống dịch bệnh còn quá nhiều hạn chế, thiếu tính đồng bộ, triệt Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Khoa Chăn nuôi và NTTS 1 Khóa luận tốt nghiệp Phạm Tín Văn – CNTY – K51 để như gia cầm không được phòng vắc xin đầy đủ, tiêm không đủ liều, khâu vệ sinh không đảm bảo, công tác tổ chức giám sát việc buôn bán và vận chuyển gia cầm chưa nghiêm, còn nhiều kẽ hở…và nguyên nhân sâu sa quan trọng nhất lại chính là sự thiếu hiểu biết kiến thức của chính người chăn nuôi. Chăn nuôi gia cầm nước ta vẫn còn mang tính chất chăn nuôi nhỏ lẻ, tự phát, chưa có tính tập chung, dịch bệnh vẫn thường xuyên xảy ra, sản phẩm sản xuất ra chưa có tính cạnh tranh lớn trên thị trường. Như đã nói, chăn nuôi gia cầm nước ta vô cùng đa dạng, phong phú với nhiều đặc trưng riêng nhất là giữa các vùng, miền nên để giải quyết vấn đề chúng ta cần có cách thức tác động hợp lý, đúng đắn và hiệu quả. Chính vì vậy sử dụng phương pháp tiếp cận hệ thống sẽ cho chúng một cái nhìn tổng quan, sâu rộng, đầy đủ, khách quan nhất về thực trạng chăn nuôi ở mỗi vùng, miền, địa phương. Từ đó mà có những cách thức tác động đúng đắn, rộng khắp, phù hợp với điều kiện chăn nuôi của từng nơi khác nhau. Để có thể từng bước hiểu sự đa dạng của các hệ thông chăn nuôi hiện nay cũng như nắm bắt được các vấn đề thực tế trong chăn nuôi gia cầm, giúp người chăn nuôi có thể có các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi, ngăn ngừa và phòng tránh dịch bệnh một cách có hiệu quả chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá thực trạng chăn nuôi gia cầm trong các nông hộ tại xã Hồng Thái – huyện Phú Xuyên – Hà Nội” 1.2. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU NGHIÊN CỨU 1.2.1. MỤC ĐÍCH - Nhận dạng và tìm hiểu thực trạng các hệ thống chăn nuôi gia cầm hiện có. - Đánh giá năng suất và hiệu quả kinh tế của các hệ thống chăn nuôi gia cầm. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Khoa Chăn nuôi và NTTS 2 Khóa luận tốt nghiệp Phạm Tín Văn – CNTY – K51 - Các yếu tố ảnh hưởng, những khó khăn và thuận lợi trong chăn nuôi gia cầm. - Đưa ra các giải pháp nhằm tháo gỡ những vấn đề gặp phải trong các hệ thống chăn nuôi gia cầm hiện nay. 1.2.2. YÊU CẦU - Thu thập đầy đủ và chính xác các số liệu theo bộ câu hỏi cấu trúc chuẩn bị sẵn về hoạt động chăn nuôi gia cầm tại địa phương. - Nắm được những thông tin về thực tế chăn nuôi gia cầm trong nông hộ tại địa phương. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Khoa Chăn nuôi và NTTS 3 Khóa luận tốt nghiệp Phạm Tín Văn – CNTY – K51 PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Cở sở lý luận 2.1.1 Khái niệm về hệ thống Khái niệm ‘‘hệ thống” đã xuất hiện từ thời cổ đại và nó là một bộ phận trong tư duy của nhân loại để mô tả về thế giới. Aristot (người Hy lạp cổ đại) có một khái niệm rất cơ bản về hệ thống mà đến nay vẫn còn giá trị "cái tổng thể lớn hơn tổng các bộ phận của nó". Ngày nay, chúng ta đã có những khái niệm mới và hoàn chỉnh về "hệ thống". "Hệ thống là tập hợp các yếu tố có liên quan với nhau bởi các mối quan hệ và tạo thành một tổ chức nhất định để thực hiện một số chức năng nào đó" (L. Von Bertalanffy, dẫn theo Vũ Đình Tôn, 2008) [4]. Tuy nhiên, bản thân hệ thống không phải là con số cộng của các bộ phận của nó, mà là các bộ phận cùng hoạt động theo những cách nhất định để sản sinh ra những kết quả nhất định và những kết quả này chính là sản phẩm của cả một hệ thống chứ không phải là của một bộ phận nào đó trong hệ thống (Vũ Đình Tôn, 2008) [4]. Mối liên hệ của các bộ phận chính là để cho chúng cùng hoạt động và cũng để cho chúng duy trì các quan hệ giữa chúng với nhau, đây chính là điều kiện cho hệ thống tồn tại. Nếu như không tồn tại các quan hệ giữa các bộ phận và các bộ phận cũng không cùng hoạt động theo một cách nào đó để duy trì quan hệ thì chúng ta sẽ không có hệ thống. Điều này không có nghĩa là các quan hệ giữa các bộ phận của hệ thống là cố định mà chỉ có nghĩa là các bộ phận liên tục tác động ảnh hưởng lẫn nhau (Vũ Đình Tôn, 2008) [4]. Mô hình Vườn – Ao - Chuồng (VAC) của các nông hộ là một ví dụ rất điển hình về hệ thống. Trong đó, mỗi bộ phận trong hệ thống này đều có liên quan với những bộ phận khác (Hình 1). Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Khoa Chăn nuôi và NTTS 4 [...]... giống gia cầm được nuôi, nguồn gốc con giống, giá con giống - Các loại thức ăn và giá các loại thức ăn chăn nuôi gia cầm - Chuồng trại trong chăn nuôi gia cầm: kiểu chuồng, chi phí làm chuồng - Năng suất chăn nuôi gia cầm trong các hệ thống Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội 20 Khoa Chăn nuôi và NTTS Khóa luận tốt nghiệp Phạm Tín Văn – CNTY – K51 - Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gia cầm trong các hệ thống... tình hình chăn nuôi gia cầm, chúng tôi tiến hành phân kiểu các hệ thống chăn nuôi gia cầm hiện có tại xã Hồng Thái, kết quả được trình bày ở bảng 4 Bảng 4 Số hộ theo dõi dựa trên hệ thống chăn nuôi tại xã Hồng Thái Hệ thống Tiểu hệ thống Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội 29 Hộ theo dõi Đàn theo dõi Khoa Chăn nuôi và NTTS Khóa luận tốt nghiệp Phạm Tín Văn – CNTY – K51 Số hộ Chăn nuôi gia cầm Gà Lương... được chăn thả tự do Sản phẩm của hệ thống này được bán ở dạng gia cầm sống trong các chợ thành phố và nông thôn Ở Việt Nam, quy mô chăn nuôi gia cầm được nuôi trong các nông hộ thuộc hệ thống này từ 51 – 150 con/lứa, ở In-đô-nê-xia, quy mô chăn nuôi từ 500 – 10.000 con/lứa Hệ thống 4 Hệ thống chăn nuôi nhỏ lẻ Đây là hệ thống chăn nuôi phổ biến trong các nông hộ ở cả 5 quốc gia nghiên cứu Nhiều hộ trong. .. kinh nghiệm chăn nuôi cũng tự chủ đầu tự chăn nuôi theo phương thức công nghiệp này Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội 19 Khoa Chăn nuôi và NTTS Khóa luận tốt nghiệp Phạm Tín Văn – CNTY – K51 PHẦN III ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Các nông hộ chăn nuôi gia cầm theo các quy mô khác nhau tại xã Hồng Thái, huyện Phú Xuyên, Thành phố Hà Nội 3.2 THỜI GIAN NGHIÊN CỨU... hộ, số khẩu, số lao động chính, trình độ văn hoá, tuổi của chủ hộ - Hoạt động trồng trọt: diện tích đất nông nghiệp, diện tích ao, vườn - Hoạt động chăn nuôi: kinh nghiệm chăn nuôi, số lao động trong chăn nuôi, thời gian chăn nuôi, các loài vật nuôi khác trong nông hộ, số lượng đàn gia súc gia cầm trong nông hộ - Hoạt động phi nông nghiệp của các nông hộ: buôn bán, xây dựng, nghề phụ - Các giống gia. .. tiến hành nghiên cứu từ tháng 1/2010 đến 7/ 2010 3.3 ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU Tại xã Hồng Thái, huyện Phú Xuyên, Thành phố Hà Nội 3.4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU - Điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế và xã hội của xã Hồng Thái - Hoạt động sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp - Điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế v à xã hội của xã Hồng Thái - Hoạt động sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp của xã Hồng Thái. .. trên đàn gia cầm trong các nông hộ tại vùng nghiên cứu - Vấn đề thương mại hoá các sản phẩm gia cầm trong vùng nghiên cứu 3.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Dựa vào điều kiện tự nhiên và sự đa dạng của các loài gia cầm được nuôi tại vùng nghiên cứu Tại xã nghiên cứu chúng tôi lựa chọn các hộ có nuôi các loài gia cầm khác nhau để điều tra Để đảm bảo vừa có thể đa dạng hoá các hệ thống chăn nuôi gia cầm, vừa... chăn nuôi gà thị với các tiểu hệ thống là hệ thống chăn nuôi gia công giữa nông dân với các doanh nghiệp, hệ thống chăn nuôi gà công nghiệp nông hộ, hệ thống chăn nuôi quy mô hàng hoá nhỏ và trong hệ thống chăn nuôi nhỏ lẻ Nghiên cứu này cũng cho biết trong các hệ thống chăn nuôi quy mô nhỏ thì chi phí cho sản xuất 1kg gia cầm thịt cao hơn nhiều so với hệ thống chăn nuôi gia công và hệ thống chăn nuôi. .. này là những hộ nghèo Có khoảng 60% – 80% số hộ ở vùng nông thôn có nuôi gia cầm quy mô nhỏ và sản phẩm thu được từ chăn nuôi gia cầm thường được sử dụng cho gia đình và bán với số lượng ít Các nông hộ chăn nuôi gia cầm trong hệ thống này thường là chăn nuôi hỗn hợp nhiều loài gia cầm, phổ biến là gà và vịt với sự tiếp xúc với nhau thường xuyên Mức độ an toàn sinh học trong hệ thống chăn nuôi này là... và 25% chăn nuôi bán công nghiệp Theo Cục Chăn nuôi (2006) [8], Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các hệ thống chăn nuôi gia cầm được phân loại như sau: Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội 17 Khoa Chăn nuôi và NTTS Khóa luận tốt nghiệp Phạm Tín Văn – CNTY – K51 * Chăn nuôi nông hộ nhỏ lẻ: Là phương thức chăn nuôi truyền thống của nông thôn Việt Nam Đặc trưng của phương thức chăn nuôi này là nuôi . tránh dịch bệnh một cách có hiệu quả chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Đánh giá thực trạng chăn nuôi gia cầm trong các nông hộ tại xã Hồng Thái – huyện Phú Xuyên – Hà Nội 1.2. MỤC ĐÍCH,. trại trong chăn nuôi gia cầm theo các hệ thống (%) 39 Bảng 9. Năng suất chăn nuôi gia cầm sinh sản trong các nông hộ (n: số đàn) 43 Bảng 10. Năng suất chăn nuôi gia cầm thịt trong các nông hộ (n:. loại các loại hình chăn nuôi gia cầm tại xã 29 4.4. Thông tin chung về các nông hộ điều tra 34 4.5. Quy mô chăn nuôi trong các nông hộ điều tra 36 4.6. Nguồn gốc và các giống gia cầm được nuôi trong

Ngày đăng: 18/12/2014, 09:50

Mục lục

    1.2. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU NGHIÊN CỨU

    TỔNG QUAN TÀI LIỆU

    2.1 Cở sở lý luận

    2.1.1 Khái niệm về hệ thống

    2.1.2. Khái niệm hệ thống nông nghiệp

    2.1.3. Khái niệm về hệ thống chăn nuôi

    2.1.4. Các yếu tố trong chăn nuôi

    2.1.5. Nghiên cứu và chẩn đoán các hệ thống chăn nuôi

    2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

    ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan