ĐỀ TÀI: Phân tích công tác quản lý chiến lược phát triển của công ty bất động sản thế kỷ

20 461 1
ĐỀ TÀI: Phân tích công tác quản lý chiến lược phát triển của công ty bất động sản thế kỷ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC 5. Vị thế của Công ty so với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành 9 Về mặt kinh nghiệm, thương hiệu 9 6. Triển vọng phát triển của ngành 12 1 LỜI NÓI ĐẦU Trong quá trình phát triển của đất nước mỗi ngành đều có vai trò nhất định đóng góp vào tình hình chung của nền kinh tế. Sự xuất hiện khá muộn của ngành bất động sản không tránh khỏi những bước đi khó khăn phía trước.Trước đây vốn vật chất là yếu tố quan trọng nhưng hiện nay nguồn nhân lực trong lĩnh vưc này cũng quan trong không kém ( đặc biệt là nguồn nhân lưc qua đào tạo ). Nguồn nhân lực được đào tạo cơ bản, có kiến thức về bất động sản được các công ty "săn đón" rất nhiệt tình. Ngay cả những sinh viên chuyên ngành kinh doanh bất động sản trong thời gian thực tập tốt nghiệp đã được các doanh nghiệp chào mời. Trên thực tế, hiện có một số cơ sở có đào tạo về kinh doanh bất động sản, như đại học Nông Lõm,Thành phố Hồ Chí Minh có ngành Quản lý đất đai và thị trường bất động sản nhưng trọng tâm về quản lý đất đai; Học viện Tài chính có chuyên ngành Thẩm định giá, trong đó có thẩm định giá bất động sản Một số đơn vị cũng tổ chức cỏc khoỏ đào tạo về kinh doanh bất động sản theo phương thức bồi dưỡng ngắn hạn. Đào tạo hệ đại học đúng chuyên ngành kinh doanh bất động sản hiện nay chỉ duy nhất Đại học Kinh tế quốc dân. Khoa Bất động sản và Địa chính (ĐH Kinh tế Quốc dân) mới đây mở lớp đào tạo và cấp giấy chứng nhận Luật Kinh doanh Bất động sản, và cấp thẻ hành nghề trong các lĩnh vực môi giới, định giá và quản lý - điều hành sàn giao dịch. Chương trình sẽ gồm một loạt môn học liên quan đến ngành địa ốc. Đây cũng là một trong những địa chỉ đào tạo về kinh doanh bất động sản đầu tiên tại Hà Nội. Mặc dù tình hình bất động sản có nhiều khó khăn nhưng hiện nay đó cú đôi chút khởi sắc. Đăc biệt là trong lĩnh vưc kinh doanh đầu tư nhà đất, khai thác, tư vấn, cho thuê, môi giới và tiếp thị… và thẩm định giá bất động sản. Nắm được yêu cầu này công ty cổ phần bất động sản thế kỷ đã đạt được đôi chút thành công. Để đi sâu hơn chúng ta cùng đi “phõn tích công tác quản lý chiến lược phát triển của công ty bất động sản thế kỷ ”. Trong quỏ trỡnh làm bài với sự chỉ bảo ân cần ,chi tiết và đầy nhiệt tình của thầy thì em hoàn thành chủ đề này. Một lần nữa em trân thành cảm ơn thầy! I . SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY Năm 2002 Công ty Cổ phần Bất động sản Thế kỷ - CENTURY được thành lập 2 theo quyết định số 0103000476 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội với chức năng: Đầu tư, khai thác, tư vấn, cho thuê, môi giới và tiếp thị… và thẩm định giá bất động sản. Thời gian đầu thành lập, Công ty thực hiện mua Franchise từ tập đoàn môi giới bất động sản hàng đầu Hoa Kỳ đó là Century21 và lấy tên là Century21 Trường Thành, với 03 nhân viên chính thức tại văn phòng 82 Nguyễn Chí Thanh - một toà nhà 04 tầng với tổng diện tích 120m 2. Công ty đã tiếp thu quy trình công nghệ cũng như Chiến lược hoạt động của Century21. Chiến lược giai đoạn đầu chủ yếu tập trung vào mảng môi giới cho thuê văn phòng và căn hộ cao cấp ở các đô thị mới như: Vinaconex Trung hoà nhân chính, Mỹ Đình, Định Cụng… đây là những vị trí thuận lợi cho việc tìm nguồn cung cấp Nhà cũng như việc xem xét căn hộ của khách hàng. Đầu năm 2007, thời hạn kờt thỳc hợp đồng Franchise - Ban lãnh đạo công ty đã thực hiện một bước đột phá trong quá trình phát triển của Công ty đó là tiến hành xây dựng đồng bộ hệ thống nhận diện thương hiệu: tên công ty được đổi thành Công ty CP BĐS Thế kỷ - CENTURY; xây dựng và nâng cấp trang Web để không những thực hiện quảng bá hình ảnh công ty mà còn thực hiện giao dịch trực tuyến - kết nối thẳng với các sàn giao dịch bất động sản trên khắp lãnh thổ Việt Nam; mở rộng mạng lưới hoạt động, thành lập thờm cỏc công ty con, thực hiện đầu tư tài chính vào các doanh nghiệp trong ngành; tiến hành xây dựng và đẩy mạnh công tác đào tạo ISO tại doanh nghiệp; tích cực tham gia và trở thành thành viên các hiệp hội ngành…. Cuối năm 2008 tức là sau 06 năm hoạt động đến nay CENTURY đó cú tổng số gần 100 chuyên viên tư vấn, cán bộ quản lý, cán bộ dự án, nhân viên kinh doanh… với 5 địa điểm kinh doanh nằm tại các vị trí chiến lược trong TP Hà Nội là: 1. Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội, VN 2. Tòa nhà CT4, khu đô thị mới, Mỹ Đình – Mễ Trì, Hà Nội, VN 3. 304 Trần Khỏt chõn - Hai Bà Trưng - Hà Nội: Công ty cổ phần thẩm định giá Bất động sản Thế kỷ - CENTURY. 4. 671 Lạc Long Quân – Ciputra, Tây Hồ, Hà Nội, VN 5. Tòa nhà Detech - Đại học FPT, Từ Liêm, Hà Nội, VN 3 Hiện nay, khách hàng biết đến Công ty CP BĐS Thế kỷ - CENTURY là một nhà cung cấp dịch vụ bất động sản chuyên nghiệp với các dịch vụ như sau: Cung cấp dịch vụ thẩm định giá, cung cấp dịch vụ môi giới, dịch vụ quản lý bất động sản, khai thác và tạo giá trị gia tăng cho bất động sản. Trong thời qua công ty đó cú một số khách hàng lớn như: Tập đoàn FPT, Viglacera, Vinaconex, Công ty DETECH, Công ty TNHH Tòa nhà Kinh Đô 93 Lũ Đỳc… Các ngân hàng: Ngân hàng TMCP ngoài quốc doanh (VP bank), Ngân hàng TMCP Quân đội (MB), Techcombank, Ngân hàng NN và PTNN Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư Phát triển VN (BIDV)… Các công ty, tổ chức nước ngoài: YAMAHA VIETNAM, YAMAJAKI, TOYOTA VIETNAM, MEIKO VIETNAM, HONDA VIETNAM, CIMAS, FOXCON, AVASYS, CIMAS cũng đã hợp tác với công ty trong nhiều lĩnh vực. Bên cạnh đó, khách hàng của công ty cũn có những nhà đầu tư cá nhân chuyên nghiệp, những doanh nhân thành đạt, những chủ nhân các Tòa nhà, biệt thự, căn hộ… trên khắp cả nước. Ngoài dịch vụ nêu trên, CENTURY còn tham gia đầu tư và phát triển các dự án BĐS như: tham gia góp vốn cùng IPA (Công ty mẹ của công ty chứng khoán VNDS) tham gia xây dựng Tòa cao ốc văn phòng 252 Hoàng Quốc Việt. CENTURY đầu tư và cải tạo toàn bộ Tòa nhà DETECH và hiện nay Đại học FPT đang thuê để làm trụ sở. Trong thời gian tới CENTURY sẽ tham gia đầu tư một số dự án BĐS khác và sẽ là nhà phân phối một số dự án BĐS lớn tại Hà Nội và các tỉnh lân cận II. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ CỦA DOANH NGHIỆP 1. Các yếu tố thuộc về chính phủ. Theo mục tiêu phát triển ngành công nghiệp đến năm 2020 và phục vụ nhu cầu bất động sản vẫn đang trong tình trạng cung không đủ cầu (Dự báo tới năm 2020, tốc độ đô thị hoá sẽ được đẩy mạnh, diện tích đất sử dụng hiện tại từ 105.000ha lên gấp 4 lần vào năm 2020), giải quyết tình trạng thiếu hụt nhà ở và văn phòng cho thuê, chính phủ đó cú cỏc kế hoạch khuyến khích, mở rộng các hoạt động đầu tư kinh doanh bất động sản cho các nhà đầu tư trong nước cũng như các nhà đầu tư 4 nước ngoài. Để cụ thể hóa chính sách khuyến khích này, Chính phủ đã đưa ra một loạt các cơ chế chính sách như: - Ban hành Luật Đầu tư, Luật Đất đai, Luật Xây dựng mới đã tạo nhiều điều kiện thông thoáng cho việc thu hút nguồn vốn ngoại đầu tư vào lĩnh vực BĐS như: không phân biệt giữa nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, cho phép các NĐTNN được sở hữu 100% dự án BĐS, tạo điều kiện cho các NĐTNN được tiếp cận nguồn vốn, đất đai, hay được phép chuyển nhượng vốn đầu tư, dự ỏn… Một loạt chính sách liên quan đến lĩnh vực bất động sản như Luật Đất đai năm 2003, Luật nhà ở năm 2005, Luật đầu tư năm 2005, Luật kinh doanh bất động sản năm 2006…trong đó đã đề cập đến đối tượng người nước ngoài ở Việt Nam, với việc nhà nước tiếp tục cho nhà đầu tư được tham gia đầu tư xây dựng nhà ở để bán, cho thuê hoặc cho thuê mua, được quyền tham gia cải tạo, sửa chữa nhà ở có sẵn, được quyền chuyển nhượng dự án đầu tư. Cuối năm 2007 Chính phủ đã thông qua đề án do Bộ xây dựng trình về mở rộng đối tượng người nước ngoài được phép mua nhà tại Việt Nam với một số nội dung cụ thể sau: Người nước ngoài nằm trong diện sau đây được phép mua nhà tại Việt Nam; đang làm việc và sinh sống tại Việt Nam; đã vào Việt Nam và được phép cư trú tại Việt Nam từ 1 năm trở lên; mua nhà để ở cho bản thân và gia đình phù hợp với nơi làm việc, sinh sống phù hợp với các quy định của pháp luật về cư trú, đi lại của người nước ngoài tại Việt Nam. - Sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường BĐS đã thu hút ngày càng nhiều các ngân hàng tham gia vào hoạt động tín dụng tài trợ cho các dự án đầu tư BĐS cũng như tài trợ vốn cho người có nhu cầu vay để mua nhà ở và đất đai. Khi thị trường BĐS có xu hướng “đúng băng” Chính phủ đã đưa ra một loạt các chính sách nhằm kiềm chế và hạn chế rủi ro của Ngân hàng kéo theo thị trường BĐS ổn định và phát triển. - Ngoài ra, Việt Nam được coi là nước có tình hình chính trị ổn định, đây là điểm rất quan trọng tạo ra niềm tin cho các nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài (trong việc đầu tư xây dựng BĐS, do có thời gian thu hồi vốn lõu nờn rất cần sự ổn định của thể chế chính trị). 5 Tóm lại, yếu tố này rất thuận lợi cho sự phát triển sản phẩm cũng như thị trường BĐS. 2. Các yếu tố thuộc về kinh tế - Trong gian đoạn hiện nay, với sự suy thoái của nền kinh tế toàn cầu, Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đú. Chớnh điều này đã làm cho các thị trường hàng hóa nói chung và thị trường BĐS nói riêng có bước phát triển chững lại. Đây là yếu tố không thuận lợi cho sự phát triển của thị trường BĐS trong thời gian qua và thời gian tới (theo đánh giá của các chuyên gia về kinh tế và BĐS thì phải đến cuối năm 2009 đầu năm 2010 thì kinh tế mới có thể phục hồi và thị trường BĐS mới có thể “ núng lờn” được). - Lạm phát phi mã trong suốt năm 2007 và 3 tháng đầu năm 2008 thực sự là hiểm hoạ to lớn của nền kinh tế. Với số liệu công bố chính thức là 12,6% trong năm 2007 và 9,16% trong 3 tháng đầu năm năm 2008, tuy nhiên có thể nhận thấy con số lạm phát thực vẫn cao hơn con số mà nhà nước đã công bố. Lạm phát đã đẩy chi phí nguyên vật liệu phục vụ việc xây dựng các công trình BĐS tăng lên. Ngoài ra, trong cùng một thời gian các dự án BĐS triển khai hàng loạt cũng khiến nhu cầu về VLXD tăng cao. Hầu hết giỏ cỏc loại vật liệu xây dựng đều tăng từ 70-100% so với thời điểm cách đây 1 năm. Đây thực sự là một khó khăn rất lớn đối với hoạt động đầu tư BĐS. Giá VLXD tăng đã đẩy chi phí xây dựng các công trình BĐS tăng thêm từ 3-40% trên giá thành xây dựng, đẩy các nhà thầu xây dựng vào tình cảnh cực kỳ khó khăn. Khả năng giảm lợi nhuận trong năm 2008 là điều chắc chắn đối với các DN này. Tuy nhiên cân đối giữa giá thành (chi phí xây dựng + chi phí quản lý + chi phí lãi vay ) và giá bán thì lợi nhuận thu được trong các dự án BĐS vẫn còn tương đối lớn, vì vậy tuy giảm lợi nhuận nhưng các DN hoạt động trong lĩnh vực BĐS nếu có dự án và chủ động được nguồn vốn thực hiện dự án thì vẫn hứa hẹn có những khoản lợi nhuận khá cao trong năm 2008 này. Nhìn chung, về cơ bản trong giai đoạn hiện nay thị trường BĐS tương đối không thuận lợi, nhưng với sự những chính sách hỗ trợ của chính phủ cũng như nhưng yếu tố về kinh tế đang có xu hướng tích cực sẽ dần dần làm cho thị trường BĐS sẽ “ấm lờn” trong thời gian tới- Thị trường BĐS sẽ hứa hẹn nhiều sự đột phá 6 sau giai đoạn “trầm lắng” hiện nay III. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG NGÀNH CỦA DOANH NGHIỆP. 1. Đối thủ tiềm tàng Với thị trường đầy tiềm năng như hiện nay thì không chỉ cú cỏc công ty đang có mặt đầu tư vào thị trường bất động sản Việt Nam mà trong tương lai sẽ còn rất nhiều các công ty đầu tư bất động sản nữa ra đời và cả các tập đoàn bất động sản có quy mô quốc tế tham gia vào thị trường Việt Nam. Các Công ty của Việt Nam còn kém cạnh tranh chủ yếu là họ thiếu khả năng tiếp cận tài chính, thiếu kỹ năng và kinh nghiệm. vì vậy khả năng cạnh tranh với các công ty nước ngoài là vô cùng khó. Nhìn chung rào cản gia nhập ngành là không lớn đối với các tập đoàn trên thế giới vì vậy để thu hút nhiều hơn nguồn đầu tư này chớnh phủ Việt Nam cần hết sức tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài, họ có tiềm lực tài chính, giàu kinh nghiệm, kỹ năng quản lý tốt … Nhưng rào cản rút khỏi ngành hiện nay vẫn còn nhiều vấn đề do quy mô của dự án, quy mô vốn, giá cả thị trường. Chính phủ Việt Nam ngày càng thực hiện việc kiểm soát chặt chẽ các giao dịch bất động sản nhằm tạo sự minh bạch trong hoạt động của ngành thông qua hàng loạt các quy định được luật hoá đó là tất cả các giao dịch bất động sản đều phải thực hiện thông qua sàn giao dịch, tất cả các công ty đều phải có hệ thống sàn giao dịch đáp ứng đủ điều kiện và kết nối trực tiếp với sàn giao dịch của Bộ Xây dựng, đưa ra các điều kiện về thành lập công ty bất động sản chặt chẽ hơn (về nhân sự, tài chính, mạng lưới ) đây thực sự là rào cản nhập ngành đối với các doanh nghiệp có ý định kinh doanh bất động sản nhưng lại là cơ hội rất tốt để giảm sức ép cạnh tranh trong nước đồng thời chiếm lĩnh thị phần của các doanh nghiệp đã có vị thế và thương hiệu. Xu hướng khu vực hoá và toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ hơn bao giờ hết, xu hướng Outsourcing và dịch chuyển văn phòng đang là phổ biến hiện nay, ranh giới lãnh thổ đã bị xoá bỏ, thị trường hiện nay là thị trường toàn cầu do vậy với Việt Nam - một thực thể trong nền kinh tế 7 thế giới sẽ nằm trong xu thế đú. Đõy sẽ là cơ hội lớn, một thị trường tiềm năng có quy mô khổng lồ đối với các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản tại Việt Nam.vỡ vậy Century cần phải tập trung phát triển, có định hướng chiến lược đúng đắn làm kim chỉ nam cho hành động là điều kiện tiên quyết cho sự thành công. 2. Khách hàng Khách hàng của thị trường bất động sản Việt Nam hiện chủ yếu là những người có thu nhập khá, ở thành thị còn những người có thu nhập thấp, ở nông thôn vẫn rất khó có cơ hội trong thị trường này.Với người dân chủ yếu họ mua nhà để ở cũn cỏc tổ chức, các công ty họ thuê văn phòng để làm việc. Khách hàng có thể chọn phương án tự sản xuất tức là có thể mua đất rồi xin giấy phép xây dựng, tiến hành xây dựng và đưa vào khai thác. Nhưng đõy là phương ỏn kộm khả thi do quá trình cung cấp này rất mất thời gian, yêu cầu có nhiều khả năng tổ chức xây dựng, khả năng quản lý dự án xây dựng và điều đó là nguyên nhân dẫn đến việc tự thực hiện thì lại tốn kém hơn là đi mua hay thuê. Với tình trạng cung không đủ đáp nhu cầu hiện nay thì quyền lực vẫn thuộc về người bán tức là các nhà đầu tư bất động sản. Người mua muốn mua hoặc thuê bất động sản vẫn phải trong tình trạng “mua tranh bán cướp” và chủ yếu là phong cách mua chấp nhận rủi ro. 3. Hàng thay thế Bất động sản là hàng hóa đặc biệt có tính lâu bền.Bất động sản có vị trí địa lý và không có khả năng di dời.Đặc điểm này la do bất động sản luôn gắn liền với đất đai. Nên hàng hóa này mang tính khan hiếm và mang nặng yếu tố tập quỏn,thị hiếu và tâm lý xã hội.Hện nay để các công ty, doanh nghiệp hoạt động thì họ chỉ cần xây dựng nên hoăc đi thuê làm trụ sở. Cũng giống các công ty ,doanh nghiệp thì mọi người sinh sống và tồn tại thì đều cần loại hàng hóa này mà không có bất cứ loại hàng hóa nào có thể đáp ứng được.vậy nên hàng hóa này gần như không có hàng hóa thay thế. 4. Nhà cung ứng Các nhà cung ứng cho thị trường này rất đa dạng bao gồm: 8 - Nhà thầu quản lý dự án ( không nhiều lắm ) - Nhà thầu tư vấn ( rất nhiều ) - Nhà thầu xây dựng ( rất nhiều ) - Nhà thầu cung cấp lắp đặt máy thiết bị ( tương đối nhiều LICOGI, LILAMA…) - Nhà thầu cung ứng vật liệu xây dựng ( rất nhiều ) Nhìn chung nhà cung ứng cho ngành là tương đối thuận lợi, các nhà đầu tư bất động sản không quá khó khăn để tiếp cận, họ chào hàng một cách cạnh tranh cho nên ở yếu tố này các công ty đầu tư bất động sản có nhiều quyền lực hơn so với nhà cung ứng. 5. Vị thế của Công ty so với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành Về mặt kinh nghiệm, thương hiệu Trước thời điểm 2000, tại Việt Nam chưa có doanh nghiệp thực sự nào hoạt động trong lĩnh vực môi giới và tư vấn bất động sản, hầu hết hoạt động này đều được thực hiện bởi các trung tâm môi giới nhà đất - vốn là các địa chỉ mang tính lừa đảo chộp giật nhiều hơn. Quan niệm về môi giới đối với người dân vào thời điểm đó là một cái gì đó rất xấu xa và không thể chấp nhận được. Ngày nay cùng với sự phát triển của kinh tế, quan niệm về môi giới ngày càng trở lên phổ biến và quen thuộc đối với người dân Việt Nam thông qua hoạt động môi giới về đầu tư, môi giới về văn phòng và nhà ở cho thuê được cung cấp bởi công ty CBRE Việt Nam. Cùng thời điểm đó công ty Century21 - một trong bốn công ty hàng đầu về môi giới và tư vấn bất động sản của Mỹ cũng tiến hành thăm dò tình hình bất động sản tại Việt Nam và đang tiến hành tìm kiếm đối tác để nhượng quyền thương hiệu tại Việt Nam, nắm bắt được cơ hội công ty BĐS Trường Thành đã tiến hành mua Franchise của Century21 và lấy tên là Century21 Trường Thành. Đõy là bước đánh dấu quan trọng trong hoạt động của Công ty khẳng định vị thế tiên phong trong lĩnh vực môi giới và tư vấn bất động sản trên địa bàn miền Bắc nói chung và Hà Nội nói riêng. 9 Trước thời điểm công ty đi vào hoạt động thỡ trờn thị trường các trung tâm môi giới hoạt động theo sự vụ, họ thực hiện ăn chặn cả hai bên với mức rất cao: + đối với các giao dịch mua bán thì họ lấy cả bên mua và bên bán + đối với các giao dịch thuê họ lấy cả của bên cho thuê và đi thuê Ngoài ra đối với các trung tâm trờn thỡ kể cả giao dịch không thành công thì người đi mua, thuê sẽ mất một số phí đó là phí dẫn đi xem nhà. Nhưng chính sách từ đầu của Công ty đó là thực hiện theo chuẩn của quốc tế đó là + đối với các giao dịch mua bán thì chỉ thu phí của bên bán khi giao dịch thành công với mức cố định đã được báo giá ( đối với các giao dịch trên 1 tỷ đồng thì thu 1% trên giá trị giao dịch, còn thu 2% đối với các giao dịch có giá trị dưới 1 tỷ đồng). + đối với các giao dịch thuờ thỡ chỉ thu phí của bên cho thuê cũn bờn đi thuê được miễn phí ( đối với hợp đồng thuờ trờn 1 năm thì người cho thuê mất phí 1 tháng tiền thuê nhà, đối với hợp đồng từ 6 tháng đến 1 năm thì người cho thuê mất ẵ thỏng tiền thuê nhà). Đối với các thương vụ thực hiện thành công, công ty sẽ hỗ trợ khách hàng về việc làm các thủ tục cần thiết (hợp đồng mua bán, thuê, đăng ký với chính quyền, hợp đồng điện nước…) đây là những giá trị gia tăng mang lại cho khách hàng.Nếu các thương vụ không thành công thỡ bờn đi mua và thuê đều không mất bất kỳ một khoản phí nào cho việc dẫn đi xem nhà. Chính những chính sách chuẩn hoỏ trờn mà đã tạo cho công ty uy tín rất lớn trên thị trường môi giới bất động sản tại Hà Nội, khách hàng ngày càng biết đến công ty nhiều hơn – công ty đã tạo dựng cho mình một nguồn khách hàng khá phong phú gồm cả trong và ngoài nước với sự tin tưởng ngày càng cao của khách hàng vào công ty chính điều đó mà công ty đã tạo ra một chuẩn ngành chung trên thị trường Hà Nội. Về nhân sự gồm lãnh đạo và nhân viên Ông Nguyễn Trung Vũ vốn xuất thân trong gia đình có truyển thống kinh doanh bất động sản, và được đánh giá là một người năng động, tâm huyết với nghề, có mối quan hệ rộng với chính quyền địa phương, quyết đoán, có tầm nhìn chiến lược dài hạn và có khả năng truyền đạt nguồn cảm hứng cho đông đảo cán bộ nhân viên, 10 [...]... điểm này công ty đã tiến hành hoàn thiện quản lý mà cụ thể nhất là xây dựng và thực hiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2000 Thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển bền vững, CENTURY ký hợp đồng và mời một số đối tác đến tư vấn, xây 18 dựng hệ thống tiêu chuẩn ISO V ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHIẾN LƯỢC CỦA CễNGTY Xét một cách tổng thể công tác quản lý chiến lược của công ty là... sản, chỉ còn lại các công ty có chiến lược phát triển rõ ràng, có sự cam kết gắn bó lâu dài với khách hàng Như vậy, có thể thấy Công ty Cổ phần thế kỷ 21 đang có những định hướng rõ ràng, đón bắt xu thế của Thế giới nói chung và tình hình thực tiễn của Việt Nam nói riêng để xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển cho mình IV TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÔNG TY TRONG THỜI GIAN QUA 1 Tầm... muốn truyền tải cho khách hàng Qua tầm nhìn chiến lược này 14 cho khách hàng biết chiến lược kinh doanh, chiến lược phát triển của công ty đại diện cho cái gì, Công ty tin tưởng vào điều gì, giá trị cốt lõi mà công ty hướng tới là gì và công ty mong muốn mang lại cho khách hàng điều gì Muc tiờu của CENTURY là: Trở thành một chuỗi hệ thống sàn giao dịch bất động sản hàng đầu Việt Nam và mang phong cách... nhờ chức năng này mà công ty quyết định được những nhiệm vụ nào cần phải hoàn thành, làm thế nào để kết hợp nhiệm vụ vào những công việc cụ thể; làm thế nào để phân chia công việc thành những công đoạn khác nhau tạo nên cấu trúc của công ty Cuối cùng, quản lý chiến lược đòi hỏi việc phân bổ một lượng thích hợp các nguồn lực tới các bộ phận khác nhau của công ty để những ai được phân công các mục tiêu... cung cấp dịch vụ Bất động sản chuyên nghiệp là lời tuyên bố về tầm nhìn và sứ mệnh của công ty trong việc định hướng cho toàn bộ hoạt động, Lời tuyên bố này chỉ ra con đường mà công ty sẽ đi theo và là nguyên tắc chỉ đạo xuyên xuốt các hoạt động của công ty Tầm nhìn chiến lược này không những là những khẩu hiệu dành cho cán bộ công nhân viên trong công ty mà còn là những giá trị của công ty muốn truyền... sự phát triển, đóng góp của nhõn viên trong công ty Đồng thời công ty nên suy nghĩ đến mọi loại khách hàng đặc biệt là loại khách hàng có số lượng rất lớn đó là loại khách hàng có thu nhập ở mức trung bình và thấp Nếu khắc phục được những hạn chế này nhất định công ty cổ phần bất động sản thế kỷ sẽ trở thành 1 công ty lớn mạnh trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản trong nước và cả trên thị trường thế. .. gọi là phúc lợi của công ty và 40% sẽ thuộc về công ty + Đối với các thương vụ được thực hiện bởi 2 bên (nguồn cung của công ty và nguồn cầu của cá nhân) thì cơ chế phân chia sẽ là 30% thuộc về cá nhân, 15% quỹ chung gọi là phúc lợi của công ty và 55% sẽ thuộc về công ty Cơ chế này sẽ khuyến khích làm việc theo nhúm giỳp môi trường làm việc của công ty thêm đầm ấm, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh... 13 công tác chăm sóc khách hàng, công tác dịch vụ sau bán hàng còn rất hạn chế điều này ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài về sau của các doanh nghiệp Đặc thù của ngành bất động sản là thị trường được chia thành ba mảng chính đó là mảng cao cấp, mảng trung cấp và mảng bình dân Trong đó mảng thị trường cao cấp chủ yếu được chiếm lĩnh và bị thống trị bởi các công ty kinh doanh bất động sản và các công. .. lãnh đạo công ty sẽ kiểm tra, theo dõi quá trình hoạt động của công ty thông qua việc thiết lập hệ thống thông tin quản trị, các tiêu chuẩn đo lường, đánh giá và thu thập các thông tin nhằm xử lý điều chỉnh 15 các hoạt động của công ty sao cho quá trình thực hiện phù hợp với mục tiêu chung đã đặt ra Để có thể thực hiện các điều chỉnh cần thiết, các nhà quản lý chiến lược luôn theo dõi các hoạt động đang... mục tiêu lợi nhuận, các nhà quản lý chiến lược phải luôn theo dõi sỏt cỏc chi phí, nỗ lực giám sát chất lượng, cải tiến sản phẩm Bên cạnh đó, hoạt động quản lý chiến lược coi việc tổ chức trong công ty là quá trình gắn kết, phân công và phối hợp các nhân viên trong công việc nhằm thực hiện những mục tiêu đã được đặt ra; trong đó bao gồm tổ chức con người, tổ chức công việc, phân bổ các nguồn lực v.v . giá bất động sản. Nắm được yêu cầu này công ty cổ phần bất động sản thế kỷ đã đạt được đôi chút thành công. Để đi sâu hơn chúng ta cùng đi “phõn tích công tác quản lý chiến lược phát triển của. một số đối tác đến tư vấn, xây 18 dựng hệ thống tiêu chuẩn ISO. V. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHIẾN LƯỢC CỦA CễNGTY Xét một cách tổng thể công tác quản lý chiến lược của công ty là tương. tầm nhìn chiến lược này 14 cho khách hàng biết chiến lược kinh doanh, chiến lược phát triển của công ty đại diện cho cái gì, Công ty tin tưởng vào điều gì, giá trị cốt lõi mà công ty hướng

Ngày đăng: 05/12/2014, 09:18

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan