Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Bắc Sài Gòn

110 321 0
Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Bắc Sài Gòn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Góp phần phát triển và nâng cao chất lượng tín dụng tín dụng tại Ngân hàng NNPTNT Việt Nam – Chi nhánh Bắc Sài Gòn Mục tiêu cụ thể Phân tích, đánh giá được thực trạng hoạt động tín dụng và những rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Việt Nam – Chi nhánh Bắc Sài Gòn; chỉ rõ những mặt làm được và chưa làm được Đề xuất được một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Việt Nam – Chi nhánh Bắc Sài Gòn

1 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Học viên Nguyễn Diệp Anh 2 LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Trường Đại học Lâm nghiệp, đặc biệt xin cảm ơn thầy giáo TS Nguyễn Văn Hà đã chỉ dạy và hướng dẫn cho tôi rất nhiệt tình, chu đáo; thầy là nguồn động lực giúp tôi hoàn tất được luận văn này. Bên cạnh đó, tôi cũng xin cảm ơn các bạn cùng lớp, bạn đồng nghiệp và ban lãnh đạo Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Việt Nam – CN Bắc Sài Gòn đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình nghiên cứu và thu thập số liệu, hoàn tất bài viết./. Học viên Nguyễn Diệp Anh 3 MỤC LỤC Trang Phân theo thành phần kinh tế 87 4 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Các từ viết tắt Nghĩa của từ viết tắt 1. AGRIBANK Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam 2. CIC Trung tâm thông tin tín dụng 3. CTCP Công ty cổ phần 4. DNQD Doanh nghiệp quốc doanh 5. DNTN Doanh nghiệp tư nhân 6. DPRR Dự phòng rủi ro 7. HTX Hợp tác xã 8. NHNN Ngân hàng Nhà nước 9. NHNN&PTNT VN Ngân hàng Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Việt Nam 10. NHTM Ngân hàng thương mại 11. NQH Nợ quá hạn 12. NSNN Ngân sách Nhà nước 13. TCTD Tổ chức tín dụng 14. TNHH Trách nhiệm hữu hạn 15. TSCĐ Tài sản cố định 16. TTTD Thông tin tín dụng 17. VNĐ Việt Nam Đồng 18. XNK Xuất nhập khẩu 5 DANH MỤC CÁC BẢNG Phân theo thành phần kinh tế 87 6 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Phân theo thành phần kinh tế 87 7 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của nội dung nghiên cứu Trong thời gian gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng liên tục đăng tin bài về những vụ vi phạm nghiêm trong trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng, ảnh hưởng sâu rộng đến toàn bộ hệ thống ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nước nhà nói chung. Những vụ việc này xảy ra rộng gắp trên các ngân hàng như Techcombank, Vietcombank, BIDV, Incombank, Agribank vv. Những vụ việc này đã làm rúng động toàn hệ thống tài chính ngân hàng vốn còn nhiều non trẻ ở nước ta, gây ra hoang mang cho người dân, khiến nền kinh tế trở nên bất ổn và nguy cơ “bong bóng ngân hàng”, “bóng ma nợ xấu” ngày càng lộ rõ. Có thể điểm mặt một số vụ việc cộm cán như sau: Với Ngân hàng TMCP Công Thương xảy ra vụ làm giả chữ ký, con dấu của giám đốc chi nhánh để lừa đảo chiếm đoạt 3.600 tỷ đồng của các nạn nhân là 2 ngân hàng và 33 doanh nghiệp “sân sau” của ngân hàng; tại NHMTCP Đông Á-CN Quận 5 tp HCM xảy ra vụ làm giả 700 bộ hồ sơ vay vốn của 430 hộ tiểu thương Hòa Bình để vay 160 tỷ đồng, trong đó số tiền tiểu thương thực vay chỉ có 5,9 tỷ đồng. Sai phạm đặc biệt nổi cộm tại hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam với các vụ như sau: việc sai phạm thua lỗ gần 3.000 tỷ đồng (gần 8.5 lần vốn điều lệ) tại Công ty cho thuê tài chính II thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Việt Nam (theo kết quả kiểm toán nhà nước báo cáo tài chinh năm 2009 của Công ty cho thuê tài chính 2 (ALC2), hay vụ lập hồ sơ khống của khách hàng để vay vốn tại Agribank chi nhánh 8, làm giả chứng từ có giá, cổ phiếu vay 60 tỷ đồng tại Agribank chi nhánh Tân Bình, vụ lập hồ sơ khống xây dựng dự án cụm công nghiệp sạch tại xã Đông Thạnh thế chấp cho Agribank Chợ Lớn vay 42 tỷ đồng, và còn nhiều vụ việc nữa mà báo chí chưa đăng tin nhưng công an đang điều tra và theo thông tin nội bộ chưa được tiết lộ công khai. 8 Đặc biệt trong phiên trả lời chấp vấn đại biểu quốc hội ngày 13/6/2012 vừa qua, Thông đốc NHNN Việt Nam thừa nhận nợ xấu ở nước ta hiện nay đã lên đến con số 10%, tương đương với số dư nợ khoàng 270.000tỷ đồng; chính phủ cũng đã chỉ đạo cho NHNN nhanh chóng lập và trình lên chính phủ đề án thành lập công ty xử lý nợ xấu nhà nước với vốn điều lệ dự kiến lên tới 100.000 tỷ đồng. Nợ xấu trong hệ thống ngân hàng phần lớn do các hành vi tham ô, tham nhũng và yếu kém trong quản trị nội bộ. Ngoài ra đại diện thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước cũng chỉ ra, những sai phạm trong hoạt động tín dụng ngân hàng xuất phát từ nhiều nguyên nhân như, một số đơn vị ngân hàng vì sức ép lợi nhuận, sức ép thành tích nên đã nới lỏng tín dụng, bỏ qua một số trình tự, thủ tục, quy định để cho vay; không chuyển nhóm nợ theo quy chế; cho vay không có tài sản đảm bảo hoặc tài sản đảm bảo không đủ thủ tục….Hơn nữa, tại nhiều ngân hàng, một số thành viên Hội đồng quản trị đồng thời là những cổ đông lớn đã chi phối việc cho vay, đầu tư tài chính phù hợp với lợi ích của mình nhưng lại gây rủi ro cho ngân hàng. Bên cạnh đó công tác quản trị ngân hàng thiếu chuyên nghiệp, công tác quản lý cán bộ buông lỏng, chưa tận tâm với công việc. Trong đó phải nhấn mạnh nguyên nhân dẫn đến những sai phạm trong hoạt động ngân hàng là do đạo đức nghề nghiệp của một bộ phận cán bộ, nhân viên ngân hàng xuống cấp, xuất phát từ công tác tuyển dụng và đào tạo. Công tác quản lý rủi ro nói chung và quản lý rủi ro tác nghiệp, rủi ro hoạt động nói riêng của các ngân hàng chưa đảm bảo phòng ngừa các hành vi sai phạm, hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ chưa xứng với quy mô. Tại ngân hàng lớn nhất Việt Nam - Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Việt Nam, tính đến thời điểm 30/9/2011, tỷ lệ nợ xấu đã lên tới con số 6,67% của tổng dư nợ, đây là cao nhất trong số các ngân hàng thương mại nhà nước. Tuy nhiên, chưa đầy 2 tháng sau đó, theo công văn số 8408/NHNo-KHTH ngày 17/11/2011 của Ngân hàng Nông nghiệp VN, tính đến 31/10/2011 nợ xấu của ngân hàng này chiếm 7,26% tổng dư nợ, tăng 3,5% so với cuối năm 2010; cụ thể nợ xấu lên tới 30.905 tỷ đồng (tăng 15.330 tỷ đồng so với cuối năm 2010) trong 9 tổng dư nợ 468.724 tỷ đồng (tăng 13.117 tỷ đồng (+2,9%) so với cuối năm 2010). Tính đến ngày 12/6/2012 thì tỷ lệ nợ xấu trong toàn hệ thông Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Việt Nam đã lên tới con số gần 8%, mặc dù toàn hệ thống đã làm mọi biện pháp nhằm kiềm chế và xử lý nợ xấu kể cả phải cơ cấu lại nợ theo Quyết định 780/QĐ-NHNN ngày 23/4/2012 do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành về việc “Phân loại nợ đối với nợ được điều chỉnh kỳ hạn trả, gia hạn nợ”, hay nói cách khác là cơ cấu lại nợ, điều chỉnh lại kỳ hạn trả nợ mà không làm tăng nhóm nợ. Tại Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT VN – CN Bắc Sài Gòn, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2011 và phương hướng nhiệm vụ năm 2012 ngày 05/01/2012 thì tỷ lệ nợ xấu tại chi nhánh là 1.06% tương đương 5.8 tỷ đồng trong tổng dư nợ 549.7 tỷ đồng. Nợ xấu tuy có giảm 0.8 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ giảm là 12% so với cuối năm 2010. Tuy nhiên những con số trên đây (của cả NHNo VN và CN Bắc Sài Gòn) chưa phải là con số thực sự bởi đa phần những món nợ xấu và nợ có nguy cơ trở thành nợ xấu đã được NHNo VN nói chung và CN BSG nói riêng đã được xử lý được bằng nhiều biện pháp nghiệp vụ khác nhau nhằm giảm tỷ lệ nợ xấu (đây cũng chính là thực trạng chất lượng nợ tại các tổ chức tín dụng hiện nay, khi mà tỷ lệ nợ xấu theo đánh giá và báo cáo của các tổ chức tín dụng luôn luôn thấp hơn nhiều so với đánh giá của các tổ chức quốc tế: Standard & Poor, Moody vv). Chính bởi vậy mà tại một hội nghị gần đây, ông Nguyễn Ngọc Bảo – Chủ tịch hội đồng quản trị của Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam (nhận chức thay cho ông Nguyễn Thế Bình sau khi ông Nguyễn Thế Bình và ông Phan Thanh Tân lần lượt bị cho thôi chức Chủ tịch HĐQT và TGĐ của Agribank bởi hàng loạt sai phạm tại các chi nhánh NH này, mà đặc biệt là sai phạm tại Cty cho thuê tài chính II đã nêu) và điều chuyển về công tác tại VP Miền Nam NHNN) thừa nhận các tỷ lệ an toàn, chỉ số tài chính của của Agribank là “chưa thật ổn định”. Điều này đang dấy lên một hồi chuông cảnh tỉnh về chất lượng tín dụng và đặt ra vấn đề nóng bỏng trong công tác tăng cường quản lý, nâng cao chất 10 lượng, tính hiệu quả, khắc phục những yếu kém trong công tác tín dụng nhằm hạn chế những rủi ro tín dụng có thể xảy ra trong tương lai, đánh giá chính xác về tỷ lệ nợ xấu và chất lượng dư nợ. Trong bối cảnh trên, là một cán bộ hiện đang làm công tác tín dụng, là thành viên tổ hậu kiểm trong Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Việt Nam – CN Bắc Sài Gòn (Agribank Bắc Sài Gòn), với sự động viên, khích lệ của anh - chị - em đồng nghiệp và được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của GVHD: TS. Nguyễn Văn Hà, học viên mạnh dạn chọn đề tài “Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Bắc Sài Gòn” làm đề tài nghiên cứu. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát Góp phần phát triển và nâng cao chất lượng tín dụng tín dụng tại Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam – Chi nhánh Bắc Sài Gòn 2.2. Mục tiêu cụ thể - Phân tích, đánh giá được thực trạng hoạt động tín dụng và những rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Việt Nam – Chi nhánh Bắc Sài Gòn; chỉ rõ những mặt làm được và chưa làm được - Đề xuất được một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Việt Nam – Chi nhánh Bắc Sài Gòn 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Việt Nam – Chi nhánh Bắc Sài Gòn. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: Do thời gian có hạn, luận văn tập trung đi sâu vào nghiên cứu rủi ro về quản trị tín dụng, quản lý nợ xấu của Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT VN – CN Bắc Sài Gòn, những yếu tố khác không có điều kiện để nghiên cứu. - Về không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu tại Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Việt Nam – CN Bắc Sài Gòn – Đ/c 101 Hà Huy Giáp, Phường Thạnh Lộc, Quận 12, Tp HCM [...]... Các số liệu nghiên cứu đề tài được thu thập từ năm 2009 đến năm 2011 4 Nội dung nghiên cứu của đề tài - Cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng trong hoạt động của ngân hàng thương mại - Thực trạng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT VN – CN Bắc Sài Gòn trong những năm qua - Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT VN – CN Bắc Sài Gòn 5 Phương pháp nghiên. .. vấn đề cơ bản về tín dụng và rủi ro tín dụng trong hoạt động của Ngân hang thương mại Chương 2: Đặc điểm hoạt động tín dụng trên địa bàn và Phương pháp nghiên cứu Chương 3: Kết quả nghiên cứu 12 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Tổng quan về RRTD trong hoạt động của NHTM 1.1.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng và rủi ro tín dụng của ngân. .. tượng sử dụng vốn vay… 1.1.3 Đặc điểm của rủi ro tín dụng Để chủ động phòng ngừa rủi ro tín dụng có hiệu quả, nhận biết các đặc điểm của rủi ro tín dụng rất cần thiết và hữu ích Rủi ro tín dụng có những đặc điểm cơ bản sau: - Rủi ro tín dụng mang tính gián tiếp: Trong quan hệ tín dụng, ngân hàng chuyển giao quyền sử dụng vốn cho khách hàng Rủi ro tín dụng xảy ra khi 19 khách hàng gặp những tổn thất và thất... chia rủi ro tín dụng thành các loại khác nhau Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro, rủi ro tín dụng được phân chia thành các loại sau đây: * Rủi ro giao dịch là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá khách hàng Rủi ro giao dịch bao gồm: - Rủi ro lựa chọn: rủi ro có liên quan đến quá trình đánh giá và phân... ngừa và xử lý rủi ro tín dụng phải chú ý đến mọi dấu hiệu rủi ro, xuất phát từ nguyên nhân bản chất và hậu quả do rủi ro tín dụng đem lại để có biện pháp phòng ngừa phù hợp - Rủi ro tín dụng có tính tất yếu tức luôn tồn tại và gắn liền với hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại: Tình trạng thông tin bất cân xứng đã làm cho ngân hàng không thể nắm bắt được các dấu hiệu rủi ro một cách toàn diện và. .. chung và hệ thống ngân hàng nói riêng Chính vì vậy đòi hỏi các nhà quản trị ngân hàng phải hết sức thận trọng và có những biện pháp thích hợp nhằm giảm thiểu rủi ro trong cho vay 1.2 Phương pháp đo lường và hạn chế rủi ro tín dụng 1.2.1 Sự cần thiết của công tác quản trị rủi ro tín dụng Rủi ro danh mục là rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quản lý danh mục cho vay của ngân. .. được rủi ro tín dụng, thì chức năng cho vay của ngân hàng phải được thực hiện một cách chặt chẽ nhằm tuân thủ chính sách và thực hành tín dụng của ngân hàng Ngoài ra, để kiểm soát rủi ro tín dụng, các ngân hàng thường xây dựng một “chính sách tín dụng và “quy trình nghiệp vụ cấp tín dụng - Yếu tố 3: Xử lý tín dụng: Khi một khoản tín dụng trở nên có vấn đề, thì cần đến sự xử lý nghiệp vụ của cán bộ ngân. .. nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quản lý danh mục cho vay của ngân hàng, được phân thành: - Rủi ro nội tại: Xuất phát từ đặc điểm hoạt động và sử dụng vốn của khách hàng vay vốn, lĩnh vực kinh tế - Rủi ro tập trung: Rủi ro do ngân hàng tập trung cho vay quá nhiều vào một số khách hàng, một ngành kinh tế hoặc trong cùng một vùng địa lý nhất định hoặc cùng một loại hình cho vay có rủi ro cao... ngân hàng, được phân thành: - Rủi ro nội tại: Xuất phát từ đặc điểm hoạt động và sử dụng vốn của khách hàng vay vốn, lĩnh vực kinh tế - Rủi ro tập trung: Rủi ro do ngân hàng tập trung cho vay quá nhiều vào một số khách hàng, một ngành kinh tế hoặc trong cùng một vùng địa lý nhất định hoặc cùng một loại hình cho vay có rủi ro cao - Phòng chống rủi ro được thực hiện bởi các nhân viên, cán bộ lãnh đạo ngân. .. chủ quan của người vay và người cho vay vì vô tình hay cố ý làm thất thoát vốn vay hay vì những lý do chủ quan khác Rủi ro tín dụng Rủi ro Rủi ro giao dịch danh mục Rủi ro Rủi ro Rủi ro Rủi ro Rủi ro lựa chọn bảo đảm nghiệp vụ nội tại tập trung Sơ đồ 1.1: Phân loại rủi ro tín dụng Ngoài ra còn nhiều hình thức phân loại khác như phân loại căn cứ theo cơ cấu các loại hình rủi ro, phân loại theo nguồn . thành các nhóm khác nhau. 20 1.1.4 .2 Phân loại nợ * Phân loại theo Điều 6, Quyết định số 493 /20 05/QĐ-NHNN ngày 22 /04 /20 05 và Quyết định số 18 /20 07/QĐ-NHNN ngày 25 /04 /20 07 của Thống đốc NHNN. (tăng 15.330 tỷ đồng so với cuối năm 20 10) trong 9 tổng dư nợ 468. 724 tỷ đồng (tăng 13.117 tỷ đồng ( +2, 9%) so với cuối năm 20 10). Tính đến ngày 12/ 6 /20 12 thì tỷ lệ nợ xấu trong toàn hệ thông. PTNT VN – CN Bắc Sài Gòn, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 20 11 và phương hướng nhiệm vụ năm 20 12 ngày 05/01 /20 12 thì tỷ lệ nợ xấu tại chi nhánh là 1.06% tương đương 5.8 tỷ đồng trong

Ngày đăng: 04/12/2014, 23:59

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Phân theo thành phần kinh tế

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan