skkn một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn âm nhạc ở tiểu học

22 2.2K 4
skkn một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn âm nhạc ở tiểu học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MỸ ĐỨC TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐỐC TÍN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI “ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN ÂM NHẠC Ở TIỂU HỌC” 1 Đề Tài Thuộc Lĩnh Vực : ÂM NHẠC Tác giả: NGUYỄN THỊ THÚY HẰNG Chức vụ: GIÁO VIÊN NĂM HỌC 2010 – 2011 PHÒNG GD$ĐT MỸ ĐỨC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TH ĐỐC TÍN ĐỘC LẬP – TỰ DO –HẠNH PHÚC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIÊM NĂM HỌC 2010 - 2011 SƠ YẾU LÝ LỊCH Họ và tên: Nguyễn Thị Thúy Hằng Ngày tháng năm sinh:11 tháng 06 năm 1982 2 Năm vào nghành: 2005 Chức vụ : Giáo viên Đơn vị công tác : Trường tiểu học Đốc Tín Trình độ chuyên môn: Cao Đẳng Bộ môn giảng dạy : Âm Nhạc PHẦN I: MỞ ĐẦU 1.1- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Chúng ta đã bước vào thế kỷ XXI, thế kỷ của khoa học và công nghệ bao điều kỳ diệu đang chờ đón con người phát hiện và khám phá. Để tạo được nhiều thành tựu rự rỡ cho thế kỷ này chúng ta cần có thật nhiều tài năng trẻ tạo thành những mũi xung kích nắm bắt và phát triển các thành tựu khoa học kỹ thuật. Muốn vậy sản phẩm của giáo dục là thế hệ trẻ có đủ đức, tài, năng động sáng tạo. Đặc biệt bậc Tiểu học phải là nền móng đầu tiên trong quá trình nhận thức, trẻ cần được giáo dục và phát triển đều, toàn diện ở tất cả các bộ môn. 3 Âm nhạc là một trong 5 môn trong nhà trường Tiểu học mang tính chất thực hành về thẩm mỹ, về nghệ thuật thông qua các bài học hát giáo dục cho các em những tình cảm đạo đức trong sáng, phẩm chất tốt đẹp, phát triển năng lực trí tuệ. Thông qua các bài hát giúp các em hát đúng âm điệu những bài hát phù hợp với độ tuổi. Qua đó tạo cho các em có thói quen hát tập thể đồng đều, hoà giọng. Âm nhạc trong trường Tiểu học là một nhu cầu trong đời sống tinh thần của trẻ. Trẻ được ca hát là được tự hoạt động để nhận thức thế giới xung quanh và bản thân mình. Những hình tượng âm thanh của bài hát, bản nhạc tác động vào cảm xúc của các em, giúp cho việc phát triển trí tuệ, óc tưởng tượng và có tác dụng giáo dục tình cảm, đạo đức rất tốt. Qua các bài học các em được nghe hát, nghe nhạc, được tập hát, được biết một số kiến thức phổ thông về âm nhạc. Tất cả những cái đó sẽ tạo thành một trình độ văn hoá âm nhạc tối thiểu để góp phần vào các môn học khác để giáo dục nhân cách, làm cho các nội dung học tập ở nhà trường phổ thông có tính toàn diện, làm thăng bằng, hài hoà các hoạt động của trẻ em. Qua đây phát hiện và bồi dưỡng những mầm non tương lai của nghệ thuật. 1.2- ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: Để tìm ra những giải pháp, những phương pháp sử dụng thiết bị dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc trong nhà trường Tiểu học Đốc Tín Trước sự bùng nổ của những thông tin khoa học của loài người trên thế giới đòi hỏi nền giáo dục của nước ta phải hoà nhập tiến kịp các nước trên thế giới. Ngành giáo dục phải đào tạo ra những con người toàn diện, có đủ sức khoẻ, trình độ tri thức mới đưa đất nước ta tiến kịp các nước phát triển. Thực hiện Nghị quyết số 40/2000 Quốc hội 10 của QH. Bộ sách giáo khoa ban hành để thực hiện tốt việc giảng dạy theo chương trình SGK nói chung và môn âm nhạc nói riêng đòi hỏi mỗi giáo viên phải không ngừng học tập, nghiên 4 cứu đổi mới phương pháp dạy học mà còn phải biết sử dụng thiết bị dạy học một cách phù hợp với từng tiết học để đạt yêu cầu đề ra. 1.3- LỊCH SỬ VẤN ĐỀ: Trong quá trình giảng dạy nghiên cứu và tìm hiểu môn âm nhạc tôi đã viết một đề tài “Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học phân môn hát ở trường Tiểu học Đốc Tín . Tôi đã áp dụng các giải pháp này và tôi nhận thấy kết quả học hát được nâng cao rõ rệt. 1.4- NHỮNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CHÍNH: -Phương pháp liên ngành. -Nhóm phương háp lý luận: Tôi đã đọc và hiểu các tài liệu, văn kiện đại hội Đảng, Luật giáo dục, Điều lệ trường Tiểu học, nhiệm vụ năm học. -Nhóm nghiên cứu phương pháp thực tế: Quan sát, đàm thoại, thực hành, tổng kết kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy và dự giờ. 1.5- Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN: Thông qua việc khảo sát, tôi tìm ra những bài học kinh nghiệm vô cùng quý báu. Đó là những giải pháp những vấn đề tư tưởng, quan tâm, những phương pháp tối ưu nhất để tôi có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc giảng dạy bộ môn âm nhạc. Bộ môn nghệ thuật giáo dục thẩm mỹ trong sự hình thành nhân cách học sinh, với những giá trị nhân văn, dân tộc truyền thống và hiện đại. 5 PHẦN II: NỘI DUNG CHƯƠNG I THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN VỀ VẤN ĐỀ SỬ DỤNG THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC YÊN LUẬT 1.1- VỊ TRÍ ĐỊA LÝ: Trường Tiểu học Đốc Tín, là một trường điều kiện kinh tế gặp rất nhiều khó khăn. 1.2- MỘT SỐ THÀNH TÍCH LỚN TRONG CÔNG TÁC GIÁO DỤC ÂM NHẠC TỪ NĂM 2002 ĐẾN NAY: Năm nào huyện Huyện Mỹ Đức cũng kết hợp với Phòng giáo dục tổ chức kỳ thi giọng hát hay và thi tiếng hát đối với học sinh Tiểu học. Kết quả của trường năm nào cũng đạt giải cao. 1.3- NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH: Vì là một trường thuộc vùng nông thôn nên đa số các em học sinh là con em nông nghiệp cuộc sống kinh tế vẫn còn hạn hẹp chưa đủ đảm bảo để các em chuyên tâm vào việc học tập. Do vậy mà kết quả học tập của các môn nói chung và môn âm nhạc nói riêng kết quả chưa được cao. 1.4- THỰC TRẠNG VỀ VẤN ĐỀ HỌC NHẠC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC YÊN LUẬT: Cuối năm 2010 – 2011 tôi đã khảo sát chất lượng học hát và tập đọc nhạc ở lớp 4 và lớp 5 kết quả như sau: 6 Lớp TSHS A + % A % B % 4b 25 5 20 17 68 3 12 Lớp TSHS A + % A % B % 5B 23 9 27 13 57 1 16 Tôi nhận thấy kết quả như vậy chưa được cao đối với bộ môn âm nhạc với nhu cầu xã hội ngày một phát triển đòi hỏi mỗi con người cũng cần phải phát triển toàn diện. Âm nhạc là bộ môn vô cùng bổ ích nó giúp cho học sinh nhận ra cái chân – thiện – mỹ qua các bài hát. 15- NGUYÊN NHÂN CỦA THỰC TRẠNG: -Với đặc thù của trường . Các em học sinh chưa có điều kiện tham gia các câu lạc bộ âm nhạc ở nhà thiếu nhi và chưa có điều kiện để tham gia các chương trình văn nghệ lớn. Cho nên đại trà là thiếu sự tự tin, mạnh dạn. Chính nguyên nhân này ít dẫn đến việc các giờ học âm nhạc thiếu đi nét tự nhiên, nhẹ nhàng và sôi nổi. -Về cơ sở vật chất: Trong các năm học cơ sở vật chất còn nghèo nàn. Chưa có phòng học bộ môn, đồ dùng thiết bị dạy học bộ môn còn hạn chế. Vậy tất cả những nguyên nhân trên cho ta thấy rằng việc sử dụng đồ dùng dạy học và việc trang bị phòng học bộ môn âm nhạc là rất quan trọng. Nó góp phần quyết định chất lượng hiệu quả của một giờ học hát hay một giờ tập đọc nhạc. Đến năm học 2010 – 2011 về cơ sở vật chất dành riêng cho bộ môn âm nhạc đã phần nào được đảm bảo. Xong điều đó lại đòi hỏi người giáo viên cần phải làm gì để có thể sử dụng đồ dùng một cách hiệu quả, đồ dùng nên đưa vào lúc nào, nên sử dụng như thế nào. Và tránh tình trạng quá lạm dụng vào đồ dùng. Đồ dùng trực quan là yếu tố giúp học sinh cảm nhận được cái chất của âm nhạc, chứ không phải một giờ giảng tranh hay một giờ xem sử dụng dụng cụ âm nhạc. 7 1.6- VỀ NHẬN THỨC QUAN ĐIỂM: Đối với việc giáo dục âm nhạc trong nhà trường còn bị xem nhẹ và được coi là bộ môn phụ. Sự biến đổi trong văn hoá thẩm mĩ tình cảm của thế hệ trẻ trong thời buổi kinh tế thị trường, hội nhập đang diễn ra hết sức phức tạp, nhiều điều bất cập khiến dư luận xã hội lo ngại. Hiện nay cùng với quá trình phổ cập xã hội hoá các hoạt động văn hoá trong đời sống cộng đồng, các trường học cũng đã giành nhiều sự chăm lo tổ chức sinh hoạt văn hoá, văn nghệ cho học sinh. Xong việc dạy học và giáo dục thẩm mĩ nghệ thuật cho học sinh thì vẫn được coi trọng đúng mức, đặc biệt là việc đào tạo bồi dưỡng, quản lý và sử dụng đội ngũ giáo viên dạy âm nhạc đang còn nhiều lúng túng. Chịu sự ràng buộc bởi tổ chức và cơ chế dân sự theo số lượng biên chế tại các cơ sở. Nhiều đội ngũ giáo viên dạy âm nhạc chủ đạo trong nhà trường Tiểu học, THCS còn không có chỗ đứng hoặc đi làm việc khác. Có trường thì sử dụng giáo viên thừa vào để dạy âm nhạc. Tiểu kết: Vậy qua phần thực trạng và nguyên nhân của thực trạng chúng ta nhận thấy việc giảng dạy âm nhạc nói chung và sử dụng âm nhạc nói riêng là một vấn đề cấp bách và cần được quan tâm. Bên cạnh đó đội ngũ giáo viên cần phải có bề dày kinh nghiệm, kiến thức nhằm đảm bảo các giờ dạy trên lớp đạt hiệu quả cao, đáp ứng nhu cầu của ngành giáo dục phát triển một cách toàn diện. CHƯƠNG II NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI TRONG VIỆC SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG, THIẾT BỊ DẠY HỌC MÔN ÂM NHẠC NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHẤT LƯỢNG GIỜ DẠY. 2.1- BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI: Âm nhạc là một bộ môn di dưỡng tinh thần cho con người nhiệm vụ của người giáo viên khi giảng dạy bộ môn này phải nghiên cứu giúp cho học sinh nhận ra cái đẹp và bài học bổ ích thông qua âm nhạc. Theo tôi để đạt được điều đó thì đồ dùng trực quan được sử dụng trong bộ môn âm nhạc có vai trò quyết định đến 8 hiệu quả của một giờ học nhạc. Qua kinh nghiệm giảng dạy, sự nghiên cứu và tìm tòi tính năng, tác dụng của các thiết bị đồ dùng dạy học cho bộ môn âm nhạc. Tôi mạnh dạn đưa ra các phương pháp sử dụng đồ dùng trong một tiết học nhằm đạt kết quả triệt để khi sử dụng đồ dùng. *Về tranh ảnh: Khi dùng đến tranh ảnh việc trước tiên là đã giúp học sinh phát huy tính năng quan sát và đòi hỏi trong trí óc của các em dần gợi lên nội dung của bài hát thông qua bức tranh đó (với bài học mới). Và cũng có một hiệu quả rất hay khi thông qua bức tranh để các em liên tưởng đến nội dung bài hát đã học. Ví dụ: Học bài hát “Hoa lá mùa xuân” của Nhạc sỹ Hoàng Hà. Khi giới thiệu bài này ta nên giới thiệu bằng cách treo tranh. Với một bức tranh đầy màu sắc về cỏ cây hoa lá. Trước tiên hình ảnh đó đã làm cho các em liên tưởng đến một mùa xuân tràn đầy sức sống, bước đầu đã mở ra cho các em một cảm giác cuốn hút nhẹ nhàng. Và về mặt cơ bản các em đã hiểu được nội dung của bai hát là nói lên mùa xuân tươi đẹp cây xanh đâm trồi nảy lộc. Vậy qua ví dụ trên ta nhận thấy việc sử dụng tranh ảnh trong giờ học nhạc là rất quan trọng và nó giúp các em hứng thú say mê học tập. *Sử dụng đàn Organ: Đàn Organ là một thiết bị không thể thiếu trong giờ học nhạc. Nó góp phần quan trọng trong việc phát triển tai nghe của học sinh. Đối với giờ học hát nó giúp học sinh hát chuẩn, hát đúng giai điệu, hát nhanh thuộc. Tạo cảm giác tự tin khi biểu diễn, đối với giờ TĐN nó giúp học sinh đọc chuẩn về cao độ, ghép nối các câu một cách chuẩn xác. Đàn được sử dụng trong giờ học phải được đưa vào một cách hợp lý, xen kẽ vào các hoạt động tuỳ từng bài dạy cụ thể. Tránh tình trạng quá lạm dụng vào đàn khiến học sinh cảm nhận như đó là một giờ học đàn chứ không phải là giờ học hát hay TĐN. Ví dụ: Học hát “Lớp chúng ta đoàn kết” của Nhạc sỹ Mộng Lân. 9 Hoạt động 1:Sau phần giới thiệu bài hát mẫu thì lúc này giáo viên nên sử dụng đàn để hát bài hát mẫu, qua đó sẽ giúp học sinh cảm nhận được đó là một bài hát hay và sau đó là giai điệu của bài: Nhẹ nhàng hay sôi nổi, nhanh hay chậm. Hoạt động 2: Khi dạy hát từng câu GV tắt phần nhạc đệm sử dụng nguyên âm sắc piano đệm mẫu theo câu hát và như học sinh sẽ hát chuẩn về cao độ của câu hát. Và đặc biệt đệm đàn theo cao độ của câu hát thì học sinh đã có thể chăm chú học tập, lôi cuốn, phát triển tai nghe một cách tuyệt đối, giờ học sẽ không ồn ào và lộn xộn. Sau khi đã thuộc cả bài giáo viên sử dụng đàn cho học sinh hát theo nhạc cả bài. Hoạt động 3: Tổ chức trò chơi âm nhạc sau khi đã học xong bài hát. Trò chơi có tên “nghe nhạc hiệu đoán câu hát” GV có thể đàn một số giai điệu của vài câu hát mà học sinh đã được học. …“Đầy tình thân quý mến nhau Luôn thi đua học chăm tiến tới”… Học sinh sẽ phải nghe và đoán xem đó là câu hát nào của bài hát. *Sử dụng nhạc cụ gõ đệm: Các bộ gõ như song loan, mõ, trống, phách… cũng góp phần rất quan trọng trong giờ học nhạc. Tuỳ thuộc vào bài học mà bộ gõ có thể phát huy được tác dụng. Trước tiên nó phát ra những âm thanh trực tiếp thu hút học sinh và nó còn làm cho học sinh cảm thấy rất tự tin khi lên biểu diễn kết hợp gõ đẹm theo yêu cầu của giáo viên. Xong nó cũng cần sử dụng trong giờ học một cách hợp lý. Ví dụ: Học bài hát “Cộc cách tùng cheng” (Lớp 2) Bài này ta có thể sử dụng bộ gõ ngay ở phần giới thiệu bài. Khi giáo viên đưa ra: Trống, mõ, thanh phách, song loan lần lượt gõ đệm. Mỗi loại dụng cụ phát ra một loại âm thanh rất hay và vui tai, ngay bước đầu đã lôi cuốn được học sinh và như vậy giáo viên có thể vào bài học một cách tự nhiên và bắt đầu cùng học sinh tìm hiểu về tiếng kêu âm thanh của các loại nhạc cụ ấy. “Sênh kêu…….cách cách…… 10 [...]... các đối tượng học sinh cùng được tham gia và có kết quả tốt Đòi hỏi người giáo viên phải tâm huyết với nghề, mến trẻ, yêu bộ môn giảng dạy Không ngừng học hỏi nâng cao chuyên môn nghiệp vụ và tay nghề, luôn có ý thức đúng đắn về cái đẹp thẩm mỹ nhưng mang đầy tính giáo dục và khoa học cao 14 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học 2 Dạy hát nhạc ở Tiểu học 3 Sách giáo... của học sinh 1.5 Thực trạng về vấn đề học nhạc ở trưởng Tiểu học Yên Luật 1.6.Nguyên nhân thực trạng Tiểu kết: Trang 1 1 1 2 2 2 3 3 3 3 3 3 3 4 5 CHƯƠNG II: NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI TRONG VIỆC SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG, THIẾT BỊ DẠY HỌC MÔN ÂM NHẠC NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIỜ DẠY 21 6 2.1.Biện pháp đổi mới 2.2.Về phía giáo viên 2.3.Về cơ sở vật chất 2.4.Kết quả cụ thể đã đạt được Tiểu kết 6 8 8 8 9 10 11 12 PHẦN... viên âm nhạc các khối lớp 5 Sách thiết kế bộ môn âm nhạc 6 Các văn bản chỉ đạo về thiết bị, đồ dùng dạy học 7 Luật giáo dục 8 Tài liệu hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2010 – 2011 9 Quyết định 30 về việc đánh giá kết quả học tập của học sinh 10 Tài liệu về đổi mới phương pháp dạy học tích cực cấp Tiểu học 15 PHỤ LỤC BÀI DẠY THỰC NGHIỆM CHO TIỂU LUẬN Tiết 20 Học hát bài: Em yêu trường em Ôn tập tên nốt nhạc. .. là một yêu cầu và yếu tố tất yếu trong đổi mới phương pháp dạy học Ngay tại trường Tiểu học Đốc Tín không chỉ có học sinh lớp 3, 4 mới được áp dụng các phương pháp đổi mới Tôi đã được sự nhất trí và giúp trong toàn khối lớp 1, 2, 3, 4, 5 điều mà tôi nhận thấy rất rõ rệt là: -Học sinh rất say mê bộ môn âm nhạc -Học sinh rất tự tin và dần hình thành những nhân cách đạo đức đáng quý thông qua các bài học. .. giảng dạy theo chương trình SGK mới, đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng triệt để thiết bị đồ dùng trong giảng dạy âm nhạc các khối lớp, tôi thấy đây là phương pháp rất tốt, rất thuận lợi cho người dạy và học Người thày và cô giữ vai trò lập kế hoạch, hướng dẫn cho học sinh thiết kế để trò tự hoạt động, thầy làm việc ít trò được tìm tòi, suy nghĩ phát huy tính tích cực và tự giác của học sinh Giờ học. .. do chọn đề tài 1.2.Đối tượng nghiên cứu 1.3.Lịch sử vấn đề 1.4.Những phương pháp nghiên cứu chính 1.5 Ý nghĩa khoa học thực tiễn PHẦN II: NỘI DUNG CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN VỀ VẤN ĐỀ SỬ DỤNG THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC YÊN LUẬT 1.1.Vị trí địa lý 1.2.Đặc điểm tình hình của trường 1.3 .Một số thành tích lớn trong công tác giáo dục âm nhạc từ năm 2002 đến nay 1.4.Nhận thức của học sinh... độ chuyên môn của giáo viên được củng cố trau dồi, làm cho các giáo viên âm nhạc tự tin hơn, giảng tốt hơn 2.3- VỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT: -Cần phải có một phòng học nhạc cách âm riêng có đầy đủ đồ dùng thiết bị dạy học cho bộ môn âm nhạc -Cần trang bị đầy đủ SGK cho học sinh -Tăng cường sách, tạp chí thông tin về phương pháp dạy âm nhạc trong nước và thế giới -Cần có thêm tranh ảnh minh hoạ trong các bài... nghe âm nhạc một cách toàn diện -TĐN đúng cao độ và trường độ -Dần phân biệt được các âm thanh cao thấp, dài ngắn -Giúp các em học hiểu về mối quan hệ và tác dụng của âm nhạc với đời sống -Các em sôi nổi hơn trong giờ học -Phát hiện và bồi dưỡng được những em học sinh có năng khiếu PHẦN III: KẾT LUẬN Cùng với sự đổi mới của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, âm nhạc ngày nay đã trở... giải pháp và sự kết hợp liên ngành trên tôi đã nghiên cứu và áp dụng vào giảng dạy So với kết quả khảo sát ở phần thực trạng năm học 2009 – 2010 tôi nhận thấy kết quả học tập của học sinh đã có bước chuyển biến rõ rệt Kết quả sang năm học 2010 – 2011 mức độ học tập và khả năng nhận biết về âm nhạc của học sinh đã có sự phát triển lớn Qua khảo sát và đánh giá kết quả học sinh theo định kỳ, số lượng học. .. cao, không có học sinh đạt ở mức không hoàn thành Đây là một kết quả rất đáng mừng nhằm đáp ứng nhu cầu giáo dục phát triển một cách toàn diện Kết quả cụ thể so với thực trạng năm học 2009 – 2010 như sau: Lớp 3B TSHS 33 A+ 15 % 45,4 A 18 % 54,6 B 0 % 0 Lớp 4A TSHS 25 A+ 10 % 40 A 15 % 60 B 0 % 0 12 Tiểu kết: Qua vấn đề nghiên cứu, tìm tòi kỹ năng sử dụng thiết bị dạy học trong giờ dạy âm nhạc tôi cảm . ĐÀO TẠO MỸ ĐỨC TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐỐC TÍN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI “ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN ÂM NHẠC Ở TIỂU HỌC” 1 Đề Tài Thuộc Lĩnh Vực : ÂM NHẠC Tác giả: NGUYỄN. dục và khoa học cao. 14 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học. 2. Dạy hát nhạc ở Tiểu học. 3. Sách giáo khoa các khối lớp. 4. Sách giáo viên âm nhạc các khối. cầu đề ra. 1.3- LỊCH SỬ VẤN ĐỀ: Trong quá trình giảng dạy nghiên cứu và tìm hiểu môn âm nhạc tôi đã viết một đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học phân môn hát ở trường Tiểu

Ngày đăng: 18/12/2014, 09:05

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • PHẦN II: NỘI DUNG

  • NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI TRONG VIỆC SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG, THIẾT BỊ DẠY HỌC MÔN ÂM NHẠC NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHẤT LƯỢNG GIỜ DẠY.

    • PHẦN III: KẾT LUẬN

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan