sự thích ứng với hoạt động học tập của sinh viên khoa công tác xã hội và phát triển cộng

98 1.6K 9
sự thích ứng với hoạt động học tập của sinh viên khoa công tác xã hội và phát triển cộng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong thời kỳ hiện nay, đất nước ta đang ngày càng phát triển trên tất cả các lĩnh vực của đời sống: kinh tế, văn hoá – xã hội Vì vậy đòi hỏi mỗi cá nhân phải có rất nhiều những năng lực mới để thích ứng với cuộc sống đang từng ngày một đổi thay. Đặc biệt đối với sinh viên thì vấn đề này cũng đang đặt ra một cách bức thiết. Bởi vì đây là nguồn nhân lực chủ yếu để đưa đất nước phát triển. Mặt khác, tốc độ phát triển thông tin như hiện nay đòi hỏi sinh viên phải có những kỹ năng và phương pháp học tốt để có thể tự học và tự trau dồi kiến thức cho mình. Khác với cách học ở phổ thông, học tập ở Đại học đòi hỏi ở sinh viên phải có kỹ năng, phương pháp học tập mới để có tiếp nhận một lượng kiến thức lớn. Hoạt động học tập của sinh viên là đi sâu, tìm hiểu những môn học, những chuyên ngành khoa học cụ thể, hoạt động này mang tính độc lập, tự chủ và tính sáng tạo cao. Vì thế, vấn đề đặt ra ở đây là bản thân họ phải luôn luôn tích cực và chủ động để có thể hoà nhập và tự hoàn thiện chính bản thân. Khi bước chân vào trường Đại học họ luôn luôn phải tiếp nhận và làm việc với lượng thông tin lớn và cường độ cao vì vậy nếu không kịp thời thích ứng sẽ dẫn đến chỗ kết quả học tập không đáp ứng được yêu cầu về chất lượng mà xã hội đặt ra. Thêm nữa, không phải sinh viên nào cũng có điều kiện thuận lợi như nhau trong quá trình học tập và nghiên cứu. Đối với những sinh viên có nền tảng tốt từ phổ thông (được tiếp cận với các phương tiện hiện đại, với những đội ngũ giáo viên có chất lượng cao, ) thì việc thích ứng trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Còn đối với sinh viên đến từ những vùng nông thôn, vùng cao, vùng sâu thì đây thực sự là một điều hết sức khó khăn. Sinh viên Khoa CTXH & PTCĐ của Trường Đại học Đà Lạt cũng nằm trong thực trạng đó. Phần lớn họ là những người đến từ rất nhiều nơi, đặc biệt là từ nông thôn và vùng sâu, vùng xa trên cả ba miền (Bắc – Trung – Nam). Họ là những sinh viên học trong một ngành còn rất mới mẻ, điều này cũng là một 1 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 thử thách hết sức lớn lao đối với bản thân họ. Bên cạnh đó, đội ngũ giáo viên trong Khoa nhiều thầy/ cô còn khá trẻ nên việc trao đổi kinh nghiệm giảng dạy và thực hành còn có những hạn chế nhất định. Việc mời giảng các cán bộ giảng dạy từ bên ngoài hiện nay cũng khá nhiều nên thường dẫn đến thực trạng là thiếu chủ động trong việc tổ chức giảng dạy. Tất cả những điều đó đã phần nào tác động đến hoạt động học tập của sinh viên. Từ những thực trạng trên, chúng tôi đã nghiên cứu đề tài “Sự thích ứng với hoạt động học tập của sinh viên Khoa Công tác xã hội và Phát triển Cộng đồng trường Đại học Đà Lạt”. 2. Đối tượng nghiên cứu Sự thích ứng với hoạt động học tập của sinh viên 3.Mục đích nghiên cứu Làm rõ thực trạng thích ứng với hoạt động học tập của sinh viên, phân tích các nguyên nhân của thực trạng và trên cơ sở đó đề xuất những kiến nghị sư phạm nhằm nâng cao mức độ thích ứng với hoạt động học tập cho sinh viên. 4.Nhiệm vụ nghiên cứu 4.1.Làm rõ cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu. Cụ thể là làm rõ các khái niệm sau: Sự thích ứng, hoạt động học tập, sự thích ứng với hoạt động học tập của sinh viên. 4.2.Nghiên cứu thực trạng sự thích ứng với hoạt động học tập của sinh viên Khoa CTXH & PTCĐ thuộc Đại học Đà Lạt 4.3.Phân tích một số tác động chủ yếu và những nguyên nhân ảnh hưởng đến sự thích ứng đó. 4.4. Đề xuất một số những kiến nghị sư phạm nhằm giúp sinh viên nhanh chóng thích ứng và thích ứng tốt với hoạt động học tập của sinh viên. 5.Khách thể và phạm vi nghiên cứu. 5.1.Khách thể nghiên cứu: Gồm 228 sinh viên của 3 khoá (năm thứ nhất: 82 sinh viên, năm thứ 2: 75 sinh viên, năm thứ 3: 71 sinh viên), 2 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 50 cán bộ giảng dạy và quản lý (trong đó bao gồm: Khoa CTXH & PTCĐ và các khoa: Đông phương học, Lịch sử, Khoa sư phạm, Khoa Ngữ văn, và một số cán bộ mời giảng dạy của Khoa CTXH & PTCĐ). 5.2.Phạm vi nghiên cứu: + Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu sự thích ứng với hoạt động học tập của sinh viên (chứ không nghiên cứu sự thích ứng học đường trong môi trường đại học) + Chỉ nghiên cứu sinh viên của Khoa CTXH & PTCĐ tại Đại học Đà Lạt. 6. Giả thuyết nghiên cứu Sinh viên khoa CTXH & PTCĐ thuộc Trường Đại học Đà Lạt thích ứng học tập ở những mức độ khác nhau. Sự TƯHT có tương quan thuận với nội dung học tập, phương pháp học tập, điều kiện học tập và quan hệ với thầy cô và bạn bè. Có sự khác biệt về TƯHT giữa sinh viên năm I, II, III, giữa các kết quả học tập khác nhau và giữa các địa bàn sinh sống của sinh viên trước khi vào đại học. 7.Phương pháp nghiên cứu 7.1.Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tìm đọc, phân tích, tổng hợp các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài nghiên cứu. Từ đó xác định nội dung của các khái niệm cơ bản, xây dựng cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu. 7.2.Phương pháp quan sát: Dự giờ tại một số lớp được nghiên cứu để quan sát việc học tập của sinh viên ở trên lớp và phương pháp giảng dạy của giáo viên. Quan sát một số hoạt động học tập ngoài giờ của sinh viên (tại thư viện khoa, thư viện trường), các cuộc thảo luận nhóm. Quan sát việc sinh viên gặp gỡ trao đổi với giảng viên trong giờ nghỉ giải lao về những vấn đề có liên quan đến môn học, bài học hay việc học tập nói chung. 7.3.Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi 3 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Đề tài sử dụng hai bảng hỏi: một bảng hỏi dành cho sinh viên và một bảng hỏi dành cho giáo viên. + Bảng hỏi dành cho sinh viên: Sử dụng các câu hỏi đóng để sinh viên lựa chọn các ý kiến phù hợp với mình, câu hỏi mở để thu thập những đánh giá, góp ý và đề xuất của sinh viên. Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng câu hỏi kết hợp (đóng và mở) để thu thập những thông tin phong phú thêm nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu. Chúng tôi mô tả cụ thể trong chương 2. + Bảng hỏi dành cho giáo viên: gồm có 17 câu hỏi nhằm thu thập thông tin để so sánh với kết quả thu được từ bảng hỏi dành cho sinh viên. 7.4.Phương pháp chuyên gia Tham khảo ý kiến của một số chuyên gia đã và đang nghiên cứu về vấn đề liên quan đến sự thích ứng với hoạt động học tập của sinh viên. Ngoài ra còn tham khảo ý kiến của những cán bộ làm quản lý về đào tạo đối với sinh viên, những người có kinh nghiệm giảng dạy sinh viên. 7.5.Phương pháp nghiên cứu trường hợp (case study) Lựa chọn một sinh viên có mức độ thích ứng tốt và một sinh viên có mức độ thích ứng trung bình, và một sinh viên thích ứng ở mức độ kém để làm nghiên cứu sâu và mô tả về quá trình thích ứng của họ từ khi vào trường Đại học. 7.6.Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động Thu thập kết quả học tập của các năm học trước để so sánh với mức độ thích ứng với hoạt động học tập. 7.7.Phương pháp phỏng vấn sâu: Phỏng vấn: + 20 sinh viên trong 3 khoá (chủ yếu là những sinh viên làm cán bộ phụ trách học tập, cán bộ Đoàn, ) và 3 sinh viên có mức độ thích ứng tốt nhất, trung bình và kém nhất (sau khi chúng tôi đã tính điểm tổng của các chỉ số thích ứng học tập). Phỏng vấn: Một số cán bộ giảng dạy và quản lý của Khoa CTXH & PTCĐ và một số cán bộ giảng dạy kiêm nghiệm nhằm thu thập những thông tin bổ sung cho kết quả thu được từ phương pháp điều tra bằng bảng hỏi. 4 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 7.8.Phương pháp thống kê toán học Phương pháp này được sử dụng để xử lý, phân tích, đánh giá các kết quả thu thập được bằng các phương pháp nêu trên. Chúng tôi sử dụng chương trình SPSS 12.0 để xử lí kết quả thu được từ phương pháp điều tra bằng bảng hỏi. Cụ thể là để: - Tính tần suất, phần trăm kết quả thu được - Tính Giá trị trung bình, Độ lệch chuẩn và Hệ số tương quan Pearson (r) (nhằm chỉ rõ mức độ có liên hệ hay không liên hệ của 2 hay nhóm đại lượng nào đó theo kiểu tuyến tính). 5 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Năm 1968, một số tác giả Liên xô (cũ) N.D. Carsev, L.N.Khadecva, K.D.Pavlov đã nêu ra các tiêu chuẩn sinh lý của sự thích ứng nghề nghiệp trong đó họ đã nghiên cứu khá sâu sắc cơ sở sinh lý của sự thích ứng ở học sinh với chế độ học tập và rèn luyện trong nhà trường. Những phản ứng sinh lý, những biến đổi của các hệ số tương quan đặc biệt là hệ tuần hoàn và hệ thần kinh được tác giả quan tâm và đã chỉ ra những biến đổi cụ thể. Năm 1969, E.A.Ermolaeva, nghiên cứu “Đặc điểm thích ứng xã hội và nghề nghiệp ở sinh viên đã tốt nghiệp trường sư phạm”. Tác giả đã đưa ra khái niệm “thích ứng là quá trình thích nghi của người lao động với những đặc điểm và điều kiện lao động trong tập thể nhất định” và đã đưa ra chỉ số cho sự thích ứng nghề nghiệp của sinh viên đã tốt nghiệp trường sư phạm. Năm 1971, X.A.Kughen và O.N. Nhicandov, đã nghiên cứu sự thích ứng với hoạt động lao động của các kỹ sư trẻ. Các tác giả này đã đưa ra nhiều mức độ thích ứng khác nhau Năm 1972, D.A.Andreeva đã phân tích khá sâu sắc khái niệm thích ứng. Tác giả đã nêu lên sự khác nhau cơ bản giữa thích ứng và thích nghi sinh học, đặc biệt bà đã sử dụng nguyên tắc hoạt động theo quan điểm tâm lý học hiện đại để nghiên cứu vấn đề thích ứng. Theo bà, thích ứng là sự thích nghi đặc biệt của cá nhân với điều kiện, hoàn cảnh mới, là sự thâm nhập vào những điều kiện mới một cách không gượng ép. Từ đó tác giả đưa ra định nghĩa về thích ứng: “là một quá trình tạo ra một chế độ hoạt động tối ưu có mục đích của nhân cách, tức là con người vừa thích nghi với điều kiện mới, vừa phải chủ động thâm nhập vào những điều kiện đó để xây dựng một chế độ hoạt động mới, phù hợp và đáp ứng những yêu cầu của điều kiện mới”. 6 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Ngoài ra, trong cuốn “Con người và xã hội”, Andreeva đã so sánh khái niệm “thích ứng và xã hội hóa”. Bà cho rằng, hai khái niệm này có sự khác biệt nhau về nội dung: thích ứng phản ánh quá trình thích nghi đặc biệt của con người. Thích ứng nhấn mạnh vai trò tích cực của chủ thể với môi trường mới. Còn “xã hội hóa”, về cơ bản phản ánh sự tác động của xã hội tới cá nhân. Từ đây, vấn đề thích ứng luôn được gắn liền với hoạt động có đối tượng cụ thể. Hai quá trình này diễn ra đồng thời trong đó thích ứng là tiền đề để cho hoạt động có hiệu quả của nhân cách với vai trò xã hội này hay khác. A.I.Serbacov và A.B.Mudric đã nghiên cứu “sự thích ứng nghề nghiệp của người thầy giáo” và đã nêu lên quan niệm chung về sự thích ứng của người thầy giáo. Những yếu tố chủ quan và khách quan có ảnh hưởng đến hiệu quả của sự thích ứng đó” Năm 1980, trong tạp chí “Những vấn đề tâm lý học” số 4, A.A.Krintreva đã trình bày những nghiên cứu của mình về những đặc điểm tâm lý của sự thích ứng đối với sản xuất ở những học sinh mới ra trường, ở các trường trung cấp, kỹ thuật chuyên nghiệp và các trường phổ thông trung học. Tác giả cho rằng: thích ứng là quá trình làm quen với sản xuất, là quá trình gia nhập dần vào sản xuất. Krintreva cũng đưa ra một số chỉ số đặc trưng của sự thích ứng nghề nghiệp là: + Sự thích ứng nhanh chóng nắm vững chuyên ngành sản xuất, các chuẩn mực kỹ thuật. + Sự phát triển tay nghề + Vị trí xã hội trong tập thể. + Sự hài lòng đối với công việc và vị thế của mình trong tập thể. Năm 1925, Harvey Carr cho rằng học tập là một công cụ quan trọng được con người sử dụng để thích nghi với môi trường. Ông đã tập trung nghiên cứu hành vi thích nghi. Theo ông, hành vi thích nghi gồm 3 thành phần: 1/Một động lực dùng như một kích thích cho hành vi (ví dụ: đói, khát); 2/Một khung cảnh môi trường hay hoàn cảnh mà sinh vật ở trong đó; 3/Một phản ứng thoả mãn động lực kia (ví dụ: ăn, uống) 7 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Do tầm quan trọng của nó, vấn đề thích ứng của sinh viên với hoạt động học tập đã là đề tài nghiên cứu của nhiều công trình ở nước ngoài cũng như ở trong nước. Chẳng hạn, năm 1971, V.I.Alaudie và A.L.Meseracov, trên cơ sở nghiên cứu quá trình hình thành hoạt động học tập của các sinh viên thuộc Khoa Tâm lý học - Đại học tổng hợp Maxcơva đã đi đến kết luận: Việc thích ứng của sinh viên đại học với hoạt động học tập thực chất là khả năng tổ chức quá trình phát triển của người học, tiếp cận được với hệ thống tri thức và kinh nghiệm lịch sử xã hội. Như vậy, thích ứng ở đây được hiểu là khả năng tự tổ chức học tập của người học. Năm 1986, A.V.Petrovxki và các đồng nghiệp nghiên cứu về vấn đề thích ứng học tập của sinh viên. Ông cho rằng thích ứng học tập của sinh viên là một quá trình phức tạp, diễn ra ở nhiều mặt như: 1/Thích nghi với hệ thống học tập mới; 2/Thích nghi với chế độ làm việc và nghỉ ngơi; 3/Thích nghi với các mối quan hệ mới. Các nội dung này đã được chúng tôi sử dụng và cụ thể hoá trong nghiên cứu. Năm 1990, ở Mỹ, B.P. Allen đã tiếp cận vấn đề thích ứng học tập của sinh viên thông qua hệ thống các tác động hình thành các kỹ năng học tập ở trường đại học. Theo tác giả này, điều kiện cơ bản của sự thích ứng học tập của sinh viên là hình thành ở họ các nhóm kỹ năng: 1/Sử dụng quỹ thời gian cá nhân; 2/Kỹ năng hình thành các hành động học tập và các phẩm chất khác (như tâm thế, sự lựa chọn các hình thức, nội dung học tập; 3/kỹ năng làm chủ các cảm xúc tiêu cực; 4/kỹ năng chủ động luyện tập và hình thành các thói quen hành vi mang tính nghề nghiệp. Theo cách hiểu này, sự thích ứng (hay không thích ứng của sinh viên được giải thích chủ yếu do sinh viên có (hay thiếu) một số kỹ năng nào đó, mà ít chú ý đến khía cạnh tổ chức trong hệ thống giáo dục của nhà trường đại học. Ở trong nước đã có một số nghiên cứu bước đầu về những vấn đề cụ thể của thích ứng học tập ở sinh viên đại học của GS.TS.Nguyễn Quang Uẩn, PGS.TS.Nguyễn Thạc, PGS.TS Hà Nhật Thăng; GS.TS.Nguyễn Ngọc Phú. 8 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Ngoài ra có một số các đề tài Luận văn Thạc sỹ và Tiến sỹ về vấn đề thích ứng được tiến hành nghiên cứu trong những năm gần đây. Cụ thể là: Năm 1981, tác giả Bùi Ngọc Dung trong đề tài luận văn thạc sỹ mang tên “Bước đầu tìm hiểu sự thích ứng nghề nghiệp của giáo viên tâm lý giáo dục”. Tác giả đã đưa ra một số tiêu chí để đánh giá khả năng thích ứng nghề nghiệp của giáo viên tâm lý – giáo dục. Nguyễn Thị Trang (1982), trường Đại học Sư phạm Hà Nội với đề tài “Bước đầu tìm hiểu sự thích ứng học tập của sinh viên khoa Tâm lý học giáo dục” Hoàng Trần Doãn (1983), với luận văn Thạc sỹ: “Sự thích ứng với hoạt động học tập của sinh viên khoa văn và toán trường Đại học Sư phạm Hà Nội I” Trịnh Ngọc Tân (1986) với đề tài “Bước đầu tìm hiểu kết quả của một số biện pháp nâng cao tốc độ thích ứng học tập của sinh viên năm thứ nhất” Từ năm 1994 – 1996 đã triển khai công trình nghiên cứu khoa học cấp bộ với đề tài “Sự thích nghi với hoạt động học tập của học sinh tiểu học” của tập thể cán bộ nghiên cứu thuộc Trung tâm Tâm – Sinh lý học lứa tuổi, thuộc Viện khoa học giáo dục do TS. Vũ Thị Nho làm chủ nhiệm. Lê Thị Hương (1998), với luận văn Thạc sỹ “Nghiên cứu sự thích ứng với hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất trường cao đẳng Sư phạm Thanh Hoá” Đỗ Mạnh Tôn với luận án PTS: “Sự thích ứng của sinh viên đối với học tập và rèn luyện của học viên các trường Sỹ quan quân đội” Năm 2000, Phan Quốc Lâm với Luận án Tiến sỹ “Sự thích ứng với hoạt động học tập của học sinh lớp I” Năm 2003, Trung tâm nghiên cứu về Phụ nữ đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu sự thích ứng của sinh viên năm thứ nhất Đại học quốc gia Hà Nội với môi trường Đại học” do PGS.TS. Trần Thị Minh Đức là Chủ nhiệm đề tài v.v Có thể nói rằng hiện nay cũng đã có nhiều đề tài quan tâm nghiên cứu vấn đề thích ứng với hoạt động học tập của sinh viên. Tuy nhiên, vấn đề này 9 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 chưa bao giờ được quan tâm nghiên cứu ở trường Đại học Đà Lạt. Vì vậy, chúng tôi đã chọn để nghiên cứu với mong muốn góp phần nhỏ bé làm rõ thực trạng thích ứng của sinh viên với hoạt động học tập trong trường, qua đó tìm ra các biện pháp nhằm giúp họ thích ứng tốt nhất để nâng cao chất lượng học tập. 1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài 1.2.1.Khái niệm thích ứng 1.2.1.1.Một số lý thuyết về sự thích ứng tâm lý *Thuyết Tâm lý học hành vi và vấn đề thích ứng Tâm lý học hành vi do J. Watson khởi xướng với luận điểm cơ bản: tâm lý học đích thực phải lấy hành vi làm đối tượng nghiên cứu chứ không phải là ý thức. Theo quan điểm của những người theo dòng phái này, về nguyên tắc, các quy luật và cơ chế thích ứng ở người giống động vật, chỉ có khác là môi trường sống của con người có thêm một số yếu tố mới như ngôn ngữ và các quy tắc xã hội. Sự thích ứng người có cơ chế và quy luật phức tạp hơn nhưng không có sự khác biệt về chất so với động vật. Do đó, khi nghiên cứu sự thích ứng của con người vẫn phải giữ lại những khái niệm cơ bản của tiến hoá sinh học: thích nghi với môi trường và sống còn, liên kết và phân hoá các chức năng của chúng, kinh nghiệm loài và cá thể Sự thích ứng của con người chỉ phức tạp hơn của động vật về mặt số lượng. Thừa kế quan điểm của các nhà tâm lý học động vật, J. Watson cho rằng để tồn tại, cá nhân có một hệ thống hành vi, ứng xử có được do học tập. Trong đó từng hành vi cụ thể có cơ sở là các kinh nghiệm, hành vi cũ và động lực là sự thích ứng. Đó là quá trình cá nhân học được những hành vi mới cho phép nó giải quyết những yêu cầu, những đòi hỏi của cuộc sống. Sự kém thích ứng là không học được hoặc hành vi học được không đáp ứng được yêu cầu của môi trường. Việc học tập được J. Watson xem xét dưới góc độ hình thành kinh nghiệm và hành vi cá thể (tập nhiễm ). Với lý luận hành vi, ông coi con người là một cơ thể sống với một hệ thống kỹ xảo đã được học, đáp ứng với những đòi hỏi của môi trường xung quanh. 10 [...]... (khác về chất) so với hoạt động học tập ở phổ thông nhằm hình thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách đáp ứng những yêu cầu của xã hội *Các chỉ số của sự thích ứng với hoạt động học tập của sinh viên: Qua phân tích cơ sở lý luận về vấn đề thích ứng và đưa ra cách hiểu về Thích ứng với hoạt động học tập của sinh viên trong đề tài này, có thể thao tác hoá khái niệm đó để dễ dàng cho việc triển khai nghiên... của xã hội 1.2.2.Khái niệm hoạt động học tập và một số đặc điểm hoạt động học tập của sinh viên Để làm rõ khái niệm hoạt động học, trước hết chúng ta cần tìm hiểu khái niệm hoạt động dạy Bởi vì hai hoạt động này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau 1.2.2.1 .Hoạt động dạy Hoạt động dạy là hoạt động của người lớn tổ chức và điều khiển hoạt động của trẻ nhằm giúp chúng lĩnh hội nền văn hoá xã hội, tạo ra sự. .. tác động đến sự thích ứng tâm lý nói chung và thích ứng với hoạt động học tập nói riêng Đó là tư tưởng tiến bộ của dòng phái này *Tâm lý học phát sinh và vấn đề thích ứng Đại diện trường phái này là J.Piaget Trong cuộc sống con người, theo J.Piaget có hai loại hoạt động gắn liền với nhau: hoạt động tâm lý và hoạt động sinh học Trong đó, hoạt động tâm lý có nguồn gốc sinh học Cá thể chỉ tồn tại và phát. .. trình thích ứng với hoạt động học tập phải diễn ra liên tục trong suốt thời kỳ học tập của con người và mức độ ngày càng cao Mặt khác, sự thích ứng với hoạt động học tập phụ thuộc rất lớn vào tính chủ động, tích cực hoạt động của mỗi chủ thể, do đó, kết quả học tập và chất lượng học tập cao hay thấp phụ thuộc rất lớn vào việc người học có thực sự tích cực hay không tích cực trong học tập của mình Theo... Thích ứng với hoạt động học tập Hoạt động học tập là một trong những hoạt động có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong sự hình thành và phát triển, hoàn thiện nhân cách của mỗi cá nhân Hoạt động học tập có quá trình phát triển cao về yêu cầu và nhiệm vụ học tập Nhiệm vụ học tập luôn luôn đổi mới theo chiều hướng ngày càng nâng cao, ngày càng phức tạp về nội dung và hình thức Vì vậy, quá trình thích ứng. .. trạng thích ứng với hoạt động học tập của sinh viên hiện nay Theo chúng tôi, việc thích ứng với hoạt động học tập của sinh viên sẽ được đánh giá theo các chỉ số sau đây: - Tích cực hoà nhập để lĩnh hội nội dung học tập mới - Tích cực hoà nhập để lĩnh hội phương pháp học tập mới - Tích cực, chủ động khắc phục các điều kiện học tập sẵn có, tạo ra các điều kiện học tập mới cho bản thân - Tích cực lĩnh hội. .. cách có ý thức của xã hội .[10] Như vậy, các tác giả trên đã nhấn mạnh vào tính tích cực và chủ động của người học Đây cũng là yêu cầu hết sức quan trọng trong việc đổi mới phương pháp học tập hiện nay Theo chúng tôi, Thích ứng với hoạt động học tập của sinh viên là một quá trình người sinh viên tích cực, chủ động, hoà nhập vào các điều kiện học tập, nội dung và phương pháp học tập và các mối quan... rõ thích ứng tâm lý người với thích nghi sinh học, đưa khái niệm thích ứng thoát khỏi lập trường thích nghi sinh học, xem xét nó dưới góc độ hoạt động và đặt nó hoàn toàn vào địa hạt của tâm lý học người Tóm lại, bằng cách tiếp cận khoa học về vấn đề thích ứng, các nhà tâm lý học mác xít đã chỉ ra được bản chất hoạt động, nội dung xã hội - lịch sử, tính tích cực và các chỉ số của hiện tượng thích ứng. .. hơn và tự tin hơn Việc thiết lập các mối quan hệ mới ở sinh viên khi vào học trong nhà trường là một việc làm có ý nghĩa rất quan trọng, tạo điều kiện giúp sinh viên nhanh chóng thích ứng với hoạt động học tập trong những điều kiện mới Các quan hệ xã hội cơ bản nhất có ảnh hưởng trực tiếp đến việc học của sinh viên đó là: + Quan hệ giữa sinh viên với sinh viên, + Quan hệ sinh viên với tập thể, lớp học, ... khả năng đáp ứng với những kích thích gián tiếp, hoặc đón trước, hoặc tái tạo gần kề Một hình thức thích ứng cao hơn xuất hiện – thích ứng tâm lý Đặc trưng thích ứng tâm lý là cơ thể động vật thích ứng không chỉ với những tác động trực tiếp mà còn với những kích thích gián tiếp có tính tín hiệu của môi trường Thích ứng có chung ở người, động vật và nó phát triển cùng với sự phát triển của hệ thần kinh . thích ứng với hoạt động học tập của sinh viên Khoa Công tác xã hội và Phát triển Cộng đồng trường Đại học Đà Lạt”. 2. Đối tượng nghiên cứu Sự thích ứng với hoạt động học tập của sinh viên 3.Mục. đề thích ứng học tập của sinh viên thông qua hệ thống các tác động hình thành các kỹ năng học tập ở trường đại học. Theo tác giả này, điều kiện cơ bản của sự thích ứng học tập của sinh viên. với luận án PTS: Sự thích ứng của sinh viên đối với học tập và rèn luyện của học viên các trường Sỹ quan quân đội” Năm 2000, Phan Quốc Lâm với Luận án Tiến sỹ Sự thích ứng với hoạt động học

Ngày đăng: 18/12/2014, 08:33

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Do tầm quan trọng của nó, vấn đề thích ứng của sinh viên với hoạt động học tập đã là đề tài nghiên cứu của nhiều công trình ở nước ngoài cũng như ở trong nước. Chẳng hạn, năm 1971, V.I.Alaudie và A.L.Meseracov, trên cơ sở nghiên cứu quá trình hình thành hoạt động học tập của các sinh viên thuộc Khoa Tâm lý học - Đại học tổng hợp Maxcơva đã đi đến kết luận: Việc thích ứng của sinh viên đại học với hoạt động học tập thực chất là khả năng tổ chức quá trình phát triển của người học, tiếp cận được với hệ thống tri thức và kinh nghiệm lịch sử xã hội. Như vậy, thích ứng ở đây được hiểu là khả năng tự tổ chức học tập của người học.

  • *Tâm lý học nhân văn và vấn đề thích ứng

  • *Phân tâm học và vấn đề thích ứng

  • *Tiếp cận hệ thống về sự thích ứng của con người

  • CHƯƠNG 2

  • TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

    • Phần 3: Tìm hiểu về việc tích cực hoà nhập với phương pháp học tập mới

    • Phần 4. Tìm hiều về việc tích cực hoà nhập với mối quan hệ bạn bè, thầy cô

    • - Sự hài lòng trong mối quan hệ với bạn bè, thầy cô. (câu số 22, 23, 24, 25)

      • Phần5. Tìm hiểu các yếu tố tác động đến sự thích ứng học tập

        • Quan sát sinh viên đọc sách trong thư viện

        • TT

        • Nội dung học tập

        • Tổng

          • Nội dung học tập

          • Phương pháp học tập

          • N

            • Mối quan hệ

            • TT

            • N

            • Các chỉ số

              • SD

              • Tiêu chí

              • NSSTKHĐH

              • KQHT

              • SD

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan