đánh giá hiện trạng và phân tích vai trò của nuôi thả cánh kiến đối với cộng đồng người dân tộc h’mông tại xã huổi lèng – huyện mường chà – tỉnh điện biên

81 598 0
đánh giá hiện trạng và phân tích vai trò của nuôi thả cánh kiến đối với cộng đồng người dân tộc h’mông tại xã huổi lèng – huyện mường chà – tỉnh điện biên

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ MÔI TRƯỜNG KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ PHÂN TÍCH VAI TRÒ CỦA NUÔI THẢ CÁNH KIẾN ĐỎ ĐỐI VỚI CỘNG ĐỒNG NGƯỜI DÂN TỘC H'MÔNG XÃ HUỔI LÈNG - HUYỆN MƯỜNG CHÀ TỈNH ĐIỆN BIÊN Ngành: Quản lý tài nguyên rừng và môi trường Mã số: 302 Giáo viên hướng dẫn: Trần Ngọc Hải Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Kim Phượng Khoá học : 2004 - 2008 Hà Tây, 2008 MỤC LỤC Trang LỜI NÓI ĐẦU Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 01 Chương 2: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 03 2.1. Lịch sử sản xuất cánh kiến đỏ 03 2.2. Các công trình nghiên cứu về cánh kiến đỏ 04 2.2.1. Trên thế giới 04 2.2.2. Ở Việt Nam 08 Chương 3: MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12 3.1. Mục tiêu nghiên cứu 12 3.1.1. Mục tiêu chung 12 3.1.2. Mục tiêu cụ thể 12 3.2. Đối tượng, địa điểm nghiên cứu 12 3.3. Nội dung nghiên cứu 12 3.4. Phương pháp nghiên cứu 13 3.4.1. Phương pháp ngoại nghiệp 13 3.4.1.1. Chuẩn bị 13 3.4.1.2. Điều tra 13 3.4.2. Phương pháp nội nghiệp 18 Chương 4: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU 19 4.1. Điều kiện tự nhiên 19 4.1.1. Vị trí địa lí 19 4.1.2. Địa hình, địa mạo 19 4.1.3. Khí hậu 19 4.1.4. Sông suối thuỷ văn 20 4.1.5. Địa chất và thổ nhưỡng 21 4.2. Đặc điểm kinh tế xã hội 21 4.2.1. Dân sinh 21 4.2.2. Kinh tế 21 4.2.3. Cơ sở hạ tầng 22 4.2.4. Văn hóa xã hội, thực trạng y tế, giáo dục 22 2 4.2.5. Các dự án hỗ trợ phát triển 23 Chương 5:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 24 5.1. Đánh giá hiện trạng nuôi thả cánh kiến 24 5.1.1. Đánh giá hiện trạng rừng cây chủ thả cánh kiến đỏ 24 5.1.1.1. Hiện trạng diện tích rừng cây chủ cánh kiến đỏ 24 5.1.1.2. Đánh giá mật độ và tình hình sinh trưởng của rừng Cọ khiết 26 5.1.1.3. Đánh giá thực trạng nuôi thả cánh kiến đỏ tại xã Huổi Lèng 27 5.2. Đánh giá vai trò của nghề nuôi thả cánh kiến đỏ đến phát triển kinh tế xã hội tại địa phương 31 5.2.1. Vai trò của nghề nuôi thả cánh kiến đến kinh tế hộ gia đình 31 5.2.2. Vai trò của nghề nuôi thả cánh kiến đỏ đối với sự phát triển kinh tế xã hội của khu vực nghiên cứu 37 5.3. Phân tích thị trường tiêu thụ cánh kiến đỏ tại địa phương 39 5.3.1. Thị trường tiêu thụ cánh kiến đỏ trên thế giới và tại Việt Nam 39 5.3.2. Thị trường cánh kiến xã Huổi Lèng 40 5.4. Vai trò của một số tổ chức đến sự phát triển nghề sản xuất cánh kiến đỏ tại khu vực nghiên cứu 44 5.5. Phân tích thuận lợi khó khăn và đưa ra giải pháp phát triển nghề nuôi thả cánh kiến đỏ xã Huổi Lèng 47 5.5.1. Thuận lợi, khó khăn 47 5.5.2. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với nghề nuôi thả cánh kiến xã Huổi Lèng 50 5.5.3. Đề xuất các giải phát phát triển nghề nuôi thả cánh kiến đỏ tại khu vực nghiên cứu 51 Chương 6: KẾT LUẬN – TỒN TẠI – KIẾN NGHỊ 54 6.1. Kết luận 54 6.2. Tồn tại 55 6.3. Kiến nghị 55 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ BIỂU 3 LỜI NÓI ĐẦU Việt Nam là quốc gia nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa ẩm, có nhiều sản phẩm rừng quý hiếm, đặc biệt là các sản phẩm Lâm sản ngoài gỗ như sa nhân, thảo quả, quế, hồi … Một trong những đặc sản rừng đó là nhựa cánh kiến đỏ. Điện Biên là tỉnh có diện tích nuôi thả cánh kiến đỏ lớn của cả nước. Trồng cây chủ nuôi thả cánh kiến đỏ đang làm thay đổi đời sống kinh tế, xã hội của người dân, đặc biệt là người dân tộc ít người của các xã khó khăn vùng 135. Được sự đồng ý của Khoa Quản lý tài nguyên rừng và môi trường, trường Đại học lâm nghiệp tôi thực hiện đề tài : “Đánh giá hiện trạng và phân tích vai trò của nuôi thả cánh kiến đối với cộng đồng người dân tộc H’mông tại xã Huổi Lèng – huyện Mường Chà – tỉnh Điện Biên” . Trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã nhận được sự giúp đỡ và hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo Trần Ngọc Hải; sự quan tâm giúp của các thầy cô giáo trong bộ môn Thực vật rừng; Khoa Quản lý tài nguyên rừng và môi trường; đặc biệt là sự quan tâm của Uỷ ban nhân dân xã và bà con người H’mông xã Huổi Lèng. Nhân dịp hoàn thành đề tài tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với sự giúp đỡ quý báu đó. Mặc dù có nhiều cố gắng song do năng lực và thời gian còn hạn chế nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, với tinh thần học hỏi và cầu thị tôi kính mong nhận được sự giúp đỡ và góp ý của các thầy cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn. Hà Tây, ngày 09 tháng 05 năm 2008 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Kim Phượng 4 Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Nhựa cánh kiến đỏ là sản phẩm đặc biệt của tự nhiên. Cánh kiến đỏ chỉ phân bố ở một số vùng của các nước Nam Á như: Ấn Độ, Việt Nam, Trung Quốc, Lào… Cánh kiến đỏ được sử dụng hơn 2000 năm nay để làm thuốc, chất nhuộm, đánh bóng gỗ. Hiện nay nhựa cánh kiến đỏ được sử dụng rộng rãi nhất trong các ngành công nghiệp. Với những tính năng đặc biệt mà không một lọai nhựa tổng hợp nhân tạo nào có thể thay thế được, chính vì vậy mà nhựa cánh kiến đỏ là một mặt hàng quan trọng có giá trị kinh tế cao và là mặt hàng độc quyền của các nước Nam Á. Việt Nam cũng có nghề nuôi thả cánh kiến đỏ từ rất lâu đời. Những năm 1963 – 1988 cánh kiến đỏ là sản phẩm thế mạnh của ngành Lâm nghiệp, sản phẩm chế biến của nhựa cánh kiến đỏ (gọi là Shellac) được xuất sang Liên Xô và các nước Đông Âu, trung bình mỗi năm chúng ta xuất sang Liên Xô 100 tấn Shellac một năm. Sau khi Liên Xô và các nước Đông Âu tan rã thị trường cánh kiến đỏ của nước ta thu hẹp lại, nghề nuôi thả cánh kiến đỏ không được quan tâm phát triển nữa. Một vài năm trở lại đây do nhu cầu sử dụng nhựa cánh kiến đỏ tăng lên, nhiều địa phương lại quan tâm phát triển nghề này. Cánh kiến đỏ phân bố tự nhiên ở các tỉnh phía Bắc kéo dài đến mãi Hà Tĩnh. Trước kia, người ta chỉ tập trung vào khai thác cánh kiến đỏ từ tự nhiên mà chưa quan tâm đưa cây chủ vào trồng rừng. Ngày nay, khi nhu cầu nhựa cánh kiến lớn, sản xuất chỉ dựa vào tự nhiên không đáp ứng đủ nhu cầu thị trường, vì vậy nhiều địa phương đã trồng cây chủ để thả cánh kiến đỏ. Đặc biệt các tỉnh vùng Tây Bắc (cái nôi của sản xuất cánh kiến đỏ) như: Sơn La, Lai Châu và Điện Biên còn đưa cây chủ thả cánh kiến đỏ vào trồng rừng phòng hộ kết hợp sản xuất nhựa cánh kiến. Huổi Lèng là xã vùng cao thuộc tỉnh Điện Biên nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc H’Mông. Trước kia, với tập quán du canh du cư, phá 5 rừng làm nương rẫy làm cho diện tích rừng bị suy giảm nghiêm trọng, đất đai xói mòn thoái hoá; đời sống của người dân gặp nhiều khó khăn. Hiện nay người dân đã sống định canh định cư nhưng do địa hình toàn đồi núi cao, không có diện tích trồng lúa nước đời sống của người dân vẫn chưa được cải thiện. Từ khi đưa cây Cọ khiết vào trồng rừng phòng hộ kết hợp với nuôi thả cánh kiến đỏ, người dân nhận thấy cảnh quan rừng xanh và ổn định, đời sống kinh tế phát triển. Sản xuất cánh kiến đỏ đã và đang làm thay đổi đời sống vật chất, tinh thần, tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho cộng đồng người H’Mông, góp phần vào bảo vệ và phát triển rừng. Tuy nhiên, chưa có đề tài nào nghiên cứu hiện trạng và vai trò của nghề nuôi thả cánh kiến với người dân tộc H’Mông xã Huổi Lèng. Chính vì vậy tôi thực hiện đề tài tốt nghiệp “Đánh giá hiện trạng và phân tích vai trò của nuôi thả cánh kiến đối với cộng đồng người dân tộc HMông tại xã Huổi Lèng – huyện Mường Chà – tỉnh Điện Biên” với mong muốn giúp địa phương phát triển và nhân rộng mô hình nuôi thả cánh kiến đỏ ra toàn xã. 6 Chương 2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Lịch sử sản xuất cánh kiến đỏ Cánh kiến đỏ có từ thời cổ xưa, cái tên Lacca của rệp cánh kiến đỏ (Kerria lacca) theo tiếng Ấn Độ có nghĩa là hàng trăm nghìn. Từ những thế kỉ trước công nguyên người Ấn Độ đã biết sử dụng cánh kiến đỏ làm thuốc chữa bệnh sốt rét mãn tính, bệnh thấp khớp… Về sau người ta sử dụng cánh kiến đỏ làm thuốc nhuộm gam màu đỏ. Chất nhuộm màu cánh kiến đỏ được sản xuất thành bánh khô ở Ấn Độ và được xuất khẩu đi nhiều nước. Lúc bấy giờ nhựa cánh kiến đỏ được sử dụng đánh bóng đồ gỗ, đồ mỹ nghệ… Vào cuối thế kỷ XIX khi hàng loạt chất nhuộm tổng hợp ra đời với giá thành rẻ hơn thì thị trường màu nhuộm cánh kiến đỏ bị đóng cửa, tuy nhiên việc sử dụng cánh kiến đỏ trong các lĩnh vực của công nghiệp ngày càng nhiều. Hiện nay cánh kiến đỏ đã trở thành mặt hàng quan trọng có giá trị kinh tế cao, sản phẩm độc quyền của các nước Nam Á. Các nước sản xuất cánh kiến đỏ lớn hiện nay là Ấn Độ, Thái Lan, Lào, Việt Nam, Trung Quốc… Trong đó Ấn Độ và Thái Lan là hai nước sản xuất nhiều nhất, sản lượng nhựa hai nước chiếm 80 – 90% sản lượng nhựa của toàn thế giới. Tại Ấn Độ nhựa cánh kiến đỏ xếp hàng thứ 10 trong các mặt hàng xuất khẩu lâm nghiệp. Tại Việt Nam chất nhuộm cánh kiến đỏ cũng đã được sử dụng từ lâu. Trong các vật liệu khảo cổ có tấm vải nhuộm từ nhựa cánh kiến đỏ có tuổi hơn 300 năm (Lê Văn Giai) [Kinh nghiệm sản xuất cánh kiến đỏ trang 76]. Trước những năm 1945 người Pháp cũng cho sản xuất cánh kiến đỏ ở Việt Nam. Họ thường trồng cây chủ quanh làng xã ven đường. Rệp cánh kiến đỏ phân bố tự nhiên ở miền Bắc nước ta tại các tỉnh vùng núi: Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Hòa Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh. Sơn La là cái nôi của sản xuất cánh kiến đỏ. Suốt 17 xã dọc sông Mã đều có cánh kiến đỏ, nhân dân ở đây có nghề nuôi thả sản xuất cánh kiến đỏ từ lâu. Tại tỉnh Lai Châu (cũ) cánh kiến đỏ có nhiều tại các huyện: Điện Biên, Tủa Chùa, Mường 7 Lay, Sìn Hồ, Phong Thổ và Mường Tè. Vùng cánh kiến đỏ Hòa Bình – Thanh Hóa – Nghệ An – Hà Tĩnh được nối liền từ Mai Châu – Quế Phong – Tương Dương – Kỳ Sơn kéo dài đến Hà Tĩnh, cả về phía Lào và ta đều là vùng phân bố tự nhiên của cánh kiến đỏ. Theo đề tài Phó tiến sĩ của Nguyễn Xuân Thanh 1991 [trang 88] thì vùng Đắc Lắc, Plây cu cũng có cánh kiến đỏ; tuy nhiên nhân dân ở đây không có tập quán thả rệp cánh kiến đỏ. Từ những năm 1960 đến đầu năm 1990 Nhà nước thành lập các cơ sở quốc doanh sản xuất cánh kiến đỏ, ngoài ra còn có các hợp tác xã cũng trồng cây chủ kinh doanh cánh kiến đỏ. Theo số liệu thống kê năm 1980 cả miền Bắc có khoảng 4000 ha rừng cây chủ thả cánh kiến đỏ trồng tập trung, còn rừng cây chủ nuôi thả tự nhiên thì không thống kê được. Nghề sản xuất cánh kiến đỏ được phát triển mạnh ở nước ta trong khoảng những năm 1960 – 1990, trong khoảng thời gian này nước ta chủ yếu xuất nhựa shellac sang Liên Xô, trung bình một năm chúng ta xuất khoảng 100 tấn/năm, năm xuất nhiều nhất là năm 1966 khoảng 310 tấn. Khi Liên Xô tan rã thì nghề sản xuất cánh kiến đỏ của chúng ta chỉ để đáp ứng nhu cầu Shellac trong nước. Từ năm 2005 đến nay Trung Quốc đang nhập nhiều sản phẩm nhựa cánh kiến đỏ thô của nước ta, vì vậy mà nghề sản xuất cánh kiến đỏ lại được nhiều địa phương, ban ngành quan tâm đến. Nhiều nơi đã khôi phục và phát triển thêm diện tích cây chủ thả cánh kiến đỏ. Năm 2006, huyện Mường Lát – Thanh Hóa trồng mới 240 ha rừng Cọ phèn, còn huyện Quỳ Hợp - Nghệ An đưa 540 ha rừng Cọ phèn vào thả cánh kiến đỏ. Sản lượng nhựa cánh kiến đỏ của nước ta hiện nay đã tăng lên nhưng vẫn chưa ổn định, vì vậy cần được sự quan tâm của các ban ngành để sản phẩm cánh kiến đỏ thành một trong những sản phẩm lâm sản ngoài gỗ có giá trị ở nước ta. 2.2. Các công trình nghiên cứu về cánh kiến đỏ 2.2.1. Trên thế giới Cánh kiến đỏ là một sản phẩm của tự nhiên, nó chỉ phân bố ở một số địa điểm thuộc Nam Á như: Ấn Độ, Việt Nam, Lào, Trung Quốc… Mặc dù 8 nhựa cánh kiến đỏ được sử dụng hơn 2000 năm nay nhưng việc nghiên cứu cánh kiến đỏ mới được quan tâm phát triển một vài thế kỷ gần đây. Ấn Độ là nước đầu tiên thành lập Viện nghiên cứu cánh kiến đỏ (năm 1925) sự ra đời của Viện này đã góp phần phát triển việc nghiên cứu về cánh kiến đỏ. Theo tài liệu thống kê của Viện này cho đến năm 1983 có 4000 tài liệu công bố về rệp cánh kiến đỏ, cây chủ và kỹ thuật nuôi thả và phòng trừ sâu bệnh hại…với mục tiêu tăng cường sản xuất loại nhựa quý này. Trung Quốc và Thái Lan là hai nước cũng có nhiều công trình nghiên có giá trị về cánh kiến đỏ. Cánh kiến đỏ được nhiều tác giả nghiên cứu đến: Tachard (1709), Kerr (1781), Mirsa (1929), P.S. Teotia và N. Majundar (1967), G.P Luxikhia (1968), các nhà khoa học Bắc Kinh… Công trình nghiên cứu về cánh kiến đỏ đầu tiên được công bố tại Viện hàn lâm khoa học Pháp là của Tachard (1710). Theo thời gian các vấn đề nghiên cứu cánh kiến đỏ được quan tâm mở rộng, những lĩnh vực quan tâm nghiên cứu nhiều là: tính năng và tác dụng, ứng dụng của nhựa cánh kiến đỏ; đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của cánh kiến đỏ đến các nghiên cứu về sâu hại và cây chủ. Những nghiên cứu về tính năng tác dụng của nhựa cánh kiến đỏ, những nghiên cứu này chỉ ra rằng nhựa cánh kiến đỏ là một hợp chất trong đó chất nhựa chiếm nhiều nhất từ 70 – 80%, chất màu chiếm từ 5 – 7%, chất sáp chiếm từ 3 – 5%, các chất đường, muối khoáng, protein chiếm khoảng 4 – 5%, còn lại là các tạp chất. Tính năng của nhựa cánh kiến đỏ rất đặc biệt mà không một loại nhựa tổng hợp nhân tạo nào có thể thay thế được. Những tính năng của nhựa cánh kiến đỏ là: Khi nhiệt độ thay đổi nhựa co dãn ít, nhựa dẫn nhiệt tốt, hằng số cách điện cao, nhựa chống được tia tử ngoại, không thấm ẩm tuyệt đối, chịu được axit, có tính kết dính và khả năng tạo màng. Nhựa cánh kiến đỏ sau khi chế biến xong được gọi là Shellac có khả năng dát mỏng như cánh của con kiến và màu đỏ nên gọi nó là cánh kiến đỏ. 9 Những sản phẩm được chế biến từ nhựa cánh kiến Hình 01: Sơn làm từ nhựa cánh kiến Hình 02: Vật liệu dẫn nhiệt Hình 03: Dược phẩm làm từ nhựa cánh kiến Hình 04: Mỹ phẩm Hình 05: Hoa quả có sử dụng thuốc bảo quản từ nhựa cánh kiến Hình 06: Rau quả có sử dụng thuốc bảo quản từ nhựa cánh kiến Nguồn: Mạng Internet 10 [...]... việc đánh giá hiện trạng và phân tích vai trò của nuôi thả cánh kiến đối với cộng đồng người dân tộc H’Mông để tổng hợp được khó khăn từ đó đưa ra giải pháp phát triển nghề này 3.1.2 Mục tiêu cụ thể Đề tài nghiên cứu nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể sau: - Đánh giá được hiện trạng nuôi thả cánh kiến đỏ tại địa phương và vai trò của nuôi thả cánh kiến với cộng đồng người H’Mông tại khu vực nghiên... 5.1.1.3 Đánh giá thực trạng nuôi thả cánh kiến đỏ tại xã Huổi Lèng Nuôi thả cánh kiến đỏ là nghề truyền thống của người dân tộc H’Mông xã Huổi Lèng Qua tìm hiểu thực tế và kế thừa tài liệu, toàn xã hiện nay có 173 hộ gia đình có từ 0,5 ha rừng trồng Cọ khiết để thả cánh kiến đỏ Hầu như bản nào cũng có hộ gia đình trồng Cọ khiết để sản xuất nhựa cánh kiến đỏ Bảng 5.4 cho biết tỷ lệ % số hộ sản xuất cánh kiến. .. rệp cánh kiến Diện tích nuôi cánh kiến của các hộ gia đình điều tra phỏng vấn được tổng hợp vào mẫu biểu 02: Mẫu biểu 02: Thống kê hộ gia đình nuôi thả cánh kiến TT Hộ gia đình Diện tích (ha) Năng suất (tấn/ ha) 2000 2005 2006 2000 2005 2006 Thu hoạch (Triệu) b, Đánh giá vai trò của nuôi thả cánh kiến đỏ đến kinh tế xã hội tại địa phương 19 Để đánh giá được sự tác động của nghề nuôi thả cánh kiến đỏ đối. .. nội dung nghiên cứu sau - Hiện trạng của việc nuôi thả cánh kiến ở địa phương - Vai trò của nuôi thả cánh kiến đến kinh tế, xã hội - Thị trường tiêu thụ nhựa cánh kiến đỏ tại Huổi Lèng - Một số nhân tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển của nghề nuôi thả cánh kiến đỏ tại địa phương - Phân tích thuận lợi, khó khăn, từ đó đưa ra các giải pháp phát triển sản xuất cánh kiến đỏ tại địa phương 17 3.4 Phương... thái của rệp cánh kiến, kỹ thuật trồng cây chủ và thả cánh kiến đỏ cũng như các loại sâu bệnh hại rệp và biệp pháp phòng trừ chúng mà chưa có công trình nghiên cứu nào nói về vai trò của cánh kiến đỏ đối với đời sống kinh tế và xã hội của các địa phương Gắn bó với nghề nuôi thả cánh kiến đỏ từ thời bao cấp, những năm vừa qua nhựa cánh kiến đỏ đã góp phần làm cho đời sống của người dân, nhất là người dân. .. Thông qua xác định những khó khăn, nguyên nhân của những khó khăn để từ đó đề xuất giải pháp phát triển nghề nuôi thả cánh kiến 3.2 Đối tượng, địa điểm nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu vào các mô hình nuôi thả cánh kiến đỏ quy mô hộ gia đình của đồng bào người H’Mông - Địa điểm nghiên cứu: Xã Huổi Lèng – huyện Mường Chà – tỉnh Điện Biên 3.3 Nội dung nghiên cứu Để đạt được mục... rừng cây chủ cánh kiến đỏ Tổng diện tích đất Lâm nghiệp của xã Huổi Lèng là 5073,05 ha; trong đó diện tích rừng Cọ khiết là 655ha (chiếm 12,91%) Mỗi vụ, toàn xã đưa 300 ha rừng Cọ khiết vào thả cánh kiến đỏ Từ khi thành lập Lâm trường cánh kiến Huổi Lèng đến nay diện tích rừng Cọ kiết tăng lên đáng kể Những thay đổi về diện tích nuôi thả cánh kiến đỏ Huổi Lèng trong hơn 40 năm qua được thể hiện qua bảng... dân xã Huổi Lèng, Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Mường Chà, Chi cục Lâm nghiệp tỉnh Điện Biên - Phỏng vấn 30 hộ gia đình thuộc 3 bản Huổi Toong 1, Huổi Toong 2 và Chống Dình Ngoài ra còn phỏng vấn các cán bộ xã, cán bộ Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Mường Chà 18 + Đối với hộ gia đình phỏng vấn năng suất, sản lượng cánh kiến đỏ của từng hộ gia đình một vài năm trở lại đây, diện tích, mật độ nuôi thả. .. KT Phân loại hộ c, Tìm hiểu thị trường tiêu thụ nhựa cánh kiến đỏ xã Huổi Lèng Để thực hiện nội dung này tôi sử dụng các phương pháp: - Kế thừa tài liệu của Chi cục Lâm nghiệp tỉnh Điện Biên - Phỏng vấn hộ gia đình tư thương thu mua cánh kiến đỏ tại xã Huổi Lèng Nội dung phỏng vấn sản lượng thu mua, giá thu mua của người dân và giá bán lại cho tư thương nơi khác… Số hộ phỏng vấn 5 hộ mua bán cánh kiến. .. phát triển nuôi thả cánh kiến đỏ tại Huổi Lèng Để thực hiện được nội dung này tôi thực hiện các phương pháp sau: - Phỏng vấn người dân, cán bộ xã Người dân và các cán bộ địa phương là những người nắm rõ nhất những thuận lợi và khó khăn của địa phương mình Chính vì vậy mà tôi thực hiện phỏng vấn người dân, cán bộ địa phương để họ đưa ra những ý kiến của mình về những thuận lợi và khó khăn của địa phương . tài : Đánh giá hiện trạng và phân tích vai trò của nuôi thả cánh kiến đối với cộng đồng người dân tộc H’mông tại xã Huổi Lèng – huyện Mường Chà – tỉnh Điện Biên . Trong quá trình thực hiện. VÀ MÔI TRƯỜNG KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ PHÂN TÍCH VAI TRÒ CỦA NUÔI THẢ CÁNH KIẾN ĐỎ ĐỐI VỚI CỘNG ĐỒNG NGƯỜI DÂN TỘC H'MÔNG XÃ HUỔI LÈNG - HUYỆN MƯỜNG CHÀ TỈNH ĐIỆN BIÊN Ngành:. cứu hiện trạng và vai trò của nghề nuôi thả cánh kiến với người dân tộc H’Mông xã Huổi Lèng. Chính vì vậy tôi thực hiện đề tài tốt nghiệp Đánh giá hiện trạng và phân tích vai trò của nuôi thả

Ngày đăng: 17/12/2014, 23:09

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan