Trách nhiệm của MNCs và biện pháp của nước xuất xứ đầu tư. Các chính sách đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc và Hàn Quốc

54 689 1
Trách nhiệm của MNCs và biện pháp của nước xuất xứ đầu tư. Các chính sách đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc và Hàn Quốc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Lời mở đầu Một trong những động lực quan trọng thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa và tăng trưởng của nền kinh tế Thế giới là Các công ty đa quốc gia (MNCs). Hiện nay, hoạt động của khoảng trên 60.000 MNCs (công ty mẹ) thông qua trên 500.000 chi nhánh (công ty con) trên khắp các châu lục đã và đang thực hiện phần lớn hoạt động đầu tư nước ngoài và trao đổi thương mại toàn cầu. Mặt khác, MNCs cũng thực hiện chủ yếu các hoạt động nghiên cứu và phát triển (RD), chuyển giao công nghệ giữa các nước. Những hoạt động này đã tạo được nhiều việc làm, góp phần quan trọng vào phát triển nguồn nhân lực và tăng cường hội nhập giữa các nền văn hóa thế giới. Chính vì vậy, việc nghiên cứu tầm ảnh hưởng cũng như trách nhiệm của các MNCs và biện pháp của các nước đi đầu tư đối với sự phát triển nền kinh tế thế giới như thế nào là rất quan trọng. Bố cục của bài thảo luận gồm 3 Chương: Chương 1: Sơ lược về MNCs và trách nhiệm của các MNCs Chương 2: Biện pháp của các nước đi đầu tư (Home states mesures) Chương 3: Chính sách đầu tư ra nước ngoài của Hàn Quốc và Trung Quốc Chương 1. SƠ LƯỢC VỀ MNCs VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC MNCs 1.1. Khái niệm MNCs 1.1.1. Khái niệm MNCs là viết tắt của từ Multinational corporations là các công ty đa quốc gia, là khái niệm để chỉ các công ty sản xuất hay cung cấp dịch vụ ở ít nhất hai quốc gia trở lên. Công ty đa quốc gia có thể có ảnh hưởng lớn đến các mối quan hệ quốc tế và nền kinh tế quốc gia. 1.1.2. Các loại hình công ty đa quốc gia Các công ty đa quốc gia có thể xếp vào ba nhóm lớn theo cấu trúc các phương tiện sản xuất: Có 3 loại hình MNCs theo chiều ngang: sản xuất các sản phẩm cùng loại hoặc tương tự ở các quốc gia khác nhau (Vd: Mc Donalds) MNCs theo chiều dọc: có các cơ sở sản xuất ở một số nước nào đó, sản xuất ra sản phẩm là đầu vào cho sản xuất của nó ở một số nước khác (VD: Adidas,..) MNCs đa chiều: có cơ sở sản xuất ở các nước khác nhau mà chúng hợp tác theo cả chiều ngang và chiều dọc (VD: Microshoft…) 1.1.3. Sự phát triển và tầm ảnh hưởng của các MNCs đối với sự phát triển kinh tế thế giới Các công ty đa quốc gia gắn liền với sự ra đời và phát triển của sản xuất lớn TBCN. Trong thời kỳ đầu cạnh tranh tự do của CNTB, mục đích lợi nhuận và phát triển sản xuất đã làm tăng ycầu về thị trường nguyên liệu, thị trường lao động, thị trường hàng hóa và thị trường tài chính. Các ycầu đó đã thúc đẩy việc tăng cường khai thác và mở rộng hoạt động kinh doanh sang nước khác. Ngoài ra, sự cạnh tranh quyết liệt cũng hướng nhiều công ty trong nước đi tìm lợi nhuận sang thị trường bên ngoài.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ ĐỀ TÀI THẢO LUẬN NHÓM Trách nhiệm của MNCs và biện pháp của nước xuất xứ đầu tư. Các chính sách đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc và Hàn Quốc 1 Lời mở đầu Một trong những động lực quan trọng thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa và tăng trưởng của nền kinh tế Thế giới là Các công ty đa quốc gia (MNCs). Hiện nay, hoạt động của khoảng trên 60.000 MNCs (công ty mẹ) thông qua trên 500.000 chi nhánh (công ty con) trên khắp các châu lục đã và đang thực hiện phần lớn hoạt động đầu tư nước ngoài và trao đổi thương mại toàn cầu. Mặt khác, MNCs cũng thực hiện chủ yếu các hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D), chuyển giao công nghệ giữa các nước. Những hoạt động này đã tạo được nhiều việc làm, góp phần quan trọng vào phát triển nguồn nhân lực và tăng cường hội nhập giữa các nền văn hóa thế giới. Chính vì vậy, việc nghiên cứu tầm ảnh hưởng cũng như trách nhiệm của các MNCs và biện pháp của các nước đi đầu tư đối với sự phát triển nền kinh tế thế giới như thế nào là rất quan trọng. Bố cục của bài thảo luận gồm 3 Chương: Chương 1: Sơ lược về MNCs và trách nhiệm của các MNCs Chương 2: Biện pháp của các nước đi đầu tư (Home states mesures) Chương 3: Chính sách đầu tư ra nước ngoài của Hàn Quốc và Trung Quốc 2 Chương 1. SƠ LƯỢC VỀ MNCs VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC MNCs 1.1. Khái niệm MNCs 1.1.1. Khái niệm MNCs là viết tắt của từ Multinational corporations là các công ty đa quốc gia, là khái niệm để chỉ các công ty sản xuất hay cung cấp dịch vụ ở ít nhất hai quốc gia trở lên. Công ty đa quốc gia có thể có ảnh hưởng lớn đến các mối quan hệ quốc tế và nền kinh tế quốc gia. 1.1.2. Các loại hình công ty đa quốc gia Các công ty đa quốc gia có thể xếp vào ba nhóm lớn theo cấu trúc các phương tiện sản xuất: Có 3 loại hình - MNCs theo chiều ngang: sản xuất các sản phẩm cùng loại hoặc tương tự ở các quốc gia khác nhau (Vd: Mc Donalds) - MNCs theo chiều dọc: có các cơ sở sản xuất ở một số nước nào đó, sản xuất ra sản phẩm là đầu vào cho sản xuất của nó ở một số nước khác (VD: Adidas, ) - MNCs đa chiều: có cơ sở sản xuất ở các nước khác nhau mà chúng hợp tác theo cả chiều ngang và chiều dọc (VD: Microshoft…) 1.1.3. Sự phát triển và tầm ảnh hưởng của các MNCs đối với sự phát triển kinh tế thế giới Các công ty đa quốc gia gắn liền với sự ra đời và phát triển của sản xuất lớn TBCN. Trong thời kỳ đầu cạnh tranh tự do của CNTB, mục đích lợi nhuận và phát triển sản xuất đã làm tăng y/cầu về thị trường nguyên liệu, thị trường lao động, thị trường hàng hóa và thị trường tài chính. Các y/cầu đó đã thúc đẩy việc tăng cường khai thác và mở rộng hoạt động kinh doanh sang nước khác. Ngoài ra, sự cạnh tranh quyết liệt cũng hướng nhiều công ty trong nước đi tìm lợi nhuận sang thị trường bên ngoài. 3 Các MNC thực sự hình thành và phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ chủ nghĩa đế quốc. Trong thời kỳ này, quá trình tích tụ tư bản, tập trung sản xuất, sự kết hợp giữa tài chính và giới công thương dẫn đến sự ra đời của hàng loạt các tập đoàn sản xuất-kinh doanh lớn theo xu hướng độc quyền. Sự cạnh tranh tự do thời kỳ đầu của CNTB với sự thôn tính “cá lớn nuốt cá bé” cũng tạo thêm điều kiện cho sự hình thành các tổ chức kinh doanh độc quyền lớn. Sự nổi lên của các công ty độc quyền và sự vươn mạnh ra thế giới con nhờ sự kết hợp chặt chẽ giữa quyền lực kinh tế với quyền lực chính trị của nhà nước TBCN. Sau chiến tranh thế giới thứ II, sự phát triển của nền kinh tế thế giới, nhu cầu tăng cường quan hệ kinh tế quốc tế và sự hợp tác chính trị giữa các TBCN đã tạo điều kiện cho sự phát triển tiếp tục của các MNCs, đặc biệt trong thế giới tư bản. Nhiều MNC ra đời và phát triển mạnh mẽ thời kỳ này. Sự phát triển của các MNC không chỉ ở sự nắm giữ các lĩnh vực kinh tế trọng yếu, năng lực tài chính và khoa học kỹ thuật… mà còn ở sự mở rộng hoạt động kinh doanh ra khắp thế giới tư bản. MNC ngày càng được coi là công cụ phát triển, là sự tạo công ăn việc làm, là nguồn thuế thu, là sự khắc phục về vốn, kỹ thuật, công nghệ và kinh nghiệm làm ăn quốc tế. Bởi thế, các nước đều mở cửa thị trường, khuyến khích FDI và thậm chí còn cạnh tranh với nhau trong việc thu hút MNC. Nhờ đó các MNC đã bành trướng khá nhanh và mở rộng vai trò trong trường quốc tế. Thực tế, nhiều công ty đa quốc gia lớn có ngân sách vượt cả ngân sách của nhiều quốc gia. Các MNCs cũng là người nắm giữa hầu hết vốn đầu tư nước ngoài. Các MNC thực hiện hơn 80% thương mại thế giới và chi phối hầu hết các ngành công nghiệp và dịch vụ quan trọng của thế giới. Ngoài ra, nó còn nắm giữa phần lớn công nghệ tiên tiến và quá trình chuyển giao công nghệ. Cho đến nay, thế và lực của MNC vẫn tiếp tục phát triển với xu hướng sát nhập và thu nhận để 4 hình thành các tập đoàn lớn, nhất là trong những lĩnh vực kinh tế quan trọng như truyền thông, ngân hàng tài chính, giao thông vận tải… Bảng 1: 10 MNCs hàng đầu STT MNC Nước đầu tư Doanh thu (Tỷ USD) 2010 2011 1 General Electric Mỹ 139,716 130,470 2 Vodafone Group PLC Anh 3 Ford Motor Company Mỹ 197,55 204,39 4 British Petroleum Co. Plc Anh 294,89 358,87 5 General Motors Mỹ 135,59 150,28 6 Royal Dutch/Shell Group UK/Hà Lan 365,21 449,32 7 Toyota Motor Corporation Nhật Bản 202.33 202.75 8 Total Fina Elf Pháp 9 France Telecom Pháp 10 Exxon Mobile Corporation Mỹ Nguồn: Annual Income Statement, http://www.market.com/investing/stock/bp/finacials Nhìn vào bảng có thể thấy các tập đoàn đa quốc gia MNCs chủ yếu tập trung vào các ngành công nghiệp sản xuất công nghiệp nặng và truyền thông. Và cũng theo số liệu từ bảng trên có thể nhận thấy được tổng doanh thu của các MNCs đạt được khổng lồ. Chỉ đơn giản so với GDP của Việt Nam năm 2010 đạt 102.2 tỷ USD và năm 2011 đạt khoảng 110 tỷ USD (Nguồn: http://www.vneconomy.vn) ta có thể thấy được mức độ ảnh hưởng cũng như sự bành trướng của các MNCs như thế nào. Theo số liệu thống kê quốc tế cho thấy, các công ty MNC chiếm tới 5 25% giá trị của nền sản xuất toàn cầu, 65% kim ngạch thương mại quốc tế, 90% công nghệ cao và 70% đầu tư nước ngoài. Tổng giá trị tài sản của 500 công ty lớn nhất thế giới năm 1997 là 34.187 tỷ USD. Như vậy, quy mô trung bình của một công ty mẹ trong số này là hơn 66 tỷ USD. Theo số liệu của tạp chí Fortune, các công ty MNC hoạt động chủ yếu trong 44 nhóm ngành kinh tế - kỹ thuật. Quy mô trung bình của công ty mẹ trong các ngành này rất khác nhau, chẳng hạn, trong ngành ngân hàng (thương mại và tiết kiệm) là 248 tỷ USD, công nghiệp ô tô là 47 tỷ USD, điện tử và thiết bị điện là 38,4 tỷ USD, viễn thông là 39,5 tỷ USD. Chính vì mức độ bành trướng của các MNCs đối với sự phát triển kinh tế của các quốc gia và sự phát triển kinh tế toàn cầu nên việc nghiên cứu, xem xét trách nhiệm của các MNCs là vô cùng quan trọng. 1.2. Trách nhiệm của các MNCs Không giống như bộ luật cũ, những kỳ vọng ngày một gia tăng, đặc biệt là ở các nước phát triển và các tổ chức phi chính phủ (NGOs), mà nước sở tại của các tập đoàn đa quốc gia (MNCs) đang cố gắng kiểm soát các hoạt động của họ ở nước ngoài. Các biện pháp sử dụng không chỉ là những biện pháp thúc đẩy dòng đầu tư ra nước ngoài vào các nước đang phát triển, mà còn tìm kiếm những biện pháp để đảm bảo hoạt động của các MNCs không có ảnh hưởng tiêu cực nào tới sự phát triển của các nước chủ nhà. Chương này sẽ tập trung vào nghiên cứu các biện pháp này. Lý do căn bản đó là các nước phát triển phải có trách nhiệm kiểm soát hoạt động của cộng đồng quốc tế và thực tế kiểm soát hợp pháp những hành vi của các MNCs ở nước ngoài. Về nguyên tắc thì hoạt động của các MNCs thậm chí mang lại rất nhiều lợi nhuận cho nền kinh tế nước đầu tư. Nhưng cũng có tranh cãi cho rằng phận sự của nước đầu tư là phải nhận thức được những khoản lợi nhuận này là không vững chắc bởi nó gây tổn hại tới các quốc gia khác và ảnh 6 hưởng tới lợi ích của cộng đồng quốc tế nói chung. Bộ luật trước kia mới chỉ tập trung bảo vệ hoạt động đầu tư nước ngoài thông qua các cuộc can thiệp ngoại giao của nước đầu tư. Tuy nhiên, theo quan điểm tiến bộ ngày nay cho rằng nước đầu tư cũng cần phải có trách nhiệm cũng như quyền lợi trong các vấn đề liên quan tới đầu tư nước ngoài trong đó các nước đầu tư được yêu cầu phải đảm bảo các MNCs của họ đang hoạt động theo đúng các tiêu chuẩn đề ra trong đó có yêu cầu trách nhiệm phải giải thích. Có những thay đổi quan trọng này là bởi rất nhiều nhân tố. Đầu tiên là, cộng đồng quốc tế nhấn mạnh việc đảm bảo các nước nghèo trên thế giới đang trong quá trình phát triển kinh tế. Các công cụ được hình thành bởi các nước phát triển về bảo hộ đầu tư được coi là tiền đề trên quan điểm cho rằng các dòng đầu tư sẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Vấn đề phát triển kinh tế là vấn đề được nhấn mạnh trong tất cả các Hiệp ước đầu tư và các biện pháp đầu tư. Điều đó đã được chứng minh trong các tài liệu gần đây về vấn đề đầu tư mà trong đó cộng đồng quốc tế nhấn mạnh tới chính sách, Vòng đàm phán Doha lần họp thứ 3 của WTO, phát biểu rằng cân nhắc trong việc chọn lựa công cụ đầu tư sẽ tạo ra con số phát triển. Chuẩn mực mà các chỉ tiêu được đánh giá căn cứ theo liệu sự phát triển kinh tế có được thúc đẩy hiệu quả hay không thông qua việc xem xét các chỉ tiêu cụ thể. Theo đó, cần lưu ý rằng một vài nước đang phát triển cũng nhấn mạnh việc, nếu như WTO có các công cụ về đầu tư, thì nó cũng cần phải có các quy tắc liên quan tới biện pháp của nước đầu tư để kiểm soát hoạt động của họ liệu có gây hại tới sự phát triển của nước chủ nhà hay không. Thứ hai, có một tổ chức mới – đó là tổ chức phi chính phủ - đang nỗ lực nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thay đổi tư tưởng bảo hộ các MNCs sang tư tưởng cho rằng các tập đoàn này phải có trách nhiệm tạo ra mối quan hệ hợp tác tốt. Tầm quan trọng của NGOs đã được thể hiện thông qua việc họ có khả năng tập trung mọi quan tâm quốc tế vào Hiệp định thỏa thuận đa biên về đầu tư. Cho 7 tới nay họ vẫn luôn tham gia tích cực vào cuộc tranh luận về việc liệu có nên đưa quy định WTO về đầu tư. Những hoạt động của NGOs cũng đã tạo ra một cuộc tranh chấp đáng chú ý về vấn đề công nhận trách nhiệm của các tập đoàn mẹ trong hoạt động đối với các công ty con của nó ở nước chủ nhà. Thứ 3, một vấn đề phát sinh trong hoàn cảnh này đó là bộ luật đa biên về đầu tư nước ngoài. Vấn đề đặt ra đó là liệu một bộ luật hoàn chỉnh đưa ra có đáp ứng được không chỉ mọi quyền lợi trong việc bảo hộ đầu tư nước ngoài cái mà các nước đầu tư đang muốn bảo vệ mà còn bao gồm cả trách nhiệm và nghĩa vụ đối với các dòng vốn liên quan hay không. Do đó, những chuyển biến trong khu vực này đã tạo ra gia tăng tiến bộ theo hướng công nhận quyền xét xử của các tòa án nước đầu tư đối với hoạt động của các con ở nước ngoài. Không giống như các vấn đề đã từng tranh luận trước đó mà không tính đến trách nhiệm của các MNCs hay trách nhiệm của các nước chủ nhà để đảm bảo rằng bản thân họ phải chịu trách nhiệm cho những hành vi vi phạm liên quan tới các hành vi trong các lĩnh vực như nhân quyền hay môi trường. Theo đó, có một loạt các trách nhiệm đối với các MNCs cũng như đối với các nước sở tại. Các nghĩa vụ này được nêu trong phần đầu của Chương. Sau đó sẽ xem xét phạm vi quyền hạn của các nước sở tại đòi hỏi các MNCs thực hiện nghĩa vụ này và phạm vi mà các nghĩa vụ này kiểm soát được nó. 1.1.1. Các nghĩa vụ của các tập đoàn đa quốc gia Trong khi bộ luật quốc tế công nhận tài sản của các tập đoàn đa quốc gia được có thể được bảo vệ thông qua các Hiệp ước đầu tư và thông qua bộ luật quốc tế thông thường, có rất ít chuyển biến theo hướng công nhận nghĩa vụ của các MNCs, các nước chủ nhà và cộng đồng mà tập đoàn này đang hoạt động. Hình dung rằng nếu những tập đoàn đa quốc gia này không có tư cách pháp lý trong bộ luật quốc tế thì coi như đó là một lý do cho cho rằng bộ luật này không phát triển, dù rằng nó không ngăn được sự phát triển của quyền đòi hỏi giải quyết 8 tranh chấp theo đúng các điều ước. Lý do cho sự vắng mặt của nghĩa vụ có thể là các đối tượng có nghĩa vụ cần thiết là những vấn đề liên quan đến tình hình phát triển trong thời gian gần đây trong bộ luật quốc tế. Ví dụ như, định mức trong khu vực nguy hại môi trường (khu vực liên quan đặc biệt trong bối cảnh này) hình thành trong thời gian tương đối gần đây trong bộ luật quốc tế. Cũng như vậy đối với các định nghĩa về trách nhiệm tập đoàn đa quốc gia về xâm hại nhân quyền, các quy tắc quốc tế về hối lộ cũng trên đà phát triển chậm. Có thể biện minh cho quan điểm cho rằng tiến độ phát triển chậm chạp này gây ra bởi một phần phản đối việc thừa nhận trách nhiệm của các tập đoàn đa quốc gia, điều đó đã làm trì hoãn các quy tắc ràng buộc thông qua việc xây dựng một hành lang pháp lý. Nhận diện khu vực hoạt động trong đó các nghĩa vụ của tập đoàn đa quốc gia phát sinh hầu hết được thực hiện thông qua các văn kiện quốc tế. Bởi vì có nhiều những quan điểm khác nhau về việc liệu những trách nhiệm này có nên được thực thi để chống lại các tập đoàn đa quốc gia hay không, cho nên đã có rất nhiều văn kiện bị loại bỏ, và một vài văn kiện còn lại được đưa vào hành lang pháp lý mềm. Những tổ chức có quan điểm giống nhau thì đưa ra các luật đa phương về bảo hộ đầu tư tạo nên các quyền của MNC với nội dung là kêu gọi các luật tự nguyện trong quản lý của MNC. Các nước đang phát triển, mặt khác, liên tục kêu gọi việc công nhận trách nhiệm của các MNC. Quan điểm của họ đã được thiết lập vững chắc trong một thời gian, trong đó tồn tại một thái độ chống lại nhất định đối với MNC, và họ đã thực hiện hàng loạt các nghiên cứu về hoạt động của MNC ở các nước đang phát triển thông qua các tổ chức quốc tế và các cơ quan khác. Những mối lo ngại này phần lớn đã được nói rõ trong những năm 1970 và đầu những năm 1980, và đã được kết hợp với khuyenh hướng chung giữa các nước phát triển để tìm cách thay đổi bộ luật quốc tế trong lĩnh vực này thông qua “Trật tự kinh tế thế giới mới”. Ủy ban liên hiệp quốc tế của TNC 9 (UNCTC) được coi là công cụ trong phần lớn các vấn đề nghiên cứu, và đã nỗ lực thiết lập một Bộ luật ràng buộc hành vi của các TNC. Nhưng bởi vì sự chia rẽ giữa các nước thành viên, nên bộ luật này mới chỉ dừng lại dưới dạng dự thảo. Mặc dù không đi tới thành công cuối cùng, nhưng bộ luật dư thảo này cũng xác định được khu vực mà hoạt động của MNC có thể tạo ra các tác động có hại tới các nước chủ nhà. Chủ yếu nhấn mạnh tới các vấn đề phát triển. Việc sử dụng các thực tiễn hạn chế kinh doanh và các thực tiễn khác đã thu hút mối quan tâm đáng kể. Việc tham gia vào các tranh chấp chính trị địa phương và các hoạt động khác nhằm thu được lợi ích nhóm của các doanh nghiệp nước ngoài cũng là một vấn đề được giải quyết. Việc chống hối lộ và các hoạt động mua chuộc đút lót khác cũng được chủ trương ủng hộ. Đã có các cuộc hội thảo nhằm bảo vệ người tiêu dùng và bảo vệ môi trường. Từ giữa những năm 1980 trở đi, cùng với sự suy giảm về việc chống lại đầu tư nước ngoài, các nỗ lực nhằm soạn thảo bộ luật đã bị bỏ lại và công cụ được sử dụng sau đó đã nhấn mạnh việc bảo hộ đầu tư hơn là kiểm soát các hoạt động của MNC. Làn sóng tự do hóa kinh tế trong những năm 1990 đã làm đẩy nhanh xu hướng này. Và theo đó việc thảo ra bộ luật nhằm kiểm soát các MNC dường như đã chững lại và vấn đề này cần thiết phải được kêu gọi trở lại. Trong suốt thời kỳ này đã xuất hiện một loạt các quy định mềm, như là chấp thuận quy định không can thiệp vào chính trị trong nước, nhưng không được quá cứng nhắc, chỉ ngoại trừ vấn đề hối lộ. Trong suốt thời kỳ này, xảy ra đáng kể những sự cố có tác động bất lợi của nhà đầu tư nước ngoài vào nước chủ nhà. Trong số những sự cố đó, đáng kể nhất phải kể tới thảm họa tại Bhopal, Ấn Độ, việc rò rỉ khí ga tại một nhà máy thuộc Tập đoàn Carbide, một MNC của Mỹ, đã dẫn tới một thảm họa lớn. Mà cho tới nay hàng ngàn người chịu ảnh hưởng vẫn không được đền bù thiệt hại. Những sự cố khác liên quan đến việc giảm giá trị môi trường và những xâm hại về nhân 10 [...]... quy định trách nhiệm của MNCs không chỉ là biện pháp của riêng nước đầu tư, mà trách nhiệm này được thực thi thông qua các tòa án của nước đầu tư, thì hoàn toàn công bằng khi mô tả những trách nhiệm này chẳng hạn như liên quan đến một biện pháp của nước sở tại Và điều cần thiết là xác định những trách nhiệm này 1.1.2 Trách nhiệm không can thiệp vào các chính sách quốc nội Đây là nghĩa vụ xuất phát từ... trường quốc tế Trên thực tế với sự phát triển nổi bật của các NGOs, cũng như các mục tiêu của họ, các tập đoàn đa quốc gia, có khả năng ảnh hưởng tới một loạt sự kiện liên quan tới lĩnh vực bộ luật quốc tế Hầu hết các nghĩa vụ được tạo ra đòi hỏi hành động của nước đầu tư của MNCs hoặc tòa án của họ, dựa vào đó, có thể cân nhắc các biện pháp của nước chủ nhà và trách nhiệm của họ Việc xây dựng quy định trách. .. tán thành của cả hội đồng trọng tài cho rằng việc thành lập các hiệp ước đầu tư không chỉ bảo vệ đầu tư mà còn thúc đẩy sự phát triển kinh tế của nước chủ nhà Tiền đề cho các Điều ước đầu tư chính là mục tiêu phát triển kinh tế của nước chủ nhà thông qua đầu tư nước ngoài Do đó, nếu các nhà đầu tư nước ngoài hoạt động theo hướng hạn chế sự phát triển của nước chủ nhà, thì nó sẽ mất đi sự bảo vệ của. .. ngại về nhà đầu tư nước ngoài, ghi nhận các thiệt hại gây ra, ở giữa những thứ khác, “nhức đầu vì các nhà đầu tư nước ngoài Có rất nhiều việc làm có ích của các nhà đầu tư nước ngoài mà không ảnh hưởng nước chủ nhà và công dân của họ Tuy nhiên trường hợp bất chấp lợi ích của nước chủ nhà đang phát triển dẫn tới quan điểm sức mạnh nền tảng về trách nhiệm nhà nước đang bị kháng cự bởi các nước đang phát... việc bảo vệ các lợi ích của các công ty và lợi ích của các nhà đầu tư nước ngoài hơn là việc bảo vệ các nạn nhân của họ Cấu trúc phức tạp của các luật lệ liên quan điều chỉnh các vi phạm của công dân tuân theo các tuyên bố các nhà đầu tư và yêu cầu chi trả ngay và bồi thường là các điều đã được cam kết Có một lời giải thích đầy thuyết phục cho tình huống này Sức mạnh của nhà nước thông qua các luật lệ... nguyên lý chung của sự phân xử trong luật quốc tế về trách nhiệm nhà nước Điều đó được chuyển đổi vào một trách nhiệm xác thực của một nhánh luật cốt lõi (luật giải quyết vấn đề bảo vệ các nước chủ nhà từ công dân nước ngoài) Trong quá trình, các nhiệm vụ xác thực của nước chủ 29 nhà khi các công dân nước ngoài vứt bỏ bức tranh luật pháp, ít nhất có một dòng chảy chính luật pháp quốc tế hình thành Những... hiện hành về trách nhiệm của nhà nước Quyền bảo vệ công dân ở nước ngoài, bao gồm các tập đoàn trong nước, dựa trên các các văn bản luật quốc tế về trách nhiệm của nhà nước Điều này không tập trung vào việc bảo vệ công dân của nhà nước chủ nhà từ sự lạm dụng của các công ty đa quốc gia Trong các thuật ngữ lịch sử, sự cần thiết cho việc bảo vệ tình huống này là rõ ràng hơn bất kỳ chứng cứ nào hết Các. .. tất cả các công cụ đầu tư nhấn mạnh rằng phát triển kinh tế là mục tiêu của đầu tư nước ngoài Kết quả là, một phần trách nhiệm ngầm của nước đầu tư đó là phải đảm bảo doanh nghiệp của họ, khi đầu tư vào lãnh thổ của đối tác, thì không được phép có những hoạt động gây tổn hại đến sự phát triển kinh tế của nước chủ nhà Ngoài ra nó còn bao gồm cả việc tránh những hoạt động kinh doanh giảm sút và những... nước đầu tư Mặc dù trên thực tế trên các văn bản của Liên Hiệp Quốc được phát hành trên cơ sở chính là tìm kiếm một thỏa hiệp ngoại giao, các cuộc kiện tụng và áp lực chính trị sẽ tạo ra một bộ luật theo hướng thiết lập các nguyên tắc về trách nhiệm của các hãng đối với hành vi vi phạm nhân quyền và các tiêu chuẩn môi trường của các MNC 13 Rất có thể trong bộ luật của Mỹ sẽ đưa ra những biện pháp nhằm... theo nhiều cách Kết quả là, có các lỗi mòn về thoả mãn các chuẩn mực của các nước phát triển Còn nữa, ý tư ng về trách nhiệm của các công ty đa quốc gia hoặc trách nhiệm của nước chủ nhà về hư hại, điều mà nước chủ nhà và công dân của họ chưa thể nhận thức được Điều này cũng có thể đem lại lợi ích trong các phạm có thể cho luật quốc tế hiên tại phản ánh cách mà luật quốc tế nhìn nhận trong các khoảng . chẽ giữa quyền lực kinh tế với quyền lực chính trị của nhà nước TBCN. Sau chiến tranh thế giới thứ II, sự phát triển của nền kinh tế thế giới, nhu cầu tăng cường quan hệ kinh tế quốc tế và. sản xuất -kinh doanh lớn theo xu hướng độc quyền. Sự cạnh tranh tự do thời kỳ đầu của CNTB với sự thôn tính “cá lớn nuốt cá bé” cũng tạo thêm điều kiện cho sự hình thành các tổ chức kinh doanh. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ ĐỀ TÀI THẢO LUẬN NHÓM Trách nhiệm của MNCs và biện pháp của nước xuất xứ

Ngày đăng: 04/12/2014, 16:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan