Khóa luận tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác Quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh Thanh Hóa

68 1.1K 5
Khóa luận tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác Quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh Thanh Hóa

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU1 CHƯƠNG I: RỦI RO TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NHTM3 1.1 RRTD của NHTM.3 1.1.1Khái niệm về rủi ro và RRTD.3 1.1.2. Phân loại RRTD.3 1.1.3 Dấu hiệu nhận biết RRTD4 1.1.4 Nguyên nhân dẫn đến RRTD5 1.1.5 Hậu quả của RRTD9 1.2Những nội dung cơ bản về công tác quản trị RRTD tại NHTM10 1.2.1 Khái niệm về quản trị RRTD10 1.2.2 Sự cần thiết của công tác quản trị RRTD10 1.2.3 Công cụ quản trị RRTD của NHTM.11 1.2.4Nội dung của quản trị RRTD của NHTM.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA KHOA: QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐỀ TÀI: Hoàn thiện công tác QTRRTD tại Agribank chi nhánh Thanh Hóa Giảng viên hướng dẫn : Sinh viên thực hiện : Lớp : M S S V Tháng 12 – 2014 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I: RỦI RO TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NHTM 3 1.1 RRTD của NHTM. 3 1.1.1 Khái niệm về rủi ro và RRTD. 3 1.1.2. Phân loại RRTD. 3 1.1.3 Dấu hiệu nhận biết RRTD 4 1.1.4 Nguyên nhân dẫn đến RRTD 5 1.1.5 Hậu quả của RRTD 9 1.2 Những nội dung cơ bản về công tác quản trị RRTD tại NHTM 10 1.2.1 Khái niệm về quản trị RRTD 10 1.2.2 Sự cần thiết của công tác quản trị RRTD 10 1.2.3 Công cụ quản trị RRTD của NHTM. 11 1.2.4 Nội dung của quản trị RRTD của NHTM. 15 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH THANH HÓA 20 2.1 Khái quát về NHNNo&PTNT tỉnh Thanh Hóa: 20 2.1.1 Lịch sử hình thành và mô hình tổ chức 20 2.1.2 Hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh Thanh Hóa 22 2.2 Thực trạng hoạt động tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh Thanh Hóa 25 2.2.1 Hoạt động đầu tư tín dụng 25 2.2.2 Thực trạng rủi ro tín dụng của Agribank Chi nhánh Thanh Hóa. 29 2.2.3 Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng của Agribank Chi nhánh Thanh Hóa 34 2.3. Đánh giá công tác QTRR của Agribank chi nhánh Thanh Hóa 43 2.3.1. Những kết quả đạt được 43 2.3.2. Tồn tại và hạn chế 44 CHƯƠNG III GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH THANH HÓA 46 3.1. Định hướng phát triển tín dụng tại Agribank chi nhánh Thanh Hóa 46 3.1.1. Định hướng phát triển kinh doanh trong thời gian tới 46 3.2.2 Hoàn thiện và tuân thủ nghiêm ngặt quy trình cho vay 49 3.2.3 Giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng 51 3.2.4 Giải pháp về nhân sự 55 3.2.5 Giải pháp bù đắp tổn thất khi rủi ro xảy ra 55 3.3 Một số kiến nghị 56 3.3.1 Kiến nghị với chính phủ 56 3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 57 3.3.3 Kiến nghị với NHNo&PTNT Việt Nam 59 KẾT LUẬN 62 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm gần đây nền kinh tế Việt Nam ổn định và từng bước phát triển tạo niềm tin trong dân cũng như các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Cùng với những thành tựu đổi mới của đất nước, hoạt động ngân hàng đã có những chuyển biến, góp phần tích cực vào việc kiềm chế lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa để từng bước hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hệ thống ngân hàng vẫn còn nhiều bất cập cả về cơ chế chính sách và tổ chức hoạt động. Hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém; một trong những tồn tại chủ yếu thể hiện năng lực tài chính và vị thế của hệ thống ngân hàng. Từ đó, việc đánh giá đúng mức thực trạng quản trị rủi ro trong lĩnh vực tín dụng và nghiên cứu để tìm ra giải pháp nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng, đảm bảo an toàn cho hoạt động ngân hàng luôn là vấn đề được đặt lên hàng đầu trong hoạt động của mọi ngân hàng. Hiện nay, Agribank đang là một trong các ngân hàng có tình hình rủi ro tín dụng khá nghiêm trọng với tỷ lệ nợ xấu cao hơn các ngân hàng khác. Chi nhánh NHNN & PTNT tỉnh Thanh Hóa là một trong những chi nhánh thuộc mạng lưới các chi nhánh của Agribank cũng đang gặp khá nhiều vấn đề về quản trị rủi ro tín dụng. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, em đã quyết định chọn đề tài “Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Tỉnh Thanh Hóa” làm chuyên đề tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích nghiên cứu − Góp phần hệ thống hóa để từng bước hoàn thiện lý luận cơ bản về quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại − Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Thanh hóa thời gian qua. − Đề xuất một số khuyến nghị nhằm giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng, củng cố, hoàn thiện nâng cao hiệu quả hệ thống thông quản trị rủi ro tín dụng của Agribank Thanh Hóa. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu: công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh Thanh Hóa từ năm 2011-2013. 4. Phương pháp nghiên cứu Chuyên đề sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, suy luận logic kết hợp với lịch sử, phương pháp thống kê, so sánh, lý thuyết hệ thống, diễn giải và quy nạp để phân tích, chứng minh và đánh giá các vấn đề. Bên cạnh đó, chuyên đề cũng sử dụng kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học,các bài luận văn, khóa luận, chuyên đề, các báo cáo, tài liệu trên báo chí và internet có liên quan đến đề tài. 5. Bố cục chuyên đề Nội dung chính của chuyên đề gồm có 3 chương − Chương 1: Rủi ro tín dụng và công tác quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại − Chương 2: Thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hóa. − Chương 3: Giải pháp hoàn nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hóa. CHƯƠNG I: RỦI RO TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NHTM 1.1 RRTD của NHTM. 1 Khái niệm về rủi ro và RRTD. Rủi ro là những biến cố không mong đợi, khi rủi ro xảy ra sẽ dẫn đến tổn thất về tài sản của ngân hàng, làm giảm sút lợi nhuận thực tế so với dự kiến hoặc phải bỏ thêm một khoản chi phí để có thể hoàn thành được một nghiệp vụ tài chính nhất định. Trong hoạt động của ngân hàng, hoạt động tín dụng là hoạt động kinh doanh đem lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng nhưng đồng thời đây cũng là nghiệp vụ tiềm ẩn rủi ro lớn. Theo các thống kê và nghiên cứu, RRTD chiếm đến 70% trong tổng rủi ro hoạt động của ngân hàng. Như vậy RRTD là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây tổn thất và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng kinh doanh ngân hàng. “RRTD là những thiệt hại, mất mát mà ngân hàng phải gánh chịu do người vay vốn hay người sử dụng vốn của ngân hàng không đúng hạn, không thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng tín dụng với bất kỳ lý do nào.” RRTD có tính chất khách quan, do vậy người ta không thể nào loại trừ hoàn toàn được mà chỉ có thể hạn chế sự xuất hiện của chúng cũng như tác hại do chúng gây ra. 1.1.2. Phân loại RRTD. 1.1.2.1 Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro RRTD được chia thành 2 loại: − Rủi ro giao dịch: là hình thức RRTD mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá khách hàng. Rủi ro giao dịch bao gồm: • Rủi ro lựa chọn: là rủi ro có liên quan đến quá trình đánh giá và phân tích tín dụng, phương án vay vốn để đưa ra quyết định tài trợ của ngân hàng. • Rủi ro bảo đảm: là rủi ro có liên quan đến các tiêu chuẩn đảm bảo của khoản vay như mức cho vay, loại tài sản đảm bảo, chủ thể đảm bảo… • Rủi ro nghiệp vụ: là rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay và hoạt động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật xử lý các khoản vay có vấn đề. − Rủi ro danh mục: là RRTD mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quản lý danh mục cho vay của ngân hàng, và được phân thành: • Rủi ro nội tại: là RRTD xuất phát từ đặc điểm hoạt động và sử dụng vốn của khách hàng vay vốn, lĩnh vực hoạt động kinh tế. • Rủi ro tập trung: là rủi ro do ngân hàng tập trung cho vay quá nhiều vào một số khách hàng, một ngành kinh tế hoặc trong cùng một vùng địa lý nhất định hoặc cùng một loại hình cho vay có rủi ro cao. 1.1.2.2. Căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng, RRTD gồm: − Rủi ro không hoàn trả nợ đúng hạn (rủi ro đọng vốn): là những tổn thất xảy ra khi mà đến thời hạn hoàn trả nợ mà ngân hàng vẫn chưa thu hồi được vốn vay. − Rủi ro không có khả năng trả nợ: xảy ra trong trường hợp khách hàng đi vay mất khả năng chi trả. 1.1.3 Dấu hiệu nhận biết RRTD 1.1.3.1 Phát sinh từ phía khách hàng. a. Trong mối quan hệ khách hàng với ngân hàng − Trì hoãn hoặc gây trở ngại đối với ngân hàng trong việc kiểm tra theo định kỳ hoặc đột xuất về tình hình sử dụng vốn vay, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tài chính của khách hàng. Chậm hoặc không gửi BCTC theo yêu cầu của ngân hàng. − Đề nghị gia hạn, điều chỉnh các khoản nợ nhiều lần không rõ lý do. Chậm thanh toán các khoản lãi vay khi đến hạn thanh toán. − Sự tụt giảm bất thường số dư tài khoản tiền gửi mở tại ngân hàng − Mức độ vay thường xuyên gia tăng, vượt quá nhu cầu dự kiến. Chấp nhận nguồn vốn lãi suất cao ở mọi điều kiện. − Tài sản đảm bảo không đủ tiêu chuẩn, giá trị tài sản đảm bảo giảm sút so với định giá cho vay, có dấu hiệu cho người khác thuê, bán hoặc trao đổi. − Dùng các khoản tiền ngắn hạn cho hoạt động đầu tư dài hạn. b. Dấu hiệu liên quan đến phương pháp quản lý, tình hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng: − Những thay đổi bất lợi trong cơ cấu vốn, tỷ lệ thanh khoản. − Có sự chênh lệch lớn giữa doanh thu thực tế so với dự kiến. − Xuất hiện phí bất hợp lý: quảng cáo, tiếp khách quá mức, phô trương… − Thay đổi thường xuyên tổ chức hoặc ban điều hành. − Đối với khách hàng là tư nhân, có dấu hiệu bệnh kéo dài hoặc chết. 1.1.3.2. Phát sinh từ phía ngân hàng − Chính sách tín dụng không hợp lý, tăng trưởng tín dụng quá nhanh, vượt quá năng lực kiểm soát. − Đánh giá và phân loại không chính xác về mức độ rủi ro của khách hàng. − Cấp tín dụng cho cam kết không chắc chắn và thiếu đảm bảo khách hàng. − Soạn thảo các điều kiện ràng buộc trong hợp đồng tín dụng không rõ ràng, hồ sơ tín dụng thiếu sự hoàn chỉnh. − Cạnh tranh thái quá: giảm lãi suất cho vay, tăng hạn mức… 1.1.4 Nguyên nhân dẫn đến RRTD Kinh doanh ngân hàng là kinh doanh rủi ro hay nói cách khác hoạt động kinh doanh ngân hàng luôn phải đối diện với rủi ro. Do đó việc nhận diện những nguyên nhân gây ra rủi ro là rất cần thiết nhằm đưa giải pháp phòng ngừa hiệu quả và giảm thiệt hại. Có 3 nhóm nguyên nhân cơ bản sau đây: 1.1.4.1 Nguyên nhân khách quan từ môi trường bên ngoài − Rủi ro do các nguyên nhân bất khả kháng: Xuất phát từ thiên nhiên như thiên tai, động đất, lũ lụt, hạn hán, dịch bệnh…. Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế nông nghiệp, khá nhạy cảm với môi trường tự nhiên, mỗi biến động của tự nhiên đều tiềm ẩn rủi ro gây ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của khách hàng vay vốn, làm suy giảm khả năng trả nợ vay ngân hàng dẫn tới RRTD. − Rủi ro do môi trường kinh tế không ổn định. Bao gồm các yếu tố: các giai đoạn phát triển của nền kinh tế (phát triển, hưng thịnh hay suy thoái), sự thay đổi cơ chế chính sách kinh tế, lãi suất, tỷ giá, chỉ số giá cả… khi nền kinh tế phát triển mạnh, hoạt động kinh doanh thuận lợi, khả năng rủi ro từ việc không trẳ được nợ hoặc vỡ nợ rất thấp, hoạt động tín dụng tương đối an toàn. Tuy nhiên, khi nền kinh tế suy thoái, sản xuất bị đình trệ, hàng hóa ứ đọng không tiêu thụ được làm suy giảm khả năng tài chính của khách hàng kém, từ đấy tăng RRTD. − Trong nền kinh tế phát triển quá nóng, NHNN sẽ áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt, lãi suất thị trường tăng, doanh nghiệp sẽ phải đi vay với lãi suất cao hơn dẫn đến chi phí tài chính tăng làm cho doanh thu của doanh nghiệp giảm, cũng dễ dẫn đến tăng RRTD. − Môi trường chính trị, pháp lý: Khi một quốc gia có nền chính trị không ổn định, có chiến tranh, hay xảy ra các cuộc bạo loạn, đình công, tranh chấp giữa các đảng phái… thì việc triển khai các dự án đầu tư của doanh nghiệp chắc chắn sẽ gặp khó khăn và ảnh hưởng đến khả năng trả nợ. Cơ chế chính sách của nhà nước tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh và môi trường đầu tư vốn của các ngân hàng. Khi có sự thay đổi, điều chỉnh Pháp luật, chính sách, chế độ của nhà nước hoặc thay đổi địa giới hành chính của các địa phương, sự sát nhập hay chia cách của một cơ quan, bộ ngành… sẽ tác động trực tiếp đến mọi các nhân, tổ chức kinh tế - các khách hàng của ngân hàng, từ đó có thể mang đến rủi ro cho ngân hàng. − Hiện nay ở Việt Nam chưa có cơ chế công bố thông tin đầy đủ về doanh nghiệp và ngân hàng. Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) bước đầu đã cung cấp thông tin khá kịp thời về tình hình hoạt động tín dụng. Tuy nhiên, thông tin cung cấp còn đơn điệu, thiếu cập nhập. Đó cũng là thách thức cho hệ thống ngân hàng trong việc mở rộng và kiểm soát tín dụng trong điều kiện thiếu một hệ thống thông tin tương xứng. Nếu các ngân hàng cố gắng chạy theo thành tích, mở rộng tín dụng với những thông tin không đầy đủ thì sẽ gia tăng nguy cơ nợ xấu cho hệ thống ngân hàng. − Môi trường quốc tế: Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, tín dụng trong nước có mối quan hệ chặt chẽ với tín dụng quốc tế, các dòng vốn luôn vận hành theo quy luật thị trường. Khủng hoảng tài chính làm cho mối quan hệ thương mại quốc tế giữa Việt Nam và các nước bị thay đổi, tạm ngưng trệ hoặc cắt đứt, làm giảm sút sức mua, hàng hóa bị ứa đọng khó tiêu thụ sẽ ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng vay vốn ngân hàng, tất yếu phát sinh RRTD. − Ngoài ra, quá trình tự do hóa tài chính và hội nhập quốc tế có thể làm cho nợ xấu ra tăng bởi sự cạnh tranh gay gắt và quy luật chọn lọc, đào thải khắc nghiệt của thị trường khiến cho các khách hàng thường xuyên của ngân hàng đối mặt với nguy cơ thua lỗ hoặc phá sản. Bên cạnh đó, bản thân ngân hàng trong nước với hệ thống quản lý yếu kém bị các ngân hàng nước ngoài có nền tảng quản trị và công nghệ vượt trội cạnh tranh lôi kéo những khách hàng tốt, có tiềm lực tài chính lớn để lại các khách hàng yếu cho ngân hàng nội địa, dẫn đến nguy cơ rủi ro, nợ xấu tăng cao. 1.1.4.2. Nguyên nhân từ phía khách hàng vay − Đối với khách hàng là cá nhân: nguồn trả nợ chủ yếu là từ nguồn thu nhập cá nhân nên nguyên nhân dẫn đến rủi ro có thể do: • Do tình trạng sức khỏe, bệnh tật hoặc mâu thuẫn trong gia đình. • Người vay bị thất nghiệp tạm thời, hoặc lâu dài ảnh hưởng đến thu nhập. • Rủi ro đạo đức: Người đi vay sử dụng vốn vay sai mục đích, không muốn hoàn trả nợ cho ngân hàng, thậm chí kinh doanh trên lưng ngân hàng, sử dụng tiền vay ngân hàng để cho vay với lãi suất cao hơn. − Đối với khách hàng là doanh nghiệp • Do thị trường cung cấp đầu vào bị thu hẹp, giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng, chi phí sản xuất tăng lên, sản phẩm giảm sức cạnh tranh; sản phẩm kém phẩm chất, không phù hợp với thị trường, khó tiêu thụ hoặc do cạnh tranh trên thị trường, thị hiếu thay đổi… làm doanh thu của doanh nghiệp giảm sút. • Doanh nghiệp sử dụng vốn vay sai mục đích, hoặc sử dụng vốn vay vào việc sản xuất kinh doanh các loại mặt hàng bị pháp luật cấm; không đảm bảo tính hiệu quả trong sử dụng vốn. • Khả năng quản lý điều hành kém: Trình độ, năng lực quản lý hạn chế, thiếu trình độ, kinh nghiệm chuyên môn dẫn tới việc tổ chức và việc điều hành sản xuất kinh doanh yếu kém, tài chính không minh bạch. Bộ máy quản trị không có tầm nhìn dẫn đến đầu tư không khả thi, không có khả năng thu hồi được vốn, khả năng trả nợ giảm. • Do sự thay đổi về đội ngũ cán bộ chủ chốt của doanh nghiệp, bộ máy quản lý không đồng bộ, điều hành kém, hiệu quả sản xuất không cao, giảm số lượng [...]... cụ quản lý phù hợp với quy mô và tính chất hoạt động của ngân hàng đó Sau đây là một số công cụ chính được sử dụng để quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng của một NHTM 1.2.3.1 Chính sách tín dụng Về cơ bản, nội dung của chính sách tín dụng bao gồm: − QĐ về những ngành,lĩnh vực chính cho hoạt động tín dụng − QĐ về danh mục tín dụng và quản lý chất lượng danh mục tín dụng − QĐ về các giới hạn tín dụng. .. địa bàn tỉnh trong khi thị phần máy ATM chỉ chi m 23% (toàn tỉnh Thanh Hoá có 174 máy ATM, Agribank Thanh Hoá có 40 máy) Số lượng khách hàng được phát triển khá tốt: Đến cuối năm có 412,5 ngàn khách hàng tiền gửi (tăng 33,6 ngàn so với đầu năm); 220 ngàn khách hàng vay vốn (tăng 15,6 ngàn khách hàng) 2.2 Thực trạng hoạt động tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh Thanh Hóa 2.2.1 Hoạt... hình xếp hạng tín dụng trong quản trị RRTD Mô hình xếp hạng tín dụng trong quản trị RRTD là những mô hình đánh giá khách hàng trên cơ sở dự đoán mức độ rủi ro của khách hàng từ đó ra quyết định cấp tín dụng Sau đây là các mô hình được áp dụng phổ biến: a Mô hình xếp hạng của Moody và Standard & Poor Moody và Standard & Poor là những công ty cung cấp dịch vụ tốt nhất trong việc đánh giá RRTD trong cho vay... NHTM hoặc của các ngân hàng khác Trong trường hợp các khoản nợ xấu có thể bán cho VAMC • Sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro: được thực hiện theo quyết định 493 và quyết định 18 của NHNN Việt Nam CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH THANH HÓA 2.1 Khái quát về NHNNo&PTNT tỉnh Thanh Hóa: 2.1.1 Lịch sử hình thành và mô... 2.1.1.2 Tổ chức mạng lưới Chi nhánh có mô hình tổ chức như sau: Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức bộ máy hoạt động tại Agribank chi nhánh Thanh Hóa Nguồn: 25 năm xây dựng và phát triển Agribank Chi nhánh Thanh Hóa, 2013 Agribank Thanh Hoá là một NHTM có cơ sở vật chất kỹ thuật và quy mô hoạt động lớn nhất trong hệ thống các TCTD trên địa bàn Tính đến 31/12/2013 Agribank Thanh Hóa có tổng nguồn vốn huy động... cơ bản về công tác quản trị RRTD tại NHTM 1.2.1 Khái niệm về quản trị RRTD Quản trị rủi ro được hiểu là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn diện và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát, những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro Từ đó có sự chuẩn bị sẵn sàng các hành động thích hợp để hạn chế các rủi ro đó ở mức thấp nhất.” Quản trị RRTD là... doanh Agribank chi nhánh Thanh Hóa Những năm gần đây, chất lượng tín dụng tại Agribank Thanh Hóa có xu hướng tốt lên và nhìn chung tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh thấp hơn nhiều so với toàn Agribank Năm 2011, tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh là 1,69% thấp hơn rất nhiều so với tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống là 6,19% tuy nhiên mức độ này vẫn còn cao Năm 2012, nhờ việc áp dụng một loạt giải pháp nâng cao chất lượng tín. .. mục tín dụng có vấn đề − QĐ về việc sử dụng và xử lý tài sản bảm bảo cho khoản tín dụng − QĐ về nội dung xử phạt hay khuyến khích đối với CBTD trong việc cấp tín dụng − QĐ về việc áp dụng các biện pháp phân tán rủi ro như đa dạng hoá danh mục tín dụng, cho vay đồng tài trợ, bảo hiểm tiền gửi 1.2.3.2 Quy trình tín dụng: Về phương diện quản trị, một quy trình tín dụng được xây dựng hợp lý mang nhiều ý... trong phòng ngừa và giải quyết hậu quả của RRTD QTRRTD giúp ngân hàng xử lý tốt mối quan hệ giữa RRTD và lợi nhuận, đánh giá giữa thiệt hại với lợi ích đem lại cho bản thân ngân hàng và các đối tác trong quan hệ tín dụng Quản trị RRTD là không thể thiếu trong hoạt động tín dụng của mỗi ngân hàng 1.2.3 Công cụ quản trị RRTD của NHTM Để quản trị RRTD, mỗi ngân hàng đều cần nghiên cứu và đưa ra các công. .. nghiệp đạt 39,5% chi m tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ Năm 2013, Doanh số cho vay nông nghiệp nông thôn 12.250 tỷ, tăng 2.135 tỷ, tốc độ tăng 21%, chi m tỷ trọng 88% tổng dư nợ, tăng 0,4% so với năm 2012 Biểu đồ 2.2: Dư nợ theo thành ngành Kinh tế năm 2013 Nguồn: báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh Agribank chi nhánh Thanh Hóa 2.2.2 Thực trạng rủi ro tín dụng của Agribank Chi nhánh Thanh Hóa 2.2.2.1 . Agribank chi nhánh Thanh Hóa 22 2.2 Thực trạng hoạt động tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh Thanh Hóa 25 2.2.1 Hoạt động đầu tư tín dụng 25 2.2.2 Thực trạng rủi ro tín. ro tín dụng của Agribank Chi nhánh Thanh Hóa. 29 2.2.3 Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng của Agribank Chi nhánh Thanh Hóa 34 2.3. Đánh giá công tác QTRR của Agribank chi nhánh Thanh Hóa 43 2.3.1 gồm có 3 chương − Chương 1: Rủi ro tín dụng và công tác quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại − Chương 2: Thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và

Ngày đăng: 18/12/2014, 08:38

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Sinh viên thực hiện : ....................................

    • MSSV

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan