đánh giá hiện trạng chăn nuôi bò thịt và bước đầu theo dõi một số chỉ tiêu sinh sản của đàn bò cái nền lai sind phối với tinh bò bbb tại gia lâm – hà nội

70 1.6K 5
đánh giá hiện trạng chăn nuôi bò thịt và bước đầu theo dõi một số chỉ tiêu sinh sản của đàn bò cái nền lai sind phối với tinh bò bbb tại gia lâm – hà nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Báo Cáo Tốt Nghiệp Khoa Chăn Nuôi & NTTS-ĐHNNHN LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các nội dung nghiên cứu, số liệu và kết quả được thể hiện trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố cho việc bảo vệ một học vị nào trong và ngoài nước. Tôi xin cam đoan những tài liệu trích dẫn trong luận văn đều được thể hiện rõ địa chỉ, nguồn gốc và tên tác quyền. Tôi xin cám ơn các đồng nghiệp, các tác giả trong và ngoài nước đã cho phép sử dụng tài liệu cho mục đích tham khảo, so sánh với nghiên cứu này. Hà Nội, Ngày tháng năm 2014 ___ Nguyễn Văn Ngọ i Tác giả luận văn NGUYỄN VĂN NGỌ Báo Cáo Tốt Nghiệp Khoa Chăn Nuôi & NTTS-ĐHNNHN LỜI CẢM ƠN Trong thời gia học tập và rèn luyện tại khoa Chăn nuôi & NTTS, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, trải qua 4 năm học tập, rèn luyện với sự quan tâm dạy dỗ và chỉ bảo tận tình của các thầy cô trong trường, đến nay tôi đã hoàn thành chương trình đào tạo. Nhân dịp này tôi muốn bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới: Các thầy cô giáo và cán bộ công nhân viên chức trong trường, trong khoa Chăn nuôi & NTTS đã dạy dỗ, giúp đỡ tôi trong suốt 4 năm qua. Thầy giáo, Ths. Lê Mạnh Dũng bộ môn Sinh học-Động vật, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội cùng các thầy cô trong bộ môn, những người đã quan tâm, giúp đỡ, động viên và hướng dẫn tôi tận tình trong suốt thời gian tôi thực hiện đề tài. Toàn thể công nhân viên Công ty TNHH Nhà nước một thành viên giống gia súc Hà Nội, đặc biệt là các cô chú, anh chị làm việc tại Xí nghiệp bò Bãi Vàng. Các cô chú cán bộ làm việc tại phòng Kinh tế Nông Nghiệp, trạm Thú y huyện Gia Lâm đã giúp đỡ trong quá trình thực hiện đề tài. Gia đình, bạn bè cùng tập thể lớp DDTA-K54 những người luôn sát cánh cùng tôi trong quá trình học tập và thực tập tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày… tháng… năm 2014 ___ Nguyễn Văn Ngọ ii Sinh viên Nguyễn Văn Ngọ Báo Cáo Tốt Nghiệp Khoa Chăn Nuôi & NTTS-ĐHNNHN MỤC LỤC Bảng 2.1. Một số đặc điểm của chu kỳ động dục ở động vật nhai lại 9 Bảng 2.2. Khả năng sản xuất thịt của một số bê lai 15 Bảng 2.3. Thành phần dinh dưỡng một số loại thức ăn cho bò 16 Bảng 2.4. Một số công thức vỗ béo cho bò thịt 17 Bảng 2.5. Kết quả thụ thai khi phối giống cho bò ở những thời điểm 29 động dục khác nhau 29 Bảng 4.1. Giá trị sản xuất công nghiệp, dịch vụ theo giá thực tế 41 Bảng 4.2. Tổng diện tích trồng cây nông nghiệp tại huyện Gia Lâm 42 Bảng 4.3. Cơ cấu đàn bò trong huyện Gia Lâm 43 Bảng 4.4. Một số chỉ tiêu sản xuất của đàn bò tại Gia Lâm 44 Bảng 4.5. Khẩu phần cho bò hướng thịt nuôi ở Gia Lâm 45 Bảng 4.6. Khẩu phần thức ăn cho bê lai F1 (BBB x Lai Sind) 47 Bảng 4.7. Khối lượng bò cái nền Lai Sind 49 Bảng 4.8. Tỷ lệ thụ thai của bò Lai Sind với một số giống bò khác 51 Bảng 4.9. Thời gian mang thai của bò Lai Sind phối với giống bò khác 52 Bảng 4.10. Thời gian động dục trở lại sau khi đẻ của bò Lai Sind 53 Bảng 4.11. Thời gian phối giống sau khi đẻ của bò Lai Sind 54 Bảng 4.12. So sánh khối lượng bê lai F1 (BBBxLai Sind) với bò khác 55 Bảng 4.13. khả năng tăng trọng của bê lai F1 (BBBxLai Sind) 56 Bảng 4.14. Kết quả theo dõi tăng trọng của bê lai F1 (BBB x Lai Sind) nuôi trong các điều kiện khác nhau 58 ___ Nguyễn Văn Ngọ iii Báo Cáo Tốt Nghiệp Khoa Chăn Nuôi & NTTS-ĐHNNHN DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Một số đặc điểm của chu kỳ động dục ở động vật nhai lại 9 Bảng 2.2. Khả năng sản xuất thịt của một số bê lai 15 Bảng 2.3. Thành phần dinh dưỡng một số loại thức ăn cho bò 16 Bảng 2.4. Một số công thức vỗ béo cho bò thịt 17 Bảng 2.5. Kết quả thụ thai khi phối giống cho bò ở những thời điểm 29 động dục khác nhau 29 Bảng 4.1. Giá trị sản xuất công nghiệp, dịch vụ theo giá thực tế 41 Bảng 4.2. Tổng diện tích trồng cây nông nghiệp tại huyện Gia Lâm 42 Bảng 4.3. Cơ cấu đàn bò trong huyện Gia Lâm 43 Bảng 4.4. Một số chỉ tiêu sản xuất của đàn bò tại Gia Lâm 44 Bảng 4.5. Khẩu phần cho bò hướng thịt nuôi ở Gia Lâm 45 Bảng 4.6. Khẩu phần thức ăn cho bê lai F1 (BBB x Lai Sind) 47 Bảng 4.7. Khối lượng bò cái nền Lai Sind 49 Bảng 4.8. Tỷ lệ thụ thai của bò Lai Sind với một số giống bò khác 51 Bảng 4.9. Thời gian mang thai của bò Lai Sind phối với giống bò khác 52 Bảng 4.10. Thời gian động dục trở lại sau khi đẻ của bò Lai Sind 53 Bảng 4.11. Thời gian phối giống sau khi đẻ của bò Lai Sind 54 Bảng 4.12. So sánh khối lượng bê lai F1 (BBBxLai Sind) với bò khác 55 Bảng 4.13. khả năng tăng trọng của bê lai F1 (BBBxLai Sind) 56 Bảng 4.14. Kết quả theo dõi tăng trọng của bê lai F1 (BBB x Lai Sind) nuôi trong các điều kiện khác nhau 58 ___ Nguyễn Văn Ngọ iv Báo Cáo Tốt Nghiệp Khoa Chăn Nuôi & NTTS-ĐHNNHN DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BBB Blanc Blue Belge FSH Follicle Stimulating Hormone LH Luternizing Hormone h Hệ số di truyền FCI Hệ số tiêu tốn thức ăn TTNT Thụ tinh nhân tạo UBND Ủy Ban Nhân Dân n Dung lượng mẫu TB Trung bình Mean Trung bình cộng SD Độ lệch tiêu chuẩn Max Giá trị lớn nhất Min Giá Trị nhỏ nhất Cv Hệ số biến động STDEV Ước lượng độ lệch chuẩn ___ Nguyễn Văn Ngọ v Báo Cáo Tốt Nghiệp Khoa Chăn Nuôi & NTTS-ĐHNNHN Phần I MỞ ĐẦU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Theo thống kê từ Tổng cục Hải quan và Cục Thú y, năm 2011 Việt Nam đã nhập khẩu tới 110 ngàn tấn thịt tươi sống, ướp lạnh, đông lạnh các loại, tăng 30% so với năm 2010 (năm 2010 nhập 83,5 ngàn tấn, tăng 5,2% so với năm 2009). Trong tổng số thịt nhập khẩu năm qua thì thịt trâu bò 9 ngàn tấn. Cũng theo AgroMonitor, tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Hải quan, năm 2011 nước ta đã chi 35,25 triệu USD cho nhập khẩu thịt trâu bò tươi, ướp lạnh, đông lạnh, tăng 40,87% (tương đương tăng 10,23 triệu USD) so với năm 2010. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nhập khẩu thịt bò tăng cao trong năm 2011 là do nguồn cung thiếu dẫn đến giá bán trong nước tăng cao, chất lượng thịt chưa được nâng cao trong khi nhu cầu tiêu dùng lại tăng. Nhằm nâng cao năng suất, chất lượng đàn bò thịt nhằm không ngừng thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng thịt bò chất lượng cao trong nước và xuất khẩu là một vấn đề đang được Đảng và Chính phủ quan tâm. Quyết tâm của Chính phủ trong việc phát triển đàn bò thịt nước ta cả về số lượng và chất lượng được thể hiện trong Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg, ngày 16 tháng 01 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ. Đến 2020, đàn bò thịt cả nước đạt khoảng 12,5 triệu con, trong đó tỷ lệ bò lai và lai chuyên thịt đạt trên 50%, sản lượng thịt ước đạt 200 nghìn tấn chiếm tỷ lệ 4% trong tổng sản lượng thịt xẻ các loại (Cục Chăn nuôi, 2009). Tuy nhiên, số lượng tổng đàn bò đang có xu hướng giảm dần qua các năm, cụ thể năm 2010, tổng đàn bò cả nước ước khoảng 5.808,3 nghìn con, năm 2011, tổng đàn bò cả nước ước khoảng 5.436,6 nghìn con, đã giảm khoảng 371,7 nghìn con, bằng 93,6% so với năm 2010 (Tổng cục thống kê, 2012); Tỷ lệ ___ Nguyễn Văn Ngọ 1 Báo Cáo Tốt Nghiệp Khoa Chăn Nuôi & NTTS-ĐHNNHN bò lai và lai chuyên thịt chiếm tương đối thấp, khoảng 38 - 40% tùy theo vùng, đạt 3,6 triệu tấn thịt hơi (Cục Chăn nuôi, 2010). Khu vực Hà Nội là một địa điểm có nhiều tiềm năng phát triển chăn nuôi bò thịt do điều kiện địa lí tương đối tốt và nhu cầu tiêu thụ thịt bò rất cao. Năm 2010, đàn bò trong khu vực Hà Nội ước khoảng 184,6 nghìn con, năm 2011, đàn bò khoảng 173,3 nghìn con, chiếm tỷ lệ 3,2% tổng đàn bò cả nước (Tổng Cục Thống Kê, 2012). Số lượng bò có chiều hướng giảm dần và tỷ lệ bò lai hướng thịt có xu hướng tăng dần lên qua các năm cùng với các dự án cải tạo, nâng cao năng suất chất lượng đàn bò thịt. Đứng trước những yêu cầu cấp bách về chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của địa phương và cả nước, vấn đề đặt ra là cần phải có những đánh giá một cách khoa học về sinh trưởng, năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế của các nhóm bò lai chuyên thịt. Trên cơ sở đó, giới thiệu những con lai có tiềm năng vào sản xuất đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thịt bò trong nước và xuất khẩu, đồng thời góp phần nâng cao thu nhập cho người chăn nuôi. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành đề tài: “Đánh giá hiện trạng chăn nuôi bò thịt và bước đầu theo dõi một số chỉ tiêu sinh sản của đàn bò cái nền Lai Sind phối với tinh bò BBB tại Gia Lâm – Hà Nội” 1.2. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU Đánh giá hiện trạng chăn nuôi bò thịt nói chung tại khu vực huyện Gia Lâm – Hà Nội. Theo dõi một số chỉ tiêu sinh sản của đàn bò cái nền Lai Sind phối với tinh bò BBB tại huyện Gia Lâm – Hà Nội. Đề tài sẽ góp phần tư liệu hóa về hiện trạng chăn nuôi bò thịt và một số chỉ tiêu sinh sản của đàn bò cái nền Lai Sind phối với tinh bò BBB tại huyện Gia Lâm – Hà Nội. ___ Nguyễn Văn Ngọ 2 Báo Cáo Tốt Nghiệp Khoa Chăn Nuôi & NTTS-ĐHNNHN Phần II TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG, PHÁT DỤC CỦA BÒ Sinh trưởng là quá trình tích lũy các chất hữu cơ do đồng hóa và dị hóa, là sự tăng chiều cao, chiều dài, bề ngang, khối lượng của các bộ phận và toàn bộ cơ thể của con vật trên cơ sở tính di truyền có từ đời trước (Nguyễn Đức Hưng và cs, 2008). Phát dục là quá trình thay đổi về chất lượng, tức là tăng thêm, hoàn chỉnh các tính chất, chức năng của các bộ phận của cơ thể vật nuôi. Cơ thể động vật không chỉ tăng chiều cao, chiều ngang, khối lượng mà còn có sự thay đổi, tăng cường chức năng hoạt động, tính cách hoạt động của các cơ quan, bộ phận. Quá trình như vậy, người ta gọi là phát dục của gia súc (Nguyễn Đức Hưng và cs, 2008). Sinh trưởng là số lượng và phát triển là chất lượng. Quá trình sinh trưởng của sinh vật bao gồm các quá trình phân chia của tế bào nhằm làm tăng số lượng tế bào, tăng kích thước của tế bào, tăng tích lũy cơ sở vật chất trong tế bào thông qua quá trình sinh tổng hợp Protein. Quá trình sinh trưởng gắn liền với quá trình phát triển của cơ thể đó là sự hình thành các tổ chức, bộ phận mới và sự hoàn thiện tính chất và chức năng của các bộ phận trong cơ thể, đó là sự phát triển toàn diện của cơ thể cả về hình thái và chức năng trên cơ sở tính di truyền. Sinh trưởng là sự tăng thêm về khối lượng, kích thước, thể tích của từng bộ phận hay của toàn bộ cơ thể con vật (Đặng Vũ Bình, 2007). 2.1.1. Quy luật phát triển theo giai đoạn Quá trình sinh trưởng phát dục của cơ thể gia súc nói chung và bò thịt nói riêng trải qua hai giai đoạn lớn là giai đoạn trong bào thai và giai đoạn ngoài bào thai. Mỗi giai đoạn có một đặc thù về sinh trưởng và phát dục riêng. ___ Nguyễn Văn Ngọ 3 Báo Cáo Tốt Nghiệp Khoa Chăn Nuôi & NTTS-ĐHNNHN 2.1.1.1. Giai đoạn trong bào thai Giai đoạn trong bào thai của bò được tính từ lúc trứng được thụ tinh tạo thành hợp tử cho đến khi con vật được sinh ra, thời gian này kéo dài khoảng 285 ngày và chia ra làm các thời kì. Thời kì phôi thai (1-34 ngày); Thời kì tiền thai (35 - 60 ngày); Thời kì thai (61-285 ngày) (Nguyễn Trọng Tiến và cs, 2001). 2.1.1.2. Giai đoạn ngoài bào thai Bắt đầu từ khi con vật sinh ra đến khi già cỗi. Mỗi thời kỳ khác nhau bò thịt có quá trình sinh trưởng, phát dục khác nhau, nhu cầu dinh dưỡng từng thời kỳ cũng khác nhau. Nhìn chung, sinh trưởng thời kỳ đầu vẫn còn khá mãnh liệt, đến giai đoạn trưởng thành con vật đi vào thế ổn định. Thời gian dài ngắn của mỗi giai đoạn khác nhau tùy thuộc loài, giống gia súc. Tốc độ và cách thức sinh tổng hợp protein chính là phương thức hoạt động của gene điều khiển sinh trưởng của cơ thể (Williamson và cs, 1978; Wood và cs, 1987). Trong chăn nuôi bò hướng chuyên thịt, giai đoạn sau bào thai được chia làm 3 thời kì chính: 2.1.1.2.1. Thời kì thứ nhất (thời kì sinh trưởng) Tính từ khi sinh đến thời kì xuất hiện tính dục (9-12 tháng). Ở thời kì này bê phát triển chiều dài, chiều rộng, mô cơ, mô xương. Lúc này các bộ phận cơ thể có tốc độ và cường độ phát triển mạnh nhất. Vì vậy, các nước chăn nuôi tiên tiến lợi dụng đặc điểm này tác động thức ăn dinh dưỡng cao thúc đẩy phát triển đối với bê giống chuyên thịt nhằm đạt khối lượng 200-300kg vào lúc 200 ngày tuổi hoặc 400-500kg vào lúc 400 ngày tuổi, tuỳ theo từng giống nuôi thịt. 2.1.1.2.2. Thời kì thứ hai (thời kì thành thục về tính) Ở thời kì này bò phát triển chiều rộng và chiều sâu. Khối lượng và kích thước cơ thể có có tốc độ sinh trưởng tối đa cho đến lúc sinh sản. Thời kì này hình thành lượng mỡ dự trữ. Vì vậy tất cả bò nuôi hướng thịt đều giết mổ để bán sản phẩm. Chỉ chọn lại đàn bò giống bổ sung cho đàn sinh sản để tiếp tục phát triển đàn bò hướng thịt. ___ Nguyễn Văn Ngọ 4 Báo Cáo Tốt Nghiệp Khoa Chăn Nuôi & NTTS-ĐHNNHN 2.1.1.2.3. Thời kì thứ ba (thời kì già cỗi) Đặc điểm của thời kì này là các mặt sản xuất sút kém dần, sự đồng hoá thấp hơn dị hoá. Do vậy, cần loại thải con vật trước tuổi già cỗi. 2.1.2. Quy luật sinh trưởng, phát triển không đồng đều Cũng như các loài gia súc khác, bò phát triển không đồng đều: Pha thứ nhất: tăng trọng nhanh, xảy ra trước kh i thành thục sinh dục, trong pha này con vật có mức tăng trọng tương đối tăng dần. Pha thứ hai: tăng trọng thấp dần, bắt đầu từ khi con vật thành thục sinh dục cho đến khi con vật thành thục về thể chất ( lúc con vật đạt tới khối lượng ổn định). Thông thường, lúc 15-18 tháng tuổi, tầm vóc của bò đạt khoảng 70-80% so với bò trưởng thành. 2.1.3. Quy luật sinh trưởng bù Quy luật sinh trưởng bù là hiện tượng ở một giai đoạn nào đó sự sinh trưởng bị kìm hãm do bị hạn chế thức ăn, nhưng đến giai đoạn sau nhờ nhận được dinh dưỡng tốt hơn làm cho cường độ sinh trưởng của nó sẽ mạnh hơn so với những con không bị ức chế để cuối cùng cũng đạt được khối lượng như những con khác. 2.2. CẤU TẠO CƠ QUAN SINH SẢN VÀ SINH LÍ SINH SẢN Ở BÒ 2.2.1. Cơ quan sinh dục bò cái 2.2.1.1. Buồng trứng (Ovarium) Buồng trứng của bò gồm một đôi treo ở cạnh trước dây chằng rộng gần mút sừng tử cung, cạnh trước của xương ngồi hay ở phía dưới sừng tử cung. Buồng trứng thường nằm trong xoang chậu khi chưa sinh sản. Hình dáng của buồng trứng rất da dạng, nhưng phần lớn có hình bầu dục hoặc hình ô van dẹt, không có lõm rụng. Buồng trứng bên ngoài là một lớp màng liên kết, bên trong được chia làm hai miền là miền vỏ và miền tủy. Hai miền này được cấu tạo bằng lớp mô liên kết sợi xốp tạo cho buồng trứng một chất đệm. Trên buồng trứng của bò có từ 70.000-100.000 noãn bào ở các giai đoạn phát triển khác nhau. Tầng ngoài là ___ Nguyễn Văn Ngọ 5 [...]... tích sinh sản của đàn cái Là kết quả tổng hợp trình độ quản lý của chủ trại và tay nghề của dẫn tinh viên Công thức tỉnh tỷ lệ thụ thai của đàn bò: Tổng số bò có thai Tỷ lệ thụ thai (%) = Tổng số bò được phối X 100% 2.5.8 Hệ số phối Là số lần phối cho một bò có chửa bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo do dẫn tinh viên thực hiện và theo dõi bằng sổ sách ghi chép, tính theo công thức: Số lần phối Hệ số phối. .. cạnh đó cùng chỉ tiêu này thì khối lượng giết mổ của bò Lai Sind là khá thấp, đạt 244kg và chỉ cao hơn con lai F1 Hà Việt đạt 240kg Tỷ lệ thịt xẻ và tỷ lệ thịt tinh của bò BBB cũng luôn đạt mức cao nhất, lần lượt là 60,3% và 48%, trong khi đó hai chỉ tiêu này của bò Lai Sind lại thấp nhất với tỷ lệ thịt xẻ là 46,3% và tỷ lệ thịt tinh là 38% _ Nguyễn Văn Ngọ 14 Báo Cáo Tốt Nghiệp Khoa Chăn Nuôi & NTTS-ĐHNNHN... Hình 1 Bò Lai Sind Nguồn: Internet, http://123.uhm.vn/112525 2.6.1 Tiêu chuẩn chọn bò cái nền Bên cạnh các chỉ tiêu chọn một bò cái nền đảm bảo khả năng sinh sản tốt, việc chọn bò cái nền Lai Sind để phối với tinh bò BBB cần thêm một số các chỉ tiêu khác nhằm đảm bảo cân đối khối lượng giữa bò và khối lượng bào thai, cũng như khả năng sinh sản tốt không gặp trường hợp khó đẻ hay phải can thiệp, về cơ bản... NTTS-ĐHNNHN Do đó, việc tiến hành lai tạo giữa hai giống bò này nhằm cải thiện khả năng sản xuất của đàn bò Lai Sind Bảng 2.2 Khả năng sản xuất thịt của một số bê lai F1 BBB F1 Charolais F1 Santa Getrudis F1 Hà Việt Lai Sind Khối lượng giết mổ (Kg) 378 243 260 240 244 Tỷ lệ thịt xẻ (%) 60,3 50,6 53,4 49,8 46,3 48 40,6 44,5 39,8 38 Chỉ tiêu đánh giá Tỷ lệ thịt tinh (%) Nguồn: Tổng hợp số liệu 2.4.2 Yếu tố dinh... về sinh lý lẫn thể vóc Đây cũng là giai đoạn ta tiến hành đánh giá xem nên chọn lọc giữ lại hay tiến hành loại thải để đảm bảo chất lượng bò cái nền sinh sản 2.5.2 Tuổi đẻ lứa đầu Được tính bằng số tháng từ khi con vật được sinh ra tới khi con vật đẻ lứa đầu tiên Khi bò tơ sinh sản muộn thì phải mất thêm chi phí cho thức ăn và chăm sóc Số bê sinh ra trong một đời bò cũng ít hơn so với bò tơ sinh sản. .. (kg) M2 : Khối lượng tại thời điểm theo dõi (kg) 2.6 ĐẶC ĐIỂM BÒ LAI SIND Bò Lai Sind ngày nay có màu đỏ cánh gián, là do kết quả lai tạo tự nhiên giữa một số giống bò có u (Zebu) màu đỏ (như bò Red Sindhi, Sahiwal, Red Brahman) với bò Vàng địa phương, tạo ra con lai có tỷ lệ máu không xác định Những con lai được lai tạo ra từ bò đực Zebu màu trắng (Ongole, Brahman trắng) với bò Vàng địa phương có màu... chủ yếu sự sống sót của bê va khối lượng cai sữa ở bê Yêu cầu về thức ăn và năng lượng của bò cái ở thời kỳ sau của giai đoạn có chửa và ở giại đoạn tiết sữa rất cao Những người sản xuất có thể xác định điều này bằng cách đánh giá thay đổi điểm thể trạng ở bò cái 2.3 LAI GIỐNG VÀ MỘT SỐ HỆ THỐNG LAI GIỐNG BÒ THỊT Lai giống là phương pháp nhân giống được ứng dụng rộng rãi trong chăn nuôi gia súc nhằm... lượng và tỷ lệ thịt tinh khác nhau Khối lượng và chất lượng thịt ở con lai phụ thuộc vào giống bố và con cái làm nền lai tạo, các giống bò thịt ôn đới có xu hướng di truyền tính trạng năng suất cao và phẩm chất tốt cho con lai Do đó yếu tố giống đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc nâng cao năng suất thịt của các con lai Nghiên cứu khả năng sản xuất thịt ở bảng 2, ta thấy con lai F1 của bò BBB. .. ra, hiện nay đa số các bò cái sinh sản được thụ tinh nhân tạo, các phép lai được thực hiện, cho nên khối lượng bê sơ sinh cũng như tình trạng sức khở của bê sau khi sinh cũng phần nào đánh giá mối quan hệ tương tác giữa các cá thể bố mẹ khác giống với nhau Qua con lai, ta có thể đánh giá được giá trị di truyền của một số kiểu gen chi phối các kiểu hình khác nhau 2.5.10 Tiêu tốn thức ăn Tiêu tốn thức... ăn(FCI) là hệ số giữa khối lượng thức ăn tiêu tốn để tăng trọng đạt 1kg Qua đó ta có thể đánh giá được khả năng sinh trưởng của một giống bò cụ thể, có thể đánh giá xem giống bò đó có sinh trưởng bình thường trong điều kiện chăn nuôi cảu địa phương hay không Qua đó, gián tiếp ảnh hưởng tới năng suất chăn nuôi của người chăn nuôi bò Cân thức ăn khi cho bò ăn và thức ăn thừa bằng cân đồng hồ Thức ăn tiêu tốn . CẦU Đánh giá hiện trạng chăn nuôi bò thịt nói chung tại khu vực huyện Gia Lâm – Hà Nội. Theo dõi một số chỉ tiêu sinh sản của đàn bò cái nền Lai Sind phối với tinh bò BBB tại huyện Gia Lâm – Hà Nội. Đề. tiến hành đề tài: Đánh giá hiện trạng chăn nuôi bò thịt và bước đầu theo dõi một số chỉ tiêu sinh sản của đàn bò cái nền Lai Sind phối với tinh bò BBB tại Gia Lâm – Hà Nội 1.2. MỤC ĐÍCH – YÊU. về hiện trạng chăn nuôi bò thịt và một số chỉ tiêu sinh sản của đàn bò cái nền Lai Sind phối với tinh bò BBB tại huyện Gia Lâm – Hà Nội. ___ Nguyễn Văn Ngọ 2 Báo Cáo Tốt Nghiệp Khoa Chăn Nuôi

Ngày đăng: 18/12/2014, 09:45

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Bảng 2.1. Một số đặc điểm của chu kỳ động dục ở động vật nhai lại

  • Bảng 2.2. Khả năng sản xuất thịt của một số bê lai

  • Bảng 2.3. Thành phần dinh dưỡng một số loại thức ăn cho bò

  • Bảng 2.4. Một số công thức vỗ béo cho bò thịt

  • Bảng 2.5. Kết quả thụ thai khi phối giống cho bò ở những thời điểm

  • động dục khác nhau

  • Bảng 4.1. Giá trị sản xuất công nghiệp, dịch vụ theo giá thực tế

  • Bảng 4.2. Tổng diện tích trồng cây nông nghiệp tại huyện Gia Lâm

  • Bảng 4.3. Cơ cấu đàn bò trong huyện Gia Lâm

  • Bảng 4.4. Một số chỉ tiêu sản xuất của đàn bò tại Gia Lâm

  • Bảng 4.5. Khẩu phần cho bò hướng thịt nuôi ở Gia Lâm

  • Bảng 4.6. Khẩu phần thức ăn cho bê lai F1 (BBB x Lai Sind)

  • Bảng 4.7. Khối lượng bò cái nền Lai Sind

  • Bảng 4.8. Tỷ lệ thụ thai của bò Lai Sind với một số giống bò khác

  • Bảng 4.9. Thời gian mang thai của bò Lai Sind phối với giống bò khác

  • Bảng 4.10. Thời gian động dục trở lại sau khi đẻ của bò Lai Sind

  • Bảng 4.11. Thời gian phối giống sau khi đẻ của bò Lai Sind

  • Bảng 4.12. So sánh khối lượng bê lai F1 (BBBxLai Sind) với bò khác

  • Bảng 4.13. khả năng tăng trọng của bê lai F1 (BBBxLai Sind)

  • Bảng 4.14. Kết quả theo dõi tăng trọng của bê lai F1 (BBB x Lai Sind) nuôi trong các điều kiện khác nhau

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan