nghiên cứu quá trình xử lý bao ni lông phế thải bằng phương pháp nhiệt phân

45 1.5K 14
nghiên cứu quá trình xử lý bao ni lông phế thải bằng phương pháp nhiệt phân

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦUMặc dù số lượng túi nilon sử dụng lớn như thế, nhưng số lượng thu gom chỉ được 40%. Còn 60% lượng túi nilon còn lại được thải trực tiếp vào môi trường. Theo các nhà khoa học, để túi nilon phân hủy có thể mất từ 500 đến 1000 năm nếu không bị tác động của ánh sáng mặt trời. Vì vậy mà tác hại của túi nilon gây ra rất nghiêm trọng: khi vào đất nó gây xói mòn đất, làm cho đất bạc màu, không tơi xốp, kém chất dinh dưỡng, từ đó làm cho cây trồng chậm tăng trưởng. Nó còn làm tắt các đường dẫn nước thải gây ngập lụt cho đô thị, dẫn đến ruồi muỗi phát sinh, lây truyền dịch bệnh… Túi nilon cũng đe doạ trực tiếp tới sức khoẻ con người vì nó chứa chì, cadimi… (có trong mực in tạo màu trên các bao bì) có thể gây tác hại cho não và là nguyên nhân chính gây ra bệnh ung thư phổi, bên cạnh đó túi nilon còn làm mất mỹ quan tới cảnh quan.Chúng ta có thể xử lý chúng theo một số phương pháp như chôn lấp, đốt,…Tuy nhiên với phương pháp đốt sẽ sinh ra nhiều khí độc hại cho môi trường, trong đó có cả chất dioxin. Bên cạnh đó nếu sử dụng phương pháp chôn lấp rác thải, chúng ta vô tình bỏ đi một nguồn nhựa đáng quý và làm lãng phí quỹ đất. Do vậy phương pháp nhiệt phân nhựa thành dầu nhiên liệu là một hướng đi mang lại giá trị kinh tế cao, đồng thời giải quyết được vấn đề về môi trường. Phương pháp này đã được nghiên cứu tại một số nước như Mỹ, Nhật Bản,…và tại Việt Nam, năm 2012 nhà máy chế biến rác nilon thành dầu DO, FO đầu tiên tại tỉnh Khánh Hòa đã được đi vào hoạt động.Chính vì vậy, trong phạm vi đề tài này chúng tôi sẽ thực hiện việc nghiên cứu quá trình xử lý bao ni lông phế thải bằng phương pháp nhiệt phân dùng các loại xúc tác góp phần giải quyết vấn đề về năng lượng và bảo vệ môi trường.Trong khi thực hiện đề tài, chúng tôi đã rất cố gắng tổng hợp kiến thức đã học và tham khảo một số tài liệu chuyên môn nhằm đạt kết quả tốt nhất. Tuy nhiên, trong quá trình làm đồ án không tránh khỏi những sai sót chúng tôi rất mong quý thầy cô và các bạn góp ý, chỉ dẫn.

Đ n công nghê GVHD: Nguyn Quc Hi MỞ ĐẦU Mặc dù số lượng túi nilon sử dụng lớn như thế, nhưng số lượng thu gom chỉ được 40%. Còn 60% lượng túi nilon còn lại được thải trực tiếp vào môi trường. Theo các nhà khoa học, để túi nilon phân hủy có thể mất từ 500 đến 1000 năm nếu không bị tác động của ánh sáng mặt trời. Vì vậy mà tác hại của túi nilon gây ra rất nghiêm trọng: khi vào đất nó gây xói mòn đất, làm cho đất bạc màu, không tơi xốp, kém chất dinh dưỡng, từ đó làm cho cây trồng chậm tăng trưởng. Nó còn làm tắt các đường dẫn nước thải gây ngập lụt cho đô thị, dẫn đến ruồi muỗi phát sinh, lây truyền dịch bệnh… Túi nilon cũng đe doạ trực tiếp tới sức khoẻ con người vì nó chứa chì, cadimi… (có trong mực in tạo màu trên các bao bì) có thể gây tác hại cho não và là nguyên nhân chính gây ra bệnh ung thư phổi, bên cạnh đó túi nilon còn làm mất mỹ quan tới cảnh quan. Chúng ta có thể xử lý chúng theo một số phương pháp như chôn lấp, đốt, …Tuy nhiên với phương pháp đốt sẽ sinh ra nhiều khí độc hại cho môi trường, trong đó có cả chất dioxin. Bên cạnh đó nếu sử dụng phương pháp chôn lấp rác thải, chúng ta vô tình bỏ đi một nguồn nhựa đáng quý và làm lãng phí quỹ đất. Do vậy phương pháp nhiệt phân nhựa thành dầu nhiên liệu là một hướng đi mang lại giá trị kinh tế cao, đồng thời giải quyết được vấn đề về môi trường. Phương pháp này đã được nghiên cứu tại một số nước như Mỹ, Nhật Bản,…và tại Việt Nam, năm 2012 nhà máy chế biến rác nilon thành dầu DO, FO đầu tiên tại tỉnh Khánh Hòa đã được đi vào hoạt động. Chính vì vậy, trong phạm vi đề tài này chúng tôi sẽ thực hiện việc nghiên cứu quá trình xử lý bao ni lông phế thải bằng phương pháp nhiệt phân dùng các loại xúc tác góp phần giải quyết vấn đề về năng lượng và bảo vệ môi trường. Trong khi thực hiện đề tài, chúng tôi đã rất cố gắng tổng hợp kiến thức đã học và tham khảo một số tài liệu chuyên môn nhằm đạt kết quả tốt nhất. Tuy nhiên, trong quá trình làm đồ án không tránh khỏi những sai sót chúng tôi rất mong quý thầy cô và các bạn góp ý, chỉ dẫn. Lớp DH10H2 Trang 1 Đ n công nghê GVHD: Nguyn Quc Hi LỜI CẢM ƠN Chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các giảng viên hướng dẫn là Th.S Nguyễn Quốc Hải. Người đã hướng dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi hoàn thành đồ án công nghệ này. Tôi cũng xin gửi lời cám ơn đến các thầy cô giáo bộ môn Công Nghệ Hóa Học nói riêng, các thầy cô giáo trong khoa Hóa Học và Công Nghệ Thực Phẩm nói chung. Các thầy cô đã nhiệt tình giảng dạy và truyền đạt những kiến thức quý báu cho chúng tôi trong suốt bốn năm học vừa qua, đó chính là nền tảng để tôi thực hiện tốt đồ án này. Cuối cùng, tôi muốn cảm ơn các bạn trong lớp DH10H2 đã luôn ủng hộ tinh thần, động viên, giúp tôi vượt qua những khó khăn trong suốt thời gian thực hiện đồ án này. Vũng Tàu, ngày 2 7 tháng 11 năm 2013. Lớp DH10H2 Trang 2 Đ n công nghê GVHD: Nguyn Quc Hi MỤC LỤC MỞ ĐẦU LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ, HÌNH, TỪ VIẾT TẮT Trang Lớp DH10H2 Trang 3 Đ n công nghê GVHD: Nguyn Quc Hi DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Sản lượng nhựa thế giới (đơn vị triệu tấn) Hình 1.2: Sản lượng nhựa Việt Nam giai đoạn 2000-2010 (đơn vị: nghìn tấn) Hình 1.3: Tỷ lệ các loại nhựa phế thải tính trên tổng thành phần nhựa trong rác thải Hình 1.4 Cơ chế phản ứng xúc tác của quá trình nhiệt phân PE Lớp DH10H2 Trang 4 Đ n công nghê GVHD: Nguyn Quc Hi CHƯƠNG I: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT 1.1 Hiện trạng chất thải nilon 1.1.1 Trên thế giới Túi nilon xuất hiện cách đây khoảng 150 năm -do nhà hóa học Anh, Alexander Parkes phát minh, và đến nay chưa xác định chính xác được thời gian nó phân hủy. Tuy nhiên, các nhà môi trường, khoa học gia đều cho rằng quá trình túi nilon phân hủy có thể mất từ 500 đến 1000 năm nếu không bị tác động của ánh sáng mặt trời. Mặc túi nilon đem lại nhiều tiện lợi cho khách hàng khi mua sắm, nhưng chúng sẽ gây lãng phí năng lượng, tài nguyên và ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nếu sử dụng quá mức và thu gom, tái chế không tương xứng. Đặc biệt hiện nay ở nhiều quốc gia trên thế giới, loại túi nilon mỏng, dễ hư hỏng nhường bị phát tán khắp nơi và gây nên nạn ‘ô nhiễm trắng’. Điển hình như, số luợng túi nilon sử dụng hàng năm trên đầu người ở Ai-len ước tính là 328 túi/người/năm, ở Ôxtrâylia là 250 túi/người/năm, ở Scốt-len là 153 túi/người/năm. Mỗi năm có 500 tỷ túi nilon được tiêu thụ trên toàn cầu , để sản xuất ra lượng túi nilon này, ước tính phải tiêu tốn tới 12 triệu thùng dầu thô, tương đương để sản xuất ra 240 triệu ga-lông xăng.[9] Với tính năng rẻ, nhẹ, bền và tiện lợi, các sản phẩm từ nhựa đặc biệt là túi nilon đã và đang sử dụng ngày càng nhiều. Kéo theo đó là lượng rác nhựa thải ra cũng tăng theo từng ngày. Chỉ 40% lượng rác thải này được thu gom và tái sử dụng, còn 60% còn lại được thải trực tiếp ra môi trường. Điền này là một gánh nặng cho môi trường. Nó có tác động tiệu cực như: tắc nghẽn các đường ống dẫn nước thải, dòng chảy gây ngập lụt đô thị, làm phát sinh ruồi muỗi gây ra các bệnh dịch. Ngoài ra nó còn làm mất mĩ quan và tàn phá hệ sinh thái: các túi nilon chui vào đất, làm cản trở quá trình sinh trưởng của cây cỏ dẫn đến xói mòn đất. Rác thải nhựa trôi nổi trên đại dương sẽ giết chết bất kì sinh vật nào nuốt phải chúng. Đã có hàng triệu sinh vật các loại chết hàng năm, do ăn phải các túi nilon rồi không thải ra được. Lớp DH10H2 Trang 5 Đ n công nghê GVHD: Nguyn Quc Hi Hình 1.1: Sản lượng nhựa thế giới (đơn vị triệu tấn) Trên thế giới sản lượng nhựa tăng bình quân hàng năm khoảng 3,5%. Năm 1976, tổng sản lượng nhựa nói chung của thế giới là 50 triệu tấn. Sản lượng nhựa tăng chậm, trong nhưng năm 1976 – 2002 trung bình tăng 5,8 triệu tấn/năm. Nhưng trong giai đoạn từ năm 2002 – 2010, thì sản lượng nhựa được sản xuất lại tăng rất nhanh, trung bình tăng 13 triệu tấn/năm. Trong đó lượng đó LDPE chiếm 20,5%, HDPE: 14%. 1.1.2 Ở Việt Nam Hình 1.2: Sản lượng nhựa Việt Nam giai đoạn 2000-2010 (đơn vị: nghìn tấn) Chưa có một thống kê chính thức nào được công bố về lượng rác thải từ túi nilon, bao bì nhựa ở Việt Nam. Năm 2000, mỗi ngày ở Việt Nam có khoảng 800 tấn rác nhựa thải ra môi trường. Còn nếu tính theo tốc độ tăng trưởng, sản xuất và thương mại hiện nay, mỗi ngày có khoảng 2.500 tấn rác thải nhựa. Ở các khu vực đô thị, tuy chỉ chiếm 24% dân số cả nước, nhưng lại phát sinh đến gần 50% chất thải mỗi năm. Do dân cư tập trung đông, nên nhu cầu tiêu dùng lớn, hoạt động thương mai đa dạng và tốc độ đô thị hóa cao. Theo thống kê từ các tỉnh, thành phố, năm 2002 cho thấy lượng chất thải rắn bình quân khoảng từ 0,8kg đến 1,2kg/người.ngày ở các đô thị lớn và từ 0,5kg đến 0,7kg/người.ngày ở các đô thị nhỏ. Trong lượng rác thải đó thì chất hữu cơ trung bình chiếm 45% -60%, chất thải nhựa, nilon chiếm từ 6% -16%. Ở nông thôn, với hơn 70% dân số cả nước thì lượng rác thải phát sinh cũng là một điều đáng quan tâm. Đời sống kinh tế xã hội, ở các vùng quê, đang ngày một phát triển, các hoạt động dịch vụ ngày càng đa dạng, cùng với nhiều chợ tự phát hình thành thì lượng rác thải ra là khá lớn. Theo báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam, rác thải nông thôn ước tính 0,3kg/người.ngày và đang tăng đều theo từng năm. Điều này đang là vấn đề bức xúc, vì hoạt động thu gom ở các vùng quê hầu như rất ít, thậm chí là không có. Tất cả rác thải điều được thải ra môi trường như ao hồ, sông ngòi,… gây hủy hoại dần Lớp DH10H2 Trang 6 Đ n công nghê GVHD: Nguyn Quc Hi môi trường sống và lâu dài sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe con người nếu không được thu gom xử lý. 1.2 Định nghĩa, phân loại nhựa phế thải 1.2.1 Định nghĩa Chất dẻo (plastic, nhựa): là một loại polyme. Chúng là những hợp chất cao phân tử gồm những nhóm nguyên tử giống nhau liên kết hóa học tạo thành mạch dài và có khối lượng phân tử lớn. Công thức của chất dẻo như sau: … – A – A – A – A – A – A – A – A – A – A – …  – [A] n – Tên gọi: Tên gọi chất dẻo chủ yếu dựa vào tên monome, hợp chất tổng hợp nên chúng, còn thêm vào phía trước chữ “poly”. Ví duï: Propylen  PP: polypropylen. Styrene  PS: polystyren Nhựa phế thải là các loại nhựa, bao bì bằng polime, sau khi sử dụng trở thành rác thải. Rác thải nilon thực chất là một hỗn hợp nhựa, trong đó chiếm phần lớn là nhựa polyethylene (PE). Thành phần của nhựa phế thải: Polyethylene (LDPE; HDPE…); Polypropylene (PP); Polyvinyl chlorid (PVC); Polystyrene (PS) ngoài ra trong rác thải sinh hoạt thường gặp loại nhựa Polyester và Polyethylene telephthalate (PET). Hình 1.3: Tỷ lệ các loại nhựa phế thải tính trên tổng thành phần nhựa trong rác thải 1.2.2 Phân loại nhựa Nhựa phế thải Tất cả các đồ vật bằng nhựa sau sử dụng thải ra môi trường đều trở thành nhựa phế thải. Theo tính chất của từng loại có thể phân ra như sau: Nhựa LDPE: Bao gói hàng tiêu dùng, hàng thực phẩm là các túi nilon; các chai truyền dịch và xi lanh tiêm nhựa… Lớp DH10H2 Trang 7 Đ n công nghê GVHD: Nguyn Quc Hi Nhựa HDPE : Các loại chai nhựa đựng dầu gội đầu; sữa tươi, dầu nhớt và các đồ gia dụng bằng nhựa…. Nhựa PET: Vỏ chai nước khoáng, nước mắm, dầu ăn … Nhựa PVC: Ống nước; tấm lợp nhựa; dây điện …. Nhựa PP: Bao bì xác rắn; một số loại nhựa cứng… Nhựa PS: Hộp xốp bọc vỏ máy; vỏ bút bi, cốc đựng nước …. Dựa vào phản ứng với nhiệt độ Vật liệu nhựa được phân thành hai loại: Nhựa nhiệt dẻo và nhựa nhiệt rắn. Nhựa nhiệt dẻo : Là loại nhựa khi nung nóng đến nhiệt độ chảy mềm T m thì nó chảy mềm ra và khi hạ nhiệt độ thì nó đóng rắn lại. Thường tổng hợp bằng phương pháp trùng hợp. Các mạch đại phân tử của nhựa nhiệt dẻo liên kết bằng các liên kết yếu (liên kết hydro, vanderwall). Tính chất cơ học không cao khi so sánh với nhựa nhiệt rắn. Nhựa nhiệt dẻo có khả năng tái sinh được nhiều lần, ví dụ như: PE, PP, PS, PET, poly metyl metacrylat (PMMA), poly butadien (PB),… Nhựa nhiệt rắn: là hợp chất cao phân tử có khả năng chuyển sang trạng thái không gian 3 chiều dưới tác dụng của nhiệt độ hoặc phản ứng hóa học và sau đó không nóng chảy hay hòa tan trở lại được nữa, không có khả năng tái sinh. Một số loại nhựa nhiệt rắn: ure focmadehyt [UF], nhựa epoxy, phenol focmadehyt [PF], nhựa melamin, poly este không no… Vật liệu đàn hồi (elastome): là loại nhựa có tính đàn hồi như cao su. Theo trạng thái pha Chúng ta có thể chia nhựa nhiệt dẻo thành hai loại: Nhựa có cấu trúc vô định hình và nhựa có cấu trúc tinh thể. Nhựa có cấu trúc vô định hình (PS, PC…): Dể dàng nhận thấy bởi tính chất cứng và trong suốt. Màu sắc tự nhiên của nhựa này là trong như nước hoặc gần như cát vàng hoặc mờ đục, loại nhựa này có độ co rút rất nhỏ, chỉ bằng 0,5 -0,8 %. Nhựa có cấu trúc tinh thể (PP, PE, PA…): Loại nhựa này thường cứng và bền dai, nhưng không trong suốt thường dùng làm trong đồ gia dụng. Theo phạm vi sử dụng Có nhựa gia dụng và nhựa kĩ thuật. Lớp DH10H2 Trang 8 Đ n công nghê GVHD: Nguyn Quc Hi Nhựa gia dụng: dùng để chế tạo các chi tiết hay sản phẩm có độ chính xác cao và cơ tính không cần cao như vỏ dây bọc điện, dép nhựa, thau giặt đồ, ống nước…. Nhựa kĩ thuật: dùng chế tạo các chi tiết máy, các chi tiết lắp hay các sản phẩm có yêu cầu về độ chính xác và cơ tính cao nhưa bánh răng, bulong, đai ốc, vỏ máy… 1.3 Đặc tính và công dụng của một số loại nhựa thông dụng 1.3.1 Polyethylene (PE)  Đặc tính: Trong suốt, hơi có ánh mờ, có bề mặt bóng láng, mềm dẻo. Chóng thấm nước và hơi nước tốt. Chống thấm khí O 2 , CO 2 , N 2 và dầu mỡ đều kém. Chịu được nhiệt độ cao (dưới 230 0 C) trong thời gian ngắn. Bị căng phồng và hư hỏng khi tiếp xúc với tinh dầu thơm hoặc các chất tẩy như Alcool, Acêton, H 2 O 2 … Có thể cho khí, hương thẩm thấu xuyên qua, do đó PE cũng có thể hấp thu giữ mùi trong bản thân bao bì, và cũng chính mùi này có thể được hấp thu bởi thực phẩm được chứa đựng, gây mất giá trị cảm quan của sản phẩm.  Công dụng: Làm túi xách các loại, thùng (can) có thể tích từ 1 đến 20 lít với các độ dày khác nhau. Sản xuất nắp chai. Do nắp chai bị hấp thu mùi nên chai đựng thực phẩm đậy bằng nắp PE phải được bảo quản trong một môi trường không có chất gây mùi. 1.3.2 Polypropylen (PP)  Đặc tính : Tính bền cơ học cao (bền xé và bền kéo đứt), khá cứng vững, không mềm dẻo như PE, không bị kéo giãn dài do đó được chế tạo thành sợi. Đặc biệt khả năng bị xé rách dễ dàng khi có một vết cắt hoặc một vết thủng nhỏ. Trong suốt, độ bóng bề mặt cao cho khả năng in ấn cao, nét in rõ. Chịu được nhiệt độ cao hơn 100 0 C. Tuy nhiên nhiệt độ hàn dán mí (thân) bao bì PP (140 0 C) -cao so với PE -có thể gây chảy hư hỏng màng ghép cấu trúc bên ngoài, nên thường ít dùng PP làm lớp trong cùng. Có tính chất chống thấm O 2 , hơi nước, dầu mỡ và các khí khác. Lớp DH10H2 Trang 9 Đ n công nghê GVHD: Nguyn Quc Hi  Công dụng: Dùng làm bao bì một lớp chứa đựng bảo quản thực phẩm , không yêu cầu chống oxy hóa một cách nghiêm nhặt. Tạo thành sợi, dệt thành bao bì đựng lương thực, ngũ cốc có số lượng lớn. PP cũng được sản xuất dạng màng phủ ngoài đối với màng nhiều lớp để tăng tính chống thấm khí, hơi nước, tạo khả năng in ấn cao, và dễ xé rách để mở bao bì (do có tạo sẵn một vết đứt) và tạo độ bóng cao cho bao bì. 1.3.3 Polyvinylchloride (PVC) Sản phẩm PVC trước đây (1920 trở đi) được sử dụng với số lượng rất lớn, nhưng ngày nay đã bị PE vượt qua. Hiện nay, PVC phần lớn dùng bao bọc dây cáp điện, làm ống thoát nước, áo mưa, màng nhựa gia dụng… Trong PVC có chất vinylchoride, thường được gọi là VCM có khả năng gây ung thư (phát hiện 1970).  Đặc tính: Bao bì PVC có những khuyết điểm như sau : Tỉ trọng : 1,4g/cm 2 cao hơn PE và PP nên phải tốn một lượng lớn PVC để có được một diện tích màng cùng độ dày so với PE và PP. Chống thấm hơi, nước kém hơn các loại PE, PP. Có tính giòn,không mềm dẻo như PE hoặc PP, để chế tạo PVC mềm dẻo dùng làm bao bì thì phải dùng thêm chất phụ gia. Loại PVC đã được dẻo hóa bởi phụ gia sẽ bị biến tính cứng giòn sau một khoảng thời gian. Mặc dù đã khống chế được dư lượng VCM thấp hơn 1ppm là mức an toàn cho phép, nhưng ở Châu Âu, PVC vẫn không được dùng làm bao bì thực phẩm dù giá thành rẻ hơn bao bì nhựa khác.  Công dụng: Sử dụng làm nhãn màng co các loại chai, bình bằng nhựa hoặc màng co bao bọc các loại thực phẩm bảo quản , lưu hành trong thời gian ngắn như thịt sống, rau quả tươi…. Ngoài ra, PVC được sử dụng để làm nhiều vật gia dụng cũng như các loại sản phẩm thuộc các ngành khác. 1.3.4 Polycarbonat (PC)  Đặc tính: Lớp DH10H2 Trang 10 [...]... nghĩa: Là phương pháp oxy hóa bằng nhiệt Quá trình đốt được thực hiện với một lượng oxy ( không khí) cần thiết đủ để đốt cháy hết lượng bao ni lông phế thải có nguồn gốc chất dẻo gọi là quá trình đốt hóa học Nếu quá trình đốt được thực hiện với một lượng dư không khí cần thiết thì gọi là quá trình đốt dư khí Đốt là phương pháp xử lý rác thải cuối cùng khi không thể xử lý bằng các phương pháp khác Nhiên... bao ni lông phế thải đó là phương pháp nhiệt phân 1.4.5 Phương pháp nhiệt phân: 1.4.5.1 Định nghĩa: Nhiệt phân là quá trình xử lý chất thải rắn có nguồn gốc chất dẻo (bao ni lông) bằng nhiệt trong điều kiện hoàn toàn không có oxy Phản ứng quan trọng nhất trong quá trình nhiệt phân là bẻ gãy mạch liên kết C – C, chúng tạo thành những gốc tự do và có đặc tính chuỗi, nhiệt độ càng tăng thì sự cắt mạch... phương pháp xử lý khác bao gồm chi phí đầu tư xây dựng lò Vì vậy phương pháp nhiệt phân bao ni lông phế thải nói riêng và nhựa phế thải nói chung đang thu hút nhiều người quan tâm 1.4.5.2 Phân loại: 1.4.5.2.1 Nhiệt phân không xúc tác: Quá trình nhiệt phân nhiệt là quá trình bẻ gãy mạch hydrocarbon dưới tác dụng của nhiệt độ, thường là nhiệt độ cao, đối với polyethylene thường từ 0 0 430 C – 700 C Polyethylene... trong quá trình đốt được lấy từ dầu cặn phát sinh của quá trình đốt Nhờ dùng dầu cặn này, việc đốt để thu hồi dầu từ phế liệu nhựa không tiêu hao thêm nhiên liệu Nghiên cứu này ngoài việc thu dầu còn góp phần giải quyết vấn đề môi trường Phương pháp khí hóa và thủy nhiệt chỉ là bước cơ bản, là tiền đề để đi đến một phương pháp hoàn thiện và hiệu quả hơn trong quá trình xử lý bao ni lông phế thải đó là phương. .. nhiệt phân Việc lựa chọn giá trị tối ưu của nhiệt độ sẽ xác định hiệu quả của quá trình nhiệt phân Mong muốn của quá trình nhiệt phân là thực hiện ở nhiệt độ thấp nhưng vẫn thu được nhiều thành phần sản phẩm có ích Các nghiên cứu cho thấy nhiệt độ nhiệt phân càng tăng thì lượng sản phẩm khí thu càng nhiều Trong nghiên cứu của Hale Sutcu cho thấy lượng khí tăng 1,61 lần ở 6500C so với nhiệt phân ở nhiệt. .. ưu điểm tương tự như quá trình đốt, quá trình nhiệt phân còn là một quá trình kín, ít tạo khí thải ô nhiễm đặc biệt là khí dioxin Sản phẩm sau nhiệt phân còn có thể thu hồi và sử dụng với giá trị kinh tế cao Điều kiện tiến hành nhiệt phân cũng tương đối dễ thực hiện, có thể đưa ra thành qui mô xử lý công nghiệp • Nhược điểm: Vốn đầu tư cao hơn so với các phương pháp xử lý khác bao gồm chi phí đầu tư... quá trình nhiệt phân: Nhiệt phân nhựa phế thải có xúc tác thì hiệu suất của quá trình phụ thuộc vào các yếu tố sau: nhiệt độ điện phân, tốc độ gia nhiệt, thời gian nhiệt phân, hình thức lò phản ứng, tốc độ sục khí nitơ , thành phần nguyên liệu và xúc tác 1.4.5.3.1 Ảnh hưởng của nhiệt độ: Nhiệt độ có ảnh hưởng đáng kể và là tác nhân quan trọng quyết định hiệu suất sản phẩm rắn, lỏng và khí trong quá trình. .. mà nhiệt độ phản ứng giảm và tỷ lệ các hydrocarbon có khối lượng phân tử thấp cũng tăng lên cao Nhưng quá trình còn hình thành các aromat lớn do phản ứng đóng vòng như sau: H2 C H 3C H 3C [1.9] CH3 Ưu điểm của quá trình nhiệt phân xúc tác so với nhiệt phân nhiệt: Giảm nhiệt độ cũng như thời gian phản ứng của quá trình nhiệt phân Đồng thời tăng tốc độ chuyển hóa trong khoảng rộng của các polymer Bằng. .. sau đó trong quá trình nhiệt phân sẽ mang khí sinh ra do nhiệt phân nhựa không có oxy qua thiết bị làm lạnh ngưng tụ Tuy nhiên, nếu tốc độ dòng khí mang chậm, dưới tác động của nhiệt độ cao trong thiết bị nhiệt phân, hơi nhiệt phân có khả năng bị cốc hóa, cracking nhiệt sinh ra nhiều khí không ngưng, làm giảm hiệu suất lỏng của quá trình Nếu tốc độ sục khí nhanh quá thì khí sinh ra từ nhiệt phân sẽ không... tùy vào nguyên liệu sử dụng Tăng hiệu suất khí sẽ chứa nhiều C3 và C4 hơn khi sử dụng xúc tác cho quá trình nhiệt phân PE ở cùng một nhiệt độ và áp suất với quá trình nhiệt phân nhiệt Tăng hiệu suất trong phân đoạn xăng chứa nhiều C5 – C10 hơn, so với nhiệt phân nhiệt thì sản phẩm thu được nhẹ hơn Dầu nhiệt phân xúc tác thu được có lượng olefin ít đi và lượng aromat tăng lên do các olefin đóng vòng tạo . trường. Phương pháp khí hóa và thủy nhiệt chỉ là bước cơ bản, là tiền đề để đi đến một phương pháp hoàn thiện và hiệu quả hơn trong quá trình xử lý bao ni lông phế thải đó là phương pháp nhiệt phân. 1.4.5. vậy phương pháp nhiệt phân bao ni lông phế thải nói riêng và nhựa phế thải nói chung đang thu hút nhiều người quan tâm. 1.4.5.2 Phân loại: 1.4.5.2.1 Nhiệt phân không xúc tác: Quá trình nhiệt phân. là phương pháp nhiệt phân. 1.4.5 Phương pháp nhiệt phân: 1.4.5.1 Định nghĩa: Nhiệt phân là quá trình xử lý chất thải rắn có nguồn gốc chất dẻo (bao ni lông) bằng nhiệt trong điều kiện hoàn toàn

Ngày đăng: 18/12/2014, 00:15

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1.4.2 Đốt

  • 1.4.3 Phương pháp khí hóa

  • 1.4.4 Phương pháp thủy nhiệt:

  • 1.4.5 Phương pháp nhiệt phân:

  • CHƯƠNG II:

  • QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ

  • SẢN XUẤT DẦU NHIỆT PHÂN TỪ NHỰA PHẾ THẢI

    • 2.1 Chú thích:

    • 2.2 Thuyết minh sơ đồ:

    • CHƯƠNG III:

    • CÂN BẰNG VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG

      • 3.1 Tính hiệu suất của nhà máy:

      • 3.2 Cân bằng sản phẩm cho các công đoạn

        • 3.2.1 Khối lượng riêng của các loại nhựa:

        • 3.2.2 Lượng dung khí sau khi nhiệt phân:

        • 3.2.3 Cân bằng vật chất cho thiết bị tách:

        • 3.2.4 Cân bằng vật chất ở thiết bị chưng cất:

        • 3.3 Cân bằng năng lượng

          • 3.3.1 Thiết bị gia nhiệt thành lỏng:

          • 3.3.2 Thiết bị nhiệt phân :

          • 3.3.3 Thiết bị chưng cất:

          • CHƯƠNG IV:

          • TÍNH TOÁN THIẾT BỊ

            • 4.1 Tính toán cho thiết bị chính:

              • 4.1.1 Thiết bị nhiệt phân:

              • 4.1.2 Tính toán cánh khuấy:

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan